“ Giữa tiếng mưa đêm” - Ca ngợi người chiến sĩ công an nhân dân29/9/2023

Yêu nghề viết, say mê văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên, gần 20 năm cầm bút, nữ nhà văn Niê Thanh Mai người dân tộc Ê Đê đã mang đến cho bạn đọc cả nước những trang văn đầy trăn trở, day dứt về những thân phận người trong dòng chảy biến đổi văn hóa. Ở đó có sự dùng dằng níu giữ nguồn cội, có sự va đập, đứt gãy văn hóa khi bứt phá để hội nhập. Nhà văn Niê Thanh Mai hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk; Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong sự nghiệp viết văn, chị đã có nhiều giải thưởng như: Giải tác giả trẻ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2005 với tập truyện ngắn “Suối của rừng”, giải Nhì của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006 trao cho truyện ngắn “Giữa cơn mưa trắng xóa” và “Cửa sổ không có chắn song”. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Giữa tiếng mưa đêm” của nhà văn Nie Thanh Mai:

Hình tượng người phụ nữ phản kháng trong ca dao

Hình tượng người phụ nữ phản kháng trong ca dao 27/9/2023

Trong số những mẫu hình phụ nữ trong xã hội phong kiến, bên cạnh những người phụ nữ yên phận thì vẫn có những người bản lĩnh dám đứng lên chống lại lại những bất công trong gia đình và xã hội.

Trương Đăng Dung – Nghe tiếng côn trùng trong cát bụi sinh sôi

Trương Đăng Dung – Nghe tiếng côn trùng trong cát bụi sinh sôi 27/9/2023

Cho đến nay, Trương Đăng Dung có thể nói vẫn là một cái tên gây ngỡ ngàng với nhiều bạn yêu thơ. Có thể nói như vậy vì đông đảo giới văn chương biết đến ông đầu tiên với tư cách một PGS.TS ở Viện Văn học, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu đã công bố. Cho dù Trương Đăng Dung đã có những bài thơ đầu tiên đăng báo Văn nghệ từ năm 1978, nhưng phải bẵng đi đến gần một phần tư thế kỷ, ông mới lại công bố thơ trên Tạp chí sông Hương vào năm 2002. Cho đến năm 2011, khi sắp chạm ngưỡng 60 tuổi, Trương Đăng Dung mới in tập thơ đầu tiên mang tên Những kỷ niệm tưởng tượng. Nhưng tập thơ ngay lập tức đã gây tiếng vang lớn, được giới nghiên cứu, giới sáng tác cũng như nhiều bạn đọc văn chương đặc biệt quan tâm. Tập thơ dành Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội trong năm, được tái bản trong nước năm 2014, được dịch và xuất bản ở Hungary năm 2018. Không hề vội vàng, lại cho tới gần 10 năm sau Trương Đăng Dung mới công bố tập thơ thứ 2 mang tên Em là nơi anh tị nạn (NXB Văn học 2020) với nhiều tác phẩm thấm đẫm hơi thở đương đại. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) hôm nay xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Trương Đăng Dung – Nghe tiếng côn trùng trong cát bụi sinh sôi.

“Đĩa bay”: Nỗi cô đơn của người già

“Đĩa bay”: Nỗi cô đơn của người già 26/9/2023

Các bạn thân mến, nếu đọc tên truyện ngắn người đọc, chúng ta dễ nghĩ tới một câu chuyện khoa học viên tưởng với những vật thể bay không xác định, những chuyến du hành ngoài không gian, trận chiến liên hành tinh … Nhưng đây lại là một câu chuyện về hai ông bà già sống trong một viện dưỡng lão. Qua câu chuyện về những chiếc đĩa bay mà họ hóm hỉnh gọi là những chiếc bánh rán, hai người già sống cô đơn hiểu nhau hơn, thương mến và nương tựa vào nhau trong lúc cô đơn. Bà thì cả đời chưa lập gia đình, ông thì con cái cũng cần không gian riêng nên đêm gia thừa viện dưỡng lão chỉ còn hai ông bà. Họ trò chuyện với nhau trong đêm cô đơn và bà thích nghe ông kể chuyện về những chiếc đĩa bay. Việc kể cho bà nghe về sở thích của mình khiến ông như trẻ lại và bà cũng thấy vui lây. Khi đã ở tuổi xế chiều, điều quan trọng với con người chính là tình cảm, là sự vui sướng về mặt tinh thần. Hai con người đã qua cái tuổi yêu đương nồng cháy của tuổi trẻ. Họ trao gửi cho nhau tình cảm của hai người bạn già cần một nơi tâm tình, gửi gắm tình cảm. Khi đã già có lẽ cái tôi của con người đã sẽ bớt đi để muốn có thêm cái chúng ta. Bởi đó cũng là cách người già bớt đi nỗi niềm cơ đơn của mình. Bà không biết gì về những chiếc đĩa bay nhưng vì đó là sở thích của ông nên rồi nó cũng trở thành mối quan tâm của bà. Ông lão ra đi thực hiện khát khao của đời của mình là tìm được chiếc đĩa bay để lại một mình bà lão cô đơn trong viện dưỡng lão. Mỗi khi cô đơn nhìn lên bầu trời đêm là bà lại nhớ đến ông cùng câu chuyện kì lạ mà ông thường kể. Truyện ngắn kết thúc một cách ẩn dụ khi bà lão bay ra không trung, hòa vào không gian đi tìm người bạn già của mình. Truyện ngắn mang phong cách hiện đại khi ít tập trung vào thời gian, sự kiện mà là đi vào dòng cảm xúc và hồi ức của nhân vật. Tác giả đưa chúng ta vào chiều sâu đời sống tinh thần, hiểu hơn tâm tư tình cảm của những người lớn tuổi. Truyện ngắn sử dụng nhiều ngôn từ hiện đại với phong cách viết khá lạ với người đọc, người nghe. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Hình tượng vầng trăng trong những vần thơ cuối của nhà thơ Trần Quang Quý

Hình tượng vầng trăng trong những vần thơ cuối của nhà thơ Trần Quang Quý 22/9/2023

Vầng trăng – một biểu tượng thiên nhiên muôn đời cũng là một ám ảnh trong thơ Trần Quang Quý. Trong ba tập thơ mới ra mắt của thi sĩ quá cố, trăng trở đi trở lại, vừa là ký ức, vừa là soi rọi của hiện tại cuộc đời.

"Tình buồn": Rưng rưng mối tình đầu 22/9/2023

Truyện ngắn chúng ta vừa nghe xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính là bà cụ Tứ, hồi trẻ tên là Tư nhưng rồi sau khi lấy chồng làm nghề thợ ngõa thì mọi người gọi bà theo tên chồng. Vượt qua những dị nghị điều tiếng buổi đầu, bà Tứ cũng có một gia đình êm ấm với ba mặt con, các con đều phương trưởng. Nhưng trong lòng bà vẫn canh cánh một nỗi niềm mà phải cho đến trước khi sắp từ giã cuộc đời, bà mới thổ lộ với con trai. Ngày xưa, cũng vì những quan niệm khắt khe môn đăng hộ đối mà bà Tứ, lúc ấy còn là cô Tư thiếu nữ, phải chia tay với anh cả Cõi bởi mẹ anh làm nghề cắp thúng đi khâu mướn nên bố mẹ cô không đồng ý. Nhưng cuộc đời trớ trêu xô đẩy, cuối cùng bà lại làm vợ một ông thợ ngõa. Cho đến khi chồng mất, bà ở cùng gia đình con trai và ngày càng có những biểu hiện lẩm cẩm của người già. Nhưng riêng mối tình ngày xưa thì bà không thể quên. Anh giáo Nhất, con trai bà đã sang bên kia sông để tìm và mời ông cả Cõi sang gặp bà. Hai người chỉ cách nhau một con sông mà sao đến gần hết đời người mới có ngày gặp lại. Đoạn cuối của tác phẩm cũng là đoạn gây xúc động mạnh mẽ trong lòng mỗi người nghe, người đọc khi bà Tứ “mặt trắng nhợt lạnh như đá mà nước mắt thì nóng ấm đầm đìa lòng bàn tay tôi”. Thế mới biết cái tình nghĩa với nhau nó quan trọng đến thế nào trong đời sống mỗi con người. Chỉ khi nói được câu xin lỗi với ông cả Cõi, bà Tứ mới yên lòng nhắm mắt. Lần gặp lại nhau giữa bà Tứ và ông Cõi cũng chính là lần cuối cùng trong cuộc đời. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Hình ảnh phụ nữ trong ca dao người Việt từ góc nhìn nữ quyền luận

Hình ảnh phụ nữ trong ca dao người Việt từ góc nhìn nữ quyền luận 21/9/2023

Văn học dân gian nước ta, đặc biệt là ca dao thể hiện khá rõ nét thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền phong kiến. Đồng thời, ca dao cũng phản ánh thái độ phản kháng của họ trước sự đối xử bất bình đẳng. Quá trình tìm đến quyền “làm người” của phụ nữ nông thôn ngày trước quả thực lắm gian nan.

Giữa tầng trời - Ngời sáng hình ảnh bộ đội biên phòng

Giữa tầng trời - Ngời sáng hình ảnh bộ đội biên phòng 18/9/2023

Trung tá, nhà thơ Phạm Vân Anh sinh năm 1980 tại Hải Phòng. Hiện chị công tác tại Phòng Tuyên huấn – Cục Chính trị, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Chi hội phó Chi hội Nhà văn Quân đội, thành viên nhóm dịch giả nữ Hà Nội. Nhà thơ Phạm Vân Anh đã có 13 tác phẩm văn học được ấn hành đủ các thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, thơ; hàng chục kịch bản phim tài liệu, kịch bản chương trình truyền hình...Chị được trao nhiều giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cùng nhiều tác phẩm báo chí được trao giải thưởng Báo chí quốc gia. Dẫu làm thơ hay viết văn xuôi, hình ảnh người chiến sỹ biên phòng luôn hiện diện trong tác phẩm của chị. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin được giới thiệu với các bạn một sáng tác viết về bộ đội biên phòng của nhà thơ Phạm Vân Anh, truyện ngắn Giữa tầng trời. Mời các bạn cùng nghe:

“Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa rừng xanh”: Mối duyên tình đặc biệt

“Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa rừng xanh”: Mối duyên tình đặc biệt 15/9/2023

Truyện ngắn gợi lại không khí hào hùng, sôi sục của quân và dân ta những năm tháng chống đế quốc Mỹ giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Đoàn quân chi viện từ Miền Bắc vượt qua dãy Trường Sơn như dòng nước lũ cuốn phăng tất cả trở ngại để tiến về Sài Gòn. Trong giai đoạn cuối chiến tranh, người chiến sĩ giải phóng nào cũng mong muốn đóng góp một phần công sức của mình vào chiến thắng đã đến rất gần. Đúng thời điểm quan trọng này thì cô thanh niên xung phong tên là An lại đổ bệnh. Dù không muốn nhưng An phải tuân theo mệnh lệnh cấp trên quay trở lại hậu phương để điều trị. Khi An đang bị căn bệnh sốt rét hành hạ trong một hang đá giữa rừng sâu thì bất ngờ gặp tên thám báo địch. Vì lý do cá nhân mà Nhơn, một người lính Cộng hòa đang đào ngũ tìm cách trốn tránh cuộc chiến. Hai người lính ở hai bên chiến tuyến từ đối đầu nhau, sống cùng nhau trong hang đá rồi nảy sinh tình cảm. Khi biết tin thị xã Ban Ma Thuột được giải phóng, An và Nhơn mới lên đường tìm bộ đội. Nhờ An dấu kín tin tức mà Nhơn được chiến đấu trong lực lượng giải phóng. Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, Nhơn ra tự thú thân phận thám báo rồi đi học tập cải tạo ba tháng. Ngày Nhơn xuất hiện trước mắt An khiến cô òa khóc vì ngỡ ngàng xúc động. Chiến tranh không chỉ có mất mát đau thương, hi sinh gian khổ mà còn có những tình cảm lãng mạn của tuổi trẻ. Hai người lính ở hai bên chiến tuyến đã có cuộc gặp gỡ định mệnh giữa rừng xanh. Có lẽ vì An là phụ nữ lại đang yếu ớt vì bệnh tật, hay vì Nhơn cũng đang đào ngũ hoặc Nhơn không phải là kẻ ác nên anh đã không giết hại cô. Tất cả tạo nên một mối tình đặc biệt trong chiến tranh. Truyện ngắn không đi vào cảnh bom đạn, chiến đấu trong chiến tranh mà khai thác số phận, tâm tư tình cảm của người lính khi gặp trường hợp bất ngờ. Truyện ngắn cũng giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn về người lính phía bên kia chiến tuyến. Nếu tác giải khai thác sâu hơn về nội tâm của An và Nhơn, những thay đổi về mặt cảm xúc của hai nhân vật khi họ sống chung trong hang đá thì có lẽ truyện ngắn sẽ cuốn hút người đọc, người nghe nhiều hơn. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Ca dao đối đáp thể hiện sự thông minh của phái nam

Ca dao đối đáp thể hiện sự thông minh của phái nam 13/9/2023

Trong ca dao đối đáp tình yêu nam nữ, cũng phong phú và dồi dào không kém sự thông minh, nhạy bén, đáo để và chua ngoa của phái nữ là những câu đáp trả tinh vi của các chàng trai. Họ là những anh chàng không phải tay vừa, cũng chua ngoa, đanh đá không thua gì phái nữ.

Trần Đăng Khoa – Phía sau những khoảng trời

Trần Đăng Khoa – Phía sau những khoảng trời 13/9/2023

Nhìn lại thế hệ những cây bút trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, không thể quên gương mặt thơ độc đáo Trần Đăng Khoa, người được coi là thần đồng của làng thơ Việt với những bài thơ đầu tiên được đăng báo khi Trần Đăng Khoa mới 8 tuổi. Tập thơ Góc sân và khoảng trời được tái bản liên tiếp suốt mấy chục năm qua để đến với hàng triệu bạn đọc trên cả nước. Kể từ 1975, Trần Đăng Khoa nhập ngũ và có thêm nhiều sáng tác mới, mang dấu ấn của một thời kỳ trưởng thành. Trong quá trình công tác, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có thời gian 7 năm làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam, lần lượt giữ các chức vụ: Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ phát thanh có hình VOVTV, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy. Ông đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của các chương trình Văn học nghệ thuật trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong những ngày tháng 9 này, cũng là tháng có ngày kỷ niệm thành lập Đài, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ Trần Đăng Khoa với tên gọi: Trần Đăng Khoa – Phía sau những khoảng trời

"Dần sáng": Một thi điệu đẹp 13/9/2023

Những câu thơ tượng hình từ hình ảnh ký ức tuổi thơ luôn có một sức lay động riêng. Còn nhớ trong cuộc thi thơ kéo dài hai năm 2019 đến năm 2020 trên báo Văn Nghệ, chùm thơ đoạt giải Ba của tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung rất giản dị nhưng lại gieo vào lòng độc giả nhiều dư vị. Trong đó, bài thơ có nhan đề “Dần sáng” được tác giả tự nhận là sáng tác ưng ý nhất của chị.

Ca dao đối đáp thể hiện sự thông minh của phái nữ

Ca dao đối đáp thể hiện sự thông minh của phái nữ 7/9/2023

Trong đề tài ca dao đối đáp thì những cặp ca dao có nội dung đối đáp (theo kiểu “ăn miếng trả miếng”) được đánh giá là mảng hay nhất, thú vị nhất. Theo Tiến sĩ La Mai Thi Gia, những câu nói qua nói lại, vặn qua vặn lại, đá qua đá lại… của các cặp nhân vật trữ tình trong mảng ca dao này đã thể hiện được đầy đủ tính cách chất phác, nghịch ngợm, dí dỏm của người bình dân. Những câu đối đáp sắc sảo là kết tinh của sự thông minh, đáo để, bộc trực, thẳng thắn của người dân lao động. Đặc biệt, ca dao xưa đề cao sự nhanh nhạy của người phụ nữ, thể hiện qua những lời đối đáp hết sức thông minh, khôn ngoan, khéo léo.

"Vọng khúc tương tư": Vọng khúc thương 5/9/2023

“Vọng khúc tương tư” là một truyện ngắn của Tống Phước Bảo có dáng dấp “bi kịch lạc quan” như thế. Bối cảnh câu chuyện là một miền quê sông nước Tây Nam Bộ. Nhân vật không nhiều, gói gọn trong bốn nhân vật chính với hai câu chuyện tình: một trẻ trung chớm nở và một lỡ làng, muộn màng nhưng đều giống nhau ở một điều: đã thương thì thương hết mình, hết lòng hết dạ, thương mà không cần nói, chỉ mong ngóng cho người mình thương được những điều tốt lành. Và vì nỗi niềm thương ấy mà những nhân vật đã gắn bó cuộc đời với nhau, sống vì nhau. Trong tiếng miền Nam ngày trước và cho đến tận bây giờ, thương tức là yêu. Mà thậm chí thương còn có nghĩa rộng hơn cả yêu với nhiều sắc thái tình cảm khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau. Nghe chữ thương thấy có cả nghĩa, cả tình đằm thắm trong đó. Còn yêu thì… chưa chắc. Miền Bắc thì phân biệt thương và yêu rất rõ ràng. Tình thương khác với tình yêu. Nhưng miền Nam thì không phải thế. Người miền Nam không sử dụng từ “yêu”, mà sử dụng từ “thương”, bởi vì thương là thương nhớ miên man, là lo toan chăm bẵm, là yêu thương từ trong sâu thẳm mà không cần nói ra. Thương ở đây là vượt lên trên tình yêu nam nữ thông thường. Vì thương đứa trẻ bị bỏ rơi nên tía của Song Lang mới “thương phận mà đem về dung dưỡng. Nghèo khổ giăng tứ bề với cái nghề xướng ca rày đây mai đó của tía, vẫn nguyện lòng bảo bọc nó đến tận bây giờ.” Và cũng vì thương tía nên Song Lang giấu đi giấy báo trúng tuyển đại học.Vì thương tía nên Song Lang nhìn cô bạn thanh mai trúc mã Út Thà vào đại học với niềm mong ngóng. Như tiếng đờn của tía Song Lang vọng xuống một nhịp buồn, đánh rớt trái tim con người, sự âm thầm hy sinh cho nhau của những phận người khiến cho người đọc cũng khắc khoải theo từng con chữ của nhà văn. Cô Tư Lành thiếu phụ xế bóng vẫn âm thầm mang trọn chữ thương với tía của Song Lang mà chẳng dám mong chờ ngày duyên phận thôi dang dở, bởi ngày xưa thì đã quá xa. Nhưng “nếu đã là thương, thì trọn cuộc đời cũng cứ thương. Giờ xế bóng heo may chạm tuổi đời, hổng lẽ để tiếng đờn mãi thắt thẻo bên kia sông. Còn bên này sông, lại thêm một người dằn vặt những xa xót. Ai cũng chỉ có duy nhất một cuộc đời này, để sống và để thương.” Vậy nên những phận đời buồn trong truyện ngắn “Vọng khúc tương tư” đã vì thương mà âm thầm hy sinh, lo lắng cho đời nhau, nhưng cũng vì thương mà đã bước qua những ngập ngừng e ngại, những băn khoăn tình cảm, khúc mắc ngại ngần để đến được với nhau. Một truyện ngắn mở đầu bằng một quyết định buồn của nhân vật, tưởng sẽ là bi kịch nhưng cuối cùng lại là “bi kịch lạc quan” và người đọc khi xem xong những dòng chữ cuối cùng, sẽ thở phào nhẹ nhõm, sẽ thấy rằng cuộc đời tuy buồn, nhưng không buồn nhiều đến thế, rằng cuộc đời vẫn còn có những điều đáng sống, những hy sinh rồi sẽ được đáp đền, tình thương sẽ gặp gỡ tình thương. Bằng giọng văn đặc sệt những phương ngữ đặc thù của miền Tây Nam Bộ, bằng câu chữ được kể theo một cách chậm rãi, rề rà rất miền Tây, bằng những chi tiết đặc thù của miền sông nước như tiếng đờn cò, dề lục bình trôi dạt trên sông, mớ bông điên điển vàng hươm, mớ tép đồng, rặng bần… “Vọng khúc tương tư” của nhà văn Tống Phước Bảo là một truyện ngắn đầy ắp niềm thương, khiến cho độc giả cũng nao lòng, chơi vơi theo tâm trạng của nhân vật, để rồi gật gù tán thưởng với cách kết thúc truyện đậm chất tình của người miền Tây. Một truyện ngắn thành công là một truyện ngắn gợi được cảm xúc và “Vọng khúc tương tư” đã thật sự trở thành “Vọng khúc thương” trong lòng độc giả. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

"Ký ức phủ sương" - Những người không tên làm nên đất nước 5/9/2023

Theo đuổi đề tài lịch sử nhưng rất khó xác định “Ký ức phủ sương” viết về một giai đoạn cụ thể nào. Câu chuyện về vị tướng quân đầu triều hay cô gái vô danh không đưa ra bất kì một chi tiết nào về một dấu mốc rõ ràng. Dường như tác giả Đào Thu Hà có ngụ ý rằng ở bất kì thời nào, vẫn luôn có những người quên mình hi sinh vì nghĩa lớn. Họ có thể được ghi danh hoặc không. Nhưng đều đã trở thành một phần của đất nước non sông. “Ký ức phủ sương” là một truyện ngắn được viết chắc tay. Sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại buộc người đọc phải có sự tập trung nhất định mới có thể kết nối các mảnh ghép. Có nhiều hơn một cuộc đời được kể trong “Ký ức phủ sương”. Những nhân vật đều không có tên dù họ là công chúa đời trước, tướng quân đương triều hay cô thôn nữ cắn răng chịu nhục để bảo vệ người mình thầm thương… Mạch truyện chính liên tiếp được mở rộng bằng các câu chuyện nhỏ khác, tạo nên bức tranh toàn cảnh về một dân tộc anh hùng, gửi gắm một thông điệp rõ ràng rằng có những người ta không ta biết mặt nhớ tên nhưng chính họ đã làm nên đất nước… Bản thân tác giả cũng cho thấy sự chú ý trong việc xây dựng và lựa chọn chi tiết như màn sương giăng kín một vùng trắng xóa hoặc loại rượu Không Tên phủ lên hiện thực màu sắc của huyền thoại. Từ đó, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ