Xuất xứ câu tục ngữ “Giặc bên Ngô…"20/11/2024

Bà Triệu là một trong những nhân vật lịch sử đã đi vào chuyện kể, các áng ca dao, tục ngữ của nước ta. Có những câu đề cập một cách trực diện và cũng có những câu mang hàm nghĩa, đã trở nên thông dụng trong thời hiện đại mà khi truy ra mới rõ ngọn nguồn, gốc tích. Nhà văn, Nhà nghiên cứu văn học Vũ Bình Lục đi vào xuất xứ một câu tục ngữ gắn với nhân vật anh hùng Bà Triệu.

Nhà giáo viết về nghề giáo

Nhà giáo viết về nghề giáo 20/11/2024

Nhìn vào dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại, trong đội ngũ sáng tác văn học của mọi thời kỳ đều có một bộ phận không nhỏ những người thày cô giáo, những người trực tiếp đứng lớp hoặc từng có những thời kỳ công tác trong ngành giáo dục. Điều thú vị hơn nữa là chính họ lại những có những tác phẩm viết về nghề dạy học, về môi trường giáo dục. Câu chuyện của người trong cuộc vì thế càng thấm đẫm những điều mà người khác không thể có được. Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Nhà giáo viết về nghề giáo.

"Mùa Xuân của Sú": Đường đến trường nơi miền rẻo cao 19/11/2024

Những trang truyện ngắn “Mùa Xuân của Sú” thiên về trần thuật xung đột đơn tuyến, cho thấy tác giả chưa phải là một cây bút quá sành sỏi về nghệ thuật xây dựng tình huống cốt truyện. Nhưng vì thế sáng tác này lại có được sự mộc mạc, dễ mang lại cho người đọc, người nghe cảm giác về tình người, về sự gắn bó của cô giáo với học trò vùng cao. Đó là câu chuyện của nhân vật Sú, một cô bé lớp Tám bị người bố ép buộc nghỉ học để lấy chồng bên kia biên giới. Cùng quẫn và kiệt sức trong khi trốn chạy, cô bé Sú tưởng đã mất mạng nếu như không có vòng tay cưu mang, cứu giúp của cô giáo và những người bạn học. Thông qua câu chuyện của mình, tác giả đã nêu lên thực trạng cũng là vấn nạn, là hành vi lợi dụng tâm lý người dân vùng cao để lừa đảo mua bán trẻ vị thành niên qua bên kia biên giới. Tương lai của những cô bé ấy sẽ đi về đâu ở xứ người nếu như không có sự chung tay ngăn chặn của xã hội, của lực lượng bộ đội biên phòng. Con đường đến trường của trẻ em vùng cao vẫn còn đó bao nỗi gian nan. Là một cô giáo nhiều năm gắn bó với ngôi trường ở vùng đất biên giới Tây Bắc, có lẽ hơn ai hết tác giả Đào Thanh Tám thấu hiểu những nỗi niềm của con người nơi đây. Những trang viết của chị dù vẫn còn nét nguyên sơ, mô phạm nhưng ít nhiều đã chạm đến không khí hiện thực cuộc sống đã trải nghiệm….

Nguyễn Đình Thi – “Bát ngát ánh bình minh”

Nguyễn Đình Thi – “Bát ngát ánh bình minh” 18/11/2024

Năm nay là kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn hóa, nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Đây là dịp để giới nghiên cứu và công chúng hôm nay nhìn lại di sản của một trong những tên tuổi của giới văn nghệ nước ta. Sinh thời, Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình, ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp giá trị. Riêng ở mảng sáng tác thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi thể hiện lối tư duy đổi mới, riêng có. Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại. Điều này đã được khẳng định trong tọa đàm khoa học Nguyễn Đình Thi – “Bát ngát ánh bình minh” mới đây diễn ra tại Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đạo thầy trò qua ca dao, tục ngữ

Đạo thầy trò qua ca dao, tục ngữ 14/11/2024

Từ xưa, ông cha ta đã quan niệm: “Ngọc bất trác, bất thành khí/ Nhân bất học, bất tri lý” (Nghĩa là: Ngọc không mài giũa thì không thành đồ quý/ Người không học thì không biết lẽ phải). Chính vì thế, vai trò người thầy rất được coi trọng trong chiều dài lịch sử và giáo dục của đất nước ta. Người thầy trong xã hội xưa dù chỉ là một ông giáo làng bình thường, không sang giàu, không quyền cao chức trọng nhưng người ta vẫn rất mực tôn trọng, kính nể. Thế nên mới có câu: “Thầy làng không sang cũng trọng/ Quan huyện không lọng cũng xe”. Bởi thế, đạo thầy trò đã trở thành một đề tài được đề cập trong nhiều câu ca dao, tục ngữ

"Bên sông giặt áo": Nâng cánh ước mơ 12/11/2024

Khi gửi truyện ngắn Bên sông giặt áo tới chương trình, Bảo Thương có chia sẻ rằng: “Tôi viết truyện ngắn này bởi thương những con người có tài hoa, có phẩm cách, giàu khát vọng, ý thức sâu sắc về cuộc sống, mà vì hoàn cảnh phải chôn vùi tuổi trẻ nơi thâm sơn, sống một cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị…”. Truyện được kể dưới góc nhìn của nhân vật kể chuyện xưng Tôi-một cô gái trẻ tên Phương. Ông nội cô bỏ nhà ra đi, bố cô cũng vậy. Họ ra đi theo tiếng gọi của một bóng hồng nào đó, đặng giúp họ tìm một công việc mới, thỏa mãn ước mơ, lý tưởng đời trai. Đến Lăng-cậu bạn thân cũng bỏ Phương ra đi. Rồi Thông và bao người bạn khác trong bản cũng bỏ đi mất tăm mất tích…Còn bao nhiêu số phận như thế? Đời người ai cũng muốn lộng lẫy nhất, ngọn nến của mỗi người, ai cũng muốn thắp lên rực rỡ nhất. Xuân Diệu có lý khi cho rằng: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Nhân vật người Bà, khi chạy loạn từ Hà Nội lên miền núi cao, dù những dấu hiệu của hào hoa đã phai tàn, nhưng đâu đó vẫn còn sót lại vết tích của tài hoa, phong lưu, nên nhiều khi bà vẫn tủi thân, tủi phận. Số phận, khiến bà đã ghim vào vùng đất nơi này, khiến bà trở nên cay nghiệt hơn, sắc sảo hơn, như là để thích ứng với đời sống. Còn Phương, phải chăng lớn lên từ vùng đất khắc nghiệt đó, bên một người bà truân chuyên, bên một gia đình có nhiều bi kịch sót thiếu, mà cô trở nên cá tính hơn, mạnh mẽ hơn, và đôi khi cũng bản năng và hoang dại hơn chăng? Phương tự nhận: “Tôi là con ngựa hoang, tôi rong chơi trả thù bà tôi không yêu tôi, rong chơi trả thù bố tôi bỏ bê tôi…”. Song, chỉ có Phương là chọn con đường về lại quê hương. Phương nói với chú Lương: “Đi mãi rồi đến lúc cũng phải về, con chim bay mãi thì cũng cần có tổ, con chồn chạy mãi thì cũng cần có hang. Cháu đã đi nhiều quá, cháu đã cống hiến cho bên ngoài nhiều quá, còn quê nhà thì sao?”. Phương về và đem theo một dự án về cho quê nhà. Nhà máy mọc lên từ ước mơ của ông, của bố, của Phương và bao người dân thôn quê. Ông nội, bà nội, bố, chú Lương, Phương…họ như những cây dại, bằng cách này hay cách khác, cố vươn mình tìm ánh sáng, may sao, ánh sáng cuối cùng cũng đã đến, câu chuyện cuối cùng cũng có lối ra. Đừng hủy hoại tài hoa của con người, hãy tạo đà cho con người phát triển, đó là điều mà tác giả Bảo Thương muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này chăng?!.

"Mùi khói" - Mạch ngầm yêu thương 12/11/2024

Tác giả trẻ Tạ Thị Thanh Hải là một cây bút đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả bởi giọng văn trữ tình, giàu cảm xúc. Truyện ngắn của chị luôn là những day dứt về thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xô bồ thực ảo của xã hội. Phụ nữ trong văn chị đa phần là khổ. Nỗi khổ kinh niên, thâm căn cố đế như một căn bệnh di truyền, một dòng thác chảy tràn, đổ ập từ thế hệ trước xuống các thế hệ sau. Đó không chỉ là nỗi khổ quay quắt mưu sinh; khổ vì không đẻ được con trai nối dõi; khổ vì đắng cay nhịn nhục; vì âm thầm, lặng lẽ tháo gỡ những “trái bom” ẩn trong chính dáng vẻ rất đỗi yên bình của ngôi nhà mình, sau sự thản nhiên như không của bản thân mà kì thực vô cùng đớn đau quằn quại… Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Mùi khói” của tác giả Tạ Thị Thanh Hải nói về thân phận người phụ nữ.

Trần Quang Đạo – Vùng dậy cầm tay mình trống vắng những đốt tay

Trần Quang Đạo – Vùng dậy cầm tay mình trống vắng những đốt tay 7/11/2024

Nhà thơ Trần Quang Đạo (sinh năm 1957) thuộc lớp các nhà thơ trưởng thành thời hậu chiến. Ông nhập ngũ vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, sau đó tiếp tục tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc từ năm 1978. Trở về thời bình, Trần Quang Đạo tốt nghiệp Văn khoa ĐH Sư phạm và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngữ văn. Anh được xem là một cây bút đa tài với nhiều thể loại đa dạng, phong phú: tiểu thuyết, truyện dài, lý luận phê bình, kịch bản phim, vẽ tranh, viết nhạc. Nhưng cái căn cốt nhất của Trần Quang Đạo vẫn là thơ. Cho đến nay, anh đã xuất bản tất cả 9 tập thơ, trong đó tập Bay trong mơ dành giải thưởng đúp: Giải thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2019 và giải Asean 2019-2020. Gần đây, nhà thơ Trần Quang Đạo vừa xuất bản hai tập thơ: Tập Nhẫn trăng, tuyển chọn 60 bài thơ ưng ý trong hành trình sáng tác của mình và tập Mật thi gồm 101 bài thơ mới. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ Trần Quang Đạo với tên gọi: Trần Quang Đạo – Vùng dậy cầm tay mình trống vắng những đốt tay.

Nguyễn Thị Việt Nga với

Nguyễn Thị Việt Nga với "Một trưa nắng vàng" 1/11/2024

Trong làng văn nước ta, Nguyễn Thị Việt Nga có thể xem là một cây bút đa năng, có tác phẩm nhiều thể loại. Trong đó, thơ vẫn luôn được chị tin tưởng gửi gắm nhiều nỗi niềm, tâm trạng. Mới đây, Nguyễn Thị Việt Nga ra mắt tập thơ thứ 5 với nhan đề “Một trưa nắng vàng”. Giống như nhan đề “Một trưa nắng vàng”, các sáng tác trong tập thơ này của Nguyễn Thị Việt Nga cho thấy tâm thế hướng về những điều rạng ngời, ấm áp – Đó cũng là tâm niệm của tác giả trên bước đường đời.

Một chuyện kể giàu tính văn chương và tình người của Alphonse Daudet

Một chuyện kể giàu tính văn chương và tình người của Alphonse Daudet 31/10/2024

Nhà văn An-phông-xơ Đô-đê là người có biệt tài sử dụng chi tiết trong những bối cảnh tưởng không có gì để kể như một điểm nhấn cất lên thông điệp của tác phẩm. Ông từng viết rất cảm động về con người trước biến động thời chiến, đại dịch phá hoại mùa màng và giờ đây là góc khuất sau phát minh mang tính hiện đại tiến tới Cách mạng công nghiệp diễn ra khắp địa cầu thời điểm ấy. Động cơ chạy bằng hơi nước đã dần thay thế những cối xay chạy bằng sức gió một thời là điển hình, là biểu tượng của nhiều quốc gia châu Âu trong đó có nước Pháp. Phát minh động cơ hơi nước ra đời đã khai tử những nhà máy xay bột mì chạy bằng sức gió. Kéo theo đó là khung cảnh hoang tàn của những cối xay gió và sự hụt hẫng của những người chủ của công cụ xay xát đã từng có một thời hoàng kim. Trong truyện ngắn này, nhà văn đã khắc họa tình cảnh và tâm trạng của một trong những ông chủ cối xay gió như thế. Vấn đề nằm ở chỗ nhân vật chính của chúng ta không đối mặt và chấp nhận, thậm chí bất bình với những nhà máy chạy bằng hơi nước. Ông vẫn hi vọng thời của cối xay gió sẽ trở lại. Và ông cứu vãn danh dự nhà máy của mình bằng việc che mắt những người làng rằng mình vẫn có công ăn việc làm, cối xay gió vẫn hoạt động hàng ngày. Và sự thật sau khi được lột trần, thực tế được phát hiện sau đó thật bẽ bàng. Thế rồi, bằng ngòi bút đầy nhân văn, nhà văn đã cứu vãn danh dự của ông chủ cối xay gió, nói đúng hơn là vực dậy tinh thần và lan tỏa một nghĩa cử đẹp. Nghĩa cữ ấy còn tiếp nối trong những chuyện kể giàu tính văn chương và tình người của An-phông-xơ Đô-đê.

Cơ chế chuyển nghĩa hoán dụ của thành ngữ trong ca dao người Việt

Cơ chế chuyển nghĩa hoán dụ của thành ngữ trong ca dao người Việt 31/10/2024

Ca dao có chứa các thành ngữ có một số cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn, trong đó có cách tạo lập tầng nghĩa hàm ẩn theo cơ chế chuyển nghĩa hoán dụ. Hoán dụ mang đặc điểm biểu trưng hóa. Biểu trưng trong hoán dụ là lấy một thuộc tính, một bộ phận của sự vật, hiện tượng nào đó để đại diện cho sự vật, hiện tượng đó một cách tượng trưng hóa, ước lệ hóa mang tính chất khái quát, trừu tượng.

“Nắng chiều”: Tia nắng cuộc đời

“Nắng chiều”: Tia nắng cuộc đời 29/10/2024

Quý vị và các bạn thân mến với văn phong đậm đà văn hóa vùng cao, truyện ngắn kể về cuộc đời người phụ nữ dân tộc Mông tên là Mí. Sinh ra trong một gia đình nhà nghèo nên Mí phải lấy chồng từ rất sớm, dang dở ước mơ học tập để trở thành một cô giáo. Tuy bén duyên với Chấu, người bạn học trường nội trú nhưng vì gia đình mà Mí phải lấy Chu. Hai mươi năm làm vợ Chu, Mí trọn nghĩa ân tình yêu thương chồng của mình. Tuy vậy, Chu và Mí buồn lòng vì hai người không có một mụn con. Chu mắc bệnh ung thư, dù được Mí quan tâm chăm sóc nhưng cuối cùng không thể qua khỏi. Trong những ngày Chu bệnh tật, Chấu lúc này đã là một cán bộ xã luôn đến quan tâm động viên chăm sóc Chu. Ngay Chu qua đời, người con trai của Chu tên là Sếnh bất ngờ xuất hiện nhận cha, nhận tổ tiên. Vợ chồng Sếnh coi Mí như mẹ đẻ của mình. Mí cũng nhận được niềm yêu thương của Chấu lúc tuổi xế chiều. Truyện ngắn khiến người đọc, người nghe cảm nhận sâu sắc về tình đời, tình người. Mối quan hệ giữa ba người Mí – Chu và Chấu thật đặc biệt. Chu nghĩ rằng lỗi vì mình mà Mí không có con nên luôn muốn bù đắp cho vợ. Trước khi mất, Chu nhờ Chấu chăm sóc Mí khi mình về với tổ tiên. Dù yêu thương Mí suốt 20 năm nhưng Chấu luôn giữ mối quan hệ đúng mực với Mí ngay cả khi Chu đã qua đời. Những lời thổ lộ chân tình của Chu với Chấu trước khi chết khiến chúng ta cảm động về tình cảm thương yêu của con người. Đúng như nhan đề truyện ngắn là “Nắng chiều”, khi Mí đã ở cái tuổi xế chiều của cuộc đời, bà như gặp được tia nắng hiếm hoi của trời chiều. Mí được vợ chồng Sếnh hiếu thảo coi bà như mẹ ruột, được Chấu quan tâm chăm sóc. Sau mấy chục năm chịu nhiều nỗi buồn thầm kín thì cuộc đời Mí cũng tươi sáng và hạnh phúc. Truyện ngắn đưa người đọc, người nghe đến với không gian văn hoa nơi cùng cao, hiểu được hơn nếp sống, phong tục đậm đà bản sắc văn hóa của người Mông.

Nhà thơ Phạm Đình Ân ôn chuyện cũ Hà Nội

Nhà thơ Phạm Đình Ân ôn chuyện cũ Hà Nội 28/10/2024

Hà Nội là một đề tài đã thu hút nhiều cây bút sáng tác; mà không chỉ người Hà Nội viết hay về mảnh đất này. Hà Nội, nơi tứ xứ hội tụ và những kỷ niệm về con người, về các địa danh của Thủ đô in đậm trong nhiều sáng tác thơ ca. Nhà thơ Phạm Đình Ân nguyên quán Nam Định, sinh tại quê ngoại Hà Nam, từng sống nhiều năm ở Thanh Hoá nhưng Hà Nội mới là vùng đất ông có quãng đời gắn bó lâu nhất với những dấu ấn trong sáng tác, trong cuộc sống. Nhà thơ ôn chuyện cũ Hà Nội cùng với Tiếng thơ những sáng tác viết về nơi đây.

"Gia đình và khoảnh khắc": Tình yêu thương con trẻ 25/10/2024

Truyện ngắn của Tống Ngọc Hân mà chúng ta vừa nghe là một tác phẩm về đề tài gia đình. Ai cũng biết gia đình là tế bào của xã hội, từng gia đình có hạnh phúc thì xã hội mới bình yên, thế nên mỗi người đều cố gắng giữ gìn hạnh phúc của gia đình mình. Tình huống truyện mà tác giả đưa ra ban đầu khá bất ngờ, khi một người phụ nữ xa lạ bỗng dắt con trai đến để gửi gia đình ông Dư và nói rằng chị quen biết với Tiến, con trai của ông. Chỉ có lòng trắc ẩn và tình yêu thương vô điều kiện mới khiến ông Dư kiên quyết giữ thằng bé ở lại nuôi, mặc cho vợ và con dâu phản đối. Ông còn phải vượt qua bao dị nghị, điều tiếng của xóm làng. Tiến, con trai của ông, lúc đầu cũng phủ nhận việc mình đã từng quen biết với mẹ bé Sỏi. Chỉ cho đến phần cuối truyện, khi chị Quy, mẹ bé Sỏi tìm về gặp con sau 5 tháng đi biệt, thì bí mật của câu chuyện mới được mở ra. Hoàn cảnh éo le khiến chị khó lòng lo cho con ăn học được chu toàn. Hóa ra Tiến đã từng có mối tình với Quy khi làm công trình xây dựng trường Tiểu học ở Nhò San. Thế nhưng anh cũng phải giữ gìn hạnh phúc gia đình hiện tại, khi anh đã có vợ và một con trai 3 tuổi. Một cái kết thật cảm động ở phần cuối truyện, khi ông Dư, bố của Tiến, giục con đuổi theo hai mẹ con để giữ lại ăn Tết. Quy không thể ở lại nhiều hơn với gia đình ông Dư nhưng bé Sỏi thì đã có một cơ hội để được ở lại cùng cha, được chăm sóc và học hành đầy đủ. Bí mật về Sỏi, có lẽ Tiến còn phải giữ rất lâu. Nhưng tình yêu thương con trẻ, lòng nhân ái thì không bao giờ thay đổi trong trái tim mỗi con người lương thiện.

Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học Trung đại

Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học Trung đại 24/10/2024

Nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Vũ Bình Lục sinh năm 1948, quê ở Thái Thụy, Thái Binh. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. 20 năm trước, nhà văn Vũ Bình Lục từng được trao giải cao nhất trong cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội, sau đó là giải cao nhất Nghiên cứu – Phê bình văn học của Liên hiệp các Hội văn học và Nghệ thuật Việt Nam và giải thưởng Văn học năm 2023 của Hội Nhà văn Hà Nội. Về lĩnh vực Nghiên cứu – Phê bình văn học, tác phẩm đáng chú ý của nhà văn Vũ Bình Lục có thể kể đến những cuốn “Giải mã thơ chữ Hán và bình thơ Nôm của Nguyễn Trãi”, “Giải mã thơ Lý - Trần” (5 tập, gồm 2800 trang), “Hồn thiền trong thơ Lý - Trần” (700 trang), “Thánh thơ Cao Bá Quát” (hơn 700 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Việt Nam từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 19” (2 quyển gồm 1600 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Lê Quý Đôn” (756 trang) và “Vừa đi vừa nghĩ” (1050 trang)…Chặng đường, tâm huyết, thành quả và phương pháp nghiên cứu giải mã kho báu văn chương dân tộc của nhà văn Vũ Bình Lục mới đây đã được bàn luận trong tọa đàm khoa học với chủ đề “Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học Trung đại”. Đây là hoạt động do Viện nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam phối hợp tổ chức.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu