"Chứng nhân”: Nỗi niềm của người thương binh29/8/2023

Chiến tranh luôn có sự mất mát, hy sinh và gian khổ. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước cũng như chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc, biết bao người con ưu tú của dân tộc đã chiến đấu anh dũng. Vì nhiều nguyên do khác nhau của chiến trường ác liệt mà khi hòa bình lập lại, có người chưa hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa của đất nước. Nhân vật Định chính là một trường hợp như vậy. Mới 16 tuổi Định đã khai 18 tuổi viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Những trường hợp như Định không hề hiếm trong chiến tranh khi nhiều thế hệ thanh niên hòa chung không khí hào hùng sẵn sàng ra trận chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp của đất nước. Nhưng chính vì khai sai tuổi khi nhập ngũ nên khi chiến tranh kết thúc, Định trở về cuộc sống đời thường đã gặp nhiều khó khăn trong việc làm giấy tờ hưởng quyền lợi thương bệnh binh. Gần 40 năm trôi qua, hàng chục vết thương vì bom đạn vẫn còn trên người Định. Những vết thương chiến tranh còn đó nhưng vì vấn đề giấy tờ mà Định vẫn chịu bao nỗi thiệt thòi. Vết thương trên cơ thể Định có lẽ không đau xót bằng nỗi đau trong lòng anh khi bị mọi người hiểu lầm, dè bỉu. Sau mấy chục năm mệt mỏi vì những giầy tờ, thủ tục thì có lẽ Định đã âm thầm cam chịu cuộc sống của mình. Những tâm tư tình cảm, nỗi niềm chua xót của người thương bệnh binh chịu nhiều thiệt thòi được tác giả thể hiện với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Với những người lính từng chiến đấu trên chiến trường ác liệt, được chứng kiến sự hy sinh của đồng đội thì còn sống trở về quê nhà đã là một niềm hạnh phúc. Những day dứt trong lòng Định cũng như nhiều trường hợp như anh không phải quyền lợi mà là niềm kiêu hãnh, là niềm tự hào của người lính. Có lẽ với Định, anh thấy mình vẫn còn may mắn hơn Păn, người đồng đội hy sinh không còn dấu vết sau trận pháo kích của địch. Tấm lòng của người thương bệnh binh với đồng đội khiến chúng ta không khỏi cảm động. Tác giả lựa chọn đề tài thương bệnh binh để nhắc nhở chúng ta nhớ tới công ơn bao thế hệ cha ông đã hy sinh vì cuộc sống hòa bình hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

NSND Lê Huy Quang và thôi thúc một đời thơ

NSND Lê Huy Quang và thôi thúc một đời thơ "Phải khác" 25/8/2023

80 năm cuộc đời, NSND Lê Huy Quang không ngừng sáng tạo ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Trong thơ ca, ông luôn quyết liệt đổi mới. Thơ Lê Huy Quang là kết tinh của tài năng và trí tuệ, chân thành và say đắm. Còn nhớ năm 2009, ở tuổi 65, nhà thơ Lê Huy Quang in tập “Phải khác” gồm 108 bài thơ được làm trong khoảng thời gian 40 năm, từ năm 1968 đến năm 2008. “Phải khác” cũng là tâm niệm trong cuộc đời sáng tạo của Lê Huy Quang.Luôn tự thôi thúc bản thân mình phải khác, phải đổi mới, cội nguồn sáng tạo trong thơ Lê Huy Quang vẫn là những rung động trước tình yêu, tình đời, tình mẹ. Trong những tứ thơ, những câu từ có vẻ khác biệt vẫn run rẩy bao xúc cảm đời thường.

"Ngôi nhà trên núi": Câu chuyện tình đất, tình người 24/8/2023

“Ngôi nhà trên núi” của nhà văn Roman Ivanytchouk đúng như nhan đề, gây cho người đọc, người nghe một cảm giác miên man, diệu vợi. Số phận người cha và người con gái như những thước phim buồn. Khung cảnh hoang vu, xa vắng của núi rừng, của quy luật cuộc sống sinh tồn tự nhiên và khắc nghiệt – Tất cả khảm vào mỗi chúng ta những cảm xúc thường tình mà vẫn rất ngưng đọng. Dịch giả Nguyễn Hữu Vỹ đã chuyển tải cơ bản chất văn đặc trưng của một nhà văn Xô viết luôn đắm mình trong thiên nhiên Nga kỳ vĩ. Khuất sau những câu văn lý trí, đầy tỉnh táo là cả một sự ngậm ngùi, xót xa cho thân phận con người. Nhà văn không tham vọng biến câu chuyện của mình trở nên kịch tính, dữ dội. Ông chọn lọc vài chi tiết, phát triển và khiến chúng trở nên ám ảnh. Diễn biến truyện ngắn là đơn tuyến nhưng cảm xúc và thân phận con người lại không ngừng biến động. Tình yêu, sự gắn bó giữa đất với người ở đây lại đẩy chính con người vào cay đắng, bi kịch. Nhưng bi kịch không kết thúc tất cả mà như sự sống mới trên đống đổ nát, như núi non sau tiết lụi tàn lại hồi sinh. Cái kết của “Ngôi nhà trên núi”, như nhiều truyện ngắn của nhà văn Roman Ivanytchouk thực sự khiến chúng ta bất ngờ, và ấm lòng. (Lời bình của BTV Võ Hà)

Đố - đáp trong ca dao tình yêu

Đố - đáp trong ca dao tình yêu 24/8/2023

Kho tàng ca dao của nước ta có nhiều bài hay, sinh động, sâu sắc về đề tài tình yêu. Vận dụng khéo léo các khẩu ngữ, lối sinh hoạt, lời ăn tiếng nói hàng ngày, nhiều bài ca dao qua đối đáp đã đọng lại và lưu truyền qua nhiều đời. Chúng ta cùng tìm hiểu về thi pháp của thể loại đầu tiên trong đối – đáp là đố – đáp, tức là câu đố và câu trả lời trong đối đáp giao duyên của dân gian.

Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi 24/8/2023

Lưu Quang Vũ viết những bài thơ đầu tiên khi mới 16 tuổi, năm 21 tuổi đã có tập thơ Hương cây – Bếp lửa in chung cùng nhà thơ Bằng Việt. Tài năng thơ của ông tiếp tục nở rộ sau đó nhưng phải cho đến sau khi ông mất, các tập thơ như Mây trắng của đời tôi (1989) và Bầy ong trong đêm sâu (1993) mới được công bố. Riêng ở lĩnh vực kịch nói, cho đến nay, Lưu Quang Vũ vẫn được coi là một đỉnh cao chưa ai có thể vượt qua khi chỉ trong vòng khoảng 10 năm, ông đã viết tới 50 kịch bản sân khấu, gây tiếng vang mạnh mẽ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày ông đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi.

"Con voi nuốt cái vòi tự tử": Góc khuất nội tâm của con người 17/8/2023

Truyện ngắn được tác giả viết chắc tay, tiết chế và có ý đồ rõ ràng. Điều thú vị là ngoài cái giọng lạ thì tác giả đã khéo léo chuyển tải một thông điệp ngầm trong đó. Và cái thông điệp ấy ẩn ngay trong nhan đề truyện ngắn-một hình ảnh ám ảnh: Con voi nuốt cái vòi tự tử. Tác giả đã dựng nên thế giới ý niệm biểu trưng cho góc khuất nội tâm của con người trong xã hội hiện đại. Tuy xuất hiện ít, nhưng nhân vật ông Hiệu phó được khắc họa khá rõ nét. Ông Hiệu phó lúc nào cũng mặc sơ mi dài tay màu trắng và thắt cà vạt đỏ, luôn ở trong phòng làm việc, tựa một sự sắp đặt không thể thay thế hay dịch chuyển. Cứ như người đàn ông này được cố định mãi ở vị trí này, trong bộ quần áo ấy; ông ta không muốn và cũng không thể ra khỏi chỗ ngồi của mình. Vẻ như ông ta luôn cảm thấy không hoài nhập được với đời sống, với cộng đồng; tự xây nên một tòa kén trầm lặng của riêng mình. Trái với nhân vật ông Hiệu phó tự cô lập bản thân với ốc đảo cô đơn, thì nhân vật kể chuyện xưng Tôi lại muốn hòa nhập với thế giới thực, tìm niềm vui sống ở mọi lúc mọi nơi, mọi sự việc…Lựa chọn của hai nhân vật thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong mỗi con người với chính bản ngã của mình. Hình ảnh con voi bị nhốt trong chuồng thật nhám chán, con người cho ăn lúc nào thì ăn và coi nó như món đồ trang sức để chụp ảnh, gợi liên tưởng đến hình ảnh ông Hiệu phó lúc nào cũng ăn mặc đóng hộp và ngồi lì một chỗ, không suy chuyển. Con voi chết âu đó cũng là cách để nó giải thoát khỏi sự giam cầm, tù túng; khỏi sự nhàm chán suốt ngày diễn đi diễn lại một cảnh; suốt ngày chịu sự sắp đặt, điều khiển, chi phối của con người. Loài vật dám làm và đã làm được điều đó, còn con người liệu có dám làm không, chắc sẽ khó. Nhân vật “Tôi” dù có lúc cũng muốn thoát khỏi sự sắp đặt của gia đình, sự đơn điệu của tình yêu, sự nhàm chán của cuộc sống, nhưng cũng không dễ dàng gì. “Tôi không phải con voi. Thật đáng buồn, nhưng tôi còn chẳng có một cái vòi để nuốt!”- câu nói của chàng trai tuổi đôi mươi đang căng tràn sức sống ở phần kết truyện như thể hiện sự bất lực của anh ta trước sự vượt thoát, dũng cảm thoát khỏi cái vỏ an toàn. (Lời bình của BTV Vũ Hà)

Chất thơ của ca dao

Chất thơ của ca dao 17/8/2023

Càng đi sâu tìm hiểu về ca dao, chúng ta càng thấy được sức truyền cảm của thể loại văn học dân gian này. Sở dĩ ca dao có được điều đó là nhờ chất trữ tình hay còn gọi là chất thơ thấm đượm trong từng câu chữ. Nếu như ở tục ngữ, tư tưởng thường được biểu hiện qua hình thức ngôn ngữ ngắn gọn thì ca dao lại biểu hiện và diễn đạt nội dung bằng ngôn ngữ chọn lọc mà vẫn giàu sức truyền cảm và ngân vọng.

"Trở lại Nongchan”: Tình đồng đội thân thương 15/8/2023

Thảm họa diệt chủng tại Campuchia xuất hiện sau năm 1975 đã giết hại hơn 2 triệu người dân Campuchia. Không chỉ mất nhân tính khi giết hại chính đồng bào của mình, chế độ Polpot leng Sary còn xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, gây ra nhiều tội ác với người dân vùng biên giới Tây Nam nước ta. Ngay phần đầu truyên ngắn, qua lời kể lại của nhân vật Út Liên, một người phụ nữ sinh sống ở ngoại ô Phnom Pênh, chúng ta thấy được phần nào tội ác của chế đô diệt chủng Polpot với người dân Việt Nam và Campuchia. Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ cuộc sống bình yên nơi vùng biên cũng như giúp đỡ người dân Campuchia, hàng vạn thanh niên ưu tú của đất nước đã nhiệt huyết lên đường chiến đấu. Nhân vật tôi cũng như người đồng đội, người bạn tên là Ngọ cũng hòa vào không khí hào hùng của đất nước. Dù Ngọ thuộc dạng miễn nghĩa vụ quân sự vì là con trai độc nhất của liệt sĩ nhưng anh vẫn quyết tâm lên đường thực hiện nghĩa vụ cao cả. Hình ảnh người cha đã hi sinh, người thầy giáo thương binh rồi hai người lính trẻ bịn dịn chia tay người thân lên đường nhập ngũ tô điểm truyền thống hào hùng dựng nước và giữ nước của người dân đất Việt. Nhiều chi tiết tạo điểm nhấn khiến người đọc, người nghe không khỏi thổn thức như hình ảnh người mẹ gạt nước mắt tiễn con trai duy nhất lên đường nhập ngũ, cuộc chiến khốc liệt giữa quân giải phóng Việt Nam và quân PolPot trên mảnh đất Campuchia hay sự hi sinh của Ngọ để lại biết bao ân hận trong lòng nhân vật tôi. Từng trang viết dường như thấm đẫm cảm xúc của tác giả, thấm đẫm máu và nước mắt của những lính và người thân của họ trong cuộc chiến biên giới Tây Nam. Lần trở lại Nongchan của nhân vật tôi để giải quyết những tiếc nuối trong lòng về cái chết của người đồng đội. Sau mấy chục năm, những người lính nằm xuống trên chiến trường vẫn để lại biết bao tiếc thương với đồng đội và người thân. Các anh đã anh dũng hi sinh để đất nước có ngày hòa bình, tươi đẹp hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Ngoài mây trời đầy trống vắng”: Những nhỏ nhoi tráng lệ

“Ngoài mây trời đầy trống vắng”: Những nhỏ nhoi tráng lệ 14/8/2023

Nhà thơ Đoàn Văn Mật sinh năm 1980 tại Nam Định. Anh để lại nhiều dấu ấn trong thi đàn với các tập thơ, trường ca như “Giữa hai chiều thời gian”, “Bóng người trước mặt”, “Sóng trầm biển dựng”. Vừa qua, anh ra mắt tập thơ “Ngoài mây trời đầy trống vắng” sau thời gian dài ấp ủ. Sau đây, mời các bạn cùng gặp gỡ nhà thơ gốc Nam Định để cùng cảm nhận về tập thơ mới nhất của anh:

Lục bát Trần Thắng

Lục bát Trần Thắng 11/8/2023

Trong giới văn nghệ sĩ nước ta xưa nay, có nhiều người vừa là họa sĩ vừa viết văn, làm thơ. Và dường như có một mối tương giao đặc biệt giữa hai loại hình nghệ thuật này mà sáng tác của họ: kể cả tranh vẽ và thơ, văn đều có những đường nét khó trộn lẫn. Họa sĩ Trần Thắng là tác giả của tập thơ “Dốc im lặng” với 55 bài thơ và 32 phụ bản tranh ra mắt độc giả mới đây. Trần Thắng sinh năm 1971, quê ở Nam Định. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, là họa sĩ của Báo Ảnh Dân tộc Miền Núi (Thông tấn xã Việt Nam). Trước “Dốc im lặng”, những sáng tác đã xuất bản của Trần Thắng có thể kể đến tập thơ “Kẻ Bắc người Nam”, các tập thơ in chung với thành viên Quán Chiêu Văn, tập “Ngày qua còn mãi”.

"Nước lớn triền đê": Buồn vui cuộc đời người phụ nữ 10/8/2023

Câu chuyện chúng ta vừa nghe được mở ra bằng bi kịch của Nhiên, nhân vật nữ chính trong truyện ngắn. Sau một buổi tối, Nhiên bỗng trở thành góa bụa, phải ngậm ngùi nuôi con một mình khi Khoa, chồng Nhiên bất ngờ bị tai nạn, ngã đập đầu xuống đường do kẻ nào đó đã tông vào mà công an chưa tìm ra manh mối. Phần lớn nội dung truyện ngắn là những diễn biến tâm lý của Nhiên. Nhiên mang nặng trong lòng mối uẩn khúc, u uất về cái chết của chồng nên cứ cuối tháng lại đạp xe lên tỉnh để hỏi công an xem đã có thông tin gì mới về vụ điều tra hay chưa. Thời gian thấm thoắt trôi đi, cuộc sống hàng ngày của mẹ con Nhiên có sự giúp đỡ đùm bọc thân tình của những người hàng xóm, trong đó có anh Hai con thím Bảy. Anh Hai đem lòng yêu Nhiên và muốn cưới cô, nhưng Nhiên đã quyết định rằng khi nào chưa tìm ra hung thủ thì cô chưa thể đành lòng đi bước nữa. Truyện còn có nhiều chi tiết phân tích tâm lý nhân vật rất tinh tế khác qua mối quan hệ giữa Nhiên, Hai và Thùy, đều là những người hàng xóm cận kề. Thùy đem lòng yêu Hai nhưng Hai lại thầm yêu Nhiên. Cho đến một ngày tưởng như hạnh phúc bắt đầu mỉm cười với Hai và Nhiên thì một bi kịch khác lại đến. Đó chính là lúc Hai ra công an đầu thú việc mình đã gây nên cái chết cho Khoa, chồng Nhiên cách đây nhiều năm. Hai quyết định chịu nhận án để mong cho Nhiên an lòng xây dựng hạnh phúc mới. Truyện mở ra bằng một bi kịch và kết thúc bằng một bi kịch, để lại nhiều cay đắng day dứt và cả bẽ bàng trong lòng Nhiên bởi Nhiên cũng đã dành tình cảm cho Hai. Suy cho cùng, người phụ nữ vẫn là người dễ chịu những tổn thương và nhận thiệt thòi nhiều hơn cả. Truyện kết thúc bằng hình ảnh Nhiên đạp xe từ đồn công an về trong một trạng thái dở khóc dở cười, nghĩ cuộc đời đã đùa với mình theo một cách thật trớ trêu. Bi kịch của Nhiên có lẽ sẽ còn làm day dứt mỗi người nghe, người đọc rất nhiều khi câu chuyện khép lại. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Chất trữ tình của ca dao

Chất trữ tình của ca dao 10/8/2023

Trong chương trình “Tìm trong kho báu” tuần trước, chúng ta đã có những bước chân đầu tiên đi vào ca dao, một thể loại văn học dân gian hết sức đẹp đẽ, gần gũi và độc đáo của dân tộc ta. Tuần này, mời Quý vị và các bạn cùng ngẫm nghĩ về chất trữ tình của cũng như tính ứng dụng của ca dao trong đời sống xưa nay.

Mây trong thơ Việt

Mây trong thơ Việt 9/8/2023

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, có lẽ ai cũng đã từng đôi lần ngắm mây. Có làn mây trôi ngang ta buổi sớm, có áng mây như dừng lại lúc trời chiều. Có đám mây bồng bềnh phiêu lãng trên trời cao, có bóng mây in dưới làn nước hồ sâu thẳm. Vừa là một vẻ đẹp của thiên nhiên, con người nhiều khi cũng mượn mây để gửi gắm, ký thác những tình cảm của lòng mình. Thế nên bao đời qua, mây đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của văn chương nghệ thuật, trong đó có thi ca. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT (VOV6) lần này xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với chủ đề: Mây trong thơ Việt

"Hương say" - Qua cơn mê đắm 8/8/2023

Giống như mọi ngả đường đều có thể dẫn đến tình yêu, câu chuyện ngoại tình cũng có nhiều lý do: người vì hết yêu, kẻ vì sa ngã trước cám dỗ hoặc tham lam, muốn có được nhiều hơn. Nhưng dẫu vì lý do gì, ngoại tình vẫn đem đến một cảm giác nặng nề khi lời hứa thủy chung bị quên lãng, bị vứt bỏ, bị giày xéo. Tình yêu tưởng như thiên trường địa cửu bỗng chốc tan vỡ vì những điều nhiều khi vụn vặt, tầm thường… Kể lại câu chuyện ngoại tình từ góc nhìn của người bị phản bội, truyện “Hương say” của tác giả Hồ Loan đem đến nhiều xót xa. “Nàng” và Hiền đều là những người đẹp. Họ đã từng được theo đuổi một cách si mê nhưng cuối cùng, vẫn bị đối phương “cắm sừng”. Hai người đàn bà, hai câu chuyện cay đắng. Trong toàn bộ truyện ngắn này, mùi hương giống như một “chỉ dấu”. Nó đã từng tượng trưng cho tình yêu say đắm, cho sự duy nhất và niềm tin về sự vĩnh viễn chỉ một mình em. Nhưng cũng chính mùi hương lại là lí do cho hai vụ ngoại tình: một của chồng Hiền, một của người yêu nàng. Dường như điều đó cũng là một ẩn ý về việc điều làm người ta yêu cũng có thể trở thành lý do để người ta phản bội, rằng chẳng có gì là mãi mãi hay vĩnh viễn. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Tâm tình, ân tình người Việt trong ca dao

Tâm tình, ân tình người Việt trong ca dao 2/8/2023

Trong kho tàng văn học dân gian của nước ta, với mỗi người Việt, ca dao là một thể loại gần gũi, quen thuộc, thiết thân. Qua thời gian, qua nhiều giai đoạn lịch sử, những bài học và giá trị của ca dao trong vận dụng đời sống vẫn luôn tươi mới, sâu sắc. Kể từ chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) tìm về với những vần ca dao chuyên chở tâm tình và cả ân tình của người Việt chúng ta

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya