Những bước chuyển của điện ảnh thị trường6/10/2022

Không thể phủ nhận sự kì công, “chịu chơi” của các nhà sản xuất trong những năm gần đây. Vì thế, đã có nhiều lời khen dành cho những sản phẩm điện ảnh thị trường khi chất lượng ngày càng tốt hơn, nắm bắt được nhu cầu của khán giả cũng như bước đầu tiệm cận xu hướng làm phim của thế giới. Điện ảnh thị trường đang có những bước chuyển mình, không chỉ mang về doanh thu chủ đạo cho nền điện ảnh nước nhà mà còn bắt đầu bước ra bên ngoài, đến với những thị trường rộng lớn hơn trong khu vực và trên thế giới. Tiếp nối loạt phóng sự “Điện ảnh thị trường và nỗ lực “cất cánh”, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) có phóng sự tiếp theo nhan đề “Những bước chuyển của điện ảnh thị trường”. (Làn sóng Nghệ thuật 27/09/2022)

"Mắt nào xanh nhất": Lặn sâu vào chủ nghĩa màu da 6/10/2022

Nữ nhà văn Toni Morrison là người Mỹ gốc Phi đã giành giải Nobel Văn học năm 1993. Tất cả tác phẩm của bà đều xoay quanh hành trình của người da đen trên đất Mỹ, phơi bày những trang lịch sử tối tăm của một chủng tộc đã bị đối xử tồi tệ. Cho tới nay, trong số 11 cuốn tiểu thuyết của nữ nhà văn, “Mắt nào xanh nhất” vẫn là một trong những tác phẩm có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và khó quên nhất về vấn đề phân biệt chủng tộc trong lòng nước Mỹ. Đây cũng là một trong hai cuốn sách mở màn cho Tủ sách giới của Công ty Cổ phần sách và truyền thông San Hô. Để hiểu thêm về cuốn tiểu thuyết này, mời quý vị và các bạn cùng nghe bài của tác giả Ngô Thuận Phát, nhan đề “Mắt nào xanh nhất – Lặn sâu vào chủ nghĩa màu da”.

Điện ảnh Việt và những cơn sóng thị trường

Điện ảnh Việt và những cơn sóng thị trường 5/10/2022

Ngày 28/12/2021, bộ phim “Rừng thế mạng” của đạo diễn Trần Hữu Tấn ra rạp, mở đầu cho sự trở lại của những bộ phim thương mại tại các rạp chiếu sau nửa năm đình trệ vì dịch bệnh covid 19. Cũng từ đó, trong hơn nửa đầu năm nay, đã có gần 40 phim điện ảnh Việt ra rạp, chứng tỏ những nỗ lực không nhỏ của các nhà làm phim và ekip vẫn cố gắng duy trì các dự án sản xuất trong những điều kiện khó khăn, phức tạp của dịch bệnh. Tuy vậy, trước những thay đổi của thị hiếu khán giả, với những nhu cầu thưởng thức phim đa dạng, các nhà làm phim cũng phải có những điều chỉnh phù hợp. Sóng Covid chưa qua, sóng thị trường đã ập tới, họ cần phải làm gì để vượt qua những khó khăn đó? Đây cũng là nội dung loạt phóng sự “Điện ảnh thị trường và nỗ lực cất cánh” của phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6, kì đầu tiên với nhan đề: “Đại dịch Covid 19 và những cơn sóng thị trường”. (Làn sóng Nghệ thuật 23/09/2022)

“Sóng độc”: Khắc họa nghề báo bằng tiểu thuyết

“Sóng độc”: Khắc họa nghề báo bằng tiểu thuyết 29/9/2022

Nghề báo và nghề văn có nhiều giao điểm. Chẳng thế, chúng ta có những nhà báo viết văn và ngược lại, số lượng các nhà văn viết báo cũng rất phong phú. Tuy nhiên, có một điều lạ lùng là tiểu thuyết viết về nghề báo ở nước ta lại không nhiều, thậm chí rất hiếm. Gần đây, sự ra đời của tiểu thuyết “Sóng độc” – tác phẩm mới nhất của nhà văn Trần Gia Thái dường như mới khiến địa hạt này bớt phần trống trải.

"Không ai sống giống ai trong cuộc đời này" - Câu chuyện của một tù nhân 22/9/2022

Là giải thưởng văn học danh giá với tuổi đời 120 năm, giải Goncourt của Pháp được trao thường niên cho tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất trong năm. Ở nước ta, đã có nhiều tác phẩm Công-cua được xuất bản như “Dưới bóng những cô gái đương hoa” (Marcel Proust), “Rễ trời” (Romain Gary), “Người tình” (Marguerite Duras)… Gần đây, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả Việt một tác phẩm đạt giải Công-cua năm 2019 – tiểu thuyết “Không ai sống giống ai trong cuộc đời này” của nhà văn Jean-Paul Dubois do dịch giả Nguyễn Thị Tươi chuyển ngữ. Sau đây, chúng ta cùng bước vào thế giới của “niềm tuyệt vọng rất đỗi dịu dàng” đó qua một vài cảm nhận của phóng viên chương trình.

Một góc nhìn khác về cuộc chiến

Một góc nhìn khác về cuộc chiến 9/9/2022

Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha vừa ra mắt tiểu thuyết “Hương” (do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành). Thông qua nhật ký và hồi ký của những người lính ở cả hai bên chiến tuyến, tác giả đã giúp người đọc hiểu hơn về sự khốc liệt của chiến tranh, về tình yêu của những người lính cũng như lòng vị tha của con người Việt Nam. Cuốn sách là một câu chuyện tình, nhưng đồng thời cũng như một nén hương tưởng niệm những người chiến sĩ thầm lặng đã hi sinh vì Tổ quốc. Sau đây, chúng ta cùng bước vào thế giới của tiểu thuyết “Hương” qua bài viết của BTV Đỗ Anh Vũ có nhan đề “Một góc nhìn khác về cuộc chiến”.

Bút ký “Những người đưa cánh sóng bay xa”

Bút ký “Những người đưa cánh sóng bay xa” 31/8/2022

Ngày nào cũng vậy, từ “vươn thở đến tiếng thơ”, từ miền núi cao hay miền cát trắng, từ miền xuôi tới miền ngược, ở những nơi núi cao nhất cho đến những nơi sình lầy, hoang vu hay cát bỏng, nắng cháy...những kỹ thuật viên của các Đài phát sóng phát thanh không quản ngày rét cắt da, đêm mưa dầm dề, khi nắng như thiêu, khi bão như cuốn bay cả người vẫn bám Đài, bám máy không một chút xao nhãng, vượt qua khó khăn giữ cho cánh sóng phát thanh luôn thông suốt, rõ, xa, rộng, chuẩn…bay cao, vang xa đến mọi miền Tổ quốc và nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Họ không bao giờ được nhắc tên trên làn sóng nhưng họ là cánh tay nối dài của cánh sóng. Và nhà báo Đồng Mạnh Hùng đã trìu mến gọi họ là “Những người đưa cánh sóng bay xa”:

Sự bất trắc của đời sống đô thị trong

Sự bất trắc của đời sống đô thị trong "Ở trọ phố phường" 31/8/2022

Trong 10 năm qua, tác giả Anh Thư, biên tập viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam, đã xuất bản 4 tác phẩm: “Thư không gửi cho ba”, “Café và quán vắng”, “Giấc mơ trung thu”, và mới nhất là tập truyện ngắn “Ở trọ phố phường” (do NXB Văn học ấn hành). Hai mươi truyện ngắn là những lát cắt đời sống, phô bày những trạng thái bấp bênh và bất an của những thân phận từ nông thôn đến sinh sống và làm việc tại thành phố. Để hiểu thêm về tác phẩm này, BTV chương trình đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Thiên Sơn, người đã luôn dành sự quan tâm tới các sáng tác của tác giả Anh Thư.

Tùy bút

Tùy bút "Đi dưới bóng cây" 29/8/2022

Thường ngày mồng 1, ngày rằm hằng tháng và dịp lễ tết chúng ta thường đi lễ chùa để cầu an. Vậy nhưng, ngoài những ngày này, người dân ở làng làng Phú La, xã Đô Lương, tỉnh Thái Bình còn lên chùa vào dịp Ngày lễ Độc lập hay một số dịp trọng thể trong năm để thắp hương tưởng niệm các thế hệ tiền nhân, các anh hùng liệt sỹ là người làng đã hy sinh vì đất nước. Đặc biệt dịp 27/7, người dân làng Phú La dù ở xa hay gần cũng đều về làng lên chùa để làm lễ dâng hương, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Tùy bút “Đi dưới bóng cây” của nhà thơ Nguyễn Thành Phong gợi nhiều suy tư, ngẫm ngợi về đạo và đời, về lẽ sống và sự cống hiến. Đi dưới bóng cây chùa làng trong những ngày lễ trọng của đất nước, để thấm thía hơn về đạo nghĩa và công tích của nhiều đời người đi trước, để tỏ hơn việc tu thân rèn chí, để mong ước mình lập được một chút công tích nhỏ nhoi nào đó cho khỏi thẹn với tiền nhân

"Chuồng cọp trên cao" - Câu chuyện làng quê thời hiện đại 25/8/2022

Tên tuổi của cô giáo xứ Đông – tác giả Nguyễn Thu Hằng đã trở nên quen thuộc với nhiều bạn đọc, nhất là với các thính giả yêu thích các chương trình Văn nghệ thiếu nhi của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6). Năm nay, chị lại tiếp tục ghi dấu ấn khi giành Giải Ba trong Cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ 7 với tập truyện “Chuồng cọp trên cao” (do NXB Trẻ ấn hành). Là tác giả 7x duy nhất có mặt trong số 12 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo của cuộc thi này, “Chuồng cọp trên cao” có gì khác biệt? Chúng ta cùng giải mã sức hút của tập truyện này qua một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.

Một ngày của A Biu

Một ngày của A Biu 24/8/2022

Đến làng Plei Klếch, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, hỏi nghệ nhân ưu tú A Biu ai cũng biết. Ông không chỉ giỏi đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng, thuộc và kể rất nhiều bài sử thi, truyện cổ dân gian Ba Na… mà còn hát rất hay và chơi được nhiều loại nhạc cụ như ghita, organ, đàn tranh, đàn bầu. Nghệ nhân ưu tú A Biu có một tình yêu đặc biệt với văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na và mong muốn cháy bỏng bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc mình ngay trong cuộc sống đời thường. Để lan tỏa tình yêu ấy đến với mọi người, nghệ nhân A Biu đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng để du khách trong và ngoài nước có cơ hội trải nghiệm văn hóa Ba Na. Bút ký “Một ngày của A Biu” của nhà văn Phan Mai Hương phác họa đôi nét chân dung nghệ nhân ưu tú đa tài A Biu. Mời các bạn cùng nghe:

"Đây là lạc thú": Góc nhìn khác về phong trào Me Too 18/8/2022

Lấy bối cảnh phong trào metoo, "Đây là lạc thú" là câu chuyện đầy mê lực xoay quanh tình bạn kéo dài hơn hai mươi năm giữa Quin và Margot. Sôi nổi, tinh tế, bảnh bao – Quin, biên tập viên nổi tiếng của giới xuất bản New York, dính phải cáo buộc nhiều lần quấy rối phụ nữ và đối mặt với làn sóng đòi trục xuất khỏi ngành vĩnh viễn của đám đông giận dữ. Trước tình cảnh đó, Margot rơi vào thế lưỡng nan. Mọi chuyện bắt đầu sai từ đâu? Margot đã gián tiếp dung túng cho hành vi quấy rối hay bản thân cáo trạng dành cho Quin cũng có những điểm đáng ngờ?

Trở lại Trường Sa

Trở lại Trường Sa 17/8/2022

Là nhà thơ mặc áo lính nên Nguyễn Hữu Quý có nhiều dịp ra Trường Sa. Lần nào ra với biển đảo, với những người lính cũng để lại trong anh những kỷ niệm khó quên, những cảm xúc mạnh mẽ, là chất liệu để nhà thơ viết nên những vần thơ, những bút ký tràn đầy xúc động. Mới đây, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại ra với Trường Sa, như một cơ duyên để rồi từ đó bút ký “Trở lại Trường Sa” ra đời. Trường Sa nay đã thay đổi nhiều, từ cảnh quan môi trường đến các công trình và cuộc sống của bộ đội, nhân dân trên các đảo. Nhưng có một điều vẫn giữ vẹn nguyên không hề suy suyển, đó là tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo của các chiến sỹ hải quân nhân dân Việt Nam. Tinh thần ấy thể hiện ở sự quyết tâm vượt qua khó khăn, sự hăng say luyện tập trên thao trường, sự cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh và ở những công việc cụ thể như cứu giúp ngư dân, trồng cây, chăm sóc rau xanh, kè đá, tôn tạo đảo…

"Vệt sáng của bụi": Thương những phận người lam lũ 16/8/2022

Giải thưởng Văn học tuổi 20 luôn đem đến nhiều cá tính cho văn chương. Ở lần thứ bảy được tổ chức, trước khi tạm dừng, cuộc thi đã thu hút 511 tác phẩm dự thi và 12 tác phẩm được chọn vào chung khảo. Chúng ta đã có dịp tìm hiểu tác phẩm “Chopin biến mất” của tác giả Hiền Trang, một mảnh ghép của Văn học tuổi 20 lần thứ bảy. Trong chương trình hôm nay, Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) muốn đem đến một sắc màu khác của cuộc thi này cho quý vị và các bạn. Đó là tập truyện ngắn “Vệt sáng của bụi” của nhà văn Lê Quang Trạng. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng bước vào không gian miền Tây sông nước của tập truyện này qua một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.

Quặn thắt dòng sâu Hậu

Quặn thắt dòng sâu Hậu 5/8/2022

Đất nước ta nhiều sông ngòi, cuộc sống người dân luôn gắn với sông nước. Sông ngàn năm cần mẫn chuyên chở phù sa, nuôi dưỡng con người, bồi đắp nền văn hóa những nơi nó đi qua. Cho dẫu những dòng sông bây giờ cũng đục trong, cạn vơi đi rất nhiều, cá tôm cũng không còn nhiều nữa…nhưng nó vẫn sống trong ký ức của những ai đã từng sinh ra và lớn lên bên cạnh dòng sông. Sông không chỉ là quê hương, là bạn, là người thân mà nó còn là thứ tài sản vô giá của con người: thứ tài sản không phải ai cũng được thừa hưởng bởi vốn dĩ không ai được chọn cho mình một quê hương để sống khi mới sinh ra…Sông Hậu ở miền Tây Nam Bộ là một trong những con sông như thế. Sông có mối liên hệ mật thiết với con người và cảnh vật nơi đây từ bao đời nay. Song con sông này đang bị sạt lở nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ bị xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản…Cần phải làm gì để cứu lấy sông Hậu, đó là điều trăn trở mà tác giả Trương Chí Hùng gửi gắm trong bút ký “Quặn thắt dòng sâu Hậu”.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Đối thoại mở
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Đối thoại mở
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ