"Chào xuân": Triển lãm của họa sĩ Nguyễn Minh Sơn 5/2/2022

Gần 40 tác phẩm về cảnh vật, thiên nhiên, phong cảnh làng quê, vùng núi... đều mang sức sống tươi mới. (Làn sóng nghệ thuật)

Opera “Công nữ Anio”: Chuyện tình của nàng dâu Việt đầu tiên ở nước Nhật

Opera “Công nữ Anio”: Chuyện tình của nàng dâu Việt đầu tiên ở nước Nhật 5/2/2022

Dự án nghệ thuật do Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và Ban Điều hành “Công nữ Anio” tổ chức. Đây là hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2023). Vở opera dựa trên câu chuyện có thật trong lịch sử giao thương giữa Việt Nam và Nhật Bản từ những năm đầu thế kỷ 17. Công nữ Ngọc Hoa (công nữ Anio) là con gái của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Nàng đã gặp và phải lòng chàng thương nhân Nhật Bản Araki Sotaro, cùng nguyện ý kết duyên vợ chồng. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên dù phản đối việc gả con gái đến một đất nước xa lạ, nhưng tình yêu sâu đậm của họ đã khiến Chúa đồng ý ban hôn cho hai người và tiễn họ đến Nagasaki, Nhật Bản. Người dân Nagasaki tiếp đón công nữ Ngọc Hoa nồng hậu và gọi nàng bằng cái tên thân mật “Anio-san”. (Làn sóng nghệ thuật)

Lối đi nào để thành hiện thực

Lối đi nào để thành hiện thực 3/2/2022

Trước thực trạng ở thành phố Hà Nội đang thiếu trầm trọng các không gian công cộng, không gian sáng tạo thì việc chuyển đổi các nhà máy cũ chứa đựng những giá trị di sản công nghiệp có thể coi là một giải pháp hiệu quả để tháo gỡ khó khăn về mặt bằng cho phát triển không gian sáng tạo. Làm thế nào biến các nhà máy cũ thành không gian sáng tạo và giải pháp nào để các không gian sáng tạo phát triển xứng tầm, bền vững? Đây cũng là nội dung kỳ 3 loạt phóng sự “Biến nhà máy cũ thành không gian sáng tạo: Làm gì để không còn là ước mơ?”. (Làn sóng nghệ thuật)

Tạo sức sống mới từ những không gian cũ

Tạo sức sống mới từ những không gian cũ 3/2/2022

Thời gian qua, tại Hà Nội đã có một số mô hình không gian sáng tạo mới đưa vào hoạt động, trở thành điểm hẹn của các nghệ sĩ và thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ. Các nhà máy cũ được hồi sinh theo một cách đặc biệt, đó là đưa nghệ thuật đương đại vào kể lại câu chuyện lịch sử, tạo ra không gian sáng tạo hấp dẫn. Đây là nội dung kỳ 2 loạt phóng sự “Biến nhà máy cũ thành không gian sáng tạo: Làm gì để không còn là ước mơ?”. (Làn sóng nghệ thuật)

Từ nhà máy cũ đến không gian sáng tạo: Đừng để lãng phí di sản

Từ nhà máy cũ đến không gian sáng tạo: Đừng để lãng phí di sản 3/2/2022

Những năm gần đây, Nhà nước có chủ trương đưa các nhà máy sản xuất ra khỏi nội thành. Với thành phố Hà Nội, nơi hội tụ nhiều nhà máy lớn của cả nước thì đây là cơ hội tốt để thủ đô tận dụng những gì sẵn có từ các nhà máy để chuyển đổi thành những không gian công cộng, không gian sáng tạo. Điều này rất ý nghĩa khi Hà Nội đã được UNESCO công nhận là thành viên “Mạng lưới các thành phố sáng tạo”. Trong khi người dân thủ đô đang “khát” những không gian nghệ thuật sáng tạo để vui chơi, nâng cao đời sống tinh thần thì nhiều nhà máy cũ ở thủ đô nằm trong diện di dời lại được xây dựng thành chung cư hoặc trung tâm thương mại. Phải chăng sự lãng phí tiềm năng di sản công nghiệp đang dần làm mất đi những cơ hội cuối cùng để lưu giữ lại những giá trị ký ức lịch sử một thời của mảnh đất Thăng Long xưa. Đây là nội dung kỳ 1 trong loạt phóng sự “Biến nhà máy cũ thành không gian sáng tạo: Làm gì để không còn là ước mơ?”. (Làn sóng nghệ thuật)

"Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian": Sinh ra từ cái đẹp 28/1/2022

Khi nhắc về văn học của người Việt ở hải ngoại, một trong những cái tên không thể bỏ qua là Ocean Vuong. Anh ngay lập tức thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và độc giả trên khắp thế giới với tập thơ “Trời đêm những vết thương xuyên thấu”. Tiểu thuyết đầu tay của Ocean Vuong, “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian”, khi vừa phát hành đã lọt vào danh sách bán chạy nhất của tờ New York Times và được dịch sang 12 thứ tiếng. Gần đây, với cầu nối là Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam, cuốn sách cũng đã đến tay độc giả Việt qua phần chuyển ngữ của dịch giả Khánh Nguyên.

Báo Văn nghệ số xuân Nhâm Dần

Báo Văn nghệ số xuân Nhâm Dần 24/1/2022

Văn nghệ số xuân Nhâm Dần có những sáng tác: GIAN NAN THÊM MỘT LẦN THỬ SỨC của Hải Đường; LỬA TỪ DÂN của Uông Ngọc Dậu; NHỮNG DẤU ẤN CỦA MỘT NỀN "NGOẠI GIAO CÂY TRE" của Ngọc Sơn; THỜI KỲ HẬU CORONA - LUÔN CÓ CƠ HỘI TRONG KHỦNG HOẢNG của Ts. Nguyễn Hoàng Dũng; NING NƠNG MÙA QUỲ TÀN của Văn Công Hùng; XUÂN NÀY TẾT NỌ của Nguyễn Hiệp; MÙA CÚC VÀNG HOA của Huỳnh Thạch Thảo; HOA CHI PÂU TRÊN ĐỈNH TÀ CHÌ NHÙ của Võ Bá Cường; NGƯỜI GIỜ NƠI NAO... của Trần Quỳnh Nga; NHỮNG NGƯỜI DỆT MÙA XUÂN của Hoàng Thanh Hương; CÁI GIÁ CỦA HÒA BÌNH của Trầm Hương; LẠI NHỚ TẾT XƯA của Nguyễn Minh Ngọc; TẾT TA của Lộc Bích Kiệm; TẾT CỒN CÚ NHỚ... LÂN KY của Trần Dũng; THƠ THẨN HOÀNG LIÊN của Nguyên An;

Công chiếu phim tài liệu về danh họa Mai Trung Thứ

Công chiếu phim tài liệu về danh họa Mai Trung Thứ 20/1/2022

Họa sĩ Mai Trung Thứ (1906-1980) tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông là một trong những họa sĩ đầu tiên đưa hội họa Việt Nam hội nhập xu thế hiện đại. Các tác phẩm của ông là tổng hòa hoàn hảo giữa truyền thống của phương Đông với phương Tây. Viện Pháp tại Việt Nam công chiếu bộ phim tài liệu “Mai Thứ: Hành trình trở lại Mâcon của một nghệ sĩ đa tài” được thực hiện trong khuôn khổ triển lãm “Mai Trung Thứ (1906-1980), tiếng vọng của một Việt Nam trong mơ”. (Làn sóng nghệ thuật)

“Đọc Radio

“Đọc Radio": Ấn phẩm chào xuân của VOV6 20/1/2022

Đầu xuân năm nay đã trở thành một dấu mốc đặc biệt với Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam khi cùng với NXB Văn học và Công ty Cổ phần Văn hoá và Truyền thông Liên Việt ra mắt ấn phẩm “Đọc Radio”. Với hơn 400 trang cùng nhiều chuyên mục phong phú, tác phẩm hứa hẹn là một món quà đặc sắc gửi tới những người yêu mến phát thanh Văn nghệ. “Đọc Radio” có gì khác với nghe radio? Sau đây, chúng ta cùng nghe bài của BTV Nguyễn Hà với nhan đề “Đọc Radio - Ấn phẩm chào xuân của VOV6”.

"Vẽ gì cũng là tự họa" - 60 năm cuộc đời đi vẽ của họa sĩ Trịnh Lữ 14/1/2022

Không phải lần đầu tiên dịch giả, họa sĩ Trịnh Lữ ra mắt một tuyển tập tranh. Tuy nhiên, “Vẽ gì cũng là tự họa” vẫn để lại một dấu ấn đặc biệt khi tập hợp các bức tranh mà họa sĩ Trịnh Lữ vẽ từ năm 1963 đến nay. Đây cũng là tác phẩm mở màn cho Tủ sách Mỹ thuật Việt Nam của Công ty Omega Plus, đồng thời cũng là chủ đề triển lãm cá nhân của ông diễn ra gần đây. Cuốn sách này có gì thú vị? Mời quý vị và các bạn cùng bước vào thế giới “Vẽ gì cũng là tự họa” của họa sĩ Trịnh Lữ qua bài viết của phóng viên chương trình.

"Người công giáo cộng sản" kể về cuộc đời của một vị tướng 14/1/2022

Nhân vật chính trong tiểu thuyết là một nhà cách mạng thuộc thế hệ đầu tiên. Cuộc đời trải dài trên những vùng địa lý rộng lớn trong Nam, ngoài Bắc và cả nước ngoài. Xuất thân từ Công giáo, nhưng cuộc đời đã đưa ông "sắm" rất nhiều vai khác nhau: thầy giảng, phu đồn điền, thủ lĩnh phong trào, tù nhân, thầy thuốc, người thiết lập mạng lưới cách mạng, người quyết định khởi nghĩa, nhà tổ chức đào tạo quân sự, vị tướng trận, vị thanh tra, nhà ngoại giao... Đây là một đặc trưng của một thế hệ cách mạng tiền bối: sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào được giao và phải hoàn thành bằng mọi giá! Tìm lại những mẩu chuyện đã xảy ra về một nhân vật, người viết muốn tôn vinh những thế hệ tiền bối cách mạng đã xả thân để giành lại nền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện của quá khứ, thiết nghĩ vẫn còn nguyên giá trị cho các thế hệ sau này. Đó chính là phẩm chất của các thế hệ cách mạng trung kiên, rộng hơn đó cũng là biểu tượng của người Việt Nam khi dân tộc phải trực diện với những thử thách sống còn.

Từ bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” đến ca khúc “Bến xưa”

Từ bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” đến ca khúc “Bến xưa” 11/1/2022

Bài hát “Bến xưa” của nhạc sĩ Lê An Tuyên, phổ từ bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” của nhà thơ Nguyên Hùng (người con xứ Nghệ đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh). Nhạc sĩ Lê An Tuyên đang định cư ở nước Đức. Tình cảm nhớ quê hương, xứ sở luôn đầy ắp trong trái tim người con xa quê. Vì thế khi đọc bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” thì nỗi niềm ấy như được đồng cảm, lan tỏa và nhanh chóng thăng hoa cùng nốt nhạc. (Điểm hẹn văn nghệ)

Chiếc thang cao màu xanh – Hành trình trưởng thành đầy mất mát

Chiếc thang cao màu xanh – Hành trình trưởng thành đầy mất mát 6/1/2022

Không quá nổi bật như điện ảnh hay âm nhạc nhưng giai đoạn gần đây, văn học Hàn Quốc cũng nhận được nhiều sự chú ý. Các tác phẩm văn học Hàn cũng dần được giới thiệu rộng rãi ở nước ta. Trong đó, có thể nhắc tới một trong những nhà văn thuộc hàng best seller của Hàn Quốc Gong Ji-Young (Cung Chi Oong) với hàng loạt các tác phẩm như “Ngôi nhà vui vẻ”, “Dù con sống thế nào mẹ cũng luôn ủng hộ”, “Cá thu”, “Công thức nấu ăn tặng con gái”… và nổi bật nhất là “Chiếc thang cao màu xanh” do NXB Phụ nữ ấn hành. Chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm này qua bài “Chiếc thang cao màu xanh – Hành trình trưởng thành đầy mất mát” của BTV Nguyễn Hà

Văn học Việt-Một năm nhìn lại

Văn học Việt-Một năm nhìn lại 31/12/2021

Vậy là năm 2021 đã qua, một năm đầy biến động trên mọi phương diện do tình hình dịch bệnh phức tạp và văn học Việt cũng nằm trong vòng quay đầy biến động đó. Với mong muốn mang đến những người yêu văn chương có thêm những góc nhìn văn học, Ban Văn học nghệ thuật (VOV6) phối hợp cùng Khoa Văn học-Trường Đại học KHXH và NV-Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tọa đàm "Văn học Việt-Một năm nhìn lại" qua hình thức tọa đàm trực tiếp và tọa đàm online

Báo Văn nghệ số 1+2 ra ngày 1/1/2022

Báo Văn nghệ số 1+2 ra ngày 1/1/2022 30/12/2021

Aqua, Trần Băng Khuê, Điền hương, Tống Ngọc Hân, Người dơi, Quyên Gavoye, Khí lạ, Phạm Duy Nghĩa

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00

Câu chuyện nghệ thuật (đang phát)

10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya