Trải qua hàng triệu năm tồn tại và phát triển loài người đã phải hứng chịu bao thảm họa thiên tai, và dịch bệnh. Dịch bệnh covid-19 mà chúng ta đã và đang trải qua chỉ là một trong muôn vàn thứ dịch bệnh đã cướp đi mạng sống của con người thậm chí đe dọa hủy diệt loài người. Để có thể tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay loài người rất cần đến trí tuệ, công sức và lòng nhân của những con người ưu tú. Chính họ là những ngôi sao sáng, những vị cứu tinh đã làm thay đổi thế giới, cứu vớt, mang tới sự hồi sinh cho cuộc sống. Câu chuyện của nhà trí thức, nhà lãnh đạo người Ấn , Mahatma Gandhi thể hiện trong cuốn tự truyện của ông cho chúng ta những suy ngẫm và liên hệ với những gì đang diễn ra trong đời sống hôm nay trước đại dịch covid -19. Bài của luật sư Ngô Ngọc Trai chia sẻ điều này
báo Văn nghệ, CHUYẾN TÀU QUA THÀNH PHỐ, nhà văn. Nguyễn Thị Mai Phương, NHÀ TẠC TƯỢNG, Trần Thúc Hà
Tuần phim do Cục Điện ảnh phối hợp với Hiệp hội Các nhà sản xuất phim Ba Lan tổ chức đang diễn ra tại 5 thành phố: Torun, Warsaw, Krakow, Lodz, Gdynia. Tuần phim giới thiệu tới khán giả 5 phim truyện Việt Nam, gồm: “Truyền thuyết về Quán Tiên”, “Bố già”, “Tiệc trăng máu”, “Mắt biếc” và “Song lang”. (Làn sóng nghệ thuật 08/10/2021)
Tiểu thuyết đầu tay viết về trẻ em của nhà văn R.J.Palacio không chỉ chứa chan tình thương mà còn đầy ắp sự ấm áp dành cho một số phận thiếu may mắn. R.J.Palacio đã biến tác phẩm “Điều kỳ diệu” trở thành quà tặng cuộc sống cho hàng triệu người trên thế giới. (Điểm hẹn văn nghệ 09/10/2021)
Bộ phim của nghệ sỹ piano, đạo diễn người Pháp François Bibonne được thực hiện bằng tiếng Pháp với phụ đề tiếng Việt, khám phá sự kết nối hài hòa âm nhạc truyền thống và âm nhạc phương Tây tại Việt Nam. (Làn sóng nghệ thuật 05/10/2021)
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo đã vinh dự được tặng Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 10 (Giải Tác phẩm cho cuốn sách ảnh “Hà Nội dấu yêu”). (Câu chuyện nghệ thuật 08/10/2021)
NXB Phụ nữ Việt Nam vừa cho ra mắt tập sách “Nguyễn Xuân Khánh - Một nụ cười mỉm, một nghiệp văn xuôi”- tuyển chọn các bài viết hay về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, một nhà văn lớn của văn học hiện đại Việt Nam vừa tạ thế giữa năm 2021.
Thật mừng là con số mắc Covid-19 tại đất nước ta tới giờ này đang có chiều hướng đi xuống nhiều. Sau những ngày căng thẳng đối phó với dịch bệnh, giờ là lúc chúng ta lắng lại, nghĩ suy: Thấm thía về những mất mát, về những thiệt hại và cả những điều đáng tiếc trong việc đối phó với dịch bệnh. Đại dịch giống như một đại họa, nhiều năm mới xảy ra nhưng nó càn quét để lại hậu họa thì khôn lường. Nhiều người còn ví nó là tấm gương soi, là liều thuốc thử đối với mỗi một quốc gia, một xã hội, một gia đình , từ đó thấy được những lỗ hổng, thấy được những hay dở , thấy được những hiền tài và cả những kẻ bất nhân. Nghĩ sâu và soi chiếu từ góc nhìn sắc sảo dày dặn kinh nghiệm, nhà báo Uông Ngọc Dậu có bài “ Từ trong đại dịch nhìn người ngẫm ta” chúng tôi xin trích đọc gửi tới quí vị và các bạn
Nhân dịp 100 ngày nhà văn Nguyễn Xuân Khánh qua đời, NXB Phụ nữ đã ra mắt cuốn hồi ức văn chương “Tiếng người trong văn”, tập hợp những bài viết nhà văn kể về người thân, bạn bè văn chương và nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Với những ai đã quen với nhà văn Nguyễn Xuân Khánh qua những cuốn tiểu thuyết nặng kí như “Hồ Quý Ly”, “Mẫu thượng ngàn”, “Đội gạo lên chùa”, “Chuyện ngõ nghèo”, cuốn hồi ức này chắc chắn sẽ góp phần hoàn thiện bức chân dung của chính tác giả và một thời đại đã qua. Trong chuyên mục “Thư viện VOV6” hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu cuốn sách này qua bài viết của phóng viên Nguyễn Hà có nhan đề “Còn mãi Tiếng người trong văn".
Nhà văn gắn liền với trang viết, song nhà văn cũng không thể tách rời cuộc sống mà cộng đồng đang sống, đang chiến đấu với kẻ thù vô hình Covid-19. Thời gian gần đây, hình ảnh nhà văn, nghệ sỹ tham gia tình nguyện viên hỗ trợ công tác chống dịch được người dân đánh giá cao, bởi khi đất nước cần họ sẵn sàng nhập cuộc không chỉ bằng nhiệt huyết, góp sức người sức của mà còn bằng chính tác phẩm của mình. Ở tâm dịch TP.HCM, trên cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, nhà văn Bích Ngân đã có những chia sẻ với phóng viên Chuyên mục Tiếng nói văn nghệ sỹ về cuộc sống và những hoạt động của các nhà văn thành phố trong thời gian qua
Dành cả cuộc đời để vẽ về người lính và đường Trường Sơn, đến nay trong gia tài hội họa của mình, họa sĩ Nguyễn Đức Dụ đã có hơn 400 bức kí họa và 120 bức tranh sơn dầu về đề tài này. (Câu chuyện nghệ thuật 01/10/2021)
Bộ phim của đạo diễn Bùi Kim Quy đã được Cục Điện ảnh thẩm định và cấp phép sẽ tham gia tranh giải tại LHP quốc tế Busan lần thứ 26 từ ngày 6 đến 15/10. "Miền ký ức" tranh giải cùng 10 tác phẩm khác trong mục New Currents quy tụ nhiều nền điện ảnh khác như Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. (Làn sóng nghệ thuật 01/10/2021)