Thường được biết đến với bút danh Thăng Sắc, nhà văn Nguyễn Chiến Thắng là người viết đa dạng nhiều thể loại từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến bút kí. Trong đó, có thể nhắc đến một số tác phẩm tiêu biểu như tiểu thuyết “Ngụ cư”, “Láng giềng”, “Đi trong lốc xoáy”…; tập truyện ngắn “Chớp mắt cùng số phận” và tập bút kí in chung có nhan đề “Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao” (in chung). Trong cuộc sống đời thường, ông là người dành trọn cả cuộc đời cho công tác ngoại giao. Ông từng là đại sứ ở các nước Pháp, Algeria và Campuchia. “Chuyện kết của một đại sứ” là tác phẩm mới nhất của ông, do NXB Hội Nhà văn và Công ty Cổ phần Văn hóa & Truyền thông Liên Việt ấn hành. Về cuốn sách này, BTV Nguyễn Hà có bài “Chuyện kể của Đại sứ Nguyễn Chiến Thắng”:
Gần đây, Lễ ra mắt tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một đã diễn ra tại Hà Nội với sự góp mặt của đông đảo bạn bè và những người yêu mến văn chương. Sau tiểu thuyết “Đất trời vần vũ” và “Ngược mặt trời”, nhà văn Nguyễn Một đã “tạm rời phong cách huyền ảo quen thuộc để đào sâu mảnh đất hiện thực bằng những chiêm nghiệm đời sống của chính tác giả”. Sách do Công ty Cổ phần văn hóa và truyền thông Liên Việt cùng NXB Hội Nhà văn phối hợp ấn hành. Sau đây, chúng ta cùng bước vào thế giới của tác phẩm này qua bài của PV Nguyễn Hà có nhan đề “Từ giờ thứ sáu tới giờ thứ chín”: Viết về sự tàn bạo mà không oán hờn
Hơn 30 bức tranh của Lê Thư Hương đậm chất siêu thực, màu sắc tương phản chói rực một cách ngẫu hứng, phóng khoáng, không tuân theo nguyên tắc cơ bản nào, mang đến cho người xem nguồn năng lượng tích cực. (Làn sóng nghệ thuật)
Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý sinh ra tại một miền quê nghèo khó huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1974, ông xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, gia nhập Binh đoàn Trường Sơn. Trong sự nghiệp sáng tác, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý viết rất nhiều về đề tài chiến tranh và người lính, trong đó nổi bật là 3 tập trường ca: “Sinh ở cuối dòng sông”, “Vạn lý Trường Sơn”, “Hạ thủy những giấc mơ”. Ngoài thơ ông còn viết văn xuôi với các thể loại như: truyện ngắn, lý luận phê bình, bút ký, tản văn, bình thơ...Dù sáng tác thơ văn hay viết báo, các tác phẩm của Nguyễn Hữu Quý luôn hướng về nhân dân, về Tổ quốc. Hiện tuy đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn cộng tác đều đặn với các báo, tạp chí ở TƯ và địa phương. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý gửi tới chương trình tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình” như một lời tự sự, sẻ chia với bạn đọc, đồng nghiệp về nghề báo vinh quang nhưng cũng rất đỗi nhọc nhằn, khắc nghiệt. Mời các bạn cùng nghe:
Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý sinh ra tại một miền quê nghèo khó huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1974, ông xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, gia nhập Binh đoàn Trường Sơn. Trong sự nghiệp sáng tác, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý viết rất nhiều về đề tài chiến tranh và người lính, trong đó nổi bật là 3 tập trường ca: “Sinh ở cuối dòng sông”, “Vạn lý Trường Sơn”, “Hạ thủy những giấc mơ”. Ngoài thơ ông còn viết văn xuôi với các thể loại như: truyện ngắn, lý luận phê bình, bút ký, tản văn, bình thơ...Dù sáng tác thơ văn hay viết báo, các tác phẩm của Nguyễn Hữu Quý luôn hướng về nhân dân, về Tổ quốc. Hiện tuy đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn cộng tác đều đặn với các báo, tạp chí ở TƯ và địa phương. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý gửi tới chương trình tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình” như một lời tự sự, sẻ chia với bạn đọc, đồng nghiệp về nghề báo vinh quang nhưng cũng rất đỗi nhọc nhằn, khắc nghiệt. Mời các bạn cùng nghe:
Tự giới hạn bản thân trong những lựa chọn là tư duy sai lầm của nhiều phụ nữ. Họ không tin rằng mình có thể vừa thành công trong công việc, vừa viên mãn trong tình cảm. Nỗi băn khoăn này đã được tác giả Vũ Phương Mai (bút danh Maii Vũ) gói ghém trong tác phẩm “Dám sống với ước mơ” do Công ty trách nhiệm hữu hạn Văn hóa và Truyền thông AZ Việt Nam và Nhà xuất bản Thế giới ấn hành. Cuốn truyện là cuộc hành trình vượt thoát khỏi những giới hạn, kìm kẹp trong tư duy của nhiều người phụ nữ, thông qua các câu chuyện có thật được tác giả Maii Vũ sâu chuỗi lớp lang, có điểm nhấn. Buổi ra mắt sách diễn ra trong không gian ấm áp, tràn đầy niềm tin vào chính bản thân của nhiều bạn trẻ, cũng như những người phụ nữ đã ít nhiều có sự chông chênh trong cuộc sống. Phóng viên Dương Hà tới dự buổi ra mắt sách và có bài cảm nhận “Thành công không đồng nghĩa với sự đánh đổi”.
Với công trình “Không gian thân thiện BE”, kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà đã đạt giải Vasilis Sgoutas: Kiến trúc cho cộng đồng vùng nghèo, Giải thưởng UIA năm 2023 của Liên hiệp Hội Kiến trúc sư Quốc tế (UIA). Đây là hạng mục giải thưởng trao cho các kiến trúc sư dấn thân, chia sẻ trách nhiệm xã hội, hướng đến những người dân địa phương đang gặp nhiều khó khăn. (Làn sóng nghệ thuật 13/6/2023)
Tại Lunet Art Galerie, Hà Nội đang diễn ra triển lãm “Amber”, giới thiệu 30 tác phẩm sơn mài của ba nghệ sĩ Nguyễn Thùy Vân, Đinh Ngọc Cảnh và Ekkehard Altenburger. (Làn sóng nghệ thuật)
“Phù Dung không tiễn Lý. Thật ra là Lý chạy trốn Phù Dung. Cô nợ Phù Dung một lời xin lỗi. Cô không thể cười được với Phù Dung trước khi rời đi, khi Phù Dung bảo: “Lý à! Nếu cô trở lại dự đám cưới chúng tôi, chắc anh Hải và tôi hạnh phúc lắm!”. Lý ra sân bay, bỏ lại mùa hè xanh biếc và những ký ức về cù lao mỏng như tờ giấy. Mọi thứ cần trôi tuột đi, những lỗi lầm vụng dại và cả sự ích kỷ. Kể cả ánh mắt bối rối như đang run lên của Hải. Là để cho người ở lại mãi bình an...” – truyện ngắn “Mùa hè xanh biếc” của tác giả Trần Huyền Trang (Điểm hẹn văn nghệ)
20 năm công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Nguyễn Văn Chung đã không ngừng học hỏi, tự vượt lên chính mình cả về nghệ thuật và công tác quản lý. Một mặt ông làm tốt công tác bảo quản và trưng bày các tác phẩm mỹ thuật, mặt khác tiếp thu tinh hoa nghệ thuật dân tộc, làm giàu thêm tiềm năng sáng tạo của mình. (Câu chuyện nghệ thuật)
“Câu chuyện dòng sông” - tiểu thuyết mang tính cách ngôn của Hermann Hese kể về hành trình tâm linh của một người Ấn Độ tên là Siddhartha. Đây là cuốn sách thứ chín của Hermann Hesse, được viết bằng tiếng Đứ, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1922, sau khi ông trải qua một thời gian ở Ấn Độ. Sách được xuất bản ở Mỹ năm 1951 và trở nên có ảnh hưởng lớn vào thập niên 60 thế kỷ XX. (Điểm hẹn văn nghệ)
Trẻ em đọc gì, xem gì, làm gì, chơi ở đâu trong những ngày nghỉ hè là câu hỏi không có gì mới. Nhưng với một tác giả có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật dành cho thiếu nhi và từng có thời gian giữ chuyên mục “Anh Chánh Văn” của báo Hoa Học Trò như nhà văn Hoàng Anh Tú thì câu hỏi ấy luôn thường trực trong anh suốt nhiều năm nay. Theo nhà văn Hoàng Anh Tú, ngày hè là dịp để các em vui chơi thư giãn sau những ngày học tập, thi cử căng thẳng. Vì thế các bậc phụ huynh cần lên một kế hoạch cùng con đi hết mùa hè bắt đầu bằng việc hiểu con mình thích gì, tính cách như thế nào. Hãy cho trẻ được tận hưởng đúng nghĩa một mùa hè rảnh rỗi thay vì cuống cuồng chạy hết từ lớp học này sang lớp học kia… (Văn nghệ 13/06/2023)
Mục Thời Anh là một trong những nhà văn Trung Quốc nổi bật trong thập niên 1930. Qua đời ở tuổi 28, nhà văn họ Mục có quãng đời sáng tác không dài. Tuy nhiên, ông vẫn để lại dấu ấn trên văn đàn khi trở thành cây viết tiên phong thuộc trường phái văn học Tân cảm giác Thượng Hải với hàng loạt các tác phẩm như “Giao lưu”. “Cực Nam Bắc”, “Nghĩa trang”, “Pho tượng nữ bạch kim”, “Tình yêu của thánh nữ còn trinh”… Gần đây, tác phẩm của ông đã được giới thiệu với độc giả Việt qua tập truyện “Điệu foxtrot Thượng Hải”. Sách do Công ty Cổ phần sách và truyền thông San Hô (San Hô Books) & NXB Thanh niên ấn hành, dịch giả Cẩm Ninh và Tố Hinh chuyển ngữ. (Văn nghệ 9/6/2023)
Vừa qua, việc một số trường đại học đưa môn Văn vào tổ hợp xét tuyển ngành Y nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Có người đồng tình, nhưng cũng có người cho rằng không phù hợp. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ, nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga-Đại biểu Quốc hội khóa XV cho rằng, nếu các trường Y chọn môn Văn thì cũng có chủ đích vì học sinh học giỏi môn học này thì ít nhất cũng có khả năng diễn đạt và dễ thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm với người bệnh về mặt tâm lý. Tuy nhiên, phương án đưa môn Văn và rút môn Toán hoặc môn Hóa ra khỏi các môn tuyển sinh ngành Y thì cần tính toán thật sự kỹ lưỡng và khoa học; phải trải qua quá trình nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học ngành Y (Văn nghệ 06/06/2023)