Vừa qua, cùng với sự hỗ trợ của UBND quận Hoàn Kiếm giải tỏa lấn chiếm, nâng cấp cải tạo những ngôi đình trong phố, nhóm nghệ sĩ tại Hà Nội đã khởi động dự án “Đình trong phố”, tạo nên những cuộc “đối thoại” giữa quá khứ và hiện tại, đưa nghệ thuật trở về với những ngôi đình trong phố cổ, nối dài nguồn cảm hứng sáng tạo của những nghệ nhân xưa. (Làn sóng nghệ thuật)
Nhà văn Peter Pho mang trong mình hai dòng máu Trung - Việt, lớn lên ở Hà Nội, trưởng thành trên đất nước cờ hoa. Do bối cảnh đa văn hóa, đa dạng ngôn ngữ, đa tầm nhìn đã biến Peter Pho trở nên đặc biệt. Ngoài viết văn, ông còn là một cây bút viết bình luận quốc tế sắc sảo. Các bài viết của ông cho thấy vốn sống và sự trải nghiệm, va đập với cuộc đời ở mọi góc cạnh từ hỷ, nộ, ái, ố, thăng, trầm, an, nguy, hoan lạc, khốn khó đều là những nếm trải thực sự của ông. Mỗi năm Peter Pho xuất bản một cuốn sách dày tới hơn 500 trang cho thấy sức sáng tạo của ông chưa khi nào ngơi nghỉ. Cuốn mới nhất “Dọc Ngang Hải Hồ” kể về những chuyến phiêu lưu, những hành trình đầy màu sắc và những trải nghiệm sống động khi tác giả rong ruổi khắp năm châu, khám phá các vùng đất mới, văn hóa và con người ở nước sở tại.
Với vai diễn Nguyên Phi Ỷ Lan (vở chèo “Bài ca giữ nước”), NSND Xuân Theo đã khắc họa thành công hình ảnh phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, giỏi việc nước, đảm việc nhà. Bà còn được những người yêu chèo nhắc đến với vai nàng Châu Long trong vở "Lưu Bình - Dương Lễ". (Câu chuyện nghệ thuật)
Bond - bộ tứ đàn dây xuất sắc nhất thế giới sẽ trình diễn tại Hà Nội vào ngày 5/10. Chương trình “BOND Live In Vietnam” nằm trong chuỗi dự án âm nhạc Quốc tế "Good Morning Vietnam" do Báo Nhân Dân khởi xướng. Đây là lần đầu tiên 4 cô gái tài năng đến với công chúng Việt Nam trong một sự kiện đầy ý nghĩa để đóng góp cho hoạt động thiện nguyện và tham gia quảng bá cho du lịch Việt Nam. Toàn bộ số tiền bán vé của chương trình "Bond Live In Vietnam" sẽ được dành để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3. (Làn sóng nghệ thuật)
Triển lãm “Nhịp phố” của họa sĩ Nguyễn Long giới thiệu nhiều tác phẩm. Họa sĩ Nguyễn Long có một tình yêu đặc biệt với xứ Huế, những tác phẩm của anh vẽ về Huế với cảnh sắc thiên nhiên hết sức tinh tế, nhẹ nhàng và khác biệt, đem đến cho người xem những tác phẩm ấn tượng mới mẻ. (Điểm hẹn văn nghệ)
Phim 1982 là bộ phim về Hà Nội. Câu chuyện xoay quanh một gia đình nhiều thế hệ. Một người mẹ mất dần kí ức đột nhiên đi lạc. Những người con sợ bị lãng quên cố gắng liên kết lại trong một hành trình tìm mẹ nhưng thực ra là tìm lại bản thể của mình và hàn gắn những nứt vỡ vô hình. (Làn sóng nghệ thuật)
Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; nguyên Bí thư Trung ương Đảng; nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, sinh năm 1922 tại Hưng Yên. Ông tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi. Trên con đường hoạt động cách mạng, ông đã có đóng góp to lớn cùng nhân dân Thủ Đô giành chính quyền trong mùa thu lịch sử. Trong sự nghiệp cách mạng của mình, đại tướng Nguyễn Quyết luôn hội tụ đầy đủ những phẩm chất, đức tính cao đẹp của người Cộng sản kiên trung, luôn hết lòng vì dân, vì nước. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông đã được ghi lại trong hồi ký “Đại tướng Nguyễn Quyết – Con đường đã chọn” do NXB Quân đội Nhân Dân ấn hành. (Điểm hẹn văn nghệ)
Sau thành công của hai tiểu thuyết kinh dị là “Tết ở làng Địa Ngục” và “Ngủ cùng người chết”, tác giả Thảo Trang tiếp tục ra mắt tiểu thuyết “25 độ âm”, do NXB Phụ nữ Việt Nam ấn hành. 25 độ âm” tái hiện hành trình “chết chóc” từ Nga sang Anh bằng đường bộ xuyên rừng của những người nhập cư bất hợp pháp. Cuốn sách từ một sự kiện có thật cách đây 5 năm khi cảnh sát Anh phát hiện ra thi thể của 39 người Việt tử vong trong chiếc container đông lạnh… Tác phẩm được coi là hướng đi mới của Thảo Trang khi thử sức với thể loại tâm lý xã hội, khác với dòng kinh dị vốn đã gắn bó với tên tuổi của tác giả. Về cuốn sách này, tác giả Thảo Trang đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình:
CLB do nhạc sĩ Nguyễn Cường và các cộng sự: nhạc sĩ Lân Cường, Huy Sơn, Đặng Nhất Mai và biên kịch Hồng Hoa thành lập. Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, CLB giới thiệu tác phẩm âm nhạc, thơ ca, hội họa… Mỗi tháng, CLB diễn một đêm duy nhất vào tối thứ sáu, tuần cuối cùng tại đường Âu Cơ, Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật)
Trong quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, ca sĩ Hà Vy đoạt nhiều giải thưởng như: HCV Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc các năm 1985, 1990; HCB Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc năm 1995. Tại Cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ nhất - năm 1988, bà đã giành giải Ba dòng nhạc dân gian dân tộc - truyền thống và giải Đặc biệt “Người hát hay nhất về đề tài Bác Hồ” với bài hát “Người Nùng nhớ Bác”. Ngoài biểu diễn, bà còn tham gia công tác đào tạo tại Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội... Năm 2023, bà vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu NSND. (Câu chuyện nghệ thuật)
“Cần xác lập lại việc đầu tư cho VHNT; xã hội hóa, tìm nguồn thu cho hoạt động của các Hội chuyên ngành” là vấn đề được bàn luận tại Hội nghị giao ban đánh giá tình hình VHNT và hoạt động của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam và các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương 6 tháng đầu năm 2024. (Làn sóng nghệ thuật)
Cuộc sống hối hả, nhiều giá trị truyền thống dường như đã có phần bị lỏng lẻo. Chính vì thế mỗi chúng ta nên dành thời gian sống chậm để nhìn lại những gì đã qua, đặc biệt là về giá trị của gia đình, về mỗi quan hệ giữa con cái và cha mẹ, mà đôi khi chúng ta vì nhiều lý do đã vô tình lướt qua. Và để neo giữ kỷ niệm thân thương về gia đình đặc biệt là về cha, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức Cuộc thi viết “Cha và con gái”. Giải nhất cuộc thi viết năm nay thuộc về tác phẩm "Cha tôi và những kỷ niệm sống mãi cùng thời gian" của PGS. TS Lưu Khánh Thơ (Hà Nội). (Điểm hẹn văn nghệ)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người thầy vĩ đại. Không người thầy vĩ đại nào lại không có những học trò xuất sắc. Nếu các bậc tiền bối như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… đã xuất sắc lập những chiến công oanh liệt vào hàng bậc nhất trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm, đặt nền móng phát triển; thì Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Khóa XI, XII, XIII của Đảng là người cộng sản trung kiên, làm trụ cột chống lại sự nghiêng đổ của phẩm giá con người, của chế độ; trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đưa cách mạng XHCN ở Việt Nam lên một tầm cao mới. Tùy bút “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng-Người con của nhân dân, con người của lịch sử” của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại mà các bạn nghe sau đây phần nào giúp các bạn hiểu thêm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng-người lấy lại niềm tin, khơi dậy sức mạnh của nhân dân; người làm sáng tỏ về mặt lý luận của con đường Cách mạng nước ta.
Cũng giống như nhiều văn nghệ sĩ khác, ngay khi vừa nghe tin TBT Nguyễn Phú Trọng từ trần, nhà thơ Trịnh Công Lộc đã xúc động viết nên những vần thơ tưởng nhớ vị Tổng Bí thư của nhân dân. Những câu thơ thay cho lời muốn nói của các văn nghệ sĩ gửi tới TBT Nguyễn Phú Trọng-người luôn quan tâm đến các văn nghệ sĩ và nền văn hóa văn nghệ nước nhà: “Bác Trọng xa giữa những ngày tháng Bẩy/ Tháng linh thiêng cả nước tri ân/ Trời Hà Nội mấy ngày mưa nặng hạt/ Dòng người đi lặng lẽ âm thầm/ Tiễn biệt Bác-Bác Trọng ơi, tiễn biệt/ Trọn một đời bình dị, sắt son/ Giữa ánh sáng trong ban mai tinh khiết/ Tinh khiết Hồ Chí Minh và thế giới người hiền/ Người mất đi, gia tài để lại/ Đâu phải nhà cao, đất rộng, bạc vàng…/ Đâu phải thứ dễ bày ra ăn được/ Mà chính con đường đưa đất nước vinh quang/ Xin được thắp tâm nhang nhớ Bác/ Vẫn như còn thấy Bác giữa đàn em/ Công việc lớn Bác vẫn cùng gánh vác/ Cho đất nước, người dân hạnh phúc, hòa bình”.