KTS Phạm Hoàng Phương: "Công viên, vườn hoa tạo dựng bản sắc kiến trúc, tính nhận diện cho đô thị"18/3/2024

So với các nước trên thế giới, không gian công cộng ở nước ta còn khá đơn giản về thể loại, hình thức thiết kế, hay trải nghiệm. Thêm vào đó, số lượng mảng xanh cùng không gian chung đang dần bị thu hẹp lại nhường chỗ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện, Hà Nội đang tích cực triển khai chỉnh trang một số công viên, vườn hoa trên địa bàn. Việc làm này, theo Thạc sỹ-KTS Phạm Hoàng Phương đã nhận được sự đánh giá cao của giới KTS và sự vui mừng, phấn khởi của người dân. Cũng xin nói thêm, KTS Phạm Hoàng Phương hiện công tác tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng); là người có hơn 20 năm kinh nghiệm thiết kế và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch - quản lý phát triển đô thị:

Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó (kỳ 1 phóng sự

Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó (kỳ 1 phóng sự "Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn") 16/3/2024

Nghệ thuật truyền thống là quốc hồn, quốc túy của một dân tộc, là kí ức chung của một cộng đồng được nuôi dưỡng bằng tình cảm của từng cá thể trong nhiều thế hệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một mặt, nghệ thuật truyền thống có thể trở thành một ngôn ngữ để giao lưu với thế giới, cùng sự tâm huyết của các nghệ sĩ, mặt khác, chính nó cũng đang đối diện với nguy cơ bị mai một, bị lấn át bởi các “làn sóng” thông tin, giải trí, công nghệ… vừa nhanh chóng, bắt mắt, vừa được coi là thời thượng của không ít công chúng khán giả. Theo đó, các loại hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn để vừa bảo tồn, phát huy vốn cổ cha ông, đưa nghệ thuật gần hơn với khán giả, vừa phải sinh tồn trong vòng quay của thực tế khi “cơm áo không đùa với khách thơ”. Phóng viên Ban Văn học-Nghệ thuật VOV6 đề cập vấn đề này qua loạt phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”, kỳ 1 với nhan đề “Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó” (Làn sóng nghệ thuật)

Vĩnh biệt nhà văn - nhà phê bình uyên bác Mai Quốc Liên

Vĩnh biệt nhà văn - nhà phê bình uyên bác Mai Quốc Liên 11/3/2024

Nhà văn, GS-TS Mai Quốc Liên, sinh ngày 8/6/1940, tại xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội), Đại học Hán học, Cao học Hán học (Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam). Nhà văn từng giữ các chức vụ: Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Tổng Biên tập tạp chí Hồn Việt; Từng là Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình-Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học. Nhà văn, GS-TS Mai Quốc Liên đã xuất bản hơn 10 tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm tiểu luận, nghiên cứu, phê bình có giá trị như: Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa; Ngô Thì Nhậm trong nền văn học Tây Sơn; Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ; Trước đèn; Khảo luận Văn chiêu hồn; Nguyễn Du toàn tập; Phê bình và tranh luận văn học; Tạp luận; Nguyễn Trãi toàn tập; Cao Bá Quát toàn tập; Vị mặn biển đời…Nhà văn vừa từ biệt chúng ta vào một ngày cuối tháng Giêng. Bài viết “Nhà văn, nhà PBVH Mai Quốc Liên: Người coi trọng văn phong với ngòi bút uyên bác” của nhà văn Lê Quang Trang như nén tâm hương tưởng nhớ ông. Mời các bạn cùng nghe:

Bút ký “Chuyện một người phụ nữ khuyết tật”

Bút ký “Chuyện một người phụ nữ khuyết tật” 6/3/2024

Không ít người sinh ra và lớn lên, hoặc là do chiến tranh, hoặc là do bẩm sinh, cơ thể không may bị khuyết tật, và luôn chịu áp lực trước định kiến của những người xung quanh. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người tỏ ra bi quan, chán nản, phó mặc cho số phận. Nhưng cũng không hiếm người đã biết vượt qua hoàn cảnh bất trắc của bản thân, vươn lên trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Người phụ nữ trong bút ký “Chuyện một người phụ nữ khuyết tật” của nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến mà các bạn nghe sau đây là một người như vậy

Bút ký “Giữa những mùa hoa nở”

Bút ký “Giữa những mùa hoa nở” 29/2/2024

Bằng tình yêu và trách nhiệm với đất nước, cùng phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, những người lính biên phòng trên tuyến biên giới tỉnh Thanh Hóa cùng già làng, trưởng bản, đảng viên, người có uy tín, những hộ dân nơi đây tham gia bảo vệ đường biên cột mốc; tuần tra, kiểm soát trên tuyến biên giới; bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia…Bút ký “Giữa những mùa hoa nở” của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy ghi nhận những việc làm cụ thể của các chiến sỹ biên phòng và người dân nơi miền biên viễn Xứ Thanh:

PGS-TS Bùi Hoài Sơn:

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: "Ngôi chùa giờ đây không chỉ là một thiết chế tâm linh, mà còn là không gian sáng tạo..." 27/2/2024

Trong chuyên mục Tiếng nói văn nghệ sĩ tuần trước, nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng đã giúp chúng ta hiểu về việc đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng. Đi lễ chùa là để lòng tĩnh tâm, để tinh thần thanh nhẹ, và nhận về mình những tình cảm cùng bao điều khuyên nhủ. Còn đi lễ chùa mà cầu xin tiền bạc, công danh, chức tước, bổng lộc là điều không đúng và không nên làm. Cũng với tinh thần ấy, PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, ngôi chùa giờ đây không chỉ là một thiết chế tâm linh, nơi con người không chỉ nương tựa về tinh thần, rèn luyện, thực hành về đạo đức, mà còn là nơi khai sáng trí tuệ và giải trí sáng tạo cho mọi lứa tuổi:

Em ơi mùa xuân đã về

Em ơi mùa xuân đã về 27/2/2024

“Mùa xuân như khúc ca / hát về miền sâu thẳm / gương mặt em đằm thắm / sưởi ấm niềm yêu thương”, những câu thơ giàu hình ảnh gợi về mùa xuân và tình yêu của tác giả Nguyễn Đăng Độ đã được cất cánh thành giai điệu rộn ràng, vui tươi. Nhạc sĩ Võ Xuân Hùng phổ nhạc ca khúc này theo phong cách trẻ trung, tươi mới, giai điệu rộn ràng, vui tươi, cảm giác như chúng ta đang được đắm mình trong không gian của mùa xuân đầy hương sắc, giàu sức sống. (Điểm hẹn văn nghệ)

Nhà văn Hoàng Anh Sướng:

Nhà văn Hoàng Anh Sướng: "Đến chùa là để học đạo, học đạo để có sự tỉnh thức..." 20/2/2024

Đi lễ chùa đầu năm là để lòng tĩnh tâm, để tinh thần thanh nhẹ, và nhận về mình những tình cảm cùng bao điều khuyên nhủ. Vậy nhưng, câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi”, cũ nhưng luôn mang tính thời sự, đó là việc đi lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh khác đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này. Đi lễ chùa nhưng lại không có hiểu biết nhất định về không gian, về sự tích, sự linh thiêng nơi mình đến. Đó là còn chưa nói đến việc thắp hương, đặt lễ, đốt vàng mã quá nhiều. Rồi rải tiền lẻ ở trên ban thờ, nhét tiền vào kẽ tay chân tượng Phật, bẻ lá vặt cành hái lộc, xả rác bừa bãi…Phóng viên chuyên mục Tiếng nói văn nghệ sĩ có cuộc trò chuyện với nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng về câu chuyện đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng. Cũng xin nói thêm, nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng là người chuyên tâm nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh, đạo Phật, Thiền và trà đạo; tác giả của các đầu sách “Hạnh phúc đích thực”, “Bùa ngải xứ Mường”, “Nhân quả và Phật pháp nhiệm màu”:

Tùy bút “Đất nước đang trên đường lớn”

Tùy bút “Đất nước đang trên đường lớn” 7/2/2024

Các bạn thân mến! Đất nước đã bước vào Xuân Giáp Thìn 2024, năm thứ 79 của nước Việt Nam giữa thời đại mới. Mùa xuân năm con Rồng gợi cho chúng ta nghĩ đến cái thế rồng bay lên với những khát vọng về sự phát triển lớn lao vươn tới thịnh vượng hùng cường. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, ngày hôm nay, cùng với bao trăn trở vượt thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, đổi mới đã hình thành, và trở nên chủ đạo. Cơ đồ đã hiện ra với những tạo dựng bền vững cho một vòng xoáy phát triển mới, bắt đầu từ những con đường lớn rộng, những đại lộ thênh thang… Tùy bút “Đất nước đang trên đường lớn” của nhà thơ Nguyễn Thành Phong đã thể hiện khát vọng ấy với niềm hy vọng đầy tự hào, hãnh diện:

Cảnh đẹp làng quê trong tranh lụa của họa sĩ Mỵ Trang

Cảnh đẹp làng quê trong tranh lụa của họa sĩ Mỵ Trang 6/2/2024

Họa sĩ Mỵ Trang sinh ra và lớn lên ở Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Từng là một quân nhân kĩ thuật, gắn bó với quân ngũ nhưng hơn 3 năm nay, chị dành thời gian cho niềm đam mê hội họa. Triển lãm “Thôn quê” là triển lãm cá nhân thứ 3 của chị, thử sức trên chất liệu lụa. Các tác phẩm vẽ trên lụa của họa sĩ Mỵ Trang tái hiện cảnh đẹp bình dị của thiên nhiên, con người, như một cách lưu giữ kỉ niệm với quê hương mình. (Làn sóng nghệ thuật)

Hà Nội phố và hoa

Hà Nội phố và hoa 6/2/2024

Triển lãm giới thiệu hàng trăm bức tranh khắc họa những con đường, góc phố quen thuộc của Hà Nội; cùng những đóa hoa đón Sắc Xuân của nhóm họa sĩ là những kiến trúc sư tại Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật)

"Thiên đường hoàn hảo": Thử nghiệm mới của nghệ thuật đương đại. 6/2/2024

Triển lãm “Thiên đường hoàn hảo” giới thiệu bộ tác phẩm nhìn lại chặng đường 12 năm thực hành từ 2011 - 2023 của hoạ sĩ Lưu Tuyền, từ seri đầu tiên “Vỏ bọc của hiện thực” đến “Hiện thực hoàn hảo” và seri mới nhất là “Thiên đường hoàn hảo”. (Làn sóng nghệ thuật)

Nhà văn Hoàng Anh Sướng:

Nhà văn Hoàng Anh Sướng: "Lì xì là nét đẹp văn hóa truyền thống, nên giữ gìn và có thể đổi mới, sáng tạo thêm" 6/2/2024

Tục lệ mừng tuổi, có từ ngàn đời nay, tuy nhiên ngày một trở nên phiền phức trong xã hội hiện đại. Phú quý sinh lễ nghĩa đã làm biến tướng một phong tục tốt đẹp. Không còn giữ được ý nghĩa gốc về “món tiền nhỏ may mắn”, lì xì trở thành gánh nặng với không ít người. Theo nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng, lì xì là nét đẹp văn hóa truyền thống, nên giữ gìn và có thể đổi mới, sáng tạo thêm. Ví dụ như có thể lì xì bằng sách, đồ chơi phù hợp với đối tượng người nhân. Trong phong gói quà mình viết thiệp chúc mừng năm mới kèm một lời chúc ý nghĩa tới người nhận. Những món quà ấy sẽ giúp người nhận, đặc biệt là trẻ em hình thành thói quen đọc sách, phát triển trí tuệ, nuôi dưỡng những hạt giống thiện lành:

Hình tượng Đảng, Bác Hồ trong sáng tác văn học nghệ thuật

Hình tượng Đảng, Bác Hồ trong sáng tác văn học nghệ thuật 2/2/2024

Sáng tác về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mùa xuân của đất nước luôn là đề tài lớn trong xúc cảm của nghệ sĩ. Những năm qua, các tác phẩm văn học nghệ thuật ngợi ca về chủ đề này luôn mang đến cho chúng ta cảm xúc mới, tràn đầy niềm tin và hi vọng. Văn nghệ sĩ trẻ mang trong mình lòng kính trọng và tri ân các thế hệ đi trước đã dày công gìn giữ và xây đắp nền hòa bình độc lập, để chúng ta có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc ngày hôm nay. Có lẽ cũng chính điều này mà văn nghệ sĩ trẻ đã không ngừng cố gắng để tìm cách tiếp cận độc đáo khi sáng tác về Đảng, Bác Hồ và Mùa xuân. (Điểm hẹn văn nghệ 03/02/2024)

Huyền thoại tuổi thanh xuân: Câu chuyện về những người lính Việt Nam bảo vệ Moskva mùa đông 1941

Huyền thoại tuổi thanh xuân: Câu chuyện về những người lính Việt Nam bảo vệ Moskva mùa đông 1941 2/2/2024

“Huyền thoại tuổi thanh xuân” được viết với giọng văn đặc trưng của Đoàn Tuấn. Những câu văn ngắn, chắc và sắc. Nhịp văn nhanh, khi gấp gáp dồn dập, lúc như nghẹn lại, lúc dở dang, lúc cứa vào đau xót tâm can. Theo câu chuyện của 6 chiến sỹ, lại gợi dẫn ra bao câu chuyện khác, liên quan đến buổi đầu trứng nước của cách mạng nước nhà. Vượt lên giới hạn, ngăn cách giữa các châu lục về địa lý - văn hóa - hệ tư tưởng, những người cộng sản Việt Nam đã tận hiến cuộc đời cho chính nghĩa, cho những giá trị nhân văn...

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya