Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ tháng 7 năm 1954 chấm dứt một thế kỷ cai trị của người Pháp tại Đông Dương, đồng thời, cũng từ thời khắc này đôi bờ sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia đất nước ta thành hai miền Nam - Bắc. Nhân dân hai bờ sông Bến Hải dũng cảm, kiên cường đấu tranh hơn 20 năm để xóa bỏ sự chia cắt Bắc Nam, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Vở kịch truyền thanh Đôi bờ thương nhớ kể về mối tình son sắt, thủy chung, trải dài theo năm tháng của đôi nam thanh nữ tú Nam & Bắc bờ sông Bến Hải, là biểu tượng sợi dây gắn bó khăng khít không gì có thể tách rời, ngợi ca khát vọng hòa bình và nỗ lực đấu tranh của cả dân tộc vì ngày thống nhất đất nước.
Vở kịch “Quyết định thay đổi lịch sử” phản ánh về diễn tiến của tướng lĩnh hai bên chiến tuyến trong trận đánh tại Điện Biên Phủ năm 1954. Tác phẩm đi sâu vào tâm thế của những chiến tướng đi vào huyền thoại lịch sử. Trong tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tướng Navarre, tướng De Castries …họ đều là những con người tài năng song ở cuộc chiến Điện Biên Phủ minh chứng cho chân lý: tài năng thôi chưa đủ, đó không phải là yếu tố tiên quyết làm nên vĩ nhân mà quan trọng là “tài và đức” luôn quyện chặt. Điều làm nên những vĩ nhân cao cả, ghi danh sử sách Việt Nam và thế giới như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp bởi họ xót thương và đau đáu vì hòa bình, hạnh phúc của nhân dân, chiến đấu vì chính nghĩa nên họ không chỉ có quân đội mà có cả triệu triệu nhân dân một lòng kiên trung hợp sức. Tác phẩm này có độ lùi xa về thời gian nên người viết có điều kiện đi sâu lý giải tâm lý chiến, thế trận và khắc họa rõ nét số phận từng nhân vật ở hai bên chiến tuyến một cách tỉ mỉ, kỹ càng. Những trận đối mặt, đối thoại trong những phân cảnh là cách trực tiếp nói về sự khác biệt trong thế và lực của trận chiến Điện Biên Phủ, đồng thời lý giải về chiến thắng chấn động địa cầu, qua đó khắc họa chân dung nhân vật vừa gần gũi, vừa tạo sự thích thú, hiểu sâu về cuộc chiến và thấy Bác Hồ, Bác Giáp …đáng trân trọng, tự hào biết bao
“Cờ bạc là bác thằng bần - cửa nhà bán hết tra chân vào cùm”, câu ca dao này thật đúng với hai nhân vật Tính và Toán trong vở kịch truyền thanh “Đỏ đen” của tác giả Minh Nguyêt. Vì ham mê cờ bạc, họ đã vét sạch tiền của gia đình để nướng vào cờ bạc, bỏ bê công việc, trở mặt với vợ con. Khi thua hết tiền, mất nhà cửa họ mới giật mình tỉnh ngộ. Liệu rằng con đường hối cải có còn kịp với hai nhân vật Tính và Toán hay không? Cùng nghe kịch truyền thanh Đỏ - Đen của tác giả Minh Nguyệt
"Ghen" được không ít người coi như một hành động bào vệ tình yêu, hạnh phúc gia đình! Nhưng thực tế ... để đạt được mục đích của mình, có những cách ứng xử với "đòn ghen" khác lạ
Vẻ đẹp của những làn điệu quan họ cũng như những nét đặc sắc của di sản văn hóa này chính là sự hoà quyện giữa giai điệu và lời ca, giữa trang phục truyền thống độc đáo gắn với cách ứng xử văn hóa của các liền anh, liền chị. Câu chuyện tình không trọn vẹn song luôn để lại nỗi nhớ thương và tình cảm tốt đẹp về nhau, từ hai hội Quan họ kết nghĩa mà liền anh Thành Chung đành ẩn giấu tình cảm của mình, dời xa quê hương, phát triển sự nghiệp, trở thành giảng viên về Kịch hát dân tộc. Trái đất tròn, hơn 20 năm sau, con gái của người thương lại là học trò cưng của thầy, cô sinh viên đã khéo léo kéo thầy về với Hội Lim, về với nỗi nhớ Giêng hai để thỏa lòng yêu nhớ cội nguồn.
Trò chuyện cùng những nữ nghệ sĩ nổi tiếng của sân khấu Chèo
Tết biên cương của đôi vợ chồng trẻ là cô giáo cắm bản và chồng là bộ đội biên phòng. Lần đầu tiên cô giáo trải nghiệm cuộc sống, phong tục văn hóa đón xuân cùng đồng bào dân tộc vùng cao. Bên bếp nấu bánh chưng chiều 30 Tết, câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ như thước phim với những hình ảnh chuyển động theo chiều dài đất nước từ Bắc đến Nam, từ miền núi xuống đồng bằng, từ đất liền ra hải đảo. Họ chính là những con thoi kết nối, gắn liền các vùng miền đất nước để Tết bản hòa cùng mùa xuân của đất trời và đất nước.
Hoa mai ngày Tết là câu chuyện dung dị về lòng nhân ái, nghĩa xóm giềng của những gia đình vốn làm nghề trồng hoa. Cách ứng xử chân thành và ấm áp của họ tạo nên sự gắn bó, lưu giữ những giá trị tốt đẹp cho thế hệ sau!
Mọi điều đều có thể giao kèo thông qua những bản "hợp đồng" chặt chẽ, vậy nhưng bản hợp đống ấy có thể được "thanh lý" đúng hạn hay không???????????
Những ngày giáp Tết, nhìn dòng người xuôi ngược về quê, những người cha người mẹ vẫn luôn có tâm lý mong ngóng con về. Niềm vui của ngày đoàn tụ đối với họ không hẳn là quà to quà nhỏ, mâm cao cỗ đầy mà chính là cảm giác ấm áp, yên bình khi được bên cạnh người thân! Giây phút quây quần bên nhau mọi người cùng nhớ lại những câu chuyện cũ… Từng năm tháng như được nối dài bởi niềm hạnh phúc và sự yêu thương!
Nguyên nhân "mâu thuẫn" của hai ông bạn nối khố và món "lãi" bất ngờ trong chiều cuối năm
Vở kịch “Người và quỷ” hay “Truyền thuyết hoa sim” là câu chuyện giữa lý tưởng và thực tế luôn là một khoảng cách khó có thể định lượng. Nàng Hoa Sim xinh đẹp, trong sáng yêu đắm say chàng Lang Bá tài giỏi. Khi Lang Bá thắng trận trở về, chàng bị mẹ kế lập mưu hãm hại để tiếm quyền. Lang Bá tức giận nhưng đành cùng Hoa Sim ẩn vào rừng sâu để sống cuộc đời thanh tịnh. Phi Sơn – em trai cùng cha khác mẹ với Lang Bá đã khước từ ngôi vị để tìm anh. Chàng lầm tưởng rằng Lang Bá có khí chất một người trị quốc, để mãi sau này chàng đau đớn nhận ra “bóng tối” trong con người thật của Lang Bá. Trước lúc từ rừng sâu trở về Lang Bá đã bị quỷ Lưu Ly dụ dộ, mua chuộc nhưng không thành, còn nàng Hoa Sim bị quỷ thọt bày mưu chiếm đoạt nhưng không được, xong bất hạnh thay Lang Bá lại nghi ngờ nàng. Hoa Sim đã tự thiêu để chứng minh cho sự trong sạch của mình, Lang Bá đã rất ngỡ ngàng vì lửa không hủy hoại dung nhan và mạng sống của Hoa Sim mà ngược lại càng tôn thêm vẻ hào quang ấm áp cho nàng, nhưng cũng chính giây phút đó giữa Hoa Sim và Lang Bá đã có ranh giới của sự ngăn cách. Lang Bá trở lại kinh thành và lên ngôi vua, nhưng chàng cô đơn và không còn tri kỷ, chàng trở nên tàn ác, đố kị và hoài nghi. Đúng lúc chuẩn bị hành hình dì ghẻ, Phi Sơn và Hoa Sim đã trở về để ngăn cản Lang Bá. Lang Bá ngỡ rằng đã đạt được cả quyền uy và tình yêu trong sáng của Hoa Sim, nào ngờ đó chính là quỷ Lưu Ly biến thành Hoa Sim. Lang Bá đau đớn, Hoa Sim vẫn mang trái tim trong sáng, bao dung muốn kéo Lang Bá trở lại bản thể thiện lương. Câu chuyện mang đầy tính triết luận về trong sáng có tối, đó là những người như Lang Bá, như Phù Dung, đức Vua cha và ngược lại những kẻ trong tối vẫn khát khao ra ánh sáng như quỷ Lưu Ly, như quan Nội hầu. Liệu rằng phần tinh khiết, trong sáng như Hoa Sim và Phi Sơn có phủ khắp nhân gian hay không? Đó là câu hỏi cho mỗi chúng ta trả lời.