Vở tuồng "Thành hoàng quê tôi"20/6/2022

“Thành hoàng quê tôi” kể câu chuyện về tướng quân Lý Bảo Quốc dưới triều vua Lý Nam Đế. Khi đó, giặc Lương sang xâm lược Vạn Xuân, triều thần nhà Lý dốc sức chống giặc. Qua bao trận chiến khốc liệt đẩy lùi giặc ngoại xâm. Trong một lần xung trận, dù có sự chuẩn bị, ủng hộ của nhân dân… song do quân địch đông, tướng Lý Bảo Quốc đã cùng quân sĩ chống lại đến cùng và ông đã tử trận. Nhân dân thương tiếc, triều đình nhà Lý ghi công ông cùng vợ là bà Vũ Thương, và được tôn thờ là “Thành hoàng làng”.

Kịch nói: Hoa sen lửa

Kịch nói: Hoa sen lửa 18/4/2022

Kịch bản “Hoa sen lửa” nói về cuộc đời nữ chiến sĩ công an Liên. Vượt lên hoàn cảnh, vượt qua chính mình, đương đầu đấu tranh với tội phạm để trả lại cuộc sống bình yên, trong sạch cho cuộc đời. Cuôc đấu tranh ấy dữ dằn và ác liệt, nguy hiểm và cam go, thời gian và những trận chiến đã tôi luyện bản lĩnh người chiến sĩ an ninh chống lại sự cám dỗ, chống lại tự chuyển hóa, thành pháo đài bất khả xâm phạm. Và điều đọng lại là chất nhân văn, hướng đến giá trị hạnh phúc đích thực cho mỗi con người

Đào - Linh hồn của sân khấu Chèo truyền thống

Đào - Linh hồn của sân khấu Chèo truyền thống 24/3/2022

Nghệ thuật Chèo rất chú trọng xây dựng hình tượng nhân vật nữ, tạo dựng cả một thế giới phụ nữ với đầy đủ sắc thái. Trong mô hình nhân vật của Chèo thường được phân chia thứ tự các dạng vai như; Đào – Kép - Lão –Mụ - Hề. Và ở từng mô hình lớn này, còn phân chia nhỏ thành các loại vai để có những trình thức biểu diễn phù hợp, như với đào - những nhân vật nữ trẻ, có đào chính, đào lệch. Với những nhân vật nữ lớn tuổi được gọi là vai mụ thì có mụ thiện, mụ ác… Hãy cùng Nhà viết kịch Chu Thơm tìm hiểu về: Một số dạng vai Đào trong Sân khấu Chèo truyền thống

Hoa gạo lưng trời: Sắc xuân mang vẻ đẹp của quê nhà!

Hoa gạo lưng trời: Sắc xuân mang vẻ đẹp của quê nhà! 10/2/2022

Tuấn và Minh là những người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết luôn có những đóng góp cho quê hương và đơn vị nơi mình công tác. Vào những ngày khi dịch Covid còn diễn biến căng thẳng, họ vẫn âm thầm góp sức cùng các đồng nghiệp đồng chí chống dịch và giúp người dân khắc phục thiên tai. Trong khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân họ như những đóa hoa gạo rực rỡ, hiên ngang luôn cháy hết mình để lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Kịch truyền thanh Vô cảm

Kịch truyền thanh Vô cảm 7/1/2022

Bắt đầu từ vụ án mạng của cô chủ quán “Trà sữa chân trâu đường đen” mà nghi phạm là ông Đức, phóng viên nổi tiếng của tòa soạn báo. Khi kẻ thủ ác lộ mặt, sau bao chuyện vui buồn, trắng đen được làm sáng tỏ, lúc sự thật phơi bày, ta nhận ra sự “vô cảm”, thờ ơ, đứng ngoài nỗi đau của người khác là điều đáng sợ hơn cả. Trong vở kịch những người tốt phải đối mặt, đấu tranh với kẻ thù vô hình là sự vô cảm của không ít người trong xã hội. Và rồi trải qua tổn thất, mất mát nhưng cuối cùng cái thiện vẫn chiến thắng, cái xấu ác dù khéo léo ngụy trang nhưng cuối cùng vẫn bị đưa ra ánh sáng.

Áo màu ánh sáng: Vẻ đẹp và những hy sinh thầm lặng!

Áo màu ánh sáng: Vẻ đẹp và những hy sinh thầm lặng! 10/12/2021

Đại dịch Covid 19 gây bao bất hạnh làm đảo lộn cuộc sống bình yên của biết bao người trên toàn thế giới. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch ấy, đã có biết bao những bác sĩ, điều dưỡng phải xa con thơ, bái biệt cha mẹ già, thậm chí phải hy sinh cả mạng sống của mình khi đang làm nhiệm vụ. Tất cả những nghĩa cử cao đẹp đó góp phần đẩy lùi dịch bệnh, song còn có những thói xấu thật khó loại bỏ khỏi cuộc sống con người đó là sự tham lam, lòng ích kỷ của một số cá nhân!

Kịch ngắn Sống ảo: Khi bạn thích phô trương?

Kịch ngắn Sống ảo: Khi bạn thích phô trương? 26/11/2021

Thích đồ công nghệ, thích chạy theo những giá trị hình thức hiện nay không chỉ là trào lưu ở một bộ phận giới trẻ. Có những người tuy đã lớn tuổi nhưng cũng muốn mình trở nên là tân tiến, hợp thời nhưng lại thành ra quá phô trương… Câu chuyện truyền thanh Sống ảo sau đây như một lời góp ý chân thành và hài hước về điều đó.

Nhà hát chèo Việt Nam: 70 năm gìn giữ và phát triển!

Nhà hát chèo Việt Nam: 70 năm gìn giữ và phát triển! 26/11/2021

Từ 1951- 2021 đánh dấu 70 năm thành lập và phát triển Nhà hát Chèo Việt Nam. Với 70 năm kể từ ngày đầu được thành lập năm 1951 tại Chiến khu Việt Bắc, lúc đó còn là tổ Chèo trong Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương, Đảng và nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các nhà làm Chèo sưu tầm, phục hồi vốn cổ từ các nghệ nhân Chèo dân gian. Từ chủ trương này, công tác sưu tầm, phục hồi, đặc biệt là chỉnh lý các tích Chèo cổ đã tạo nền móng cho sự phát triển của không chỉ của riêng Nhà hát Chèo Việt Nam mà cả ngành Chèo sau này. Chương trình hôm nay mời quý vị và các bạn nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với NSND Thanh Ngoan – Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam về; “Nhìn lại 70 năm Nhà hát Chèo Việt Nam

 Mùa yêu thương: Ghi dấu bước chân của những người lính quân y quả cảm!

Mùa yêu thương: Ghi dấu bước chân của những người lính quân y quả cảm! 26/11/2021

Vở kịch kể về những bác sỹ chiến sỹ đi vào vùng tâm dịch chi viện cho những điểm nóng về y tế của TP Hồ Chí Minh thời điểm Covid 19 bùng phát. Hành trang họ mang theo không chỉ là bàn tay, khối óc, sự tận tâm của người thày thuốc mà còn là cả con tim ấm nóng nghĩa đồng bào. Bình yên có ở nơi họ đi qua dù đau thương mất mát là điều khó tránh khỏi... Tác phẩm như một bản đàn trầm mặc đầy yêu thương cổ vũ cho những tâm hồn, những trái tim chiến thắng!

Người mang ơn thành phố: Hạnh phúc là sẻ chia!

Người mang ơn thành phố: Hạnh phúc là sẻ chia! 26/11/2021

Với quan niệm hạnh phúc là khi được cho đi! Một số người lớn tuổi như Bà Tâm, ông Thành đã dành chút tiền lương hưu ít ỏi của mình nấu những suất cơm từ thiện tặng cho người nghèo trong khu phố. Việc làm tốt đẹp ấy giúp nhiều người cơ nhỡ có được bữa ăn ngon và lạc quan vượt qua mùa dịch

Những tấm gương giản dị: Người bác sỹ của nhân dân!

Những tấm gương giản dị: Người bác sỹ của nhân dân! 26/11/2021

Ca ngợi tấm gương hết lòng cứu chữa, chăm sóc cho các bệnh nhân của các y bác sỹ tuyến đầu trong những ngày dịch bùng phát. Họ đã gác lại cuộc sống bình thường những giờ phút đoàn tụ ấm áp bên người thân thậm chí không thể về chịu tang người thân khi họ qua đời để chăm lo cho sức khỏe cho những bệnh nhân nhiễm Covid 19

Liên hoan kịch nói toàn quốc: Thắp thêm ngọn lửa nghề!

Liên hoan kịch nói toàn quốc: Thắp thêm ngọn lửa nghề! 15/11/2021

Liên hoan kịch nói toàn quốc quy tụ 14 đơn vị tham gia với 20 vở diễn dự thi, dù việc tập luyện bị gián đoạn nhiều lần do dịch bệnh nhưng các nhà hát đã mang đến cho Liên hoan những tác phẩm xuất sắc nhất của họ. Dù biểu diễn trong khán phòng không có nhiều khán giả sẽ làm bớt đi phần nào sự hào hứng của người nghệ sỹ. Nhưng với khát vọng được biểu diễn họ vẫn miệt mài tỏa sáng trong mỗi đêm thi. Niềm say mê ấy đủ sức hâm nóng bầu không khí của sàn diễn của rạp Tháng Tám – Hải Phòng sau nhiều tháng phải im lìm đóng cửa vì dịch Covid 19

Chén thuốc độc: Vở diễn đầu tiên của nền kịch nói Việt Nam

Chén thuốc độc: Vở diễn đầu tiên của nền kịch nói Việt Nam 5/11/2021

vở "Chén thuốc độc" của tác giả Vũ Đình Long có một ý nghĩa lớn và đặc biệt trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm Sân khấu Kịch nói Việt Nam tại Hà Nội. Đây chính là vở kịch nói đầu tiên do người Việt Nam viết, đánh dấu một cột mốc quan trọng với sân khấu Kịch Việt

Tọa đàm của các nghê sỹ phía Nam nhân kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói VN

Tọa đàm của các nghê sỹ phía Nam nhân kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói VN 5/11/2021

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Sân khấu kịch nói Việt Nam tròn một thế kỷ, cuộc tọa đàm có tên “Chào mừng kỷ niệm 100 năm Sân khấu Kịch nói Việt Nam” do Ban Lí luận phê bình – Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức đã được phát trực tuyến trên nền tảng số về văn học nghệ thuật. Tại cuộc tọa đàm, với sự dẫn dắt của nhà báo Thanh Hiệp và NSUT Trịnh Kim Chi các vị khách mời là những gương mặt nghệ sỹ tên tuổi đã bày tỏ suy tư và có nhiều đề xuất quý báu cho sân khấu tại TP Hồ Chí Minh.

Biển lửa: Chiến công và mất mát!

Biển lửa: Chiến công và mất mát! 5/11/2021

Hình ảnh người cảnh sát phòng cháy chữa cháy luôn là một biểu tượng đẹp về lòng dũng cảm, tinh thần sẵn sàng vượt qua hiểm nguy nhằm bảo toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Đối với họ mỗi lần cứu được đồng bào ra khỏi đám cháy, những vụ tai nạn là mỗi khi niềm hạnh phúc trong lòng được nhân lên. Nhưng đằng sau nụ cười chiến thắng của người lính chữa cháy còn có những nỗi đau những giọt nước mắt của tổn thất, hy sinh của họ. Mất mát ấy không phải chỉ nhói buốt một sớm một chiều mà là biết bao nhiêu những tháng ngày đằng đẵng phía sau…

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ