Nhà viết kịch Xuân Trình: Vững tin ngày mai19/10/2018

Nhà văn, nhà viết kịch, nhà báo Xuân Trình (1936-1991); Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001; nguyên Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sân khấu... là một trong những nhà viết kịch hàng đầu của sân khấu hiện đại Việt Nam; với nhiều vở diễn nổi tiếng, gây nhiều tranh luận về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật từ giữa những năm 60 - 90 của thế kỷ trước...

CCTT Hai người lính cựu: Mất mát cũng chỉ bởi chiến tranh!

CCTT Hai người lính cựu: Mất mát cũng chỉ bởi chiến tranh! 1/8/2018

Tổn thất của chiến tranh không phải chỉ hao của mất người, đằng sau đó còn là những câu chuyện đầy nước mắt của những người vợ ở hậu phương. Chồng đi chiến đấu, ở nhà gánh vác công việc gia đình và rồi vì một chuyện không may xảy đến họ bị mang tiếng cả đời với dân làng. Điều đau khổ hơn nữa là sự ghẻ lạnh, lảng tránh của người thân, bè bạn...Đúng như ai đó đã từng nói: Sau chiến tranh đau khổ nhất, đáng thương nhất vẫn là người phụ nữ. Điều mà họ cần nhất khi đó vẫn là sự cảm thông chia sẻ của người chồng nếu như người lính ấy may mắn trở về....

Kịch truyền thanh

Kịch truyền thanh "Lời hứa của tầm xuân" 1/8/2018

Lời hứa của tâm xuân - câu chuyện tình yêu thời chiến mang đến cho chúng ta cảm giác ấm áp, tin tưởng vào cuộc đời. Nghĩa và Xuân - người con gái mộc mạc, e ấp như nụ Tầm xuân - là những người bạn cùng trang lứa, họ mến nhau nhưng không ai dám thổ lộ. Chiến tranh nổ ra, Nghĩa vào chiến trường, Xuân kết hôn với một người cùng làng. Và rồi, chồng cô cũng nhập ngũ và hy . Ngày chiến thắng, Nghĩa trở về trong đoàn quân chiến thắng. Phần còn lại của câu chuyện sẻ diễn ra trong câu chuyện kịch: Lời hứa của tầm xuân do Duy Chiến chuyển thể từ truyện ngắn Hoa tầm xuân nở muộn của Chu Thu Hằng

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Buồn khi ai đó đổi thay!

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Buồn khi ai đó đổi thay! 13/6/2018

Làng xóm và đồng ruộng đã bao đời gắn bó với nông dân. Thế nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều người trong số đó phải rời quê đi làm ăn xa. Có biết bao câu chuyện đắng chát xảy đến với họ khi mưu sinh chốn thị thành. Sức hút của đồng tiền và vật chất có lúc đã đưa họ đi quá xa với những hạnh phúc nhỏ bé của mình. Sau tất cả, ước muốn tìm về quê hương với những gì thân quen, yên ả vẫn luôn là điều mà họ khao khát nhất.

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Chuyện buồn vui của người nông dân nơi phố thị

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Chuyện buồn vui của người nông dân nơi phố thị 13/6/2018

Làng xóm và đồng ruộng đã bao đời gắn bó với nông dân. Thế nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều người trong số đó phải rời quê đi làm ăn xa. Có biết bao câu chuyện đắng chát xảy đến với họ khi mưu sinh chốn thị thành. Sức hút của đồng tiền và vật chất phải chăng đã đưa họ đi quá xa hạnh phúc của mình. Sau tất cả, ước muốn tìm về với những gì thân quen, yên ả nơi quê nhà vẫn là điều mà họ ước ao nhất!

"Lệch pha": Nỗi niềm vợ trẻ - chồng già 9/4/2018

Dân gian có câu "chồng già, vợ trẻ là tiên" nhưng trên thực tế, chỉ một số trường hợp hạnh phúc, còn đa phần gặp nhiều trục trặc trong cuộc sống chung. Câu chuyện kể về cuộc sống của Lệ và chồng - vị giáo sư già rơi vào bế tắc khi tư duy và nếp sống của hai bên không thể đồng điệu.

Vở chèo

Vở chèo "Giai điệu Tổ Quốc" : Lời giải về lý tưởng và mục đích sống của những người trẻ 26/3/2018

Nhân vật chính của vở Chèo “Giai điệu Tổ quốc” là Trung, một nhà báo, một thanh niên với lối sống thực dụng muốn nhanh chóng đạt được mục đích trong nghề nghiệp cũng như tình yêu. Quen với lối sống đó, Trung thực sự bất ngờ khi vấp phải sự khước từ tình cảm của Tâm, một cô gái miền biển mà anh đem lòng yêu mến.Và cũng từ sự khước từ đó, Trung quyết đi tìm lại lý tưởng sống cho mình bằng cách trải nghiệm cuộc sống ở nhiều miền quê khác nhau trong cả nước. Chứng kiến những mất mát, thua thiệt của bao người, Trung đã thay đổi cách nghĩ, quan niệm sống của mình và tìm về làng chài nơi đã giúp anh nhìn lại chính mình, chung tay cùng người dân dựng xây những điều tốt đẹp trên mảnh đất quê hương

CCTT Hạt mưa xuân: Cảnh báo về những mâu thuẫn có thể nảy sinh từ chính quyền cơ sở.

CCTT Hạt mưa xuân: Cảnh báo về những mâu thuẫn có thể nảy sinh từ chính quyền cơ sở. 23/3/2018

Làng quê không thể đổi mới, giàu mạnh nếu người cán bộ cấp xã không hiểu hết pháp luật, không coi sự hài lòng của người dân làm đầu còn người dân thì ham lợi. Mọi chuyện sẽ đi quá xa nếu như họ dùng quyền lực và bạo lực để giải quyết những việc không đúng thẩm quyền của mình.

Kịch nói

Kịch nói "Ngày ấy, họ đều còn trẻ": Câu trả lời về lý tưởng sống 8/3/2018

Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của bao con người, trong đó có một gia đình ở Sài Gòn. Họ tiêu biểu cho những con người sống ở đô thị miền Nam thủa đó. Người chị cả là một nhà văn nữ, cậu con trai thứ hai là một trung úy ngụy quân, cô con gái thứ Ba là một nhân viên sở Mỹ và cậu Út là sinh viên theo trào lưu Hippy, chỉ quan tâm tới sự khác biệt mà không cần biết mục đích sống… Cả gia đình đã đến với cuộc tấn công long trời lở đất với tâm lý cầu an để rồi, những tấm gương hi sinh của các chiến sĩ đã giúp họ thấu hiểu giá trị của tự do ….

Vở chèo

Vở chèo "Đường trường duyên phận": Lời tri ân với Tổ nghiệp 7/3/2018

Vở chèo “Đường trường duyên phận” kể về một gánh chèo xưa ở làng Hạ. Ở đó, cùng với những làn điệu chèo ngọt ngào, những thân phận đào, kép truân chuyên là cuộc đời không ít nhọc nhằn của ông Cả Hân, cô Đào Sen, anh Kép Thăng hay Cụ Trùm Lương ... Cho dù gặp bao trắc trở thăng trầm trong cuộc sống, nhưng khi đã đắm mình với nghiệp chèo, những con người đáng trân trọng ấy biết nâng đỡ nhau vượt qua nỗi bất hạnh, quyết theo nghề giữ nghiệp, chung tay bảo tồn nghệ thuật truyền thống mà thế hệ đi trước đã gây dựng. Vở chèo “Đường truyền duyên phận” là lời tri ân chân thành với những người nghệ sĩ, nghệ nhân đã dành trọn vẹn cả cuộc đời, tình yêu, sự tâm huyết, để tôn vinh Nghiệp Tổ và phát triển nghệ thuật truyền thống, di sản vô cùng quý báu của cả dân tộc

CCTT

CCTT "Báu vật ở đời": Đáp số của lòng hiếu thảo 9/2/2018

Câu chuyện khắc họa sự đối lập giữa hai gia đình có cha mẹ già yếu, một nhà có người con trai hiếu thảo còn gia đình còn lại thì không. Sau bao nhiêu những biến cố, thử thách cuối cùng kẻ xử tệ với mẹ già bị mọi người ghét bỏ, xa lánh còn người con trai hiếu đức đã nhận niềm yêu mến, tin tưởng của mọi người.

Nặng nghĩa hậu phương: Câu chuyện về sự hy sinh của người lính tình báo

Nặng nghĩa hậu phương: Câu chuyện về sự hy sinh của người lính tình báo 30/1/2018

Có người chồng là chiến sỹ tình báo đã hy trong kháng chiến chống Pháp, bà Hòa sống trong sự đùm bọc của bà con làng xóm. Tuổi càng cao bà càng thu mình trong sự lặng lẽ, có lẽ một phần vì mong ước tìm lại danh nghĩa chính đáng cho ông Hòa - chồng bà vẫn chưa được thực hiện. Cũng như nhiều lần trước hôm nay bà Hòa lại sang nhà ông Thành - cựu Bí thư chi bộ của xã để nhờ ông viết lá đơn xin được công nhận là liệt sỹ cho chồng bà. Từ đây câu chuyện về sự hy sinh thầm lặng của những người chiến sỹ tình báo thời chống Pháp được mở ra...

Tiểu phẩm

Tiểu phẩm "Chuyện hai nhà" 4/1/2018

Trong xã hội hiện đại, cuộc sống ở những vùng quê đã có nhiều thay đổi. Để phát triển hạ tầng đã có những gia đình phải hy sinh một phần lợi ích, thay đổi không ít thói quen đã trở nên thân thuộc. Nhưng chắc chắn rằng, sau mọi sự thay đổi, điều kiện sống sẽ được cải thiện rõ rệt.

Sự hình thành của Sân khấu hóa dân ca Bài chòi

Sự hình thành của Sân khấu hóa dân ca Bài chòi 3/1/2018

Bài Chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của người dân các tỉnh Trung bộ Việt Nam bao gồm các loại hình âm nhạc, thơ, diễn xuất sân khấu, hội họa… được biểu đạt dưới hình thức hội chơi Bài Chòi và trình diễn Bài Chòi. Đây là hoạt động văn hóa quan trọng trong cộng đồng làng xã, đáp ứng nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật, thể hiện tình yêu quê hương đất nước và những kinh nghiệm trong cuộc sống dân gian.

Sự hình thành của Sân khấu hóa dân ca Bài chòi

Sự hình thành của Sân khấu hóa dân ca Bài chòi 3/1/2018

Bài Chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của người dân các tỉnh Trung bộ Việt Nam bao gồm các loại hình âm nhạc, thơ, diễn xuất sân khấu, hội họa… được biểu đạt dưới hình thức hội chơi Bài Chòi và trình diễn Bài Chòi. Đây là hoạt động văn hóa quan trọng trong cộng đồng làng xã, đáp ứng nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật, thể hiện tình yêu quê hương đất nước và những kinh nghiệm trong cuộc sống dân gian.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ