Từ lâu nghệ thuật Chèo luôn là món ăn tinh thần quen thuộc của người dân vùng châu thổ đồng bằng Bắc bộ. Các gánh Chèo xưa, với lối diễn, trang trí sân khấu đơn giản nhưng luôn có sự tương tác, gần gũi với người xem, buộc người diễn phải có khả năng ứng diễn cao. Với việc chuyên nghiệp hóa hiện nay liệu Chèo có mất đi tính ứng diễn, sự tương tác với người xem như các gánh Chèo dân gian xưa? Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc trò chuyện với NSND Thanh Hoài về : “Sự khác biệt giữa Chèo xưa và nay”:
Từ lâu các vấn hầu đồng trong thực tế tín ngưỡng dân gian đã mang đậm tính diễn xướng, tạo cảm hứng cho những người làm sân khấu kịch hát dân tộc khai thác, sân khấu hóa và đưa nó lên sàn diễn. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ nghệ thuật, việc khai thác các hình thức diễn xướng tín ngưỡng dân gian này trong từng loại hình kịch hát lại có sự “đậm, nhạt” khác nhau. Nếu ở Tuồng và Cải lương, Hát văn chỉ được khai thác trong các tình huống nhất định của vở diễn thì ở Chèo lại xây dựng hẳn tiết mục riêng, khai thác cụ thể về các làn điệu và trình thức diễn xướng hầu đồng. Từ cách khai thác này, sân khấu kịch hát đã đem đến cho đông đảo khán giả biết tới các hình thức tín ngưỡng dân gian đặc sắc của dân tộc.
Làng Vồm bỗng chốc xảy ra bao chuyện dở khóc, dở cười trước dự án mở đường. Vì ô nhiễm môi trường mọi người đều đồng tình lấp ao thì ông Quý Quyền - quyền trưởng thôn lại ra sức phản đối, chỉ vì con đường tương lai sẽ lấn vào mộ tổ, nhà thờ của dòng họ. Thế là bao mưu mô, toan tính của ông cán bộ xã nhằm đối phó với dư luận, ý nguyện dân làng. Vậy nhưng, kết cục “gậy ông lại đập lưng ông” khiến ông “quan xã” trở thành “trò cười” trước miệng lưới thế gian.
Một cô gái hiện đại, xinh đẹp mà luôn trắc trở trong tình duyên. Gặp thầy bói phán có người âm yêu tha thiết, muốn lấy chồng phải làm lễ cắt tiền duyên.Cô làm theo tất cả những gì thầy bói yêu cầu. Liệu mọi sự có dẫn đến kết cục tốt đẹp hay không? Chúng ta cùng chờ đợi...
Vợ chồng quan Chánh tổng Thăng làm một con gà bằng vàng để biếu quan Tổng Trấn nhưng quan không nhân vì có lệnh của triều đình cấm các quan được nhận quà biếu trong dịp tết. Nhưng rồi, kỳ lạ thay cuối cùng con gà vàng vẫn yên vị ở địa chỉ cần đến.... Chúng ta cùng chương để xem gà vàng chạy thế nào.
Có nhiều cô gái xinh đẹp phải chấp nhận nghề nghiệp bị xã hội ngăn cấm, người đời chê cười và còn phải chịu tủi nhục từ phía những ma cô, má mì… Cũng có người tìm được con đường hoàn lương từ những tình cảm chân thật. Nhưng đa phần họ không tìm được lối thoát. Trong một lần buộc phải ra đứng múa cột để hút khách ở chân cột đèn giao thông, họ đã gây ra tội lỗi khó chuộc…
Khởi đầu với giả thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội bằng vở Cải lương Cung Phi Điểm Bích năm 2009, đây chính là lý do NSND, Đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai luôn đau đáu với những vở diễn khắc họa con người thủ đô, như các vở sau này: “Gươm thiêng trao trả hồ thần”, “Hà Nội gió mùa”, “Dâu bể một kiếp tằm” ..v.v. Qua 2 lần Liên hoan sân khấu Thủ đô được tổ chức, các tác phẩm chị tham dự luôn đạt giải cao, tạo tiếng vang ở người xem cũng như các bạn nghề.
NSƯT Quốc Toàn là gương mặt trụ cột của sàn diễn kịch nói thủ đô những năm 80 của thế kỷ trước. Giờ đây, thời hoàng kim đã lùi xa, những nhắc tới ông, là nhớ về dấu ấn khó phai qua các vở diễn được đánh giá là đỉnh cao một thời của sân khấu Kịch nói Hà Nội
Khác với các loại hình sân khấu khác như Chèo, hay Cải lương, Tuồng mang tính chất bi hùng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Chính từ đặc trưng đó nên các vở tuồng nhân vật thường không có chuyển biến về tính cách. Ai tốt, ai xấu, ai trung nghĩa, ai gian tà... đều được biểu hiện ngay từ đầu và cứ thế phát triển theo cốt truyện kịch. Không có ai lúc đầu trung chính sau biến thành gian tà hay ngược lại.
Đôi khi vì lí do này hay lí do khác người ta chấp nhận việc nói dối để đạt được mục đích. Tuy nhiên che giấu những việc làm sai có thể gây nguy hiểm và tổn thương rất lớn cho những người bị lừa dối. Hiểu được điều đó nên chàng trai trẻ trong câu chuyện truyền thanh "Tin vào sự hồi sinh" đã quyết định đứng về phía sự thật mặc dù chính anh cũng phải chịu đựng không ít tổn hại và đau đớn...
Vì nhỡ tay, Phó giám đốc Chí Huân đã làm bố của Hạnh chết. Mẹ Hạnh cũng vì thế mà suy sụp, qua đời. Mang tâm trạng có tội, Chí Huân đã cố gắng bù đắp, giúp đỡ Hạnh. Chỉ là một công nhân thu nhập không cao, cuộc sống của Hạnh có nhiều ngã rẽ bất ngờ khi gặp những con người, những số phận và cách sống khác ở nơi phố thị. Bên cạnh những chàng trai, cô gái mỗi người một tính cách, một nhận thức, nhân vật xấu là Nại luôn đi ngược với những giá trị nhân văn. Kết truyện, ông ta cũng phần nào nhận ra được tội lỗi của mình…
Vốn là sỹ quan quân đội về hưu, ông Tư không thể chịu được cung cách sinh hoạt của con trai và sự chiều chuộng vô lối của vợ. Con trai ông không chấp nhận sự can thiệp của bố. Sau va chạm, ông trở lại chiến trường xưa. Con trai ông nhờ có thực tế từ một người lính trẻ của cha đã tỉnh ngộ… để họ cùng hát lên Khúc quân hành của người lính năm xưa.
Chí Phèo và Thị Nở luôn mang nỗi đau vì không chịu nổi điều tiếng của người đời mà trót bỏ con nơi lò gạch. Chí Phèo đi tìm con ở khắp nơi. Thị Nở nhờ sự gợi ý từ những ẩm thực gia truyền nên nhắc chồng tìm con ở Công ty đòi nợ thuê. Vậy là Chí Phèo nguyên gốc gặp được Chí Phèo thời hiện đại…
Hai người trẻ tuổi yêu nhau say đắm, tưởng chừng không gì có thể chia lìa! Và rồi, một ngày kia, chàng trai bỗng biến mất... Nhưng liệu rằng đó có phải là điều tồi tệ, là dấu chấm hết của mối tình. Cùng nghe và suy ngẫm với câu chuyện trong chương trình Xin chờ hồi kết