CCTT Lương tâm người lính thợ: Phép thử bất ngờ của tình yêu23/3/2017

Vì muốn nhanh chóng bàn giao con tàu mới cho lực lượng Hải quân mà kỹ sư Phương, trưởng phòng kỹ thuật của xưởng đóng tàu Quân đội đã bỏ qua một số sai sót. Rất may Việt Hà, người yêu Phương đã kịp thời phát hiện và đề xuất phương án sửa chữa. Cũng chính vì thế mà Phương và Việt Hà tranh luận gay gắt dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn. Liệu tình yêu của họ có bị tan vỡ?

Sân khấu xung kích thời kỳ chống Mỹ qua hồi ức của NSND Ngọc Viễn

Sân khấu xung kích thời kỳ chống Mỹ qua hồi ức của NSND Ngọc Viễn 14/3/2017

Trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, sân khấu xung kích đóng vai trò quan trọng trong việc động viên tinh thần chiến sỹ ngoài mặt trận. Những vở diễn xung kích nổi tiếng một thời của Đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần, nay là Nhà hát Chèo Quân đội, như; “Anh lái xe và cô chống lầy”, “Cô thợ chữa pháo”, “Bà mẹ chuyến đò Sông Mã” .v.v. đã ghi đậm dấu ấn trong tâm trí hầu hết các chiến sỹ và lực lượng Thanh niên xung phong. Điểm đặc biệt của những vở diễn này thường có thời lượng ngắn, ít nhân vật, đáp ứng tính cơ động cao nên người diễn viên có thể diễn mọi lúc, mọi nơi ở nhiều địa hình và hoàn cảnh khác nhau.

Những khác biệt của nhân vật Hề trong bộ ba

Những khác biệt của nhân vật Hề trong bộ ba "Bài ca giữ nước" của soạn giả Tào Mạt. 14/3/2017

Từ lâu trong hệ thống nhân vật của Chèo, Hề chèo đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cấu trúc vở diễn. Trong ngũ cung, bao gồm năm mô hình nhân vật cơ bản của Chèo cổ, gồm: đào, kép, lão, mụ, hề, nhân vật Hề là dạng nhân vật không có số phận, được xếp thứ năm nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trong trong việc điều tiết vở diễn. Kế thừa từ Chèo truyền thống, tác giả Tào Mạt sau này đã xây dựng nhân vật Hề Hoạn trong bộ ba Chèo "Bài ca giữ nước" có một số phận riêng, được dư luận đánh giá cao về sự kế thừa vốn nghệ thuật từ chèo cổ, tạo bước đột phá trong xây dựng mô hình nhân vật này của Chèo.

CTTT

CTTT "Tấm lòng người cha":Người đồng hành lặng lẽ suốt đời con 9/3/2017

Sự yêu thương sâu sắc, luôn hi sinh vì con cái là thứ tình cảm đáng trân trọng, nhưng càng gây xúc động lòng người khi trong sự hi sinh, hết lòng ấy, còn là tình cảm tin yêu lớn lao vào sự thủy chung, đúng đắn của con mình…

Kịch tình huống “Thần tình yêu và cô gái trên trời”: Tình ái và những ẩn số bất ngờ

Kịch tình huống “Thần tình yêu và cô gái trên trời”: Tình ái và những ẩn số bất ngờ 9/3/2017

Thần Tình yêu, người tưởng chừng thông tỏ và quyền lực nhất trong việc sắp đặt tình cảm nhân gian đã mắc sai lầm, bởi tình cảm lứa đôi luôn tiềm ẩn những bất ngờ! Nhưng phải chăng điều bất ngờ ấy không tuân theo bất kỳ một quy luất nào?

Kịch nói

Kịch nói "Ngày đen tối đã qua": Khắc họa chân dung người chiến sỹ cách mạng! 27/2/2017

Vở diễn tái hiện cuộc sống khổ đau, cùng cực của nhân dân ta thời kỳ trước cách mạng Tháng Tám - Dưới hai tầng áp bức bóc lột của thực dân và bọn phong kiến tay sai đất nước chìm vào đêm đen nô lệ. Nhưng cũng trong những ngày tháng đó, những người con ưu tú của dân tộc đứng trong hàng ngũ của Đảng đã dìu dắt nhân dân đấu tranh. Họ không ngại, gian khổ, hy sinh để mong một ngày cứu nước mang đến cuộc đời ấm no hạnh phúc cho mọi người dân...

Câu chuyện truyền thanh

Câu chuyện truyền thanh "Món quà xuân": Niềm vui cho cha mẹ 20/2/2017

Đã nhiều năm không về ăn Tết với bố mẹ ở quê, Tùng cảm thấy áy náy và thương hai cụ vô cùng. Vào kỳ nghỉ cuối tuần đầu năm mới anh muốn cả nhà về dự Hội làng ở quê cho ông bà đỡ nhớ. Tuy nhiên đây cũng là dịp kỷ niệm 10 năm ngày cưới của vợ chồng anh và Phương – vợ anh đã lên kế hoạch đưa cả nhà đi du lịch. Vậy là giữa họ lại nổ ra mâu thuẫn...

Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoài: Cuộc hành trình của những điệu Chèo

Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoài: Cuộc hành trình của những điệu Chèo 10/2/2017

Từ lâu nghệ thuật Chèo luôn là món ăn tinh thần quen thuộc của người dân vùng châu thổ đồng bằng Bắc bộ. Các gánh Chèo xưa, với lối diễn, trang trí sân khấu đơn giản nhưng luôn có sự tương tác, gần gũi với người xem, buộc người diễn phải có khả năng ứng diễn cao. Với việc chuyên nghiệp hóa hiện nay liệu Chèo có mất đi tính ứng diễn, sự tương tác với người xem như các gánh Chèo dân gian xưa? Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc trò chuyện với NSND Thanh Hoài về : “Sự khác biệt giữa Chèo xưa và nay”:

Diễn xướng dân gian: Nguồn cảm hứng cho sân khấu kịch hát dân tộc

Diễn xướng dân gian: Nguồn cảm hứng cho sân khấu kịch hát dân tộc 2/2/2017

Từ lâu các vấn hầu đồng trong thực tế tín ngưỡng dân gian đã mang đậm tính diễn xướng, tạo cảm hứng cho những người làm sân khấu kịch hát dân tộc khai thác, sân khấu hóa và đưa nó lên sàn diễn. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ nghệ thuật, việc khai thác các hình thức diễn xướng tín ngưỡng dân gian này trong từng loại hình kịch hát lại có sự “đậm, nhạt” khác nhau. Nếu ở Tuồng và Cải lương, Hát văn chỉ được khai thác trong các tình huống nhất định của vở diễn thì ở Chèo lại xây dựng hẳn tiết mục riêng, khai thác cụ thể về các làn điệu và trình thức diễn xướng hầu đồng. Từ cách khai thác này, sân khấu kịch hát đã đem đến cho đông đảo khán giả biết tới các hình thức tín ngưỡng dân gian đặc sắc của dân tộc.

Vở tuồng

Vở tuồng "Ao làng": Chuyện bịa ở Làng Vòm 29/1/2017

Làng Vồm bỗng chốc xảy ra bao chuyện dở khóc, dở cười trước dự án mở đường. Vì ô nhiễm môi trường mọi người đều đồng tình lấp ao thì ông Quý Quyền - quyền trưởng thôn lại ra sức phản đối, chỉ vì con đường tương lai sẽ lấn vào mộ tổ, nhà thờ của dòng họ. Thế là bao mưu mô, toan tính của ông cán bộ xã nhằm đối phó với dư luận, ý nguyện dân làng. Vậy nhưng, kết cục “gậy ông lại đập lưng ông” khiến ông “quan xã” trở thành “trò cười” trước miệng lưới thế gian.

Kịch tình huống Cắt tiền duyên : Cắt duyên cắt cả niềm tin

Kịch tình huống Cắt tiền duyên : Cắt duyên cắt cả niềm tin 24/1/2017

Một cô gái hiện đại, xinh đẹp mà luôn trắc trở trong tình duyên. Gặp thầy bói phán có người âm yêu tha thiết, muốn lấy chồng phải làm lễ cắt tiền duyên.Cô làm theo tất cả những gì thầy bói yêu cầu. Liệu mọi sự có dẫn đến kết cục tốt đẹp hay không? Chúng ta cùng chờ đợi...

Kịch tình huống

Kịch tình huống "Tết quan": Nghe chuyện xưa để ngẫm chuyện nay 24/1/2017

Vợ chồng quan Chánh tổng Thăng làm một con gà bằng vàng để biếu quan Tổng Trấn nhưng quan không nhân vì có lệnh của triều đình cấm các quan được nhận quà biếu trong dịp tết. Nhưng rồi, kỳ lạ thay cuối cùng con gà vàng vẫn yên vị ở địa chỉ cần đến.... Chúng ta cùng chương để xem gà vàng chạy thế nào.

Câu chuyện truyền thanh

Câu chuyện truyền thanh "Đèn đỏ": Điểm dừng của bản năng và ham muốn 19/1/2017

Có nhiều cô gái xinh đẹp phải chấp nhận nghề nghiệp bị xã hội ngăn cấm, người đời chê cười và còn phải chịu tủi nhục từ phía những ma cô, má mì… Cũng có người tìm được con đường hoàn lương từ những tình cảm chân thật. Nhưng đa phần họ không tìm được lối thoát. Trong một lần buộc phải ra đứng múa cột để hút khách ở chân cột đèn giao thông, họ đã gây ra tội lỗi khó chuộc…

NSND, Đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai: Duyên nợ với sân khấu Thủ đô

NSND, Đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai: Duyên nợ với sân khấu Thủ đô 16/1/2017

Khởi đầu với giả thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội bằng vở Cải lương Cung Phi Điểm Bích năm 2009, đây chính là lý do NSND, Đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai luôn đau đáu với những vở diễn khắc họa con người thủ đô, như các vở sau này: “Gươm thiêng trao trả hồ thần”, “Hà Nội gió mùa”, “Dâu bể một kiếp tằm” ..v.v. Qua 2 lần Liên hoan sân khấu Thủ đô được tổ chức, các tác phẩm chị tham dự luôn đạt giải cao, tạo tiếng vang ở người xem cũng như các bạn nghề.

Nghệ sĩ ưu tú Quốc Toàn: Sự nghiệp và những dấu ấn Kịch nói Hà Nội

Nghệ sĩ ưu tú Quốc Toàn: Sự nghiệp và những dấu ấn Kịch nói Hà Nội 16/1/2017

NSƯT Quốc Toàn là gương mặt trụ cột của sàn diễn kịch nói thủ đô những năm 80 của thế kỷ trước. Giờ đây, thời hoàng kim đã lùi xa, những nhắc tới ông, là nhớ về dấu ấn khó phai qua các vở diễn được đánh giá là đỉnh cao một thời của sân khấu Kịch nói Hà Nội

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Đối thoại mở
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Đối thoại mở
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ