Mọi điều đều có thể giao kèo thông qua những bản "hợp đồng" chặt chẽ, vậy nhưng bản hợp đống ấy có thể được "thanh lý" đúng hạn hay không???????????
Những ngày giáp Tết, nhìn dòng người xuôi ngược về quê, những người cha người mẹ vẫn luôn có tâm lý mong ngóng con về. Niềm vui của ngày đoàn tụ đối với họ không hẳn là quà to quà nhỏ, mâm cao cỗ đầy mà chính là cảm giác ấm áp, yên bình khi được bên cạnh người thân! Giây phút quây quần bên nhau mọi người cùng nhớ lại những câu chuyện cũ… Từng năm tháng như được nối dài bởi niềm hạnh phúc và sự yêu thương!
Nguyên nhân "mâu thuẫn" của hai ông bạn nối khố và món "lãi" bất ngờ trong chiều cuối năm
Vở kịch “Người và quỷ” hay “Truyền thuyết hoa sim” là câu chuyện giữa lý tưởng và thực tế luôn là một khoảng cách khó có thể định lượng. Nàng Hoa Sim xinh đẹp, trong sáng yêu đắm say chàng Lang Bá tài giỏi. Khi Lang Bá thắng trận trở về, chàng bị mẹ kế lập mưu hãm hại để tiếm quyền. Lang Bá tức giận nhưng đành cùng Hoa Sim ẩn vào rừng sâu để sống cuộc đời thanh tịnh. Phi Sơn – em trai cùng cha khác mẹ với Lang Bá đã khước từ ngôi vị để tìm anh. Chàng lầm tưởng rằng Lang Bá có khí chất một người trị quốc, để mãi sau này chàng đau đớn nhận ra “bóng tối” trong con người thật của Lang Bá. Trước lúc từ rừng sâu trở về Lang Bá đã bị quỷ Lưu Ly dụ dộ, mua chuộc nhưng không thành, còn nàng Hoa Sim bị quỷ thọt bày mưu chiếm đoạt nhưng không được, xong bất hạnh thay Lang Bá lại nghi ngờ nàng. Hoa Sim đã tự thiêu để chứng minh cho sự trong sạch của mình, Lang Bá đã rất ngỡ ngàng vì lửa không hủy hoại dung nhan và mạng sống của Hoa Sim mà ngược lại càng tôn thêm vẻ hào quang ấm áp cho nàng, nhưng cũng chính giây phút đó giữa Hoa Sim và Lang Bá đã có ranh giới của sự ngăn cách. Lang Bá trở lại kinh thành và lên ngôi vua, nhưng chàng cô đơn và không còn tri kỷ, chàng trở nên tàn ác, đố kị và hoài nghi. Đúng lúc chuẩn bị hành hình dì ghẻ, Phi Sơn và Hoa Sim đã trở về để ngăn cản Lang Bá. Lang Bá ngỡ rằng đã đạt được cả quyền uy và tình yêu trong sáng của Hoa Sim, nào ngờ đó chính là quỷ Lưu Ly biến thành Hoa Sim. Lang Bá đau đớn, Hoa Sim vẫn mang trái tim trong sáng, bao dung muốn kéo Lang Bá trở lại bản thể thiện lương. Câu chuyện mang đầy tính triết luận về trong sáng có tối, đó là những người như Lang Bá, như Phù Dung, đức Vua cha và ngược lại những kẻ trong tối vẫn khát khao ra ánh sáng như quỷ Lưu Ly, như quan Nội hầu. Liệu rằng phần tinh khiết, trong sáng như Hoa Sim và Phi Sơn có phủ khắp nhân gian hay không? Đó là câu hỏi cho mỗi chúng ta trả lời.
Vở hài kịch truyền thanh “Ngài Xuân tóc đỏ” của tác giả Lê Chí Trung phóng tác từ tiểu thuyết “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng, qua diễn xuất của các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam.
Trong khu rừng, có ngôi nhà hoang ít người lui tới, chính vì vậy ngôi nhà bị đồn là có ma. Hôm đó Lợn Hồng đi thăm bà ngoại, chiều tà chưa thấy về, nhóm bạn là Nghé Vàng, Sóc Bông, Voi Mít…lên đường tìm đón và bảo vệ bạn Lợn Hồng. Khi đi ngang qua ngôi nhà hoang, nhóm bạn trẻ đã khám phá được bí mật của lời đồn về ngôi nhà ma. Từ đây, tính cách của các con vật được khắc họa sinh động như nghĩa hiệp, hài hước, hờn dỗi, cáu kỉnh được nhân cách hóa. Những con vật trong rừng đã hành động với những tính cách dễ thương, đậm chất nhân văn về cuộc sống nhân gian, nơi giao hòa muôn loài với thiên nhiên vạn vật.
Ông Đại bị tù oan, công danh sự nghiệp chấm dứt khi còn rất trẻ. “Trong họa có phúc”, trong thời gian bị tam giam để điều tra án, ông Đại gặp được người cùng cảnh, người đó đã giúp ông vững vàng bước qua sóng gió. Sau này vị ân nhân ấy chính là bố vợ của ông Đại. Thời gian trôi đi, ông Đại vẫn sắt son niềm tin với Đảng, vẫn âm thầm gắn bó với tổ chức và được chi bộ Đảng địa phương giúp đỡ. Gần 40 năm sau, ông Đại được minh oan, chính lúc này, sự thật được phơi bày. Người đồng nghiệp năm xưa đẩy ông Đại vào cảnh tù tội, giờ đây tuy thành đạt, leo cao, nhưng sự thật vẫn phải trả về đúng giá trị của nó. Kịch diễn tiến với hai tuyến câu chuyện tưởng như không liên quan nhưng khi những sự kiện đan cài được lật mở cũng là lúc cao trào cùng bí mật lộ ra với những điều thấm thía về “nhân- quả”
Đôi mắt không chỉ là cửa sổ tâm hồn, đôi mắt còn giúp mỗi người nhìn thấu tỏ những biến cố trong đời sống để từ đó có những hành động tốt đẹp hơn
Lựa chọn một ngã rẽ trong đời luôn là câu hỏi đặt ra với các nhân vật trong tình huống kịch
Giấc mơ của Bờm là câu chuyện giả tưởng về một không gian không giới hạn, ở đó con người và loài vật có thể nói chuyện, giao lưu cùng nhau. Dù diễn ra nơi trần gian hay cõi địa ngục thì cuộc sống luôn đa diện sắc màu, vẫn có người tốt kẻ xấu, cái ác luôn phá hoại cái thiện, nó giống như vòng tròn âm dương luôn có thiện ác trong mỗi sự việc, sự vật. Bờm vì thương mẹ chịu cảnh đói khổ mà em đánh đổi chiếc quạt mo cho Phú Ông để lấy nắm xôi cứu mẹ. Chiếc quạt ấy chỉ là một mo cau bình thường mà mẹ dành quạt mát ru Bờm, nó là biểu tượng của lòng lương thiện và sự yêu thương của tình mẫu tử. Sự ấm áp, ánh hào quang của tình yêu thương đã làm cho kẻ xấu luôn tìm cách chiếm đoạt và hãm hại Bờm. Cũng chính nhờ có tình yêu thương đó đã giúp Bờm vượt qua bao cám dỗ, để khẳng định chân lý: Chỉ có tình yêu thương, lòng lương thiện mới mang lại hòa bình, hạnh phúc cho con người và thế giới vạn vật dù ở bất kỳ thế giới hãy cõi sống nào khác.
Lụa Hàng Vân – sản phẩm dệt nổi tiếng được lựa chọn may phẩm phục trong cung đình Huế. Theo thời gian một số mẫu hoa, họa tiết vân cổ đã bị mai một, đặc biệt là mẫu hoa văn “dệt hai mặt giống nhau”, nét đặt biệt chỉ riêng lụa Việt mới có. Quá trình khôi phục lại nhưng mẫu hoa, vân cổ của các nghệ nhân và thợ dệt của Làng lụa Hàng Vân mang đậm tình cảm trân quý nghề cũng như tình cảm chân thành, trong sáng của những người thợ lành nghề như Lệ Hằng, Duy Quang... Hành trình tìm lại và phát triển nghề truyền thống của thế hệ trẻ Làng lụa Hàng Vân là hành trình những người trẻ tiếp nối tiền nhân tôn vinh những giá trị bền vững
… Vì sự PHÁT TRIỂN của sân khấu thì cái MỚI phải được tìm ra để khẳng định và đánh giá. Và trước hết, trong LH Chèo vừa qua, cái mới đáng mừng là đội ngũ đạo diễn, tác giả mới ( tôi không gọi là tác giả trẻ, đạo diễn trẻ) xuất hiện nhiều hơn trước đây. Đặc biệt, các tác giả đạo diễn mới này phần lớn hoạt động ở “làng Chèo” , chèo trong hơi thở và máu thịt của họ là hy vọng về sự khởi sắc của Chèo với đặc trưng loại hình truyền thống thay vì có đạo diễn kịch nói đựng 5-7 vở chèo để chèo thành kịch nói cắm ca.
Vở kịch lấy bối cảnh lịch sử những năm 1944 - 1945, Chiến tranh thế giới thứ II sắp vãn hồi. Ở Việt Nam, trước vận thế này Trung ương Đảng và Bác Hồ quyết định chuyển hướng chiến lược, khẳng định Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Đây là bước ngoặt lịch sử, tìm kiếm sự ủng hộ của Hoa Kỳ để nhanh chóng tăng sức mạnh nội lực, tạo ra những cơ sở vững chắc, đảm bảo thắng lợi cho cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vở kịch “Bước ngoặt thiên tài” cho chúng ta thấu hiểu thấu đáo hơn những ngày không thể nào quên…
“Lau trắng …ngày xưa” là câu chuyện về cuộc đời Thái hậu Dương Vân Nga qua góc nhìn của hậu thế ngày nay. Bánh xe lịch sử cuốn đi là chuỗi hành trình với những sự kiện bất biến, song câu chuyện và những ẩn tình sau đó thì chỉ có thời gian và sự thật là còn mãi. Ở vở diễn này, tác giả trân trọng những bậc tiền nhân, nhìn cuộc đời và số phận của họ trong đại cục lớn, biết hy sinh quyền lợi để đổi lấy thái bình, hưng thịnh cho đất nước. Lịch sử không thể đổi khác, chỉ mang tâm thế lắng nghe và thấu hiểu thì hậu thế mới cảm nhận và thấm thía công đức của người xưa, thấu hiểu tiền nhân. Nhìn về lịch sử để sống ý nghĩa cho hôm nay và có được giá trị hạnh phúc cho ngày mai.