NSND Xuân Theo: Giọng ca “Vàng” của làng chèo 16/9/2024

Với vai diễn Nguyên Phi Ỷ Lan (vở chèo “Bài ca giữ nước”), NSND Xuân Theo đã khắc họa thành công hình ảnh phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, giỏi việc nước, đảm việc nhà. Bà còn được những người yêu chèo nhắc đến với vai nàng Châu Long trong vở "Lưu Bình - Dương Lễ". (Câu chuyện nghệ thuật)

NSND Hà Vy: Người chiến sĩ hát bằng cả trái tim

NSND Hà Vy: Người chiến sĩ hát bằng cả trái tim 6/8/2024

Trong quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, ca sĩ Hà Vy đoạt nhiều giải thưởng như: HCV Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc các năm 1985, 1990; HCB Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc năm 1995. Tại Cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ nhất - năm 1988, bà đã giành giải Ba dòng nhạc dân gian dân tộc - truyền thống và giải Đặc biệt “Người hát hay nhất về đề tài Bác Hồ” với bài hát “Người Nùng nhớ Bác”. Ngoài biểu diễn, bà còn tham gia công tác đào tạo tại Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội... Năm 2023, bà vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu NSND. (Câu chuyện nghệ thuật)

NSND Lê Thi: Đạo diễn phim tài liệu nặng lòng với điện ảnh quân đội

NSND Lê Thi: Đạo diễn phim tài liệu nặng lòng với điện ảnh quân đội 19/7/2024

Đạo diễn, NSND Lê Thi là Tổng đạo diễn 90 tập phim tài liệu “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”, tái hiện một cách đầy đủ, có hệ thống quá trình phát triển của dân tộc ta từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mở ra thời đại Hồ Chí Minh. (Câu chuyện nghệ thuật)

Nghệ thuật múa là nguồn sống

Nghệ thuật múa là nguồn sống 25/3/2024

Với kinh nghiệm thực tế của một diễn viên, những kiến thức lý luận của một giảng viên và dựa trên những tư liệu đi sưu tầm, nghiên cứu của cá nhân và đồng nghiệp, Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Phương đã viết, biên soạn hai cuốn sách “Đề cương phương pháp huấn luyện múa dân gian dân tộc hệ 4 năm” và “Giáo trình múa dân tộc Chăm”. Hai cuốn sách này là những giáo trình, tư liệu quý giá đối với công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên ngành múa.

Đạo diễn, NSUT Lê Chức: Một đời tận hiến cho sân khấu

Đạo diễn, NSUT Lê Chức: Một đời tận hiến cho sân khấu 8/11/2023

Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghệ thuật, đạo diễn Lê Chức từng giữ nhiều cương vị quản lý trong ngành sân khấu nước nhà: Giám đốc Nhà hát Cải lương Trung ương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Những năm gần đây, ông trở lại với cải lương và dành nhiều thời gian cho nghệ thuật múa rối trong vai trò sáng tác kịch bản. Đối với ông, cuộc sống luôn đòi hỏi người làm nghệ thuật một tình cảm tương xứng, một trách nhiệm ngang tầm với nó. Vì thế, nghệ thuật diễn xuất phải luôn tìm tòi, sáng tạo, bằng sức nóng của tình yêu cuộc đời. (Câu chuyện nghệ thuật)

Người chiến sĩ - nghệ sĩ đi qua hai cuộc chiến

Người chiến sĩ - nghệ sĩ đi qua hai cuộc chiến 11/9/2023

NSUT Phùng Đệ là nhà quay phim chiến trường kì cựu. Chính những trải nghiệm ấy đã đi vào ống kính máy quay của ông một cách tự nhiên, giàu tình cảm. Với những đóng góp âm thầm của mình, vừa qua ông đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật)

Luyến lưu những khúc Nam Ai, Nam Bình

Luyến lưu những khúc Nam Ai, Nam Bình 25/7/2023

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, từ nhỏ cô bé Thanh Tâm đã được rèn luyện, tập hát, tập đàn cùng những người thầy giỏi là nhạc quan triều Nguyễn. Anh trai của bà cũng theo cha bén duyên với nghệ thuật Tuồng và đã hướng cho bà đến với Tuồng khi sắm các vai trong các tích tuồng xưa như: Phụng Nghi Đình, Tống Địch Thanh, Điêu Thuyền… Thế nhưng, sở trường của Thanh Tâm vẫn là ca Huế, nhờ sự kiên trì học tập, chắt lọc chủ yếu qua truyền khẩu. “Cả một đời người nếu cố gắng sẽ học được hết các bàn bản, làn điệu Ca Huế”- Nghệ nhân Ưu tú Thanh Tâm vẫn tâm niệm như vậy khi hướng dẫn những người trẻ yêu thích môn nghệ thuật này. (Câu chuyện nghệ thuật)

Họa sĩ Nguyễn Văn Chung - Giải thưởng Nhà nước về VHNT

Họa sĩ Nguyễn Văn Chung - Giải thưởng Nhà nước về VHNT 14/6/2023

20 năm công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Nguyễn Văn Chung đã không ngừng học hỏi, tự vượt lên chính mình cả về nghệ thuật và công tác quản lý. Một mặt ông làm tốt công tác bảo quản và trưng bày các tác phẩm mỹ thuật, mặt khác tiếp thu tinh hoa nghệ thuật dân tộc, làm giàu thêm tiềm năng sáng tạo của mình. (Câu chuyện nghệ thuật)

Bền bỉ đưa nghệ thuật chèo vượt thời gian

Bền bỉ đưa nghệ thuật chèo vượt thời gian 12/5/2023

Khi đảm nhận cương vị Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội, NSND Đào Lê luôn nỗ lực giữ vững định hướng bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghệ thuật chèo bằng việc kiên trì, rèn luyện đội ngũ, đào tạo các thế hệ diễn viên kế cận, nâng cao chất lượng nghệ thuật, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của khán giả hiện đại. Có lẽ vì thế trong khi nhiều loại hình sân khấu truyền thống, trong đó có nghệ thuật chèo đang loay hoay tìm khán giả thì Nhà hát Chèo Quân đội trong thời gian NSND Đào Lê làm giám đốc vẫn "sáng đèn" với gần 200 đêm diễn / năm. (Câu chuyện nghệ thuật)

Người đi tìm sự thật lịch sử qua phim tài liệu

Người đi tìm sự thật lịch sử qua phim tài liệu 25/4/2023

“Người lính xe tăng 390 ngày ấy” và “Chuyện thật trưa 30/4/1975” là hai bộ phim tài liệu ghi dấu ấn sự nghiệp của đạo diễn - NSUT Phạm Việt Tùng. Khi phát hiện ra có người tự nhận chính mình đã soạn bản thảo cho ông Dương Văn Minh (Tổng thống Việt Nam Cộng hòa) vào trưa ngày 30/4/1975, bỏ qua hoàn toàn vai trò của đại tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203), đạo diễn Phạm Việt Tùng đã dành hơn 40 năm để theo đuổi việc trả lại đúng sự thật về người đã viết ra từng câu, từng chữ để buộc Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Trong bộ phim “Người lính xe tăng 390 ngày ấy", đạo diễn Phạm Việt Tùng đã đấu tranh cho 4 người lính trên chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập (thay vì là xe tăng 843 như ban đầu ngộ nhận). Năm 2012, đạo diễn, NSUT Phạm Việt Tùng vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật (Câu chuyện nghệ thuật 25/4/2023).

Cảm hứng sáng tạo từ những khoảnh khắc đời thường

Cảm hứng sáng tạo từ những khoảnh khắc đời thường 30/3/2023

Thuộc thế hệ nghệ sĩ trưởng thành trong thời kì đất nước vừa giải phóng, nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thành (nguyên Trưởng khoa Điêu khắc – trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) đã tham gia nhiều hoạt động sáng tác và triển lãm điêu khắc trong nước và quốc tế. Với những đóng góp tích cực cho mỹ thuật và sự nghiệp giáo dục, nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thành vinh dự được nhà nước phong học hàm Phó giáo sư và phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. (Câu chuyện nghệ thuật)

Nửa thế kỷ gắn bó với nghệ thuật điêu khắc

Nửa thế kỷ gắn bó với nghệ thuật điêu khắc 2/3/2023

Năm nay, nhà điêu khắc Hoàng Uyên bước sang tuổi 87. Ông thuộc thế hệ họa sĩ đầu tiên sau khi hòa bình lập lại năm 1954. Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam, ông công tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm của ông được trưng bày tại nhiều bảo tàng trong nước... (Câu chuyện nghệ thuật)

Người phụ nữ quả cảm của hội họa nước nhà

Người phụ nữ quả cảm của hội họa nước nhà 7/2/2023

Đã đi qua một thế kỷ, tuy sức đã yếu, trí nhớ không còn minh mẫn như xưa nhưng họa sĩ Nguyễn Minh Mỹ vẫn thích gặp gỡ người trẻ, thích nói chuyện, thích xem ảnh ngày xưa…Không cam chịu sống đời bình thường vốn mặc định cho phụ nữ trong xã hội cũ, họa sĩ Nguyễn Minh Mỹ đã dám thực hiện khát vọng tự do của một người phụ nữ trong xã hội mới. Những sáng tác của bà là thành quả sau nhiều năm miệt mài lao động nghệ thuật, để giờ đây khi đã ở tuổi xế chiều, bà vẫn luôn tự hào vì mình đã dám sống và nuôi dưỡng đam mê.

NSND Trung Đức giọng ca chất chứa tâm tình

NSND Trung Đức giọng ca chất chứa tâm tình 27/11/2022

NSND Trung Đức gắn bó với dòng nhạc truyền thống, nhạc cách mạng. Tên tuổi cũng như những ca khúc mà ông thể hiện được đông đảo khán giả và người yêu nhạc biết đến như: Vết chân tròn trên cát, Đời mình là một khúc quân hành, Lá đỏ, Chào em cô gái Lam Hồng... Ông còn là tác giả của một số ca khúc mang âm hưởng dân ca: Nhớ về hội Lim, Em đi chùa Hương (thơ Nguyễn Nhược Pháp), Chân quê (thơ Nguyễn Bính), Gọi em (dựa theo hát khan Tây Nguyên). Trong ông luôn chất chứa những suy tư, tâm tình của một người lính may mắn được trở về sau chiến tranh. Ông chinh phục người nghe không chỉ bởi chất giọng ấm, vang mà còn bởi một trái tim nhân hậu đầy cảm xúc... (Câu chuyện nghệ thuật 22/11/2022) --

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà - Người thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ piano nước nhà

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà - Người thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ piano nước nhà 25/10/2022

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà có đóng góp lớn trong sự nghiệp phát triển nền âm nhạc hiện đại nước nhà nói chung và chuyên ngành piano nói riêng trên cả ba lĩnh vực công tác: đào tạo, biểu diễn và quản lý. Bà xuất thân trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, mẹ là Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên- một trong những giảng viên piano đầu tiên của nước ta, người có công gây dựng Khoa Piano nói riêng và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nói chung. Từ năm 8 tuổi, nghệ sĩ Trần Thu Hà đã được người mẹ- người thầy đầu tiên của mình hướng dẫn từng ngón đàn. Tình yêu cây đàn piano cộng với những nhiệt tâm trong công việc giảng dạy nên dù đã nghỉ hưu, bà vẫn miệt mài với các thế hệ học trò... (Câu chuyện nghệ thuật 11/10/2022)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ