Họa sĩ Mai Long bắt đầu tham gia làm phim hoạt hình từ năm 1964 khi còn đang học tập tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Ông được mời làm họa sỹ chính cho rất nhiều bộ phim, với nhiều thể loại khác nhau. (Câu chuyện nghệ thuật 05/02/2021)
Ông sinh năm 1946, là con trai của họa sĩ Phạm Viết Song (từng theo học Trường Mỹ thuật Đông Dương). Họa sĩ Phạm Viết Hồng Lam chia sáng tác của mình thành ba giai đoạn và cả ba cuộc triển lãm đều đánh dấu quan trọng cho sự nghiệp hội họa của mình. (Câu chuyện nghệ thuật 29/01/2021)
Năm 1957, họa sĩ Nguyễn Khang tham gia sáng lập Hội Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1962 ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Trung cấp Mỹ nghệ Việt Nam. Xuất phát từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, để phát triển công nghiệp, ông đã đề nghị đổi tên trường thành Trường Trung cấp Mỹ thuật Công nghiệp (tiền thân của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp ngày nay). (Câu chuyện nghệ thuật 22/01/2021)
Mặc dù không phải là bộ phim duy nhất trong sự nghiệp điện ảnh nhưng “Những người săn thú trên núi Đăk Sao” đã trở thành bộ phim để đời, mang dấu ấn của NSND Trần Thế Dân. (Câu chuyện nghệ thuật 15/01/2021)
Mang nét đẹp giản dị nhưng mạnh mẽ là đặc trưng của gốm đen. Mầu đen của gốm là biến thể của gốm hoa nâu tùy theo độ nung. (Câu chuyện nghệ thuật 08/01/2021)
Năm 2007 họa sĩ Nguyễn Trọng Đoan được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật cho các tác phẩm “Đèn vườn”, “Chim xanh”, “Tình đất”, “Hạnh phúc”. (Câu chuyện nghệ thuật 29/12/2021)
Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng đã có 20 giải thưởng ảnh trong nước và quốc tế; tổ chức gần 10 triển lãm và xuất bản 4 cuốn sách ảnh. Đề tài mà ông tâm huyết là chụp các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Câu chuyện nghệ thuật 25/12/2020)
Cho tới nay, đạo diễn, NSND Lê Hùng đã dàn dựng khoảng 300 vở, đủ các thể loại sân khấu: kịch nói, tuồng, chèo, kịch hát dân ca, ca nhạc... Đạo diễn, NSND Lê Hùng nổi tiếng khó tính, dù vậy, nhiều đoàn nghệ thuật luôn muốn mời được ông về dựng vở. (Câu chuyện nghệ thuật 18/12/2021)
Thử sức trên nhiều tính cách, góc độ nhân vật cũng chính là hành trình để nghệ sĩ Quang Khải làm nghề một cách chuyên nghiệp. Năm 2019, anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. (Câu chuyện nghệ thuật 11/12/2021)
Trong buổi ra mắt tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21, bộ phim “Truyền thuyết về Quán Tiên” của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ đã nhận được đánh giá cao từ Hội đồng chuyên môn và khán giả. (Câu chuyện nghệ thuật 27/11/2020)
Họa sĩ Vũ An Chương đi nhiều nơi, đến nhiều vùng đất và nơi nào cũng để lại trong ông những cảm xúc đặc biệt, là nguồn cảm hứng trong các sáng tác hội họa. (Câu chuyện nghệ thuật 04/12/2020)
Năm 2019, nhà giáo Hoàng Minh Khánh (nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam) được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. Phần thưởng lớn nhất đối với ông là thấy học trò của mình tỏa sáng trên sân khấu xiếc. (Câu chuyện nghệ thuật 20/11/2020)
NSND Thanh Trầm có nhiều vai diễn xuất sắc như: Thúy Diệu trong vở “Những cô thợ dệt”, cô Bến trong vở “Ni cô Đàm Vân”, cô Lụa trong vở “Sợi tơ vàng”, đặc biệt là vai Thị Mầu trong vở “Quan Âm Thị Kính”. (Câu chuyện nghệ thuật 13/11/2020)
Mấy chục năm hoạt động nghệ thuật, họa sĩ Phạm Kim Bình vẫn luôn chung thủy với lối vẽ trực họa phong cảnh và hoa. Bên cạnh công việc sáng tác, họa sĩ Phạm Kim Bình còn đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội. Chị đã cùng Ban Chấp hành Hội tổ chức nhiều cuộc triển lãm và các trại sáng tác thường niên, các chuyến đi thực tế cho hội viên ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. (Câu chuyện nghệ thuật 06/11/2020)