Sinh năm 1943, Phạm Lực thuộc thế hệ họa sĩ đầu tiên theo học tại Trường Mỹ thuật Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã có mặt ở các chiến trường, như Thanh Hóa, Quảng Bình, Tây Nguyên, Nam Bộ. (Câu chuyện nghệ thuật 30/4/2021)
NSND Vũ Ngoạn Hợp đã giành nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, như Huy chương Vàng Hội diễn Xiếc toàn quốc; giải đặc biệt năm 1986 và 1989 tại Festival Xiếc ở Cuba; Giải thưởng Nghệ sĩ xuất sắc tài năng trẻ 1990; HCV lần thứ hai trong Liên hoan Xiếc toàn quốc năm 1995; được phong tặng danh hiệu NSƯT năm 1997, được vinh danh là một trong 21 gương mặt "Thủ lĩnh Thanh niên tiêu biểu Thế kỷ XX" năm 2001. (Câu chuyện nghệ thuật 23/4/2021)
Nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến (nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh) đã được tặng các giải thưởng về nhiếp ảnh trong nước và quốc tế. Ông đã được phong tặng “Nghệ sĩ Nhiếp ảnh có cống hiến xuất sắc”. (Câu chuyện nghệ thuật 16/4/2021)
Đối với GS, NSND Ngô Văn Thành (nguyên Giám đốc Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), dạy đàn cũng chính là dạy người và dạy nhiều điều khác trong cuộc sống. Điều giản dị ấy đã làm nên một nghệ sĩ, một nhà giáo Ngô Văn Thành mà khi nhắc đến tên ông, các thế hệ học trò luôn dành tình yêu và lòng ngưỡng mộ. (Câu chuyện nghệ thuật 09/4/2021)
Xác định được tầm quan trọng của quy hoạch đô thị nên mấy chục năm trong nghề, KTS Trần Ngọc Chính (nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước những đồ án quy hoạch mà mình tham gia thực hiện. Với ông để làm được quy hoạch tốt thì người làm quy hoạch phải hiểu tường tận về vùng đất được quy hoạch như thể mình là người nơi đó, có như thế mới đưa ra được ý tưởng tốt nhất. (Câu chuyện nghệ thuật 02/4/2021)
Vai hề phù thủy của NSND Mạnh Phóng trong vở chèo cổ “Kim Nham” đã trở thành vai mẫu trên sân khấu chèo. Với vai diễn này, ông là gương mặt sáng giá của Nhà hát chèo Việt Nam. (Câu chuyện nghệ thuật 26/3/2021)
Từ năm 2009, NSND Nguyễn Hoàng Tuấn đảm trách là “thuyền trưởng” chèo lái con thuyền Nhà hát Múa rối Thăng Long. Nhà hát vẫn luôn giữ vững là đơn vị nghệ thuật tự chủ không chỉ góp phần tích cực vào việc bảo tồn, phát triển và quảng bá văn hóa dân tộc đến nhiều nước trên thế giới mà còn đảm bảo được đời sống của cán bộ, nghệ sĩ.(Câu chuyện nghệ thuật 19/3/2021)
Từ thành công của vai diễn Thị Kính trong vở “Quan Âm Thị Kính”, NSND Đoàn Thanh Bình tiếp tục thành công với vai diễn khác như: chị Chúc trong vở “Sông Trà Khúc”, mẹ Từ Thức trong vở “Từ Thức gặp tiên”... Đây là những vai diễn đã mang lại cho bà Huy chương Vàng tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985 và năm 1990. (Câu chuyện nghệ thuật 12/3/2021)
Họa sĩ Mộng Bích sinh năm 1933 tại Hà Nội. Bà tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, là học trò của các họa sĩ tên tuổi như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Phan Chánh…Tác phẩm của bà thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thân phận con người, đặc biệt là cảnh ngộ của những người phụ nữ. (Câu chuyện nghệ thuật 05/3/2021)
Tuy tuổi cao sức yếu nhưng với nhà điêu khắc Vũ Tiến, nghệ thuật điêu khắc luôn cuốn hút, bởi vì ông như được khám phá tâm hồn mình, khám phá đôi bàn tay trên từng hình khối. (Câu chuyện nghệ thuật 26/02/2021)
Sở hữu giọng nam cao, rất phù hợp với tác phẩm chính ca, NSUT Đăng Dương không chỉ được biết đến với một chất giọng rất đặc biệt, với những ca khúc đi cùng năm tháng như: “Hà Nội niềm tin và hi vọng”, “Tình ca”, “Đất nước trọn niềm vui”, “Những ánh sao đêm”… (Câu chuyện nghệ thuật 19/02/2021)
Là tài năng hội họa từ thời thiếu niên, cho đến nay gia tài của họa sĩ Việt Hải có hàng trăm bức ký họa, phác thảo, tranh vẽ công nhân, nông dân, chiến sỹ, thiếu nữ, chân dung bạn bè. (09/02/2021)
Họa sĩ Mai Long bắt đầu tham gia làm phim hoạt hình từ năm 1964 khi còn đang học tập tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Ông được mời làm họa sỹ chính cho rất nhiều bộ phim, với nhiều thể loại khác nhau. (Câu chuyện nghệ thuật 05/02/2021)
Ông sinh năm 1946, là con trai của họa sĩ Phạm Viết Song (từng theo học Trường Mỹ thuật Đông Dương). Họa sĩ Phạm Viết Hồng Lam chia sáng tác của mình thành ba giai đoạn và cả ba cuộc triển lãm đều đánh dấu quan trọng cho sự nghiệp hội họa của mình. (Câu chuyện nghệ thuật 29/01/2021)
Năm 1957, họa sĩ Nguyễn Khang tham gia sáng lập Hội Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1962 ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Trung cấp Mỹ nghệ Việt Nam. Xuất phát từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, để phát triển công nghiệp, ông đã đề nghị đổi tên trường thành Trường Trung cấp Mỹ thuật Công nghiệp (tiền thân của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp ngày nay). (Câu chuyện nghệ thuật 22/01/2021)
BAN VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT VOV6
Địa chỉ: 37 Bà triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Trưởng ban: TRẦN NHẬT MINH Phó trưởng ban: NGÔ MỸ HẰNG, TRẦN XUÂN THÂN
để nhận các tin tức nóng hổi từ VOV6.VOV.VN
Điện thoại: (04)3826 5064/ Fax: 84-4-3826 5064