Hơn nửa thế kỷ cầm máy, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nông Tú Tường luôn gắn bó với vùng đất và con người miền núi nói chung, Hà Giang quê hương ông nói riêng. (Câu chuyện nghệ thuật 04/12/2018)
Người sáng lập hiệu ảnh Khánh Ký nổi tiếng một thời là ông Nguyễn Đình Khánh. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ông đã mở nhiều hiệu ảnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn…. (Câu chuyện nghệ thuật 27/11/2018)
Họa sỹ, Nhà giáo Nhân dân Lê Thanh là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho ngành Trang trí nội thất. Các công trình của ông đều có phong cách riêng, nghiêm túc, sang trọng, trang nhã, hài hòa với những ý tưởng mới, mang đậm bản sắc dân tộc. (Câu chuyện nghệ thuật 20/11/2018)
Lập nghiệp ở vùng đất phương Nam, những người con của làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá đã ghi lại bao khoảnh khắc về cuộc sống và sự đổi thay của Sài Gòn xưa, TP Hồ Chí Minh năng động, hiện đại ngày nay. (Câu chuyện nghệ thuật 13/11/2018)
Với tạo hình chắc khỏe nhưng không kém phần bay bổng, tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường vừa đạt được độ thẩm mỹ vừa toát lên cái hồn của nhân vật. Giải thưởng Nhà nước về VHNT 2012 là phần thưởng xứng đáng ghi nhận đóng góp của ông cho nghệ thuật điêu khắc nước nhà. (Câu chuyện nghệ thuật 09/11/2018)
Kịch của Sỹ Hanh thường viết về tầng lớp trí thức trong xã hội. Các vở diễn gắn liền với tên tuổi của ông, như “Đứa con tôi” , “Cuộc đời tôi”, “Tôi đi tìm tôi” (Giải thưởng Nhà nước về VHNT 2007)…gây được tiếng vang bởi nội dung, tư tưởng và cả những câu chuyện giản dị, đời thường nhưng rất sâu sắc. (Câu chuyện nghệ thuật 02/11/2018)
Trong sự nghiệp điện ảnh, ngoài 2 giải quốc tế, đạo diễn - NSND Ngô Mạnh Lân còn nhận được giải Bông sen vàng và giải Bông sen bạc tại các kỳ liên hoan phim trong nước với những bộ phim hoạt hình nổi tiếng như: “Con sáo biết nói”, “Mèo con”, “Những chiếc áo ấm”, “Rừng hoa”, “Bước ngoặt”, “Trê cóc”…(Câu chuyện nghệ thuật 26/10/2018)
Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua những bức ảnh quí giá giúp chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu về một giai đoạn lịch sử nước nhà. (Câu chuyện nghệ thuật 16/10/2018)
Sự ra đời của một bức ảnh nổi tiếng về Việt Nam do một nhà ngoại giao người Pháp chụp vào tháng 6 - 1845 dưới chân núi bán đảo Sơn Trà; "Gương mặt nghệ sĩ": NSND Phạm Anh Phương - trọn đời với nghệ thuật múa. (Câu chuyện nghệ thuật 09/10/2018)
Nhiếp ảnh Pháp du nhập vào Việt Nam qua tìm hiểu kho ảnh vô giá về nước ta đầu thế kỷ 20 được lưu trữ tại Pháp. Chuyên mục “Gương mặt nghệ sĩ”: Nhiếp ảnh gia Lê Hữu Dũng – tay máy sung sức và đam mê sáng tác ảnh nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 02/10/2018)