Người tiên phong của dòng phim khoa học 20/2/2022

Sau khi du học ở Đức về chuyên ngành quay phim, NSND Lương Đức đã chọn dòng phim khoa học để theo đuổi. Ông đã giành nhiều giải thưởng điện ảnh như các giải Bông sen vàng, Bông sen Bạc, Quay phim xuất sắc nhất. Năm 2012, NSND đạo diễn Lương Đức vinh dự được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. (Câu chuyện nghệ thuật)

Ngọn lửa nghệ thuật luôn bùng cháy

Ngọn lửa nghệ thuật luôn bùng cháy 12/12/2021

NSND Thu Hiền thể hiện những ca khúc như “Quảng Bình quê ta ơi”, “Câu hò bên bờ Hiền Lương”, “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”, “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”, “Tình ta biển bạc đồng xanh”, “Dáng đứng Bến Tre”…luôn sâu lắng, ngọt ngào, ghi dấu ấn đậm nét trong lòng người nghe. (Câu chuyện nghệ thuật 3/12/2021)

Người lưu giữ hồn cổ nhạc

Người lưu giữ hồn cổ nhạc 28/11/2021

NSND Xuân Hoạch là một trong những người tiên phong tham gia công cuộc chấn hưng hát Xẩm cũng như một số loại hình nghệ thuật dân gian Bắc bộ. Ông đã cùng các nghệ sĩ: NSND Thanh Ngoan, NSƯT Văn Ty, Mai Tuyết Hoa… đưa nghệ thuật dân tộc trở lại với khán giả. (Câu chuyện nghệ thuật 26/11/2021)

Trọn đời tận hiến với âm nhạc

Trọn đời tận hiến với âm nhạc 23/11/2021

Nhắc đến nhạc sĩ Hồng Đăng, người ta sẽ nhớ ngay đến nụ cười của ông. Ông luôn là người kết nối các nghệ sĩ bởi tính tình chan hòa, vui vẻ và rất chân thành. Với hơn 70 ca khúc được sử dụng trong các bộ phim, ông chính là nhạc sĩ đầu tiên được kết nạp vào Hội Điện ảnh Việt Nam. (Câu chuyện nghệ thuật 19/11/2021)

Những vai diễn để đời trên sân khấu

Những vai diễn để đời trên sân khấu 21/11/2021

Các dự án sân khấu lớn đã tìm đến NSND Việt Thắng như vai Chu Văn An trong vở kịch “Đạo học” của đạo diễn, NSND Lê Hùng; vai thiếu tướng Trần Tiến trong vở “Tai biến” của đạo diễn, NSND Anh Tú; vai Bí thư huyện ủy Trần Vỹ trong vở “Dư chấn” của đạo diễn, NSND Doãn Hoàng Giang v.v…(Câu chuyện nghệ thuật 12/11/2021)

Từ diễn viên truyền hình đến đạo diễn sân khấu

Từ diễn viên truyền hình đến đạo diễn sân khấu 13/11/2021

Việc mở sân khấu tư nhân đối với NSUT Trịnh Kim Chi như một cơ duyên. Từ một diễn viên của sân khấu kịch Hồng Vân, chị đã tự thành lập một sân khấu tư nhân mang tên mình. (Câu chuyện nghệ thuật 5/11/2021)

Âm nhạc là niềm đam mê lớn nhất

Âm nhạc là niềm đam mê lớn nhất 7/11/2021

Tình yêu với ca hát đã khiến ca sĩ Tuyết Thanh từ bỏ công việc ổn định để thi vào Đoàn Ca nhạc Đài TNVN, bất chấp sự phản đối của gia đình. Mỗi bài hát với NSƯT Tuyết Thanh là một kỷ niệm đẹp, khi được hát lên bằng tất cả cảm xúc của mình. (Câu chuyện nghệ thuật 29/10/2021)

“Cánh chim không mỏi” của nghệ thuật múa

“Cánh chim không mỏi” của nghệ thuật múa 31/10/2021

Bên cạnh các vai diễn nổi tiếng, NSND Chu Thúy Quỳnh còn sáng tác, biên đạo nhiều tác phẩm như “Hoa đất nước”, “Mùa xuân trên bản H’Mông”, “Hầu văn Xá Thượng”, “Hoa Tràng An”, “Hương xuân”, “Những cô gái Việt Nam”… Bà từng làm tổng đạo diễn nhiều chương trình phục vụ các ngày lễ trọng đại của đất nước và thành phố Hà Nội. (Câu chuyện nghệ thuật 22/10/2021)

Người được dó gọi tên

Người được dó gọi tên 24/10/2021

Họa sĩ Vũ Thái Bình sinh ra và lớn lên tại một làng quê yên bình. Ngày nhỏ anh chỉ biết đến chất liệu giấy dó qua những bức tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống hay những tài liệu cổ xưa. Càng đi sâu tìm hiểu, họa sĩ Vũ Thái Bình càng thấy dó không ưa sự lòe loẹt, càng không ưa sự cẩu thả. Dó kén cách vẽ. Muốn vẽ màu dó đẹp thì phải tỉ mẩn, chăm chút cho từng nét vẽ. (Câu chuyện nghệ thuật 15/10/2021)

Nghệ sĩ gắn bó với mảnh đất ngàn năm văn hiến

Nghệ sĩ gắn bó với mảnh đất ngàn năm văn hiến 17/10/2021

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo đã vinh dự được tặng Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 10 (Giải Tác phẩm cho cuốn sách ảnh “Hà Nội dấu yêu”). (Câu chuyện nghệ thuật 08/10/2021)

Họa sĩ của Trường Sơn

Họa sĩ của Trường Sơn 5/10/2021

Dành cả cuộc đời để vẽ về người lính và đường Trường Sơn, đến nay trong gia tài hội họa của mình, họa sĩ Nguyễn Đức Dụ đã có hơn 400 bức kí họa và 120 bức tranh sơn dầu về đề tài này. (Câu chuyện nghệ thuật 01/10/2021)

Cây bút sung sức của sân khấu

Cây bút sung sức của sân khấu 28/9/2021

Là một họa sĩ thiết kế sân khấu được đào tạo bài bản tại Liên bang Nga, con đường đưa Chu Thơm đến với nghề viết kịch bản sân khấu như một cuộc dạo chơi của định mệnh. Năm 1987, ông có tác phẩm đầu tiên mang tên “Người mang hai vết thương” được Đoàn kịch nói Quảng Ninh và Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị dàn dựng. Tôn thờ sân khấu, thế nên nhà viết kịch Chu Thơm chỉ cầm bút viết khi đầu trong veo, không vướng bận và dồn hết tâm sức vào kịch bản. (Câu chuyện nghệ thuật 24/9/2021)

Dấu ấn thiết kế mỹ thuật trong phim

Dấu ấn thiết kế mỹ thuật trong phim 21/9/2021

Được đào tạo bài bản cùng niềm đam mê điện ảnh nên với họa sĩ NSND Phạm Quang Vĩnh, mỗi bộ phim là trải nghiệm và tìm tòi sáng tạo. Ông dành riêng một phòng trong ngôi nhà của mình để trưng bày các kỷ vật gắn với những bộ phim mà ông đã làm. (Câu chuyện nghệ thuật 17/9/2021)

Gắn bó cuộc đời với nghệ thuật dân tộc

Gắn bó cuộc đời với nghệ thuật dân tộc 12/9/2021

Là nghệ nhân ca trù, đào nương cuối cùng của giáo phường Khâm Thiên, NSND Kim Đức luôn trăn trở vì sự phát triển của loại hình nghệ thuật đặc biệt này trong kho tàng nghệ thuật dân tộc. (Câu chuyện nghệ thuật 10/9/2021)

Dành cả đời cho công tác nghiên cứu - lý luận - phê bình kiến trúc

Dành cả đời cho công tác nghiên cứu - lý luận - phê bình kiến trúc 12/9/2021

Sau hàng chục năm khảo cứu, biên dịch và tổng thuật, kiến trúc sư Đặng Thái Hoàng đã cho xuất bản hơn 40 đầu sách về kiến trúc, quy hoạch, mỹ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 03/9/2021)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ