Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 2 kết quả

"Há Khó Cho": Lòng vị tha của con người

Ngày phát hành 10:11 | 26/8/2022

Lượt nghe: 734

Há Khó Cho là tên một ngôi làng của người Mông ở vùng cao, trong đó có gia đình Hầu Mí Quả. Bố của Hầu Mí Quả là Hầu Mí Chơ, đã bỏ mẹ con Quả để đi ở cùng người phụ nữ khác, chắc là trẻ đẹp hơn. Cho đến khi bệnh nặng gần mất, ông mới tìm về nhà để mong được chết trong ngôi nhà gốc gác của mình. Nỗi bi phẫn, uất hận vẫn còn đè nặng trong lòng của mẹ Quả. Bản thân Quả cũng từng rất giận bố. Cho đến khi cái tin người yêu đi lấy chồng ngay sau đám tang bố Quả thì Quả không chịu được nữa, phải bỏ làng mà đi cho quên bớt những kỷ niệm buồn thương. Ba năm sau, Quả mới trở về, dắt thêm người vợ đang có chửa. Từ khi bố Quả qua đời, mẹ Quả vẫn chưa hề thực hiện phong tục làm ma khô vì còn quá giận chồng. Lần này trở về, điều canh cánh nung nấu trong lòng Quả là cần phải thực hiện công việc ấy, có như thế cả người đã khuất và người đang sống mới thực sự yên lòng. Quả còn xin ý kiến mẹ xem có mời người vợ lẽ của bố về dự hay không. Quả đã từng gặp cô ấy một lần trong ngày bố sắp mất, người phụ nữ ấy đã xách cái lồng có hai con gà trống đến trước cửa nhà Quả, rồi quay lưng vội vã đi ngay. Lần này, mẹ Quả đã đồng ý cho Quả đứng ra thực hiện làm ma khô rồi, có lẽ bà cũng nhận thấy Quả đã thực sự khôn lớn, trưởng thành. Những oán hận, buồn giận trong lòng mẹ Quả rồi cũng đến ngày tiêu tan. Và Quả càng thương mẹ nhiều hơn khi nhìn lưng bà mỗi ngày thêm còng xuống…Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy luôn thể hiện một cách sống động phong tục văn hóa, lời ăn tiếng nói của người Mông và gieo những tình cảm ấm áp khi kết thúc tác phẩm trong lòng mỗi người đọc (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

“Bình minh Đắk D’Rao”: Nỗi đau và lòng vị tha của người phụ nữ

“Bình minh Đắk D’Rao”: Nỗi đau và lòng vị tha của người phụ nữ

Ngày phát hành 15:30 | 7/3/2023

Lượt nghe: 190

Truyện ngắn “Bình minh Đắk D’Rao” được viết trong thời gian tác giả tham gia trại sáng tác văn học tại Đắc Nông do Bộ Công an tổ chức. Đây là truyện ngắn được lấy ý tưởng về một người nữ chiến sỹ công an mồ côi có cha là người Campuchia, mẹ là người Việt Nam. Trong một lần về cơ sở cô đã gặp lại kẻ thù đã giết chết cha mẹ mình. Nỗi đau mất mẹ, mất cha từ thuở bé khiến cho Ngọc Vạn luôn bị ám ánh, đeo bám. Hơn hai mươi năm sau, cô đối mặt với kẻ thủ ác giết cha mẹ mình, đôi mắt cô căm phẫn, uất nghẹn, cô muốn trả thù cho cha mẹ cô. Kẻ thủ ác giờ đã là một sư thầy, ông ta ân hận vì những tội ác đã gây ra trong quá khứ và giờ đây, khi đối diện với cô gái, ông ta run sợ và chạy trốn, ông lao thẳng xuống vực sâu trong đêm đen. Chỉ có cái chết mới có thể xóa bỏ được sự hối hận, dẫu muộn màng của kẻ ác. Nhưng, với nhân vật Ngọc Vạn, có lẽ nỗi đau ấy vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai. Những tình tiết của câu chuyện đan xen quá khứ, hiện tại mang màu sắc ma mị và lôi cuốn. Cốt truyện lắt léo, biến tấu linh hoạt, bất ngờ với văn phong tự nhiên, cuốn hút là điểm nhấn hấp dẫn cho truyện ngắn này. Qua câu chuyện, tác giả đã gợi lại một giai đoạn lịch sử của đất nước, truyền tải thông điệp đầy ý nghĩa và nhân văn về lòng vị tha, tình yêu đất nước, tình yêu con người của phụ nữ Việt Nam.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ