Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 3 kết quả

"Tiếng gọi lúc hoàng hôn”: Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên

Ngày phát hành 11:2 | 17/2/2023

Lượt nghe: 270

Qua câu chuyện về nhân vật Phan và các đồng nghiệp, chúng ta hiểu hơn về công việc bảo vệ đàn voi rừng của những kĩ sư lâm nghiệp, cán bộ kiểm lâm. Họ vừa phải nghiên cứu, bảo vệ đàn voi đồng thời không để voi gây ra hậu quả xấu cho cuộc sống của con người. Điều này không hề dễ dàng vì không gian sinh sống của động vật hoang dã ngày càng bị thu hẹp. Truyện ngắn đi vào những tâm tư tình cảm, công việc vất vả mà thầm lặng của những con người bảo vệ động vật hoang dã. Đang giảng dạy tại một trường học tư thục, Phan xin nghỉ để bắt tay vào công việc vất vả mà anh cho là ý nghĩa. Đan xen với thời gian khô khan khi nghiên cứu tập tục đàn voi, theo dõi hướng di chuyển của đàn voi, chăm sóc chú voi con tên So So là những khoảng lặng xao xuyến khi nhớ về Dương. Cô gái trẻ đã đem lòng yêu anh nhưng Phan vì trở ngại quá khứ mà từ chối cô. Những công việc của người kĩ sư lâm nghiệp, cán bộ kiểm lâm được miêu tả kĩ càng, chân thực khiến người đọc, người nghe cảm nhận được sự vất vả , hi sinh của họ. Người trạm trưởng già đã dàng cả thời tuổi trẻ cho công việc bảo tồn loài voi, nhân vật Phan cũng rời xa thành phố, tạm gác lại tình cảm cá nhân vì công việc. Truyện ngắn được kể với giọng văn nhẹ nhàng mà không kém phần sâu lắng. Trong truyện có sự đồng điệu kì lạ trong tâm tư của nhân vật Phan và con voi mẹ. Dù buồn bã, dù không đành lòng nhưng vì an toàn của voi con mà voi mẹ đành để So So lại trạm cứu hộ. Cũng như nhân vật Phan vì quá khứ mồ côi, anh sợ khiến cuộc đời Dương bất hạnh nên đành từ chối tình cảm của cô. Loài vật cũng không khác con người là mấy, chúng cũng đau đớn khi có tình cảm và quan tâm thương yêu ruột thịt. Phần kết mở với một hy vọng tươi mới khi Phan ước mơ có ngày Dương sẽ đồng hành cùng anh trên con đường bảo vệ loài voi. Truyện ngắn giúp chúng ta hiểu hơn công việc của những người bảo vệ động vật hoang dã cũng như ý thức hơn về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

“Đối tác đến từ phía bên kia”: Mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai

“Đối tác đến từ phía bên kia”: Mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai

Ngày phát hành 16:7 | 26/1/2022

Lượt nghe: 1251

Viết về người cựu chiến binh chiến tranh biên giới, nhà văn Phan Ngọc Chính kéo léo đan xen quá khứ với những vấn đề thời sự của hiện tại. Qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa nhân vật ông Sơn và Liu, một khách buôn người Hoa, không gian và thời gian được quay trở lại mấy chục năm trước. Khi mà ông Sơn và ông Liu là hai người lính đối đầu nhau trong cuộc chiến biên giới Việt Trung. Mấy chục năm sau, hai người cựu binh lại trở thành đối tác làm ăn buôn bán. Gặp lại nhau sau nhiều năm, hai người không khỏi nhớ lại những kỉ niệm xưa trên chiến trường. Những mất mát, hi sinh, lòng vị tha của người lính Việt Nam được thể hiện qua lời kể của ông Sơn và ông Liu. Dù những trận chiến đấu trong quá khứ không được tác giả viết quá nhiều nhưng đã thể hiện được hình ảnh cao đẹp của người lính Việt Nam chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc. Tác giả giành nhiều đất cho những thay đổi của đất nước, mối quan hệ của hai đất nước, hai dân tộc sau trận chiến. Sau chiến tranh loạn lạc thì việc giao thương buôn bán giữa hai đất nước luôn được tiếp diễn tạo sinh kế cho nhiều người. Qua việc hợp tác làm ăn của hai người cựu binh, tác giả đề cập đến nhiều vấn đề thời cuộc như việc mất mùa được giá của người nông dân, những điều cẩn trọng khi làm ăn với nước bạn, việc ắc tắc nông sản tại biên giới …Chủ động tìm thị trường mới, đối tác mới là điều cần thiết của người nông dân nước ta để tránh quá phụ thuộc vào thị trường nước bạn. Đó là điều tác giả muốn gửi đến người đọc, người nghe qua câu chuyện làm ăn giữa nhân vật Sơn với đối tác phía bên kia. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh tới truyền thống cách mạng, tình cảm đồng đội keo sơn qua mối duyên tình của đôi bạn trẻ Hà và Na. Một truyện ngắn dung dị đề cập nhiều vấn đề của quá khứ, hiện tại và tương lai. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong hai truyện ngắn “Người làm súng ở Lủng Căm” và “Con trâu nhà họ Cầm”

Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong hai truyện ngắn “Người làm súng ở Lủng Căm” và “Con trâu nhà họ Cầm”

Ngày phát hành 9:38 | 4/10/2022

Lượt nghe: 282

“Người làm súng ở Lủng Căm” của tác giả Triệu Hoàng Giang xoay quanh nhân vật chính là ông Tài Minh. Là một người thợ làm súng có tài, lẽ thường ông Tài Minh phải mong khách tới tìm mua thật đông, mong mình bán được thật nhiều súng. Tuy nhiên, ông dường như lại chẳng thiết tha với điều đó… Chính điều lạ lùng ấy, cùng với giọng kể mộc mạc đã khiến truyện “Người làm súng ở Lủng Căm” khá cuốn hút. Thông điệp bảo vệ rừng và lẽ sống giản dị: rừng “cho nhà mình được bằng nao thì dùng như thế, đừng lấy nhiều quá” cũng được truyền tải một cách chân thật, không lên gân. Tương tự, với truyện “Con trâu nhà họ Cầm” của tác giả Nông Văn Kim cũng ghi điểm ở sự giản dị. Nhân vật trung tâm của truyện là con Xoăn, một con trâu có kết cục bi thảm trước những toan tính của con người. Tác giả đã tạo ra sự tương phản giữa một bên là một con vật hiền lành và một bên là một đám người tham lam, độc ác với đủ những thủ đoạn hèn mọn. Truyện không quá xuất sắc về kĩ thuật viết nhưng cũng đủ sức để đưa ra một lời cảnh tỉnh về lòng tham – điều sẽ khiến con người hủy hoại tất cả và hủy hoại chính mình.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ