Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 19 kết quả

"Bao giờ cho đến tháng Mười": Khúc trữ tình ám ảnh

Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2017

Lượt nghe: 1791

Có nhiều điều để ấn tượng với một bộ phim như "Bao giờ cho đến tháng Mười": câu chuyện về tình yêu, về sự hi sinh của một thời, gương mặt cực kì xi-nê của diễn viên Lê Vân (trong vai Duyên) “khi tựa gối, khi cúi đầu – khi vò chín khúc khi chau đôi mày”, hay từ một vài trích đoạn điển hình trong phim. Nhưng sau tất cả, những điều đó hẳn đều xuất phát từ một sự rung cảm vừa rất cá nhân, riêng tư lại vừa rất chung, rất quen thuộc:“Bao giờ cho đến tháng Mười/ Lúa chín trên cánh đồng giông bão/ Ta để lại sau lưng những ngày dài mong đợi/ Những mất mát hi sinh chịu đựng khổ đau/ Khi trời thu vẫn xanh mãi trên đầu…”. (Điểm hẹn Văn nghệ 22/4/2017)

"Mảnh đạn": Ám ảnh phận người hậu chiến

Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2020

Lượt nghe: 1003

Nhân vật chính trong chuyện bị gia đình, hàng xóm gọi là thằng điên. Nhưng thực ra trước đó anh vốn là một thanh niên khỏe mạnh bình thường, thậm chí còn có thể được xem là một người dũng cảm, có ý thức trách nhiệm công dân sâu sắc bởi đã lấy máu viết đơn tình nguyện đi bộ đội. Chiến tranh trả anh về với một mảnh đạn trong đầu, mảnh đạn ấy gây nên bao cơn điên loạn, quậy phá, làm phiền lụy cho bao người. Chỉ mẹ anh là người còn thương anh nhiều nhất nhưng cũng không giúp gì cho anh được, chẳng thể làm dịu bớt cơn điên của anh...

“Bông pằng nảng cuối mùa xuân”: Câu chuyện tình yêu đầy ám ảnh

“Bông pằng nảng cuối mùa xuân”: Câu chuyện tình yêu đầy ám ảnh

Ngày phát hành 15:31 | 19/6/2023

Lượt nghe: 1777

Có người từng nói: “Trái tim người phụ nữ là một đại dương sâu thẳm đầy những điều bí mật”. Nhân vật bà Mảy trong truyện ngắn này cũng chôn giấu trong mình một bí mật. Bà Mảy đã mang bí mật ấy cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Giá bà có thể nói ra thì bà sẽ đỡ đau khổ và nhẹ lòng hơn chăng? Điều đó đã không xảy ra, bà ra đi và bí mật ấy mãi theo bà. Nhưng trước khi tan vào thế giới hư vô, bà đã đối diện với chính mình để sống với bí mật ấy cũng là sống lại những ngày tháng buồn tủi, sống lại giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời... Một lần trót “say nắng” của người đàn bà H’Mông này có đáng trách, đáng phải chịu đựng dằn vặt vậy không? Mỗi chúng ta sẽ có câu trả lời khi câu chuyện khép lại. Mạch truyện được triển khai theo lối đan cài giữa hiện tại và quá khứ qua những dòng hồi ức của nhân vật bà Mảy, hé lộ dần bí mật của người đàn bà Mông khiến câu chuyện trở nên sinh động, lôi cuốn. Truyện có nhiều hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng và nhiều chi tiết hay. Miếng dồi mà người sắp lìa đời muốn ăn không hẳn là miếng dồi mà đấy chính là chìa khóa của bí mật, cũng là khát khao được sống là mình, được hưởng những niềm vui của một người đàn bà. Hình ảnh những bông hoa pằng nảng xuất hiện xuyên suốt truyện làm độc giả liên tưởng đến bóng hình những người phụ nữ miền núi đẹp rực rỡ những cũng sớm lụi tàn trong buồn bã, khổ đau. Chi tiết vết chàm đỏ hình bông pằng nảng bên ngực trái thằng Dìn con bà Mảy khiến độc giả phải tự tìm câu trả lời về nguồn gốc của Dìn. Qua dòng hồi ức nhiều day diết, buồn thương của bà Mảy, tác giả Nguyễn Phú một lần nữa khẳng định mình là người có khả năng lặn sâu vào vùng sâu thẳm nhất trong tâm hồn người để hiểu họ, giải mã những bí mật cũng như lý giải muôn nỗi éo le của cõi người. Nhịp điệu liên hoàn, tiết tấu chậm, trầm buồn đã góp phần làm nên thành công của truyện ngắn này. Truyện ngắn “Bông pằng nảng cuối mùa xuân” là câu chuyện sâu kín về tình cảm, tình yêu và những day dứt cả kiếp người…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Mật đạo”: Hoài thai từ những ám ảnh

“Mật đạo”: Hoài thai từ những ám ảnh

Ngày phát hành 15:53 | 24/3/2022

Lượt nghe: 1694

Là một nhà báo, tác giả Lưu Vĩ Lân đã có nhiều bài viết về vùng đất Quảng Trị. Năm 1994, ông đã xuất bản cuốn sách “Trở về chiến trường xưa” để hướng dẫn tham quan nơi này và các địa danh diễn ra cuộc đấu tranh lịch sử tại đây. Sau 24 năm, ám ảnh về vùng đất Quảng Trị, nơi có vĩ tuyến 17 chia đôi đất nước, có Đường 9 cắt ngang đại ngàn Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh huyền thoại trở thành một trong những thôi thúc để tác giả Lưu Vĩ Lân viết tiểu thuyết “Mật đạo”, mà sau này hợp thành một bộ ba cùng với “Ngẫu tượng” và “Nghiệp chướng”.

“Nước như nước mắt”: Ám ảnh thân phận người phụ nữ miền sông nước

“Nước như nước mắt”: Ám ảnh thân phận người phụ nữ miền sông nước

Ngày phát hành 22:30 | 1/5/2021

Lượt nghe: 2112

“Cả hai không xếp hành lý, thậm chí không lấy ghe, cứ ào xuống nước bơi về phía bờ mà ai cũng biết là đã không còn bờ từ nước đuổi. Sau lưng, bè rau càng lúc càng rực rỡ. Ngọn đèn chong Sáo kê sát vách mùng giờ chắc đã bén lửa lan vào tận những đụn rơm phía ngoài. Người đàn ông bơi cạnh Sáo không một lần ngoái lại. Sáng hôm qua khi tiễn con gái nhỏ trở vô trong chợ, anh ta đã xiết nó đến nỗi nó kêu đau. Như không có lần sau. Giây phút đó Sáo nhận ra thứ anh ta quý nhất, đến nỗi sẵn sàng từ bỏ tất cả để có được. Là Sáo.” (Truyện ngắn “Nước như nước mắt” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) (Điểm hẹn văn nghệ 17/4/2021)

“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”: Nỗi ám ảnh số phận phụ nữ vùng cao

“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”: Nỗi ám ảnh số phận phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 16:26 | 17/7/2021

Lượt nghe: 1458

“May đi như chạy ra sân, đầu va cả vào dây phơi treo đậu tương, định ra rồi vào luôn để mẹ Già không biết. Nhưng vừa đi qua sân bất chợt May sững lại. Ngay trước mặt May, chỉ cách hai bước chân là mẹ Già. Mẹ Già quay lưng lại phía May, đầu cúi xuống, tấm khăn tuột trên vai, tay mẹ Già đang nắm chặt thanh gỗ cài hai cánh cổng...May bíu lấy gốc lê, cố thở thật khẽ. Ánh trăng cuối tuần mờ quá. Gió lạnh từ trong khe núi ào ra, mấy chiếc lá lê già còn sót lại rụng nốt, quệt vào bờ rào đá lạt sạt...” (Truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thúy). (Điểm hẹn văn nghệ 22/05/2021)

“Xóm trọ": Ám ảnh những mảnh đời nghèo khó

“Xóm trọ

Ngày phát hành 0:0 | 24/6/2020

Lượt nghe: 2591

Câu chuyện trong truyện ngắn “ Xóm trọ” dẫn dắt người đọc, người nghe chứng kiến những cảnh đời nghèo khó, bần hàn, cơ cực. Tác giả không đặt tên cho nhân vật, “chị” – nhân vật chính của truyện là người phụ nữ tảo tần, chịu thương chịu khó, biết cảm thông, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh quanh mình. Gia đình chị dọn về xóm trọ này, cũng như bao nơi chị đã ở, đều nghèo nàn, nhếch nhác, tạm bợ như thế. Những gia đình hàng xóm xung quanh, mỗi nhà một vẻ, nhưng cái nghèo đã khiến họ trở nên cắm cảu, bẩn tính, ứng cử bỗ bã, có phần thô lỗ với nhau.

Đọc truyện "Mùa đông huyền bí" - Buổi thứ năm - Ám ảnh về quỷ đông

Đọc truyện

Ngày phát hành 17:1 | 28/8/2022

Lượt nghe: 385

Mùa đông ảm đạm bao phủ lên mọi thứ. Cái lạnh làm cho Mumi rất khó chịu. Cậu luôn trông thấy quỷ đông đang lẩn khuất đâu đó trong căn nhà, nhất là trong buồng tắm của cậu. Cậu nghi ngờ quỷ đông và con vật vô hình trong cái tủ ở nhà tắm. Nhất định phải hỏi Tutikki mới được... (Văn nghệ thiếu nhi 26/08/2022)

Đọc truyện "Ngọn đồi biết hát" - Buổi thứ chín - Ám ảnh

Đọc truyện

Ngày phát hành 16:18 | 25/4/2021

Lượt nghe: 457

Con chim sâu đã chết trong một đêm mưa gió, khi Trung quên đem lồng chim vào nhà. Sự việc này ám ảnh Hồng trong cả giấc mơ. Hồng giận cậu bạn, không thèm gặp suốt cả tuần. Trung cũng rất buồn và ân hận... (Văn nghệ thiếu nhi 24/04/2021)

Hoa dã quỳ: Một thi phẩm đầy ám ảnh

Hoa dã quỳ: Một thi phẩm đầy ám ảnh

Ngày phát hành 0:0 | 3/7/2015

Lượt nghe: 1485

Tiếng thơ cùng các bạn khám phá những nỗi buồn đằng sau đôi mắt. Tiếp đó là trải lòng của nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh về thi phẩm đầy ám ảnh mang tên một loài hoa dại. Cuối chương trình là chùm thơ Bun-ga-ri.

Nhà thơ Trần Quang Quý: Thơ ca và nỗi ám ảnh đất đai

Nhà thơ Trần Quang Quý: Thơ ca và nỗi ám ảnh đất đai

Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2015

Lượt nghe: 1157

Những vần thơ da diết lưu lại khoảnh khắc đặc biệt của một ngày cuối tháng tư. Nhà thơ Trần Quang Quý-người tự nhận mình "lớn lên từ đất" sẽ nói điều gì về những ám ảnh của đất trong thơ mình? Chùm thơ Tomas Transtromer giúp chúng ta hình dung phần nào về thế giới thơ của một nhà thơ Thụy Điển-chủ nhân giải thưởng Nobel văn chương danh giá năm 2011 (Tiếng thơ 9/4/2015)

Nỗi ám ảnh dữ dội trong truyện ngắn "Phiêu linh trắng"

Nỗi ám ảnh dữ dội trong truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 21/9/2017

Lượt nghe: 4704

Ám ảnh, dữ dội và tận cùng đau đớn... Đó là những tính từ trong số nhiều tính từ khác có thể bật lên ngay khi nghe xong truyện ngắn “Phiêu linh trắng” của nhà văn Nguyễn Thu Phương. Những bức tranh ấn tượng thêu bằng tóc trinh nữ là có thực. Có thực một Phi Yến mỏng manh tội nghiệp, ẩn mình trong ngôi biệt thự cũ kỹ nhạt nhòa ánh sáng, thêu như lên đồng, như thoát xác, như thể ngày mai không còn tồn tại trên đời. Phần còn lại là giả dối: người chị gái ở bên Phi Yến cùng những nhân vật quay quanh trục lợi nhuận từ các bức tranh đem lại, họ mải mê chạy theo đồng tiền, danh vọng, hào quang, chạy theo thứ tình yêu hư ảo. (Đọc truyện đêm khuya 22/9/2017)

Truyện ngắn "Cậu chủ nhỏ": Ám ảnh về số phận con người

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 28/7/2016

Lượt nghe: 5119

Tagore là bậc thầy trong phân tích sự vận động của thế giới nội tâm nhân vật. Nhân vật chính của truyện ngắn "Cậu chủ nhỏ" có môt trái tim thánh thiện trong sáng đến vô ngần trong xã hội phân tầng sâu sắc. Chính ý thức hệ, nhận thức về thân phận một cách mù quáng đã đưa bi kịch đến cuộc đời Raicharan. Truyện có giá trị nhân văn sâu sắc và có sức ám ảnh về số phận con người. (Đọc truyện đêm khuya 25/7/2016)

Truyện ngắn "Con ma trong hội xô xe": Nỗi ám ảnh thực - hư cõi người

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2018

Lượt nghe: 1683

Câu chuyện mở đầu bằng tình tiết chỉ một tích tắc thôi là cả cái xe khách bị lao xuống vực thẳm, nhưng lại do một hội vong hồn xô xuống. Rất may, có một vong hồn tử tế ngăn lại. Trong đám người được cứu sống, có cả người tốt lẫn kẻ xấu. Hội vong hồn muốn trả thù bởi quá nhiều bức xúc với thế giới con người. Thông điệp của truyện khá rõ khi bảo rằng hãy tử tế khi còn sống trên dương gian. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 01/02/2018)

Truyện ngắn "Con rắn": Sự ám ảnh, bất an của con người

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2018

Lượt nghe: 1143

Hình ảnh con rắn xuất hiện từ đầu đến kết thúc truyện ngắn "Con rắn" là hình ảnh không thực, nó gợi đến sự bất an, lo sợ, hoảng hốt và những dự cảm không lành của các nhân vật...(Đọc truyện đêm khuya phát 26/11/2018)

Truyện ngắn "Mắt trẻ thơ": Ám ảnh những phận đời mong manh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 9/6/2017

Lượt nghe: 5876

Thế giới trẻ thơ phải được sống trong tình yêu thương, chở che và bao dung. Chúng không thể lớn lên và chứng kiến tội lỗi của những người sinh ra chúng. Đằng sau song sắt và áo sọc, trẻ thơ đã mất đi tuổi thơ sáng trong và đẹp đẽ. Trả lại cuộc sống bình thường cho bao trẻ thơ là câu hỏi còn nhức nhối với trách nhiệm của mỗi công dân và toàn xã hội. Tuổi thơ không thể lớn lên trong sự bủa vây của tội lỗi, của sự xa lánh và song sắt. Câu trả lời thuộc về chúng ta. (Đọc truyện đêm khuya 08/6/2017)

Truyện ngắn "Tiên bay về trời": Sự ám ảnh về kiếp sống

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 28/6/2017

Lượt nghe: 6157

Có những cái chết đầy ám ảnh, day dứt. Nhân vật cô bé Tiên trong truyện ngắn này đã dừng lại cuộc đời khi mới 16 tuổi, dừng lại cuộc dạo chơi nơi trần thế ngắn ngủi, để lại nỗi tiếc thương ngậm ngùi. Hãy sống cho những điều tốt đẹp để không phải nuối tiếc. Đó là hành trang mà mỗi chúng ta cần khắc nhớ mang theo trên hành trình cuộc đời ta đang sống. (Đọc truyện đêm khuya 26/6/2017)

Truyện ngắn “Không thể cất lời": Kiếp người ám ảnh

Truyện ngắn “Không thể cất lời

Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2018

Lượt nghe: 1017

Nữ nhà văn Phong Điệp có nhiều truyện ngắn về thân phận người đàn bà. Những truyện ngắn hay của Phong Điệp như “Người phía bên kia đường”, “Vườn hoang”, “Kẻ dự phần”... đem đến cho người đọc, người nghe những cảm xúc chân thực về đời sống và con người được bao trùm bởi trái tim ấm nóng và yêu thương. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 05/11/2018, chúng ta cùng nghe truyện ngắn “Không thể cất lời”, một truyện ngắn khá buồn đầy thân phận

Truyện ngắn"Ám thanh": Nỗi ám ảnh về đời sống

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2017

Lượt nghe: 4798

Ám thanh là một trạng thái tinh thần mà nhân vật trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Ý Nhi gặp phải. Mặc dù đôi tai của nhân vật xưng "anh" không bị bất cứ thứ bệnh lí nào, nhưng anh luôn nghe thấy những tiếng nổ lớn, trong khi thực ra mọi thứ xung quanh anh đều "tuyệt đối yên tĩnh". Đây là sự ám ảnh về một đời sống đầy bất an rình rập. Con người phải đối mặt với vô số áp lực của đời sống này. (Đọc truyện đêm khuya 06/11/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya