Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 63 kết quả

"Cánh vạc" hay nỗi đau đàn bà tự sát thương

Ngày phát hành 0:0 | 28/10/2019

Lượt nghe: 1291

Chọn lựa và để chi tiết cất lời vốn là sở trường của Đàm Huy Đông. Trên nền một câu chuyện đơn thuần, thậm chí điểm xuyết cả những chi tiết gây cười, “Cánh vạc” không chỉ nêu ra một thực trạng đáng sợ rằng trong đời thực vẫn còn những bà mẹ chồng đã và đang nung nấu ý tưởng giống bà Nga. Đáng sợ hơn cả dã tâm thực dụng ấy là sự tàn nhẫn, lạnh băng của nhân tâm, của thân phận đàn bà với nhau. Hỏi sao bao đời cò kiếp vạc mãi còn dạt trôi trong mịt mù đêm đen…

"Chăm sóc chồng như thế nào" và "Tất cả đàn ông đều đểu"

Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014

Lượt nghe: 1643

Dí dỏm và hài hước, những câu chuyện dở khóc dở cười liên quan đến tâm lí phức tạp của người phụ nữ được soi chiếu từ hai góc độ: góc độ của một người đàn ông (Ha-bip trong Chăm sóc chồng như thế nào, và góc độ của một người phụ nữ (Nina trong Tất cả đàn ông đều đểu). Mức độ tăng dần của các tình huống truyện đã tạo nên kịch tính đến phút cuối

"Chuyện tình Khau Vai" (buổi 7): Sự cô đơn của người đàn ông mất vợ

Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2019

Lượt nghe: 1457

Tộc trưởng bàn với vợ về việc định gả nàng Út cho tên cận vệ Cố Sầu, mà chính ông cũng không ngờ về tham vọng và tâm địa hiểm sâu của tên đội trưởng đội vệ binh. Lòng cha đã quyết nhưng trái tim con gái đâu dễ lay chuyển. Nàng Út lập tức phản ứng quyết liệt, thậm chí tuyệt thực khi bị Tộc trưởng giam lỏng trong buồng. Trong lúc rối ren nhất, chẳng ai còn lòng dạ nào để tâm tới chuyện bà Tộc ngã bệnh. Mãi tới khi bà ốm nặng tới mức thầy lang cũng lắc đầu ra về, tất cả mới sực tỉnh. Đứng trước giờ khắc sinh tử, người đàn bà ấy vẫn nghĩ cho Tộc trưởng, người chồng bao năm đồng sàng dị mộng. Cũng chính lúc này, Tộc trưởng Vàng Vần Sáng mới nhận ra nỗi mất mát của người đàn ông mất vợ, người đàn ông không thể khỏa lấp trong vợ nỗi hoang mang về hình ảnh người đàn bà đã choán ngợp trái tim chồng mình...(Đọc truyện dài kỳ phát 20/11/2019)

"Người đàn bà giấu đêm vào trong tóc"

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2019

Lượt nghe: 1854

“Cái gì cũng có một thời/ Bao nhiêu máu chảy trong lời vua ban/ Cái gì rồi cũng tiêu tan/ Bao nhiêu xương trắng nằm oan dưới mồ”... Đó là những câu thơ mở đầu bài “Hư vô” của nhà thơ Nguyễn Quang Huy. Biết là thế, nhưng vì mỗi sáng thức dậy, thời gian mở ra phía trước, ta có muốn cũng không thể quay lại phía sau, nên cái mà ta có thể định vị được chính là hiện tại. Thế nên, nắm bắt và trân quý từng phút giây đang thở đang sống là thái độ tích cực nhất… (Tiếng thơ 21/09/2019)

"Tiếng hát lau sậy": Tiếng hát của người đàn bà đẹp đầy khao khát

Ngày phát hành 9:52 | 19/4/2022

Lượt nghe: 1067

Ngôn ngữ truyện ngắn “Tiếng hát lau sậy” của tác giả Bảo Thương đẹp, giàu chất thơ, giàu chất liên tưởng so sánh, chuyển tải được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của nghệ thuật và vẻ đẹp của con người. Nghe xong truyện, thính giả nhắm mắt lại và mường tượng ra bức tranh đẹp, nhưng buồn phác họa nỗi niềm của người phụ nữ, khi họ ý thức được tiếng gọi của bản ngã, sống hết mình với bản ngã. Chị, một người đàn bà ngoài ba mươi tuổi, mang “vẻ đặm đặm của gái một con một thời xinh đẹp” và có một giọng hát hay “Tiếng hát trong và tròn, lời ca sáng và rõ, vành vạnh như vầng trăng thu, soi đến cả lớp li ti của từng chiếc lông trên mắt lá lau vào những độ rằm”. Song, Tiếng hát lau sậy là tiếng hát buồn của người đàn bà đẹp, tài hoa, khao khát tự do và tình yêu; khao khát được cống hiến giá trị nghệ thuật. Đó còn là tiếng lòng của con người nói chung luôn mong muốn vươn tới thứ tuyệt đích nhất của đời sống: là tự do, là tình yêu, là quyền được thể hiện mình, quyền được cống hiến tài năng, được sáng tạo. Cái đẹp phải được ươm mầm. Cái đẹp phải có môi trường cho nó phát triển. Cái đẹp phải được trân trọng, nâng niu, giữ gìn. Cái đẹp có quyền được hưởng hạnh phúc. Song, ở đây, cái đẹp bị vùi dập. Tiếng hát chỉ dám cất lên ở bờ lau, bãi sậy, cánh đồng, khúc sông, bến nước …Chị thỏa thuê hát khi vắng người chồng, còn khi anh ta về thì im bặt. Hát giữa kiếp cỏ cây thì dễ, hát giữa kiếp người mới khó làm sao? Làm sao để bảo vệ quyền được sống, được ca hát, được cống hiến tài năng? Hay nói cách khác, làm sao, để cái đẹp được khẳng định, đề cao, trân trọng. Và cái đẹp rồi sẽ trôi dạt về đâu? Kết truyện nhân vật kể chuyện xưng “Tôi” hỏi mẹ: “Làm sao biết được chỗ nào có bông tốt mẹ ơi?”. Đó là câu hỏi mở, làm day dứt lòng người.

“Áo choàng của Chúa": Số phận của một người đàn bà lưu lạc

“Áo choàng của Chúa

Ngày phát hành 10:36 | 16/11/2021

Lượt nghe: 880

Có những truyện ngắn, dẫu làm ta thích thú từ dòng đầu tiên, nhưng lại rất khó để cắt nghĩa, lí giải. Dường như sau sự say mê ban đầu, người đọc vẫn chưa có độ lùi cần thiết để lí tính có thể phân tích một cách rành mạch tác giả đã dùng kĩ thuật viết nào, “dàn binh bố trận” những chi tiết gì để có được hiệu quả này. “Áo choàng của Chúa” là một truyện ngắn gây tò mò ngay từ nhan đề. Độc giả có thể ngay lập tức liên tưởng đến câu chuyện về những bí tích tôn giáo. Tuy nhiên, tác giả Đinh Phương lại mở ra một câu chuyện dường như không liên quan: số phận của một người đàn bà lưu lạc. Mất tích từ khi còn trẻ, bác của nhân vật “tôi” đột ngột trở về thị trấn, khiến nhịp sống bình thường trở nên xáo trộn. Những mảnh kí ức lộn xộn, chập chờn – một thứ kí ức không đáng tin của một người sống mà như đã chết khiến người đọc buộc phải kiên nhẫn lắp ghép: đây là con tàu di cư năm 54, đây là nơi lần đầu vợ chồng người bác gặp gỡ, đây là vị giám mục người Huế đã đột ngột biến mất như chưa từng tồn tại… Dường như không thể phân biệt hư thực. Mọi thứ cứ đan xen vào nhau, tạo thành một màn sương mù, khiến người đọc càng đi sâu càng hoang mang, càng mơ hồ. Phải chăng chính lúc ấy, ta cũng cầu mong nhìn thấy tấm áo choàng của Chúa – như một cứu chuộc cho thứ tội lỗi mà mình đang gánh trên vai...(Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Ngày phát hành 11:5 | 16/3/2022

Lượt nghe: 1262

Truyện ngắn “Họ đã trở thành đàn ông” của nhà văn Phạm Ngọc Tiến là một câu chuyện chiến tranh, kể về một nữ thanh niên xung phong ở một binh trạm. Điều day dứt và ám ảnh chúng ta chính là sự giằng xé nội tâm nhân vật này khi cô không dám trao thân gửi phận cho người yêu trước khi anh vào mặt trận. Cô đấu tranh với anh, với chính cô để giữ gìn đến ngày cưới. Nhưng, oái ăm thay, cay đắng thay, người lính ấy đã hy sinh, người yêu cô đã nằm lại chiến trường với lời hứa không bao giờ thực hiện được nữa. Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi. Cô chứng kiến những người lính trẻ măng tơ chưa biết sự đời là gì vì chưa trở thành đàn ông. Họ ra trận và sẽ không bao giờ trở lại. Họ đi vào cái chết một cách trinh trắng. Cô nghĩ, hãy cho họ trở thành đàn ông trước khi vào trận. Dẫu có hy sinh, cũng với tư thế một người đàn ông. Và từ đó, đêm đêm, cô trao tình thương cho các chàng lính trẻ. Ngày qua ngày, làm sao kể hết được bao nhiêu đêm, bao nhiêu lần, bao nhiêu chàng trai được hưởng tình yêu thương, hiến dâng của cô, và họ đã trở thành đàn ông như thế. Tứ truyện lạ, ấn tượng nhưng cứ băn khoăn day dứt. Người phụ nữ Việt Nam có truyền thống “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng”, vì đó mà hạnh phúc. Vì đó mà bất hạnh đau khổ nếu bị mất đi. Nhưng chiến tranh, giữa sự sống và cái chết, giữa còn và mất, người phụ nữ đã chọn cách hy sinh, là dâng hiến. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”: Nỗi ám ảnh số phận phụ nữ vùng cao

“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”: Nỗi ám ảnh số phận phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 16:26 | 17/7/2021

Lượt nghe: 1458

“May đi như chạy ra sân, đầu va cả vào dây phơi treo đậu tương, định ra rồi vào luôn để mẹ Già không biết. Nhưng vừa đi qua sân bất chợt May sững lại. Ngay trước mặt May, chỉ cách hai bước chân là mẹ Già. Mẹ Già quay lưng lại phía May, đầu cúi xuống, tấm khăn tuột trên vai, tay mẹ Già đang nắm chặt thanh gỗ cài hai cánh cổng...May bíu lấy gốc lê, cố thở thật khẽ. Ánh trăng cuối tuần mờ quá. Gió lạnh từ trong khe núi ào ra, mấy chiếc lá lê già còn sót lại rụng nốt, quệt vào bờ rào đá lạt sạt...” (Truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thúy). (Điểm hẹn văn nghệ 22/05/2021)

“Tiếng đàn thương nhớ": Gửi gắm tâm tư người lính trẻ

“Tiếng đàn thương nhớ

Ngày phát hành 14:46 | 26/3/2024

Lượt nghe: 1100

Quý vị và các bạn thân mến, truyện ngắn đưa người đọc, người nghe trở về không khí hào hùng của đất nước trong giai đoạn cuối chiến tranh chống Mỹ. Truyện viết về người lính chiến nhưng ít đi vào những gian khổ, mất mát mà khai thác những cung bậc tình cảm, tình yêu của người lính trẻ tên là Dũng. Dũng có tình cảm với cô gái trẻ xứ Nghệ có giọng hát ngọt ngào và vẻ ngoài xinh xắn. Nhưng vì một câu nói đùa của Hồng mà hai người giận dỗi nhau. Khi tình cảm hai người vừa nẩy nở thì Dũng phải lên đường vào Nam chiến đấu. Dũng đị địch bắt, bị địch dàn dựng gài bẫy khiến nhiều người hiểu lầm anh là kẻ phản bội. Hiệp định Pari được kí kết, Dũng được trao đổi tù binh và tiếp tục chiến đấu cùng đồng đội. Tuy nhiên có một điều đáng tiếc là Dũng bị cuốn vào cuộc chiến đấu mà không kịp giải thích với Hồng. Chiến tranh kết thúc, Dũng quay trở lại tìm Hồng thì nghe tin cô đã lập gia đình. Xuyên xuốt câu chuyện là tiếng đàn bầu thương nhớ gửi gắm biết bao tâm tư người lính trẻ. Tiếng đàn bầu anh đệm cho Hồng hát bài hát “Câu hò bên bến Hiền Lương”, tiếng đàn bầu anh dạy Duyên, con gái của kẻ địch. Tiếng đàn thương nhớ người mình yêu, thương nhớ quê nhà và cũng tiếp thêm niềm tin vào ngày chiến thắng trong lòng Dũng. Truyện ngắn không chỉ là câu chuyện tình yêu mà còn là một thời thanh xuân tuổi trẻ của biết bao chàng trai, cô gái trong chiến tranh. Truyện ngắn không có những chi tiết, sự kiện bất ngờ mà chỉ là câu chuyện tình yêu người lính nhẹ nhàng, bình dị. Chúng ta cảm nhận những dung cảm mới mẻ trong tình yêu của tuổi trẻ, những bỡ ngỡ, hiểu lầm, giận hờn,thương nhớ. Đan xen những sắc thái cảm xúc tình yêu là hình ảnh người lính cách mạng yêu nước, kiên cường trước đòn tấn công tâm lý của kẻ thù, tin tưởng vào ngày chiến thắng. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Truyền thuyết về người đàn bà bán muối dạo”: Hoài niệm một bóng hình đã qua

“Truyền thuyết về người đàn bà bán muối dạo”: Hoài niệm một bóng hình đã qua

Ngày phát hành 15:1 | 2/8/2022

Lượt nghe: 1208

Truyện kể về những tên làng, tên đất, tên sông vùng cuối sông Thu Bồn đất Quảng. Chợ đầu mối Bàn Thạch, bến sông Bàn Thạch là nơi giao thương hàng hóa vùng đồng bằng, biển và rừng. Lại cũng là đầu mối nguồn hàng từ ghe bầu tận Bình Thuận ra. Rồi những bạn ghe bầu giỏi hát bội. Những đoàn cải lương, thời trước chiến tranh vào đoạn ác liệt…Bà Hợi- vốn là cô gái nhan sắc vùng đất này, bỏ nhà theo một kép hát cải lương, có bầu rồi sinh con trong nỗi ê chề, đơn độc, suýt sản hậu, sinh tật nói lịu. làm nghề gánh bán muối dạo mưu sinh. Nhân vật của hơn nửa thế kỷ trước, qua chiến tranh, ly loạn, qua bao vật đổi sao dời, vừa thực vừa lẩn khuất vào dân gian, những nhớ quên, hồi ức, những chuyện kể, câu hát, ca dao… Bà Hợi bán muối dạo nói lịu và những người cùng thời. Họ hiện lên đứt nối qua hồi ức, qua kiểu điền dã sưu tầm dấu xưa một vùng đất. Người xưa đâu? Người của cái chợ quê, với kiểu hàng hóa thời giao thương, sản xuất, đơn giản năm, bảy chục năm trước ấy đâu rồi? Một câu hỏi như thâm trầm vọng trong tâm thức nhà văn và bạn đọc. Không phải tiếc nuối, việc hồi cố về cảnh sống, sinh hoạt, về hình bóng người “muôn năm cũ” như một lưu giữ cần thiết của ký ức, nó như cái mạch ngầm nuôi dưỡng hồn người. Truyện ngắn “Truyền thuyết về người đàn bà bán muối dạo” của nhà văn Lê Trâm nhẹ nhàng, thú vị khơi gợi trong chúng ta một dấu xưa, một bóng hình đã qua, đã xa trong hoài niệm; một không gian khác, đời sống khác không bao giờ mất đi trong mỗi con người. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Bùi Kim Anh – Người đàn bà làm thơ quên thời gian

Bùi Kim Anh – Người đàn bà làm thơ quên thời gian

Ngày phát hành 10:56 | 13/5/2022

Lượt nghe: 1812

Nếu tính từ tập thơ đầu tiên “Viết cho mình” cách đây đã gần 30 năm, đến bây giờ, vắt qua hai thế kỷ, nhà thơ Bùi Kim Anh đã có 12 tập thơ được xuất bản, tập nào cũng đầy đặn cả về chữ và tình. Con số 120 bài trong tập thơ “Thức bước thời gian” đã cho thấy nội lực của một nữ nhà thơ, người đàn bà làm thơ quên thời gian.

Bút ký “Những người đàn bà làng tôi”

Bút ký “Những người đàn bà làng tôi”

Ngày phát hành 9:49 | 25/7/2023

Lượt nghe: 1294

Chiến tranh là sự thử thách tàn khốc nhất, cao nhất đối với một đất nước, một dân tộc, một con người. Người chân chính yêu hòa bình chẳng ai muốn chiến tranh, người ta chỉ cầm súng khi “kẻ thù buộc ta mang cây súng”. Chiến tranh là mất mát, hi sinh. Người đàn ông ra trận cũng khổ mà người phụ nữ ở nhà cũng khổ, mỗi người có cái thử thách, khổ sở riêng. Bút ký “Những người đàn bà làng tôi” của nhà văn Sương Nguyệt Minh viết chân thật, dung dị và xúc động về những người mẹ người vợ nhẫn nại hy sinh, suốt đời thầm lặng:

Cánh chim đầu đàn của nghệ thuật múa Tây Nguyên

Cánh chim đầu đàn của nghệ thuật múa Tây Nguyên

Ngày phát hành 0:0 | 25/6/2020

Lượt nghe: 3202

Y Brơm là một trong các nghệ sĩ múa được phong tặng danh hiệu NSND đầu tiên vào năm 1984. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2001. (Câu chuyện nghệ thuật 26/6/2020)

Chàng trai và đàn chim ri

Chàng trai và đàn chim ri

Ngày phát hành 0:0 | 11/6/2020

Lượt nghe: 1073

Vào mùa thu hoạch, người nông dân luôn cảm thấy phấn khởi vì được thu về thành quả lao động. Ấy vậy mà ở ngôi làng nọ lại xảy ra chuyện lạ. Gia đình chàng trai tên là Pha thát rất buồn phiền khi cứ đến vụ gặt là ruộng lúa lại bị chim ri từ đâu bay tới ăn sạch. Đàn chim ri từ đâu bay tới nhỉ? Liệu rằng Pha thát có cách nào để bảo vệ thành quả lao động của gia đình mình không? (Kể chuyện và hát ru 08/06/2020)

Chuyện về ba con vật muốn chơi đàn vĩ cầm

Chuyện về ba con vật muốn chơi đàn vĩ cầm

Ngày phát hành 0:0 | 25/3/2016

Lượt nghe: 1445

Truyện kể rằng có tới ba con vật sống trong rừng là sói, cáo và thỏ say mê tiếng đàn thánh thót, du dương của một nhạc sĩ lang thang. Chúng đã đánh liều ngỏ lời muốn học cách chơi đàn vĩ cầm. Mơ ước viển vông của sói, cáo và thỏ liệu có thành hiện thực không? (Kể chuyện và hát ru 24 + 25/03).

Dấu ấn Tao đàn Chiêu Anh Các trong lịch sử xứ Đàng Trong

Dấu ấn Tao đàn Chiêu Anh Các trong lịch sử xứ Đàng Trong

Ngày phát hành 11:15 | 27/7/2022

Lượt nghe: 2276

Sự ra đời và phát triển của các Tao đàn thơ ca, các văn hội có những đóng góp quan trọng vào diện mạo của giai đoạn văn học trung đại. Không chỉ là sự tập hợp, cổ động phong trào sáng tác, từ các Tao đàn, văn hội này đã nổi lên những xu hướng thơ văn, những tên tuổi tinh hoa, trụ cột và làm rạng danh nền văn học dân tộc. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) đi vào xuất xứ và bản sắc của Chiêu Anh Các, một Tao đàn nổi bật ở đất phương Nam thế kỷ 18.

Dấu ấn Tao đàn nhị thập bát tú thời vua Lê Thánh Tông

Dấu ấn Tao đàn nhị thập bát tú thời vua Lê Thánh Tông

Ngày phát hành 10:1 | 14/4/2022

Lượt nghe: 1835

Về gốc gác ra đời của “Tao đàn nhị thập bát tú”, tương truyền năm Quý Sửu (1493) và Giáp Dần (1494) do thời tiết thuận hòa nên mùa màng tốt tươi, nhân đất nước thanh bình vua Lê Thánh Tông đặt 9 bài thơ ca ngợi chế độ, là: Phong niên, Quân đạo, Thần tiết, Minh lương, Anh hiển, Kỳ khí, Thư thảo, Văn nhân và Mai hoa. Từ đó nhà vua lập ra Tao Đàn và đưa 9 bài thơ này ra cho các triều thần dựa theo vần luật của chúng mà xướng họa ra tới 250 bài thơ chữ Hán và chữ Nôm ca ngợi triều đại. Chính trong bài tựa tập thơ “Quỳnh uyển cửu ca”, vua Lê Thánh Tông đã đề cập tới cụm từ “Nhị thập bát tú”: “Lại tập hợp bọn học sĩ Thân, Đỗ, Ngô, Lưu, bọn văn thần Nguyễn, Dương, Chu, Phạm, gồm 28 người, ứng với 28 ngôi sao thuộc Nhị thập bát tú thay nhau cùng họa, có tới vài trăm bài, bài nào cũng lựa chữ công phu, dùng từ chắc chắn. Thơ làm xong dâng lên, lòng ta vui thích”.

Diễn viên, MC Diệu Thảo: Theo đuổi tình yêu với đàn Tỳ bà

Diễn viên, MC Diệu Thảo: Theo đuổi tình yêu với đàn Tỳ bà

Ngày phát hành 14:24 | 25/7/2022

Lượt nghe: 1395

Diệu Thảo là một trong những diễn viên chiếm được cảm tình của nhiều khán giả trong bộ phim “Phía trước là bầu trời”. Một bộ phim mà gắn liền với tuổi thanh xuân của thế hệ 8X - 9X với nội dung gần gũi xoay quanh cuộc sống của các bạn trẻ. Trong bộ phim này diễn viên Diệu Thảo vào vai Thảo. Cô gái hiền lành, giản dị với quần tây, áo sơ mi và tóc thắt bím chiếm được cảm tình của nhiều khán giả. Sau này, khán giả biết đến chị nhiều hơn với vai trò MC dễ thương một số kênh truyền hình. Nhưng câu chuyện Diệu Thảo chia sẻ với chúng ta hôm nay này không phải là điện ảnh hay dẫn chương trình mà là con đường âm thầm với cung đàn của mình mà chị cho rằng đó là “nỗi niềm biết tỏ cùng ai”. (Tôi và Tôi ngày 24/7/2022)

Đọc truyện "Chuyện cô gái Julie" - Buổi hai mươi - Hợp nhất hai đàn sói

Đọc truyện

Ngày phát hành 16:6 | 19/8/2023

Lượt nghe: 237

Julie rất thương đàn sói vì nguồn thức ăn của chúng ngày một khan hiếm. Không những vậy, chúng còn bị thu hẹp lãnh thổ bởi bên cạnh đó cũng có một đàn sói khác. Cô nảy ra ý định táo bạo: hợp nhất hai đàn sói lại để tăng khả năng săn mồi... (Văn nghệ thiếu nhi 11/08/2023)

Đọc truyện "Chuyện cô gái Julie" - Buổi mười bảy - Đàn sói trở lại

Đọc truyện

Ngày phát hành 9:31 | 13/8/2023

Lượt nghe: 697

Kapu - con sói thông minh nhất đã tìm đường trở về. Julie chăm sóc Kapu tận tình. Ngay sau đó, Zing bất ngờ xuất hiện. Julie vui mừng bởi những con sói trung thành đã trở lại. Chúng sẽ thành một đàn săn mồi và rong ruổi trong lãnh thổ tám mươi dặm vuông của chúng để tìm kiếm thức ăn... (Văn nghệ thiếu nhi 04/08/2023)

Đọc truyện "Chuyện cô gái Julie" - Buổi thứ bảy - Tin tức về đàn sói

Đọc truyện

Ngày phát hành 14:22 | 13/7/2023

Lượt nghe: 287

Suốt mấy tháng đầu năm, người dân trong làng đều không săn được tuần lộc. Điều đó khiến Julie vui vì những người bạn sói của cô đang được no bụng. Cô vẫn mong gặp lại đàn sói để nói với chúng rằng hãy tự bảo vệ mình, hãy rời xa khỏi nơi nguy hiểm này... (Văn nghệ thiếu nhi 09/7/2023)

Đọc truyện "Julie con của bầy sói" - Buổi thứ mười chín - Chia tay đàn sói

Đọc truyện

Ngày phát hành 11:20 | 28/6/2023

Lượt nghe: 333

Thấy cuộc sống của đàn sói bắt đầu ổn định dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh mới Ánh Bạc, Miyax thu dọn đồ đạc và tìm tới con người. Trên đường đi chỉ còn chú chim Tornait làm bạn với cô. Những thùng dầu gỗ xuất hiện càng nhiều, dấu vết của loài chồn gulo càng thưa dần khiến Miyax biết mình đã đến gần nơi ở của con người... (Văn nghệ thiếu nhi 23/06/2023)

Đọc truyện "Julie con của bầy sói" - Buổi thứ tư - Hòa nhập cùng đàn sói

Đọc truyện

Ngày phát hành 9:17 | 24/5/2023

Lượt nghe: 298

Sự thân thiện của Miyax đã thuyết phục được lũ sói. Mùa đông khắc nghiệt không phải là thời điểm kiếm thức ăn dễ dàng. Việc hòa nhập được với đàn sói là thành công của Miyax nhưng cô vẫn chưa có gì để làm dịu cơn đói. Cuộc sống của cô trên vùng Bắc Cực lạnh giá sẽ như thế nào? (Văn nghệ thiếu nhi 19/05/20203)

Đọc truyện "Mùa đông huyền bí" - Buổi mười ba - Đàn chó sói

Đọc truyện

Ngày phát hành 10:59 | 13/9/2022

Lượt nghe: 640

Dãy núi Cô Đơn bây giờ đang chìm trong tuyết lạnh. Nhưng điều đó không đáng sợ bằng việc ông Hemuli và chú chó nhỏ Surka đang phải đối diện với những con chó sói lông xám, to lớn và dũng mãnh chạy trên cánh đồng tuyết. Vậy ông Hemuli và Surka sẽ phải làm gì để an toàn trước đàn con chó sói hung hãn này? (Văn nghệ thiếu nhi 11/09/2022)

Đọc truyện "Những đứa trẻ mắc zịch" - Buổi 12 - Người đàn ông lạ

Đọc truyện

Ngày phát hành 11:9 | 21/12/2021

Lượt nghe: 447

Buổi biểu diễn đang diễn ra cạnh nhà thờ thì Tùng xẻo đến. Ông ta đứng nhìn Vĩnh Hy đang biểu diễn một trò kinh điển lấy vật từ không khí. Đứng cạnh Vĩnh Hy là Tuyết Băng - một cô gái xinh đẹp duyên dáng. Ông đặc biệt chú ý cô gái này... (Văn nghệ thiếu nhi 18/12/2021)

Đọc truyện "Ông già Khốt-ta-bít" - Buổi 28 - Người đàn ông ngoại quốc

Đọc truyện

Ngày phát hành 10:54 | 21/3/2022

Lượt nghe: 829

Ông Khốt-ta-bít dẫn hai cậu bé ra một cửa hàng đồ cũ ở ngoài phố để xem hình dạng chiếc ống nhòm ra sao. Khi ra đến cửa hàng, ông nhìn thấy một người đàn ông ngoại quốc đang đeo một chiếc nhẫn mà ông cho rằng đó chính là chiếc nhẫn thần của Xu-lê-măng. Ông Khốt-ta-bít chắc mẩm người đàn ông kia chính là chủ nhân của mình...

Đọc truyện “Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils - Holgersson” - Buổi hai mươi bảy - Đàn ngỗng gặp nạn

Đọc truyện “Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils - Holgersson” - Buổi hai mươi bảy - Đàn ngỗng gặp nạn

Ngày phát hành 11:37 | 7/7/2021

Lượt nghe: 659

Đàn Ngỗng trời vừa kịp hạ cánh xuống mé tây của vịnh thì trời tối. Nhưng đàn cò đã ỉ đông hiếp yếu, cho mình là dân bản xứ nên đã bắt nạt đàn ngỗng. Chúng không còn nghe theo mệnh lệnh của Cò Bình Minh và Cò Bạch Tuyết nữa. Cả trăm con cùng một lúc xông vào rỉa rói Ngỗng đực. Đến cả Ngỗng đầu đàn Akka cũng không thể chống đỡ nổi... (Văn nghệ thiếu nhi 03/07/2021)

Đọc truyện “Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils - Holgersson” - Buổi mười tám - Đàn cừu hoang trên đảo

Đọc truyện “Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils - Holgersson” - Buổi mười tám - Đàn cừu hoang trên đảo

Ngày phát hành 11:37 | 17/6/2021

Lượt nghe: 604

Đàn ngỗng được cư dân trên hòn đảo nhỏ thết đãi thức ăn. Ngỗng đầu đàn Aika quyết định ở lại trên đảo chờ bão tan rồi mới bay tiếp. Cậu bé Nils nhận nhiệm vụ canh gác để đàn ngỗng nghỉ ngơi lấy lại sức cho chuyến đi mới. Trong lúc canh gác cho đàn ngỗng ngủ, Nils đã phát hiện điều bất thường gì? (Văn nghệ thiếu nhi 12/06/2021)

Đọc truyện “Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils- Holgersson” - Buổi thứ tám - Đàn sóc con

Đọc truyện “Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils- Holgersson” - Buổi thứ tám - Đàn sóc con

Ngày phát hành 10:33 | 27/5/2021

Lượt nghe: 512

Người ta bắt được một con sóc cái trong khu rừng và thu xếp cho nó một ngôi nhà nhỏ nhưng ngạc nhiên thấy nó thỉnh thoảng lại kêu rên. Họ nghĩ là con sóc chưa quen nơi ở mới. Chỉ có một bà cụ già chú ý tới con sóc và vô cùng ngạc nhiên thấy một thiện thần mang những chú sóc con ở trong rừng đến cho sóc mẹ. Bà báo sự việc kì lạ này cho mọi người nhưng không ai tin và còn chế giễu bà cụ... (Văn nghệ thiếu nhi 21/05/2021)

Hát Xẩm - Tiếng đàn câu hát và những giá trị nhân văn

Hát Xẩm - Tiếng đàn câu hát và những giá trị nhân văn

Ngày phát hành 14:29 | 15/1/2021

Lượt nghe: 2259

Nhiều thế kỷ đã trôi qua, chặng đường phát triển của Xẩm từ một hình thức đàn hát dân gian dành riêng cho những người khiếm thị để mưu sinh nơi đầu đường góc chợ, bến nước, mom sông, nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu, thực sự là một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam ... Nhưng cho dù phát triển đến đâu, nếu không có một chiến lược bảo tồn và phát huy hiểu quả, nghệ thuật hát Xẩm sẽ đối mặt với nguy cơ mai một. Đó chính là nội dung của chương trình Đối thoại mở cùng nhà nghiên cứu Mai Thiện

Hồng Thanh Quang - Người đàn ông mùa thu

Hồng Thanh Quang - Người đàn ông mùa thu

Ngày phát hành 16:15 | 16/11/2021

Lượt nghe: 668

Nhắc đến Hồng Thanh Quang là nhắc đến một gương mặt nhà thơ – nhà báo nổi bật trong làng báo phía Bắc suốt hai thập niên qua. Anh đã thực hiện hàng trăm bài phỏng vấn chân dung nhân vật đặc sắc, viết nhiều bài bình luận chính trị sắc sảo và đã in thành sách, là người dẫn nhiều chương trình truyền hình được đông đảo khán giả cả nước theo dõi như Câu lạc bộ Bạn yêu thơ, Giai điệu tự hào. Nhưng sau hết, công chúng vẫn nhớ đến anh nhiều nhất với tư cách một nhà thơ. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Hồng Thanh Quang với tên gọi: Hồng Thanh Quang - Người đàn ông mùa thu

Khát vọng trong thơ Nôm Lê Thánh Tông và hội Tao đàn

Khát vọng trong thơ Nôm Lê Thánh Tông và hội Tao đàn

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020

Lượt nghe: 1059

Cuối thế kỷ thứ 15, đồng hành với chữ Hán, được sử dụng như ngôn ngữ hành chính thì Tiếng Việt và chữ Nôm được coi là tiếng bản ngữ và văn tự bản sắc, dùng để giao tiếp thường nhật. Việc vua Lê Thánh Tông khi thiết triều cho phép quần thần được sử dụng tiếng Việt cho thấy nhà vua rất đề cao sự sống động, dễ hiểu của công cụ ngôn ngữ giao tiếp đang dần phổ cập trong cộng đồng. 328 bài thơ Đường luật của vua Lê và triều thần được đưa vào “Hồng Đức quốc âm thi tập” không chỉ là một kho tàng về ngôn ngữ tiếng Việt cổ mà cao hơn kết tinh tư tưởng nghệ thuật của thơ ca và khát vọng của một triều đại...(Tìm trong kho báu phát 16/04/2020)

Lý lẽ đàn bà

Lý lẽ đàn bà

Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2020

Lượt nghe: 1392

Hạnh phúc rất đỗi mong manh, bởi cuộc sống luôn phức tạp và có những cái cớ, đưa đẩy thử thách. Để gìn giữ hạnh phúc đòi hỏi những cái đầu lý trí và những trái tim ấm nóng, những tâm hồn tràn đầy cảm xúc. Đây là điều mà nhà văn Nguyễn Thị Lê Na muốn nhắn gửi với chúng ta trong truyện ngắn "Lý lẽ đàn bà" phát 20/04/2020

Nghệ sĩ Đoàn Phương Anh: Người “thắp lửa” đam mê đàn tranh

Nghệ sĩ Đoàn Phương Anh: Người “thắp lửa” đam mê đàn tranh

Ngày phát hành 11:39 | 28/12/2021

Lượt nghe: 890

Đam mê với cây đàn tranh từ nhỏ, đạt nhiều thành tích chuyên môn, nghệ sĩ Đoàn Phương Anh được đánh giá là gương mặt tài năng của âm nhạc truyền thống nước nhà. Không những thế, chị đang miệt mài “thắp lửa” đam mê cho học trò của mình với nhạc cụ truyền thống. (Hành trình Sáng tạo 26/12/2021)

Nghệ sĩ Kim Huyền: Men say trong "Người đàn bà uống rượu"

Nghệ sĩ Kim Huyền: Men say trong

Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2015

Lượt nghe: 1543

Là một trong số những nghệ sỹ nổi bật của sân khấu kịch Hồng Vân, NS Kim Huyền đã trở thành một gương mặt nghệ sỹ quen thuộc với khán giả phía Nam qua nhiều vở kịch. Những vai diễn của chị bao giờ cũng đong đầy cảm xúc và chạm đến trái tim người xem. Vậy làm thế nào để Kim Huyền đạt được điều đó?

Người đàn ông bán hoa phong lan

Người đàn ông bán hoa phong lan

Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2015

Lượt nghe: 3533

"Như hoa phong lan chờ đợi.Mưa nắng không phai tàn"- câu hát như in vào số phận người đàn ông thủy chung, trọn vẹn với tình yêu đầu đời.Tìm về ký ức tình yêu, những chùm lan rừng như an ủi, vỗ về trái tim Xạ Phù - chàng trai người Mông chân thành, mộc mạc.(Đọc truyện 17/11)

Nguyễn Gia Thiều và Tao đàn Tứ Trai

Nguyễn Gia Thiều và Tao đàn Tứ Trai

Ngày phát hành 11:11 | 6/4/2022

Lượt nghe: 1867

Thời kỳ làm Tổng binh xứ Hưng Hóa, một vùng đất kéo dài từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La đến Hòa Bình ngày nay, Nguyễn Gia Thiều thường tranh thủ từ vùng núi rừng hiểm trở về nhà riêng ở gần hồ Tây để sáng tác và đàm đạo cùng anh em, bạn hữu. Tương truyền, ông có đến mười một em trai, hai mươi em gái, trong đó có bốn người em trai cùng chung niềm say mê với thơ ca. Ông cùng các em lập nên Tao đàn Tứ Trai. Thi đàn gia đình gồm Nguyễn Gia Thiều tên hiệu là Tâm Thi Viện Tử được tôn là Thi Nguyên. Bốn người em trai là Kỳ Trai Nguyễn Gia Cơ, Hòa Trai Nguyễn Gia Diễm, Mục Trai Nguyễn Gia Xuyến, Thanh Trai Nguyễn Gia Tuyên lấy tên hiệu lần lượt là Thi Đề, Thi Xích, Thi Cầm, Thi Thược.

Nhạc phẩm "Em sẽ đến": Chỉ khi nào người đàn ông trong anh bật khóc

Nhạc phẩm

Ngày phát hành 0:0 | 20/10/2018

Lượt nghe: 774

Thơ phổ nhạc: "Em sẽ đến" (Nhạc: Lương Hải; Thơ: Nguyễn Lam Điền); Thưởng thức tác phẩm: Tiểu thuyết "Những ngọn nến cháy tàn" của nhà văn Márai Sándor; Câu chuyện phóng viên: Liên hoan múa rối quốc tế 2018; Giai thoại văn nghệ sĩ: Nữ sĩ Ngân Giang - giai nhân đất Hà Thành qua câu chuyện của nhà văn Hoàng Quốc Hải. (Điểm hẹn Văn nghệ 27/10/2018)

Nhạc sỹ Giáng Sol và kỉ niệm với cây đàn piano

Nhạc sỹ Giáng Sol và kỉ niệm với cây đàn piano

Ngày phát hành 22:11 | 21/8/2022

Lượt nghe: 422

Nhạc sĩ Giáng Sol là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như: Giấc mơ trưa, Hà Nội 12 mùa hoa, Thu cạn, Cỏ và mưa… Thành công với dòng nhạc nhẹ và nhạc dân gian đương đại là thế những các bạn có biết rằng cô bé Giáng Sol ngày nào lại chẳng hề yêu thích cây đàn piano... (Văn nghệ thiếu nhi 17/08/2022)

NSƯT Đàm Loan: Người đàn bà "không tuổi"

NSƯT Đàm Loan: Người đàn bà

Ngày phát hành 0:0 | 13/7/2015

Lượt nghe: 2077

Nhắc đến NSUT Đàm Loan của sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh là khán giả nhớ ngay đến hàng loạt vai diễn để lại ấn tượng sâu sắc suốt hai thập kỷ qua. Có thể kể đến vai Diễm trong vở "Thời con gái đã xa", vai Dậu trong vở "Bước qua lời nguyền", vai Băng Tâm trong "Bão không mùa"...v.v... Và gần đây nhất với vai Dì Hai trong vở “Cõng mẹ đi chơi”, một lần nữa NSUT Đàm Loan lại khẳng định tài năng diễn xuất của mình bằng tấm Huy chương Vàng tại Cuộc thi Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015…

NSƯT Lệ Giang: Tiếng đàn cất lên từ trái tim

NSƯT Lệ Giang: Tiếng đàn cất lên từ trái tim

Ngày phát hành 11:4 | 6/6/2022

Lượt nghe: 1483

NSƯT Lệ Giang, giảng viên Khoa Âm nhạc Truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - người đã chinh phục được trái tim của đông đảo khán giả trong nước cũng như qua nhiều lần lưu diễn quốc tế. 15 năm học tập và hơn 15 năm giảng dạy và biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp, chắc hẳn NSƯT Lệ Giang có nhiều câu chuyện để kể về con đường nghệ thuật của mình. (Hành trình sáng tạo 5/6/2022)

NSƯT Văn Khuê với tiếng đàn đáy say duyên nợ ca trù

NSƯT Văn Khuê với tiếng đàn đáy say duyên nợ ca trù

Ngày phát hành 10:44 | 18/3/2024

Lượt nghe: 1800

NSƯT Nguyễn Văn Khuê sinh ra trong gia đình có truyền thống hàng trăm năm giữ nghiệp ca trù. Ông theo học đàn đáy từ năm 12 tuổi. Tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia năm 1987, ông về công tác tại Đoàn văn công Bộ đội Biên phòng, vừa hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, vừa nỗ lực góp phần hồi sinh và phát triển ca trù. NSƯT Nguyễn Văn Khuê đã có nhiều đóng góp, giữ gìn và quảng bá nghệ thuật ca trù nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung ở trong nước và quốc tế… (Hành trình sáng tạo 17/03/2024).

PGS.TS.bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu - Bác sĩ ôm đàn viết nhạc

PGS.TS.bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu - Bác sĩ ôm đàn viết nhạc

Ngày phát hành 10:17 | 8/1/2024

Lượt nghe: 1833

Nhắc đến PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu, mọi người thường biết đến với vai trò là nguyên Chủ nhiệm Khoa Phục hồi Chức năng (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108). Ngoài tham gia công tác điều trị, bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu nổi tiếng với các công trình nghiên cứu khoa học. Tính đến nay, ông đã chủ trì hơn 70 công trình được công bố trên các tạp chí, đồng thời tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bệnh viện, cấp Bộ Quốc phòng, cấp Nhà nước. Nhưng trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm một cái tôi khác của vị bác sĩ tài ba này. (Tôi và Tôi 07/01/2024)

Tao Đàn nhị thập bát tú trong chính sử

Tao Đàn nhị thập bát tú trong chính sử

Ngày phát hành 10:7 | 21/4/2022

Lượt nghe: 1686

Tiếp tục tìm hiểu về Tao đàn nhị thập bát tú thời vua Lê Thánh Tông, chương trình tuần này của Ban VHNT (VOV6) đi vào chính sử để giải mã hoạt động và sức ảnh hưởng của hội nhóm thi ca mang tính chất cung đình dưới một triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn

Ngày phát hành 11:12 | 23/3/2022

Lượt nghe: 1161

Nhà văn Đỗ Phấn, một người bạn thân tình của tác giả đã dành một lời bình như sau cho truyện ngắn Sợi dây đàn thất lạc: “Dù cho tác giả tâm sự rằng đây là một câu chuyện có thật thì ta vẫn dễ dàng nhận thấy một phẩm tính văn chương hồn hậu trong trẻo. Thứ đã thiếu vắng rất lâu trong văn học Việt hôm nay. Thứ đã từng làm nên gương mặt điển hình của văn chương phi hư cấu Việt Nam giai đoạn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Câu chuyện với một cấu trúc đơn giản, tuyến tính được kể với giọng chậm rãi, ngậm ngùi như những nốt nhạc thong thả gieo vào tâm trí bất cứ ai đã từng sống qua những tháng năm chiến tranh vệ quốc. Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh. Chẳng có gì là điển hình cho ai hay cái gì. Nó như muôn ngàn câu chuyện thời chiến được nhìn với ánh mắt trẻ thơ trong trẻo và rung động sâu sắc. Nó chính là những góc khuất thường nhật của cả một thời gian dài trong chiến tranh. Cuộc chiến tranh mang lại rất nhiều đau thương mất mát, nhưng ở một góc nhìn văn nghệ mà cụ thể là âm nhạc ta mới thấy những mất mát lớn đến không ngờ. Mất mát ước mơ của cả người còn sống và người đã mất. May mắn thay, ước mơ vẫn còn nằm trọn vẹn trong kí ức của một lớp người đã trải qua như một tài sản vĩnh cửu để lại cho cháu con”. Với truyện ngắn của Trần Thị Tú Ngọc, đây là một cây bút sinh ra và lớn lên khi đất nước đã bước vào hòa bình. Tiếng đàn trong truyện ngắn Người chơi đàn lặng lẽ từ chỗ tìm được sự đồng cảm và sẻ chia của một con người, đã làm được những điều lớn lao hơn, có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn khi nghệ sĩ chơi đàn tổ chức một buổi biểu diễn để gây quỹ ủng hộ những em bé có hoàn cảnh khó khăn trong thành phố. Người nghệ sĩ ấy không mưu cầu sự nổi tiếng hay tạo vinh quang cho bản thân, khi anh đến và khi anh rời đi đều lặng lẽ. Nhưng rồi, một cái kết mở ở cuối truyện cho người đọc nhiều hy vọng về sự gắn bó đồng điệu giữa hai tâm hồn giàu lòng nhân ái. Cả hai truyện ngắn chúng ta vừa nghe đều mang đến những xúc cảm thật đẹp của tiếng đàn. Những tiếng đàn mang theo nó vẻ đẹp tâm hồn của người chơi đàn và từ đó lan tỏa những năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Khi mỗi chúng ta được xúc động trước âm nhạc, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cái chân, thiện, mỹ thêm một lần đến gần hơn với mỗi con người.

Tình yêu bền bỉ với cây đàn violon

Tình yêu bền bỉ với cây đàn violon

Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2020

Lượt nghe: 2151

Cuộc đời nhà giáo Nguyễn Châu Sơn gắn bó với âm nhạc, với cây đàn violon. Ông đã được mời tham gia biểu diễn solo với các đoàn nghệ thuật lớn trong nước và ngoài nước. Năm 2019 ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. (Câu chuyện nghệ thuật 18/9/2020)

Trái tim nhân hậu người đàn ông - thông điệp "Hạnh phúc thật gần"

Trái tim nhân hậu người đàn ông - thông điệp

Ngày phát hành 0:0 | 23/12/2015

Lượt nghe: 3681

Cuộc sống vợ chồng phu hồ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tình yêu thời trẻ đầy sẻ chia và thông cảm có làm điểm tựa cho họ vượt lên tất cả? Bằng tấm lòng bao dung và độ lượng, người chồng đã biết vun vén và giữ lại được không gian hạnh phúc thực sự trước bao cám dỗ cuộc đời.( Đọc truyện đêm khuya 22/12)

Trần Văn Xâm: Người đưa luồng gió mới vào cây đàn nhị

Trần Văn Xâm: Người đưa luồng gió mới vào cây đàn nhị

Ngày phát hành 0:0 | 1/7/2019

Lượt nghe: 1314

Với sự đam mê và sáng tạo không ngừng, nghệ sĩ Trần Văn Xâm đã kết hợp thành công cây đàn nhị với các nhạc cụ phương tây tạo nên những bản hòa tấu độc đáo mang nét rất riêng. (Hành trình Sáng tạo 30/06/2019)

Truyện "Bác sĩ Ai-bô-lít": Cứu giúp đàn khỉ (Buổi 4)

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2018

Lượt nghe: 758

Sau khi trốn khỏi ngục, bác sĩ Ai-bô-lít đi vào rừng, nơi loài khỉ sinh sống và đang bị dịch bệnh. Ông phải đến đó nhanh chóng để cứu chữa cho bầy khỉ đáng thương. Bác sĩ đến nơi, cả khu rừng muông thú reo vui, bầy khỉ mừng rỡ, quấn quýt lấy bác sĩ. Ông tận tình hỏi han bệnh tình và bắt đầu chữa bệnh cho chúng. Bằng tài năng và trách nhiệm, sau một thời gian, bầy khỉ khỏe mạnh trở lại. (VOV6 - văn nghệ thiếu nhi 15/6/2018)

Truyện cổ tích "Người đàn ông mua chó, mèo và rắn"

Truyện cổ tích

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2018

Lượt nghe: 774

Người ông thấy ba con vật là chó, mèo và rắn rất tội nghiệp nên đã bỏ số tiền đi buôn của mình mua chúng, cứu chúng thoát chết. Và thật bớt ngờ, loài vật cũng biết trả ơn ân nhân. Nhờ ba con vật mà người đàn ông cuối cùng cũng tìm lại được viên ngọc quý - quà tặng của Long Vương. Một phần thưởng xứng đáng cho con người tốt bụng, phải không các bé! (Kể chuyện và hát ru 17/10/2018)

Truyện ngắn "Bản lĩnh đàn bà": Thế nào là đàn bà bản lĩnh?

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 27/10/2015

Lượt nghe: 3555

Mở ra bằng một bí mật, khép lại vẫn là một bí mật, truyện ngắn "Bản lĩnh đàn bà" của nhà thơ, nhà văn Phan Thị Thanh Nhàn với nhiều tình tiết được đẩy lên cao trào, hẳn làm hài lòng nhiều độc giả, nhất là những độc giả nữ. Thiết nghĩ, một người đàn bà bản lĩnh nhiều khi, chẳng phải ở chuyện có thể đánh Đông, dẹp Bắc, một tay gây dựng cơ đồ… Hãy cứ là người phụ nữ bé nhỏ, biết buông bỏ khi cần, và giữ được mái ấm gia đình mình. Vậy đã là bản lĩnh lắm rồi! (Đọc truyện đêm khuya 24/10/2015)

Truyện ngắn "Góc trời Tây có cơn mưa đá": "Đau đớn thay phận đàn bà..."

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/5/2015

Lượt nghe: 2121

Truyện chủ yếu xoay quanh nhân vật Líu, một phụ nữ góa chồng xinh đẹp và trót phải lòng Sín, chàng trai kém cô 2 tuổi, nhưng tác phẩm cũng lồng ghép vào đó số phận của một bà góa khác- chính là mẹ chồng Líu. Hai con người, cùng chung một nỗi bất hạnh, nhưng lại có hai lựa chọn hoàn toàn khác nhau. Mẹ chồng Líu chọn thủ tiết thờ chồng, còn Líu thì đi theo tiếng gọi của ái tình rạo rực. Và từ đó, hai người đàn bà có thêm một nỗi bất hạnh khác khi lựa chọn của người này là sự đau khổ của người kia. (Đọc truyện đêm khuya)

Truyện ngắn "Hai người đàn bà xóm Trại": Mơ về miền xa lắm

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2016

Lượt nghe: 3820

Hình ảnh hai người đàn bà sống với nhau, mỏi mòn chờ đợi người không bao giờ trở về, dường như chúng ta đã biết, đã gặp ở đâu đó. Số phận ấy, sự đợi chờ, mất mát ấy… có nhiều lắm trên đất nước ta qua hai cuộc chiến tranh. Mật và Ân cũng giống như bao người phụ nữ Việt Nam thời chiến, thầm lặng hi sinh tuổi thanh xuân và hạnh phúc riêng mình. (Đọc truyện đêm khuya 12/12/2016)

Truyện ngắn "Họp lớp": Khắc khoải đàn ông

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 13/9/2018

Lượt nghe: 1070

Bên cạnh việc khơi dậy trong mỗi người đọc, người nghe niềm khắc khoải với tuổi trẻ, với cuộc đời, truyện ngắn "Họp lớp" của tác giả Đậu Hải Nam còn mang tới những thoáng cảm động trước cảnh huống tình yêu, tình cảm gia đình, bè bạn. Để chúng ta nhận ra rằng, dù bao biến động đi chăng nữa, dù những ước mơ không thành, có hay không thành đạt trong đời, chỉ cần được sống trong hạnh phúc giản đơn của yêu thương, con người sẽ vì thế mà giữ được phần nào đó tấm lòng thiện lương. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 03/09/2018)

Truyện ngắn "Mở mắt ngày đã trôi": Phận đàn bà đa cảm đến đa mang

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2015

Lượt nghe: 872

“Tôi gọi xóm tôi là xóm vũ phu-"Mở mắt ngày đã trôi" của tác giả Hoàng Thanh Hương đã mở ra như thế bằng một giọng điệu có phần bình thản, như thể chuyện chồng đánh vợ là hiển nhiên, là không có gì lạ. Người đàn ông có tới 1001 lý do để "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với vợ mình và người đàn bà cũng có chừng ấy lý do để tha thứ, rằng tất cả chỉ vì “anh yêu em quá, anh lo mất em”. Tuy vậy, nếu nói rằng tác phẩm chỉ quanh quẩn với chuyện ghen tuông, ngoại tình thì hẳn là một nhầm lẫn. Phía sau chuyện đời lận đận bẩy nổi ba chìm của Phù Sa và phía sau cả cuộc hôn nhân có vẻ ấm êm của nhân vật “tôi” là những trăn trở về thân phận đàn bà, mà rộng hơn là trăn trở về sự phù du của kiếp người “sống gửi thác về”. Cuộc đời ngắn ngủi thế, “mở mắt nhắm mắt là ngày trôi, đêm trôi”, vậy mà người ta vẫn cứ không ngừng làm nhau đau.

Truyện ngắn "Người đàn bà đợi mưa"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2016

Lượt nghe: 3275

Đất nước hòa bình đã hơn 40 năm nhưng văn học hậu chiến vẫn là đề tài được người đọc, người nghe quan tâm. "Người đàn bà đợi mưa" - một câu chuyện xúc động về di chứng chiến tranh khiến người lính không dám yêu, không dám gắn bó với người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc.(Đọc truyện đêm khuya 18/03/2016)

Truyện ngắn "Người đàn bà hát ru": Nỗi khát khao tổ ấm gia đình của những nữ nông trường

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2015

Lượt nghe: 1806

Chè do các nữ công nhân làm ra để mang hương vị cho đời, nhưng ai sẽ mang hơi ấm hạnh phúc đến cho họ? Câu chuyện về phụ nữ nông trường khao khát hạnh phúc:làm vợ, làm mẹ tạo nên sự lắng đọng, chia sẻ và đồng cảm ...(Đọc truyện đêm khuya 9/1/2015)

Truyện ngắn "Người đàn bà ôm lửa"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 19/1/2018

Lượt nghe: 2020

Những câu văn sinh động, giàu năng lượng cảm xúc, sử dụng nhiều hình ảnh chuyển đổi cảm giác, dẫn dụ người đọc vào thế giới bên trong của nhân vật – một thế giới ngùn ngụt như lửa, đam mê, dâng hiến, yêu và đau đến tận cùng. Sau cuộc tình với Việt – người đàn ông kém 13 tuổi, San có còn yêu lại được không? Câu trả lời là có. Bởi trong San vẫn mạnh mẽ lắm nội lực của người đàn bà tuổi 40, cái tuổi đầy sức sống, sự trẻ trung, quyến rũ và mê hoặc. Huống chi, San lại là người đàn bà ôm lửa, một người đàn bà đầy bản năng, mãnh lực, có sức hấp dụ bất cứ người đàn ông nào. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 18/01/2018)

Truyện ngắn "Người đàn bà xấu nhất hành tinh": Xấu cũng là cái tội?

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 20/6/2015

Lượt nghe: 1893

Bắt đầu nổi tiếng ở Ba Lan từ những năm cuối thập kỷ 90, nữ nhà văn Olga Tokarczuk đã sớm định hình về phong cách viết. Đọc và nghe tác phẩm của bà, người ta dễ bị thu hút bởi một thứ văn phong ma mị, thấm đẫm tinh thần nhân văn và nữ quyền… Dĩ nhiên, truyện ngắn "Người đàn bà xấu nhất hành tinh" cũng không nằm ngoài mạch nguồn đó. Thậm chí, truyện còn tạo ra những chiều kích lạ lùng khi khai thác một cách hiệu quả tính thẩm mĩ của “cái xấu’, “cái dị dạng”. (Đọc truyện đêm khuya 17.06)

Truyện ngắn "Những người đàn bà khóc": Hạnh phúc và khổ đau

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2018

Lượt nghe: 1626

Tác giả Lưu Thị Mười xây dựng hai nhân vật Thư và Uyên là hai chị em cùng ngoại tình nhưng với tâm cảnh khác nhau. Trong khi cô em gái khá chủ động tìm lại mối tình cũ thuở đại học của mình là Nguyên thì Thư lại có phần bị động. Chính vì ở tâm cảnh đón nhận khác em gái nên Thư luôn day dứt khi thấy có lỗi với chồng của mình. Tác giả rất thành công khai thác nội tâm của nhân vật, một người đàn bà sống giữa biết bao cảm xúc đan xen. Đến khi vợ người đàn ông kia đánh ghen rồi chồng Thư bị tai nạn phải phẫu thuật không biết sống chết ra sao, Thư mới thấy hối hận vô cùng. Truyện khiến người đọc, người nghe suy ngẫm về hạnh phúc gia đình, về những tình cảm trân trọng của cuộc sống. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 26/07/2018)

Truyện ngắn "Sen": Day dứt phận đàn bà

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 16/5/2018

Lượt nghe: 1930

Sen - nhân vật chính của truyện ám ảnh người đọc, người nghe bởi số phận cay đắng, tủi phận của cô. Đem lòng yêu Kiên, một họa sĩ tài năng và phóng túng, Sen không thể có cuộc sống yên bình, hạnh phúc của người đàn bà. Sen phải đối diện với nỗi đau bị phụ rẫy, ôm đứa con chạy trốn khỏi cuộc đời KIên, chịu đựng trong nỗi cay đắng và tủi nhục. Nỗi đau về thân phân đàn bà day dứt cả thiên truyện này. ( VOV6 Đọc truyện đêm khuya 14/5/2018)

Truyện ngắn "Tìm được cây thuốc quý": Câu chuyện tình của người đàn bà miền núi truân chuyên

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014

Lượt nghe: 1908

Cuộc đời chìm nổi, truân chuyên của người đàn bà đẹp tên Nhặt được xây dựng bằng nhiều biến cố phức tạp. Tình yêu mạnh mẽ vượt lên mọi định kiến đã giúp Nhặt cải tạo được thói xấu của chồng và tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho mình nơi núi rừng biên giới xa xôi.

Truyện ngắn “Chuyện về đàn ông”: Giận mày tao ở với ai?

Truyện ngắn “Chuyện về đàn ông”: Giận mày tao ở với ai?

Ngày phát hành 0:0 | 6/7/2016

Lượt nghe: 1543

Sương đối mặt với thực tế phũ phàng khi cô phát hiện chồng mình ngoại tình. Ngay cả những người gần gũi nhất với họ cũng không thể ngờ Ngạn (vốn được coi là người đàn ông chu đáo, nhất mực chung thủy) lại lén lút cặp bồ. Trước sự việc tày đình này, Sương sẽ xử sự ra sao? Liệu cô có giữ được mái ấm của mình sau bao năm vun vén và tạo dựng? (Đọc truyện đêm khuya 05/7/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya