Ngày phát hành 10:37 | 24/1/2024
Lượt nghe: 1270
Câu chuyện xoay quanh mối tình âm thầm, sục sôi, đau khổ và tan nát của Khai Dèn, một chàng trai bản, dành cho Cà Xé, - một cô gái núi đã nhuốm màu phố thị... Ngày trước, nhà Khai Dèn với nhà Cà Xé chỉ cách nhau một khe suối và quả đồi bằng. Lúc nhỏ, hai đứa và bọn trẻ trong bản thường chơi chung với nhau. Hè đến lũ trẻ rủ nhau tắm suối, té nước, nô đùa chí chát vang khắp núi đồi. Bố Khai Dèn và bố Cà Xé từng là đôi bạn rất thân, họ cùng đi buôn bán đường xa. Nhưng rồi bố Khai Dèn mất sau một vụ tai nạn, và số phận của hai gia đình cùng những đứa trẻ từ đó thật khác nhau. Nếu như Khai Dèn phải nghỉ học để cáng đáng mọi việc trong gia đình thì Cà Xé ngày càng được cưng chiều vì gia đình khá giả, cô lại xinh đẹp, khéo léo, múa giỏi. Cà Xé xuống huyện học thì càng trở nên xa xôi với Khai Dèn. Vẫn biết mình và Cà Xé như hai dòng suối nhỏ khó lòng gặp nhau, nhưng Khai Dèn vẫn muốn lại gần, vẫn âm thầm hi vọng, bởi chả điều gì ngăn được trái tim yêu của một chàng trai trẻ. Nhưng rồi, cái đêm dân bản tiễn đoàn làm phim, cũng chính là cái đêm Khai Dèn nhận ra trái tim mình đã trao gửi nhầm chỗ, Cà Xé có lối sống khác xa với những cô gái núi, khác xa với những gì Khai Dèn vẫn tự thêu dệt, huyễn tưởng trong tâm trí. Hành động Khai Dèn vứt chiếc bút Cà Xé tặng, thả nốt cả cái khăn mùi soa định tặng cô như một sự thức tỉnh, sự dứt khoát từ bỏ một mối tình đơn phương, cũng là từ bỏ thứ không phù hợp với mình. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở chuyện tình của một đôi trai gái, nó còn truyền tải thông điệp về giữ gìn bản sắc văn hóa, lối sống của một bộ phận thanh niên miền núi trong bối cảnh hòa nhập đời sống hiện đại và giao thoa văn hóa giữa các vùng miền hiện nay. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 10:44 | 20/3/2023
Lượt nghe: 840
Trong một nền công nghiệp điện ảnh, các nhà làm phim cần được hỗ trợ quá trình sáng tạo và sự ủng hộ của xã hội - đó là vấn đề được nhiều diễn giả, khách mời quan tâm khi tham gia hội thảo quốc tế “Chính sách và giải pháp phát triển ngành công nghiệp điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á” do Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 14.3 vừa qua. (Làn sóng nghệ thuật 17/03/2023)
Ngày phát hành 10:38 | 18/9/2022
Lượt nghe: 508
Sau những ngày hè nồng nàn hoa phượng, thu về cùng làn gió heo may buổi sớm luôn đem đến những xúc cảm thật dịu dàng. Không gian như giãn ra. Nắng vẫn vàng nhưng thêm phần dịu mát bởi những cơn mưa vừa kịp đến. Mùa thu đến cùng năm học mới bắt đầu... (Trang văn học tuổi mới lớn 13/09/2022)
Ngày phát hành 9:50 | 16/3/2022
Lượt nghe: 2372
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có hai ông bà nông dân tuy rất nghèo khổ nhưng luôn yêu thương nhau. Họ có một con ngựa, thi thoảng ông lão cưỡi nó đi dạo hoặc cho hàng xóm mượn. Nghĩ rằng con ngựa là vật thừa nên ông bà quyết định đem đổi vật khác có ích hơn. Và hành trình đi đổi ngựa của ông lão xảy ra rất nhiều chuyện rắc rối... (Kể chuyện và hát ru 14/03/2022)
Ngày phát hành 10:14 | 16/3/2022
Lượt nghe: 2498
Có hai người khách lạ biết câu chuyện đổi ngựa của ông lão. Họ cho rằng bà lão sẽ rất giận ông vì ông đã đổi những đồ vật không có giá trị bằng con ngựa, nhưng ông lão lại quả quyết là bà rất hài lòng. Và thế là họ đặt cược với nhau... (Văn nghệ thiếu nhi 15/03/2022)
Ngày phát hành 14:14 | 12/6/2023
Lượt nghe: 1030
Trẻ em đọc gì, xem gì, làm gì, chơi ở đâu trong những ngày nghỉ hè là câu hỏi không có gì mới. Nhưng với một tác giả có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật dành cho thiếu nhi và từng có thời gian giữ chuyên mục “Anh Chánh Văn” của báo Hoa Học Trò như nhà văn Hoàng Anh Tú thì câu hỏi ấy luôn thường trực trong anh suốt nhiều năm nay. Theo nhà văn Hoàng Anh Tú, ngày hè là dịp để các em vui chơi thư giãn sau những ngày học tập, thi cử căng thẳng. Vì thế các bậc phụ huynh cần lên một kế hoạch cùng con đi hết mùa hè bắt đầu bằng việc hiểu con mình thích gì, tính cách như thế nào. Hãy cho trẻ được tận hưởng đúng nghĩa một mùa hè rảnh rỗi thay vì cuống cuồng chạy hết từ lớp học này sang lớp học kia… (Văn nghệ 13/06/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2016
Lượt nghe: 2680
Cách tân nghệ thuật Chèo hay còn gọi là Chèo cải lương được soạn giả Nguyễn Đình Nghị khởi xướng vào những năm 20, 30 của thế trước, thời kỳ thực dân Pháp vẫn còn đô hộ nước ta. Cho đến nay, sự cách tân Chèo của soạn giả Nguyễn Đình Nghị thời đó vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau trong chính những người làm Chèo. Ví như, Chèo cải lương là Chèo hát theo lối hát cải lương hay chỉ là cách làm mới Chèo trong cấu trúc, cách hát, mô hình nhân vật... Để có cái nhìn thấu đáo về “Sân khấu Chèo cải lương của Nguyễn Đình Nghị”, mời quý vị và các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với NSND Mạnh Tưởng, người đã 10 năm gắn bó với gánh hát của soạn giả Nguyễn Đình Nghị.
Ngày phát hành 0:0 | 4/8/2017
Lượt nghe: 7250
Đào đã từng có thời gian đi quá xa gốc gác của mình trong cuộc vật lộn, bươn chải ở xứ người. Những tiêu cực và mặt trái của cơ chế thị trường đã khiến cô quay cuồng trong vòng xoáy mưu sinh. May thay, cô đã nhận thức cái “được” và cái “mất” trong so sánh với cuộc sống bình thường của vợ chồng Hạnh. Hình ảnh ấn tượng về Đào “chói gắt nhưng dễ nhìn” chính là sự thay đổi dần dần để cô sống đúng với mình, được là chính mình sau chuyến trở về quê nhà đầy ý nghĩa. (Đọc truyện đêm khuya 04/8/2017)