Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 64 kết quả

"Chăm sóc chồng như thế nào" và "Tất cả đàn ông đều đểu"

Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014

Lượt nghe: 1643

Dí dỏm và hài hước, những câu chuyện dở khóc dở cười liên quan đến tâm lí phức tạp của người phụ nữ được soi chiếu từ hai góc độ: góc độ của một người đàn ông (Ha-bip trong Chăm sóc chồng như thế nào, và góc độ của một người phụ nữ (Nina trong Tất cả đàn ông đều đểu). Mức độ tăng dần của các tình huống truyện đã tạo nên kịch tính đến phút cuối

"Gốc đề”: Nối kết những giá trị xưa cũ

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020

Lượt nghe: 1037

Câu chuyện mang đến cho mỗi chúng ta cảm giác thân thuộc gần gũi bởi dường như mỗi làng quê Việt qua tầng tầng thế hệ luôn ẩn chứa vô vàn những câu chuyện (cổ xưa cũng có hiện tại cũng có) để người làng có thể truyền tụng, bàn tán, kể cho nhau nghe. Trong những câu chuyện đó dĩ nhiên không thể thiếu những nhân vật mang tính huyền thoại, đời sống riêng tư có phần khác lạ, không chỉ nhuốm màu sắc kỳ bí mà thậm chí còn mang tính ma mị, giật gân, gây tò mò…..Trong đó không biết có phải một phần cũng để dọa con trẻ hay không nữa? Nhân vật bà Miên trong truyện ngắn “Gốc đề” được nhà văn Hoàng Anh Tuấn kể cũng là một nhân vật như thế trong mắt của hai đứa trẻ Việt – Hưởng. Người như bà Miên được xây dựng nửa khôn nửa dại, nửa điên nửa tỉnh, nửa âm nửa dương, khác thường lập dị. Những người như bà đa phần sống cô độc, dễ bị người xung quanh hiểu sai, xa lánh, là đối tượng của đám trẻ con tò mò, vừa sợ hãi lại vừa thích trêu chọc. Sư thật về cuộc đời bà Miên chỉ được mở ra khi có lời kể của bà nội Hưởng. Vậy ra bà lại là một thân phận bé mọn, đáng thương, bị cuộc đời xô đẩy, sống lặng lẽ, chịu nhiều thiệt thòi. Một kiếp người không được chính danh, thực chất bà Miên là Mẹ Việt Nam Anh hùng có hai người con trai hy sinh vì tổ quốc. Câu chuyện trở nên có ý nghĩa khi tác giả chọn giọng kể, góc quan sát là những người trẻ, Việt – Hưởng . Vậy ra những đứa trẻ đâu thờ ơ với quá khứ. Họ cần phải được biết về gốc rễ, quá khứ để gắn bó hơn với quê hương, với những người xung quanh, với hiện tại. Một kết truyện đầy nhân văn...(Lời bình của BTV Tuyết Mai)

Ngôi đền sống: Một truyện ngắn đặc sắc về tình yêu của Trần Thùy Mai

Ngôi đền sống: Một truyện ngắn đặc sắc về tình yêu của Trần Thùy Mai

Ngày phát hành 0:0 | 10/3/2020

Lượt nghe: 1066

Truyện ngắn Ngôi đền sống xoay quanh hai nhân vật chính là Cường và Khánh. Cái chết của Khánh đã đẩy cao trào, kịch tính của truyện lên tới đỉnh điểm. Cường mãi mãi không còn cơ hội để chuộc lỗi của mình nữa, và nói như lời của người kể chuyện, từ đó chẳng còn ai nhìn thấy Cường cười, dù đó là nụ cười của một thiên thần. Cuộc hôn nhân giữa Cường và Hà khép lại tác phẩm thực chất chỉ làm cho mỗi chúng ta thấm thía hơn những nỗi đau, tổn thương và mất mát trong tình yêu mà Cường phải ăn năn suốt cuộc đời mình...(Đọc truyện đêm khuya phát 2/3/2020)

Tiếng chuông đền Diềm: Thỉnh gọi những tấm lòng biết giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống

Tiếng chuông đền Diềm: Thỉnh gọi những tấm lòng biết giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2020

Lượt nghe: 905

Có một thực tế là những người trông coi nhà Thánh thường khiếm khuyết về thể chất, hoặc là ngoại hình xấu xí hoặc là thiếu khuyết một vài giác quan như nghe, nói, nhìn… có thể khi thiếu khuyết con người ta cần đến chốn thần linh để nương nhờ, tựa bám mà sinh tồn cũng có thể vì thiếu khuyết mà người ta được bù trừ những khả năng khác biệt. Cô Trinh trong truyện ngắn “Tiếng chuông đền Diềm” thiếu khuyết cả nhan sắc, ánh nhìn, giọng nói, nhưng bù lại, cô có niềm tin và sự tôn thờ tột bậc với Đức Ông và người dân làng Diềm. Với cô, việc phụng sự Đức Ông, giúp Đức Ông vỗ về che chở sự bình yên cho người dân làng Diềm là bổn phận, là thiên mệnh, là tất cả ý nghĩa đời sống của cô trên trần gian. Bởi vậy mà cô dành tất cả tình yêu thương trong sáng và trái tim tận hiến để chăm chút ngôi đền, giữ gìn bài thuốc quý gia truyền để chữa bệnh về thể chất cho dân làng Diềm, nâng niu an ủi những tâm hồn người bấy bớt giúp họ vượt qua ngang trái đời thường. Cũng bởi trái tim tinh nhạy ấy mà cô Trinh nhìn được rõ nét một vài khoảnh khắc đặc biệt của con người, khi họ tột cùng đau khổ, tột cùng trong sáng, tột cùng yêu thương. Cũng bởi trái tim thánh thiện chỉ biết yêu thương tận hiến, chỉ biết cho mà chưa bao giờ được nhận, nên Trinh không nhìn được những lừa lọc dối trá những cám dỗ ma mị của dục vọng để rồi bị cuốn vào vòng xoáy của tiếng sét ái tình. Biết mình đang bị cuốn trong dòng nước xiết của những đòi hỏi bản năng đàn bà, Trinh một lần nữa lại dựa vào Đức Ông, dựa vào trời đất núi sông và người dân làng Diềm mà vượt thoát. Trong cuộc vượt thoát ấy, Trinh nhận ra cả phần xác và phần hồn của làng Diềm cũng cần được cứu rỗi. Cô thỉnh tiếng chuông kêu cứu. Tiếng chuông đền Diềm chỉ vang lên khi làng có việc trọng. Nhưng từ khi đỉnh núi Móc có ngôi chùa lớn, tiếng chuông trên đỉnh núi vang lên hàng ngày để các đoàn khách hành hương gửi lời thỉnh cầu đến cao xanh. Tiếng chuông kêu càng nhiều, chứng tỏ khách càng đông, người làng Diềm càng có cơ hội làm giàu. Bởi vậy không còn mấy người trong làng phân biệt được tiếng chuông đền Diềm và tiếng chuông trên đỉnh núi Móc nữa. Giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc là một trong những bộ gen quan trọng làm nên hình ảnh riêng biệt của quốc gia, dân tộc trong thời đại thế giới phẳng. Song trong điều kiện mở cửa, hội nhập và phát triển hiện nay, đặc biệt, dưới tác động nhiều chiều của nền kinh tế thị trường, việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống không dễ dàng gì. Truyện ngắn “Tiếng chuông đền Diềm” là sự trăn trở về những được - mất trong quá trình vươn lên làm giàu bằng du lịch tâm linh ở một làng quê nghèo, cũng là tiếng chuông thỉnh gọi những tấm lòng biết hiểu, biết yêu, biết giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc trong thế giới đa diện hôm nay...(Lời bình của BTV Vân Khánh)

Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm và trang viết về đề tài chiến tranh cách mạng

Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm và trang viết về đề tài chiến tranh cách mạng

Ngày phát hành 0:0 | 16/2/2017

Lượt nghe: 2226

Giải thưởng cao nhất của cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015-2016 dành cho nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm ở Thanh Hóa. Chùm ba sáng tác của anh “Xin về nhận lại”, “Đối thoại ở rừng” và “Nhận hoa” thể hiện tình cảm, sự tri ân đối với lịch sử với quá khứ đồng thời không quên nhắc nhở chính mình về lẽ sống sao cho xứng đáng với hy sinh của bao người đã ngã xuống, đã mất một phần xương máu cho quê hương đất nước. Thông điệp trong tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm không mới nhưng chân thành và day dứt. (Tiếng thơ 22/02/2017)

Thơ Nguyễn Hồng Hải và những cảm xúc "Không đề"

Thơ Nguyễn Hồng Hải và những cảm xúc

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020

Lượt nghe: 952

Một khi đã trót làm thơ, có duyên còn trở lại và khó dứt được thơ. Bao lâu nay rồi, điều ấy không chỉ xảy đến với riêng tác giả Nguyễn Hồng Hải. Xuất thân sinh viên Văn khoa Tổng hợp, làm thơ từ thưở đôi mươi, 21 tuổi Nguyễn Hồng Hải đã có tập thơ đầu tay “Lời yêu của đá” được giới sinh viên ngày ấy chuyền tay nhau. Tận 18 năm sau ngày ấy, anh mới lại in tập thơ thứ hai – “Mùa ban mai”. Và mới đây là tập “Vườn của mẹ” dày dặn 58 bài thơ kèm một Tuyển tập 81 bài.

Thơ và những vấn đề của thơ đương đại

Thơ và những vấn đề của thơ đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2018

Lượt nghe: 1007

Nằm trong chuỗi sự kiện Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16, hội thảo “Thơ và những vấn đề của thơ đương đại” nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp của người sáng tác và nghiên cứu phê bình. Một trong những nội dung được đề cập nhiều nhất, thể hiện sự đồng tình, trăn trở của người viết là vấn đề đổi mới thơ. Nhưng đổi mới thơ như thế nào, bắt đầu từ đâu thì mỗi người lại có suy nghĩ khác nhau. Bên lề hội thảo, BTV Anh Thư có cuộc trò chuyện với nhà thơ Dương Kỳ Anh về điều này. (VOV6 Tiếng thơ 10/03/2018)

Tình bạn: Chủ đề độc đáo trong thi ca

Tình bạn: Chủ đề độc đáo trong thi ca

Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2015

Lượt nghe: 1540

Không gian của tình bạn qua sáng tác của các tác giả: Văn Cao, Trần Lê Văn, Vũ Dũng. Ghi chép “Một tình đời một duyên thơ” hé lộ mối duyên thơ duyên đời giữa một nhà thơ tuổi 70 và chàng trai khiếm thị đang tuổi 30. Góc thơ dịch gửi đến các bạn hai thi phẩm của nhà thơ Chi Lê Pablo Neruda. (Tiếng thơ 13/08 và 20/08/2015)

Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng

Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2020

Lượt nghe: 918

Câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” trở thành lời nhắn nhủ sâu sắc, cho thấy nhu cầu hướng về nguồn cội của bao thế hệ người Việt. Thơ viết về đền Hùng, về vùng đất Phong Châu - Phú Thọ cũng là một vệt đề tài mang tính lịch sử, phong phú về nội dung và màu sắc biểu hiện. Bài viết “Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng” của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn thể hiện góc nhìn mang tính khái quát về nội dung, ý nghĩa của vệt sáng tác này trong lịch sử văn học nước ta (Tiếng thơ 04/04/2020)

Con cáo đền ơn

Con cáo đền ơn

Ngày phát hành 0:0 | 7/4/2020

Lượt nghe: 608

Nhắc tới loài cáo chúng ta thường hình dung về loài vật thông minh nhưng cũng lươn lẹo và gian manh. Nhưng chú cáo nhỏ trong câu chuyện này lại rất biết điều hay lẽ phải. Sau khi được cứu sống, chú đã quay lại trả ơn ân nhân của mình tới hai lần, mặc dù việc đó khiến chú gặp không ít nguy hiểm... (Kể chuyện và hát ru 06/04/2020)

Cấu trúc đề thi môn ngữ văn

Cấu trúc đề thi môn ngữ văn

Ngày phát hành 9:25 | 6/1/2023

Lượt nghe: 235

Vậy là chúng ta đang bước vào những ngày đầu tiên của năm mới 2023 với thật nhiều niềm vui, hy vọng. Các bạn học thật chăm và nhiều năng lượng tích cực nhé! Tiếp tục ôn thi học kỳ I với các dạng đề thi mới theo chương trình giáo dục phổ thông, chúng mình cùng gặp lại cô giáo Hà Vinh Tâm (giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò - Nghệ An), nghe cô trao đổi về nội dung cấu trúc đề thi đổi mới, các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 02/01/2023)

Chuyên đề ôn tập ngữ văn 12 (Phần 1)

Chuyên đề ôn tập ngữ văn 12 (Phần 1)

Ngày phát hành 11:36 | 6/6/2022

Lượt nghe: 437

Mùa thi cuối cấp đã gõ cửa. Những ngày này, chương trình Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường dành chuyên đề ôn tập ngữ văn 12 cho các bạn cuối cấp chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đồng hành với chương trình là Tiến sĩ văn học Đỗ Thanh Nga công tác tại Viện Văn học. Cô sẽ cùng chúng mình hệ thống lại các kiến thức cơ bản nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 06/06/2022)

Chuyên đề ôn tập Ngữ văn 12 (Phần 2)

Chuyên đề ôn tập Ngữ văn 12 (Phần 2)

Ngày phát hành 16:29 | 13/6/2022

Lượt nghe: 594

Tiếp tục ôn tập môn Ngữ văn 12, chúng mình cùng gặp lại tiến sĩ Đỗ Thanh Nga để nghe cô trao đổi về đề nghị luận xã hội. Điều quan trọng nhất cần lưu ý trong quá trình ôn tập phần kiến thức này, đó là chúng mình phải có kiến thức xã hội, nắm được những vấn đề cần quan tâm, biết phân tích, đánh giá và thể hiện quan điểm của mình để bài viết thuyết phục... (Văn nghệ thiếu nhi 13/06/2022)

Chuyên đề ôn tập Ngữ văn 12 (Phần 4)

Chuyên đề ôn tập Ngữ văn 12 (Phần 4)

Ngày phát hành 11:17 | 1/7/2022

Lượt nghe: 753

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét đánh giá của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Nắm vững kỹ năng làm bài, nắm vững kiến thức về tác phẩm sẽ giúp chúng mình tự tin đối diện với đề thi... (Văn nghệ thiếu nhi 27/06/2022)

Chuyên đề ôn tập Ngữ văn lớp 12 (Phần 3)

Chuyên đề ôn tập Ngữ văn lớp 12 (Phần 3)

Ngày phát hành 15:41 | 29/6/2022

Lượt nghe: 499

Trong kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, Nghị luận Văn học là một nội dung quan trọng và chiếm điểm số cao nhất trong cấu trúc đề thi. Đây cũng là phần kiến thức được thầy cô ôn tập rất kỹ và bản thân chúng mình luôn chủ động để đạt được kết quả cao nhất trong khả năng của mình. (Văn nghệ thiếu nhi 20/06/2022)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Tiếp cận đề thi minh họa môn Ngữ văn THPT Quốc gia

Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2020

Lượt nghe: 857

Kì thi THPT Quốc gia là kỳ thi quan trọng nhất mà cuộc đời học sinh 12 năm đèn sách phải vượt qua. Những bước chuẩn bị cho kỳ thi ấy, với từng môn học, từng bài giảng, đề thi,... vừa mệt nhoài, hồi hộp, vừa vô cùng thú vị. Nhón chân lên một chút thấy mình cao hơn. Vượt qua thử thách để thấy mình trưởng thành hơn. (Trang văn học tuổi mới lớn 12/05/2020)

Đọc truyện "Cơ bản là cơ bản" - Buổi thứ sáu - Có vấn đề gì thế?

Đọc truyện

Ngày phát hành 11:53 | 19/4/2023

Lượt nghe: 239

Cơ Bản ít bạn bè lại suốt ngày ở trong nhà. Bố đề nghị cho cậu đi tham gia lớp kĩ năng sống. Mẹ kêu ca là tiền chi tiêu hàng tháng của gia đình rất tốn kém, đâu có dư dả để Cơ Bản đi học lớp kĩ năng sống. Nhưng nếu Cơ Bản cứ tiếp tục bị nhốt trong nhà thì nhất định cậu sẽ có vấn đề. Thật đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 15/04/2023)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 62 - Lời đề nghị bất ngờ

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 6/2/2020

Lượt nghe: 545

Sau đêm thi văn nghệ, vị khách công an lui tới Quán Nhớ lần thứ hai. Ông gửi đến Minh Thi lời mời đi nói chuyện tại các trường học để chia sẻ về câu chuyện của Hạnh Chi mà Minh Thi đã hóa thân rất xuất sắc. Thế nhưng, Minh Thi đã phản ứng quyết liệt với lời mời đó... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 62 - Văn nghệ thiếu nhi 01/02/2020)

Một đề thi gợi mở

Một đề thi gợi mở

Ngày phát hành 13:59 | 24/7/2024

Lượt nghe: 686

Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm nay có nhiều đổi mới ở ngữ liệu khi phần đọc hiểu đã dẫn một trích đoạn trong tác phẩm “Dòng sông và những thế hệ của nước” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều Thêm nữa, trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã khơi gợi cho học sinh nhiều cảm xúc khi cảm nhận và phân tích đoạn trích này... (Văn nghệ thiếu nhi 22/7/2024)

Nét mới trong đề thi chuyên văn lớp 10

Nét mới trong đề thi chuyên văn lớp 10

Ngày phát hành 0:0 | 10/8/2020

Lượt nghe: 463

Vậy là những ngày thi tuyển sinh vào lớp 10 đầy vất vả, lo lắng đã qua. Các bạn đã vượt vũ môn để bước sang một chặng đường tiếp theo. Trong 3 môn thi tuyển sinh vào lớp 10, ngoài môn toán, ngoại ngữ thì môn ngữ văn cũng được mọi người quan tâm, chia sẻ và bàn luận, đặc biệt là đề thi vào các trường chuyên ở 2 thành phố lớn: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phóng viên chương trình đã có cuộc trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Anh Đào, giáo viên ngữ văn trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình, Hà Nội về nội dung này... (Văn nghệ thiếu nhi 03/08/2020)

Nhìn lại đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp phổ thông 2022

Nhìn lại đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp phổ thông 2022

Ngày phát hành 16:26 | 19/7/2022

Lượt nghe: 727

Cấu trúc đề thi gồm 2 phần: phần đọc hiểu (3 điểm), phần làm văn (7 điểm) với 2 câu: câu nghị luận xã hội (2 điểm) và câu nghị luận văn học (5 điểm). Đây là cấu trúc ổn định trong những năm gần đây. Đề thi năm nay có phần hấp dẫn ở ngữ liệu, kích thích sự sáng tạo và độc lập. Mong rằng các bạn sẽ hài lòng với kết quả của mình. (Văn nghệ thiếu nhi 18/07/2022)

Những điểm mới trong đề thi môn Ngữ văn lớp 10

Những điểm mới trong đề thi môn Ngữ văn lớp 10

Ngày phát hành 15:36 | 29/6/2023

Lượt nghe: 483

Kỳ thi tuyển sinh vào 10 đã kết thúc. Các bạn lớp 9 cũng vừa trải qua một bước ngoặt đầy thử thách. Mong rằng chúng mình sẽ gặt hái những kết quả tốt đẹp. Đề thi môn Ngữ văn của thành phố Hà Nội và các tỉnh thành năm nay có những thay đổi, đem tới hứng khởi cho các bạn học sinh... (Văn nghệ thiếu nhi 26/06/2023)

Những hướng đi trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Những hướng đi trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Ngày phát hành 0:0 | 10/8/2020

Lượt nghe: 585

Trong chương trình trước, cô Nguyễn Thị Anh Đào (giáo viên ngữ văn trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình, Hà Nội) đã trao đổi với chúng mình về đề thi ngữ văn 10 khối chuyên THPT ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục câu chuyện về đề thi ngữ văn khối chuyên và khối phổ thông, chương trình gửi đến chúng mình những góc nhìn mở về nội dung, cấu trúc, hướng đi của đề thi năm nay... (Văn nghệ thiếu nhi 10/08/2020)

Nữ họa sĩ yêu thích vẽ tranh đề tài trẻ em

Nữ họa sĩ yêu thích vẽ tranh đề tài trẻ em

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2018

Lượt nghe: 832

Là nữ họa sĩ nổi tiếng với rất nhiều triển lãm và giải thưởng trong cũng như ngoài nước, họa sĩ Văn Dương Thành luôn khai thác sâu vào đề tài phụ nữ, thiên nhiên, làng quê và đặc biệt là trẻ em. Niềm vui ý nghĩa của Văn Dương Thành là công việc thiện nguyện, bà đã cống hiến nhiều tác phẩm để bán đấu giá gây quỹ giúp các trẻ em thiệt thòi, trẻ em nghèo. Chúng ta cùng gặp gỡ họa sĩ để nghe bà chia sẻ về niềm yêu thích vẽ tranh đề tài trẻ em trong chương trình Văn nghệ thiếu nhi ngày 11/04.

Ôn tập dạng đề nghị luận xã hội

Ôn tập dạng đề nghị luận xã hội

Ngày phát hành 12:4 | 23/3/2021

Lượt nghe: 912

Dạng đề làm văn nghị luận xã hội rất rộng, đòi hỏi chúng ta phải luôn cập nhật tin tức, các diễn biến của đời sống xã hội, có chính kiến và góc nhìn riêng, từ đó vận dụng đưa vào từng bài làm cụ thể... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 15/03/2021)

Nhan đề tác phẩm văn học

Nhan đề tác phẩm văn học

Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2017

Lượt nghe: 906

Nhan đề tác phẩm văn học đóng một vai trò rất quan trọng bởi đó là cánh cửa mở ra nội dung tư tưởng, ý nghĩa và thông điệp mà tác giả gửi gắm. Nhan đề góp phần làm cho tác phẩm gói trọn vẹn nội dung và nghệ thuật, làm cho tác phẩm hấp dẫn hơn, ý nghĩa hơn. (Văn nghệ thiếu nhi 20/11/2017)

Tuổi thơ êm đềm của nhà văn Thạch Lam

Tuổi thơ êm đềm của nhà văn Thạch Lam

Ngày phát hành 17:36 | 8/5/2022

Lượt nghe: 495

Tuổi thơ của nhà văn Thạch Lam cũng như bao người, nhưng lại là những nét chấm phá hình thành tính cách khi trưởng thành và cũng là ngọn nguồn cho cảm hứng văn học của ông sau này. Nhận xét về văn chương của Thạch Lam, nhà văn Vũ Ngọc Phan từng nói rằng: “Ngay trong tác phẩm đầu tay, người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng… Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy”... (Văn nghệ thiếu nhi 27/04/2022)

Vẽ tranh trên toan chủ đề Noel

Vẽ tranh trên toan chủ đề Noel

Ngày phát hành 11:56 | 31/12/2020

Lượt nghe: 1006

Bên cạnh việc mua các vật dụng trang trí Noel thì chúng ta hoàn toàn có thể tự mình sáng tạo những bức tranh, những hình ảnh để tạo nên một không khí giáng sinh ý nghĩa. Vẽ về chủ đề Noel để trang trí ngôi nhà của mình chính là một buổi sáng tạo thú vị và giàu ý nghĩa của các bạn nhỏ thuộc trung tâm Go go kids - Hà Nội... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 23/12/2020)

Nhất Linh và tiểu thuyết đề tài chính trị

Nhất Linh và tiểu thuyết đề tài chính trị

Ngày phát hành 9:55 | 22/3/2023

Lượt nghe: 780

Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị thính giả hai tiểu thuyết quan trọng tiếp theo trong sự nghiệp của Nhất Linh. Đó là cuốn Đôi bạn và cuốn Bướm trắng, gắn với quá trình chuyển biến bút pháp của Nhất Linh, từ tiểu thuyết luận đề sang tập trung miêu tả thế giới nội tâm, tâm lý nhân vật đồng thời gửi gắm những tư tưởng, triết lý. Sau Bướm trắng, Nhất Linh còn có hai bộ tiểu thuyết đáng chú ý nữa là Xóm Cầu Mới và Dòng sông Thanh Thủy. Trong đó, Xóm Cầu Mới tuy viết trước những lại công bố sau và nó mãi là một tác phẩm còn dang dở. Dòng sông Thanh Thủy là bộ tiểu thuyết trường thiên duy nhất của Nhất Linh và cũng đồng thời là tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp viết văn của ông. Với Dòng sông Thanh Thủy, Nhất Linh đã lần đầu chọn một đề tài mới cho tiểu thuyết của mình. Đó là đề tài chính trị, cụ thể là viết về thời kỳ cách mạng Việt Nam tại Trung Hoa.

Dấu ấn đề tài dạy, học và thi cử trong văn học trung đại

Dấu ấn đề tài dạy, học và thi cử trong văn học trung đại

Ngày phát hành 14:38 | 31/8/2022

Lượt nghe: 2194

Những ngày đầu thu, thời khắc tựu trường, bắt đầu một năm học mới, chương trình “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) ôn lại dấu ấn đề tài khoa cử trong văn học trung đại. Bên cạnh việc điểm lại một số vị danh nho lỗi lạc, những nhà sư phạm có những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục, mời Quý vị và các bạn thưởng thức những sáng tác đặc sắc viết về sự học và thi cử thời phong kiến và buổi giao thời.

Câu chuyện truyền thanh "Hai lần gặp mặt": Chuyện đền ơn của những người tử tế!

Câu chuyện truyền thanh

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2017

Lượt nghe: 5389

Vụ tai nạn giao thông khiến một cô gái bị thương nặng, anh thanh niên mới xuất ngũ tên Đằng đã tận tâm giúp đỡ, xong việc là đi mà không để lại tên. Sau nhiều ngày tìm kiếm, gặp được anh, gia đình người bị nạn rất biết ơn, cố gắng để giúp anh có công việc ổn định. Nhưng liệu mọi chuyện có diễn tiến theo cách nghĩ của những con người trọng ân nghĩa này?

Kịch nói "Ngày ấy, họ đều còn trẻ": Câu trả lời về lý tưởng sống

Kịch nói

Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2018

Lượt nghe: 1815

Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của bao con người, trong đó có một gia đình ở Sài Gòn. Họ tiêu biểu cho những con người sống ở đô thị miền Nam thủa đó. Người chị cả là một nhà văn nữ, cậu con trai thứ hai là một trung úy ngụy quân, cô con gái thứ Ba là một nhân viên sở Mỹ và cậu Út là sinh viên theo trào lưu Hippy, chỉ quan tâm tới sự khác biệt mà không cần biết mục đích sống… Cả gia đình đã đến với cuộc tấn công long trời lở đất với tâm lý cầu an để rồi, những tấm gương hi sinh của các chiến sĩ đã giúp họ thấu hiểu giá trị của tự do ….

Vở cải lương "Hừng Đông": Làm mới đề tài truyền thống

Vở cải lương

Ngày phát hành 0:0 | 2/9/2016

Lượt nghe: 2312

Chào mừng Quốc khánh 2-9, Nhà hát Cải lương Việt Nam tổ chức đợt biểu diễn miễn phí vở cải lương “Hừng Đông" tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Vở diễn của tác giả - nhà báo Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài TNVN khắc họa hình tượng người chiến sĩ cộng sản Phan Đăng Lưu (1902 -1941) - một nhà lãnh đạo kiên trung, mẫu mực, xả thân vì độc lập tự do của dân tộc, một nhà báo, nhà lý luận tiêu biểu.  Đặc biệt, trong chuyến lưu diễn này, bên cạnh việc giới thiệu một vở diễn cải lương đề tài truyền thống cách mạng, được dàn dụng theo phong cách hiện đại, các nghệ sĩ Nhà hát cải lương Việt Nam còn muốn giới thiệu nhiều gương mặt nghệ sĩ trẻ tài năng của sân khâu “cải lương Bắc” ngay tại nơi được coi là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương.

Nhà viết kịch Phạm Văn Quý: Mối lương duyên với đề tài lịch sử

Nhà viết kịch Phạm Văn Quý: Mối lương duyên với đề tài lịch sử

Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2015

Lượt nghe: 1808

Tác giả sân khấu Phạm Văn Quý là người viết kịch đạt được nhiều thành công trong mảng đề tài lịch sử, dã sử thời gian gần đây. Sau một số vở diễn thành công trên sân khấu cải lương, chèo, mới đây ông tiếp tục cùng các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt người xem vở diễn Phật hoàng Trần Nhân Tông

Người viết trẻ với đề tài biển, đảo

Người viết trẻ với đề tài biển, đảo

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2020

Lượt nghe: 749

Giải thưởng Văn học nghệ thuật, báo chí Bộ quốc phòng, giai đoạn 2014 - 2019 và Giải thưởng sáng tác Văn học nghệ thuật, báo chí về đề tài Hải quân, giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Tư lệnh Hải quân là những cuộc thi thu hút rất nhiều cây viết trẻ ở các thể loại thơ, văn xuôi tham gia. Các cây bút trẻ như Hồng Diệu, Lữ Mai, Lê Mạnh Thường… với các tác phẩm đạt giải lần này đã cho thấy những tín hiệu đáng mừng vì thực sự, với đề tài biển đảo Tổ quốc, các bạn trẻ đã dấn thân và khẳng định ở địa hạt này. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, PV VOV6 có cuộc trao đổi với nhà thơ, nhà báo Lữ Mai, Ban Văn hóa Văn nghệ, Báo Nhân dân xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/9/2020)

Tính thiếu khả thi và hệ lụy của đề xuất “Chữ Việt Nam song song 4.0”

Tính thiếu khả thi và hệ lụy của đề xuất “Chữ Việt Nam song song 4.0”

Ngày phát hành 0:0 | 4/5/2020

Lượt nghe: 581

Đề xuất “Chữ Việt Nam song song 4.0” ngay từ khi được Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch cấp bản quyền đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều. Xung quanh câu chuyện này, Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) muốn đưa ra một cái nhìn thấu đáo về bộ chữ Tiếng Việt không dấu nói riêng và những cải tiến Quốc ngữ nói chung thông qua vệt bài “Chữ Việt Nam song song 4.0: Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?". Chúng ta cùng đón nghe phóng sự kỳ cuối của vệt bài này có nhan đề “Tính thiếu khả thi và hệ lụy của đề xuất “Chữ Việt Nam song song 4.0”, do phóng viên Đỗ Anh Vũ thực hiện. (Đối thoại mở)

Tính văn học trong đề thi Ngữ văn hiện nay

Tính văn học trong đề thi Ngữ văn hiện nay

Ngày phát hành 17:26 | 23/6/2021

Lượt nghe: 2688

Đến hẹn lại lên, nội dung các đề thi tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT, đề thi vào trường Chuyên được dư luận, đặc biệt là các em học sinh và phụ huynh quan tâm. Nhân câu chuyện các đề thi Ngữ văn gây xôn xao xã hội thời gian vừa qua, Đối thoại mở của VOV6 đã mời PGS.TS - Nhà Phê bình văn học - Nhà văn Văn Giá cùng trao đổi về chủ đề này. (Đối thoại mở 23/6/2021)

Sự dấn thân của các cây bút nữ dân tộc thiểu số với đề tài hậu chiến

Sự dấn thân của các cây bút nữ dân tộc thiểu số với đề tài hậu chiến

Ngày phát hành 8:49 | 15/5/2024

Lượt nghe: 1995

Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc là nguồn cảm hứng lớn cho những sáng tác văn học nghệ thuật. Đối với văn học dân tộc thiểu số, những tác phẩm đã có tuy chưa thực sự tạo thành một dòng chảy mãnh liệt như văn học người Kinh nhưng cũng đã có những dấu ấn quan trọng, cả thơ, truyện ngắn, trường ca, tiểu thuyết… Các tác giả nữ người dân tộc thiểu số viết về chiến tranh và hậu chiến nhằm tri ân quá khứ, bởi đó là một món nợ, là trách nhiệm với những người đã hy sinh vì Tổ quốc, qua đó nhằm nhận thức lại hiện thực một thời với những khai thác chưa đầy đủ, cả mặt xấu và mặt tốt. Quan trọng hơn hết là viết về những con người trong chiến tranh với những số phận cụ thể, đời thường, không phải chỉ anh hùng với ý chí quật cường, dũng cảm mà ở đó còn có những đấu tranh giằng xé, những mất mát và cả những khát vọng hóa giải hận thù sau cuộc chiến. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, phóng viên VOV6 cùng với khách mời là tiến sĩ Đỗ Thu Huyền - Viện Văn học bàn về chủ đề này. (Đối thoại mở 15/5/2024)

Sự trở lại của phim truyền hình đề tài nông thôn

Sự trở lại của phim truyền hình đề tài nông thôn

Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2020

Lượt nghe: 872

Sau thời gian vắng bóng, thời gian gần đây, một số bộ phim về đề tài nông thôn xuất hiện trở lại trên sóng truyền hình. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là những bộ phim này mang nhiều tính giải trí hơn là chính luận, đào sâu những vấn đề nổi cộm của nông thôn. PV VOV6 đối thoại với đạo diễn, NSND Nguyễn Hữu Phần xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 13/5/2020)

Tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử: Làm thế nào để hấp dẫn khán giả?

Tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử: Làm thế nào để hấp dẫn khán giả?

Ngày phát hành 10:7 | 9/2/2022

Lượt nghe: 2558

Đề tài lịch sử luôn là mảnh đất hấp dẫn để các nhà biên kịch, đạo diễn thỏa sức sáng tạo và truyền tải những thông điệp nhân văn mang đậm tính thẩm mỹ đến với khán giả. Phần lớn những vở diễn sân khấu đề tài lịch sử đều được lấy cảm hứng từ những nhân vật có công lao, ảnh hưởng lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước như Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,… Qua năm tháng, nhiều bài học về lịch sử về dựng nước và giữ nước, những phẩm chất tốt đẹp của con người qua những nhân vật ấy vẫn còn nguyên giá trị trong cái nhìn soi chiếu của khán giả ngày hôm nay. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với Đạo diễn, NSND Hoàng Quỳnh Mai, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/02/2022)

Văn học đề tài nông thôn: Liệu có bị “bỏ quên”?

Văn học đề tài nông thôn: Liệu có bị “bỏ quên”?

Ngày phát hành 0:0 | 22/8/2019

Lượt nghe: 1066

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là đề tài lớn trong sáng tác văn học, nhưng hiện nay, vì nhiều lý do mà đề tài này ít được quan tâm. Phải chăng đề tài về “Tam nông” đã không còn đủ sức hấp dẫn đối với người cầm bút trên “cánh đồng” văn chương? PV VOV6 đối thoại với nhà văn Trần Thanh Cảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 21/08/2019)

Tiểu thuyết lịch sử - Nơi gửi gắm vấn đề đương đại

Tiểu thuyết lịch sử - Nơi gửi gắm vấn đề đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2020

Lượt nghe: 1334

Tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng luôn thu hút bút lực của nhà văn và người cầm bút. Tuy vậy, thể tài này luôn được xem là cỗ máy cái trong văn chương. Một vài năm gần đây thì tiểu thuyết lịch sử nổi lên như là một điểm sáng đáng chú ý và có thành tựu nhất định. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật, PV VOV6 có cuộc trao đổi với PGS.TS, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Thạch, Trưởng khoa Văn học, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/12/2020)

Nghệ sỹ trẻ với đề tài thương binh liệt sỹ - những thử thách và giới hạn sáng tạo

Nghệ sỹ trẻ với đề tài thương binh liệt sỹ - những thử thách và giới hạn sáng tạo

Ngày phát hành 9:26 | 21/7/2021

Lượt nghe: 2573

“Anh làm sao tắt ngọn gió ký ức vẫn thổi không sao nguôi được những dặm đường đã qua trong chiến tranh…” (Những ngọn gió kí ức - Thơ Ngô Thế Oanh) / Kí ức chiến tranh chưa bao giờ nguôi trong tâm trí người trong cuộc và cứ mỗi dịp kỉ niệm, kí ức ấy lại trở về, như những ngày tháng 7 này. Tác phẩm văn học nghệ thuật về chiến tranh, hậu chiến, về đề tài thương binh liệt sỹ và người có công với đất nước, dân tộc luôn là một mảng sáng tác tạo được nhiều rung động, sự quan tâm của nhiều thế hệ văn nghệ sỹ. “Nghệ sỹ trẻ với đề tài thương binh liệt sỹ - những thử thách và giới hạn sáng tạo” là nội dung mà chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 thực hiện, với sự tham gia của hai khách mời thế hệ 8X: Đạo diễn Vũ Minh Phương (công tác tại Điện ảnh Quân đội nhân dân) và nhà thơ Lữ Mai (công tác tại báo Nhân dân). (Đối thoại mở 21/07/2021)

Phim truyện đề tài chiến tranh cách mạng - làm sao cho hấp dẫn?

Phim truyện đề tài chiến tranh cách mạng - làm sao cho hấp dẫn?

Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2020

Lượt nghe: 1010

Phim truyện đề tài chiến tranh cách mạng là một phần quan trọng làm nên diện mạo của điện ảnh nước nhà. Khoảng mười năm trở lại đây, số lượng phim về đề tài này giảm sút về số lượng, gần như vắng bóng ở các rạp chiếu thương mại, và nếu có lịch chiếu thương mại thì cũng không hút được khán giả. Một đề tài có ý nghĩa lịch sử và xã hội cùng giá trị nhân văn sâu sắc, từng ghi dấn ấn với những bộ phim đại diện cho điện ảnh Việt Nam, bây giờ đề tài ấy có còn được quan tâm? Làm thế nào để sáng tạo những bộ phim về chiến tranh cách mạng vừa hấp dẫn khán giả, vừa có giá trị nghệ thuật đặc sắc? PV VOV6 đối thoại với nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 16/12/2020)

Phim về đề tài gia đình: Ưu thế và thách thức

Phim về đề tài gia đình: Ưu thế và thách thức

Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2019

Lượt nghe: 1028

Những bộ phim về đề tài gia đình luôn nhận được nhiều sự quan tâm, theo dõi từ phía khán giả, mang tới cho khán giả thêm nhiều góc nhìn mới về cuộc sống. Thế nhưng, bên cạnh những thành công, phim về mảng đề tài này còn có không ít những thách thức. PV VOV6 trao đổi với Thạc sĩ, giảng viên Hoàng Dạ Vũ, Phó Viện trưởng Viện Sân khấu - Điện ảnh trực thuộc Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 17/07/2019)

Sân khấu về đề tài lịch sử: Giới hạn và sáng tạo

Sân khấu về đề tài lịch sử: Giới hạn và sáng tạo

Ngày phát hành 9:57 | 23/4/2021

Lượt nghe: 1974

Những tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc tôn vinh những giá trị của lịch sử văn hóa và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, cũng có những giới hạn nhất định vì phải làm sao để câu chuyện, nhân vật trong tác phẩm không bị vượt quá ra ngoài hình tượng gốc đã trở thành biểu tượng của nhân cách, giá trị con người của những nhân vật lịch sử. PV VOV6 trao đổi với nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng xung quanh chủ đề này. (Đối thọa mở 21/4/2021)

Ấn phẩm chuyên đề văn chương - Ngọn nguồn và dấu ấn

Ấn phẩm chuyên đề văn chương - Ngọn nguồn và dấu ấn

Ngày phát hành 12:51 | 24/2/2021

Lượt nghe: 1529

Trong bối cảnh sáp nhập báo chí cũng như sự thu hẹp “diện tích” của văn chương trên báo và tạp chí hiện nay, một số ấn phẩm chuyên đề văn chương vẫn ra đời, tồn tại, “đến hẹn lại lên”, nhận được sự quan tâm của bạn đọc, công chúng. Xuất xứ, tinh thần và nội dung của các ấn phẩm này ra sao? Đóng vai trò thế nào trong chuyển động của nhịp sống văn chương? PV VOV6 bàn luận với nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa, Tạp chí Văn nghệ Quân đội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 17/02/2021)

Bến đỗ nào neo giữ nhà văn viết về đề tài miền núi?

Bến đỗ nào neo giữ nhà văn viết về đề tài miền núi?

Ngày phát hành 11:15 | 12/8/2021

Lượt nghe: 3099

Văn học đề tài miền núi là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc và trong nhịp sống, nhịp viết hối hả của xã hội hôm nay thì những trang văn viết về đề tài miền núi luôn có chỗ đứng và sáng lấp lánh trong dòng chảy chung của văn chương đương đại. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, phóng viên VOV6 trao đổi với Thượng tá, nhà văn Đỗ Bích Thúy công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 11/08/2021)

Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ: Làm phim về đề tài chiến tranh theo góc nhìn riêng

Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ: Làm phim về đề tài chiến tranh theo góc nhìn riêng

Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020

Lượt nghe: 786

Mới 30 tuổi làm phim về chiến tranh nhưng đạo diễn Đinh Tuấn Vũ đã đem lại sự tươi mới cho một đề tài vốn được xem là khô khan, khốc liệt. (Hành trình Sáng tạo 19/01/2020)

Nhà viết kịch Minh Nguyệt dấn thân với đề tài đương đại

Nhà viết kịch Minh Nguyệt dấn thân với đề tài đương đại

Ngày phát hành 9:15 | 10/1/2022

Lượt nghe: 867

Nhà viết kịch - trung tá Minh Nguyệt sinh năm 1970, quê quán ở Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An, hiện là sỹ quan Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bắt đầu viết kịch bản sân khấu từ năm 2017, trong khoảng 4 năm, chị đã có nhiều vở kịch được các đơn vị nghệ thuật dàn dựng trên các sân khấu lớn, được chuyển thể sang chèo, cải lương, kịch hát dân ca. Các vở diễn xây dựng từ kịch bản của tác giả Minh Nguyệt được đánh giá cao ở các kỳ liên hoan sân khấu gần đây… (Hành trình sáng tạo 09/01/2022)

Số hóa, khai thác kho phim khổng lồ: Gỡ vướng mắc vấn đề bản quyền

Số hóa, khai thác kho phim khổng lồ: Gỡ vướng mắc vấn đề bản quyền

Ngày phát hành 22:51 | 5/10/2021

Lượt nghe: 433

Trong bối cảnh công nghệ 4.0, chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, phim ảnh cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên, khác với phim “nằm im” trong kho lưu trữ, phim khi đưa lên mạng internet, hay nền tảng số sẽ được khai thác và sử dụng ra sao, miễn phí hay có thu phí? Và dù thế nào, lúc này, vấn đề liên quan đến bản quyền, tác quyền sẽ được đặt ra. Nếu không có hướng xử lý hài hòa sẽ dễ dẫn đến tranh chấp. (Kỳ 3 loạt phóng sự “Bảo tồn, số hóa phim Việt – Đánh thức giá trị kho phim quý. (Làn sóng nghệ thuật 28/9/2021)

Tôn vinh tác phẩm đề tài về chiến tranh và quân đội

Tôn vinh tác phẩm đề tài về chiến tranh và quân đội

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2019

Lượt nghe: 785

Bình chọn kịch bản văn học kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 75 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam do Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VHTTDL) tổ chức. (Làn sóng nghệ thuật 18/6/2019)

Tranh cổ động về đề tài xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

Tranh cổ động về đề tài xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

Ngày phát hành 23:31 | 7/11/2021

Lượt nghe: 806

Triển lãm trưng bày các tác phẩm trong bộ sưu tập tranh cổ động về đề tài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Hội Mỹ thuật Việt Nam, tập trung chủ đề hậu phương lớn miền Bắc, tiền tuyến miền Nam, công nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, học tập văn hóa góp phần cổ vũ khí thế cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. (Làn sóng nghệ thuật 29/10/2021)

Trưng bày chuyên đề cấp quốc gia “Việt Nam - Độc lập, Tự cường”

Trưng bày chuyên đề cấp quốc gia “Việt Nam - Độc lập, Tự cường”

Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2020

Lượt nghe: 478

Trưng bày giới thiệu tới công chúng về ý chí quyết tâm và quá trình phấn đấu vì độc lập dân tộc, những hy sinh gian khổ để xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam hôm nay thông qua hơn 200 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu. (Làn sóng nghệ thuật 04/9/2020)

Cần lan tỏa những tác phẩm về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Cần lan tỏa những tác phẩm về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2020

Lượt nghe: 972

“Nhiều tác phẩm sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2018 - 2020 có quy mô lớn, được đầu tư công phu về thời gian, tâm huyết và chất lượng”. Đây là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Giải thưởng với phóng viên Ban VHNT (VOV6) trước thềm Lễ Trao giải thưởng vào ngày 13/5 tại Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật 12/5/2020)

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VI với chủ đề "Điện ảnh - Nhân văn, thích ứng và phát triển”

 Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VI với chủ đề

Ngày phát hành 11:48 | 25/10/2022

Lượt nghe: 940

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VI tuyển chọn hơn 120 bộ phim của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 11 phim truyện dài và 20 phim ngắn dự thi. Bộ phim “Hoa nhài” của đạo diễn Đặng Nhật Minh là tác phẩm điện ảnh duy nhất của nước ta dự thi liên hoan phim lần này. Đây là dịp tôn vinh các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật, có dấu ấn sáng tạo, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước... (Làn sóng Nghệ thuật 25/10/2022)

LHP khoa học quốc tế với chủ đề “Hiểu rõ hơn để có sức khỏe tốt hơn”

LHP khoa học quốc tế với chủ đề “Hiểu rõ hơn để có sức khỏe tốt hơn”

Ngày phát hành 23:36 | 31/10/2021

Lượt nghe: 632

Liên hoan phim khoa học quốc tế 2021 được tổ chức tại Việt Nam. LHP góp phần tạo điều kiện thúc đẩy nhận thức về các vấn đề khoa học, công nghệ và môi trường đương đại phát triển. (Làn sóng nghệ thuật 22/10/2021)

Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm 2019: Đề cao sự sáng tạo mới lạ

Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm 2019: Đề cao sự sáng tạo mới lạ

Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2019

Lượt nghe: 1198

Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ IV diễn ra từ ngày 4/10 - 13/10 tại Hà Nội, với sự tham gia của 7 đoàn nghệ thuật quốc tế (Hungary; Israel; Ấn Độ; Hàn Quốc; Hy Lạp; Singapore; Trung Quốc) và nước chủ nhà Việt Nam. (Làn sóng nghệ thuật 04/10/2019)

"Cây cọ" thủy chung với đề tài chiến tranh cách mạng

Ngày phát hành 0:0 | 31/3/2019

Lượt nghe: 882

Chiến tranh cách mạng là đề tài tâm huyết của họa sỹ lão thành Dương Viên (Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2012), tiêu biểu như “Xuất kích”, “Thư nhà”, “Trận địa trên cao”, “Gặp gỡ”, “Niềm tin”…(Câu chuyện nghệ thuật 29/3/2019)

"Người trở về": Bộ phim xúc động về đề tài hậu chiến

Ngày phát hành 15:31 | 16/2/2021

Lượt nghe: 3376

Lấy ý tưởng từ truyện ngắn “Người về bên bến sông Châu” của nhà văn Sương Nguyệt Minh, "Người trở về" nói về cuộc đời của Mây - cô gái trẻ từ chiến trường trở về vào đúng ngày người yêu đi lấy vợ. (Điểm hẹn văn nghệ 06/02/2021)

“Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”: Đề tài thu hút các cây bút

“Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”: Đề tài thu hút các cây bút

Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2020

Lượt nghe: 2760

20 tác phẩm được trao giải trong Cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ 4 (2017 - 2020) do Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. (Điểm hẹn văn nghệ 14/11/2020)

Sân khấu với đề tài cách mạng

Sân khấu với đề tài cách mạng

Ngày phát hành 0:0 | 22/8/2016

Lượt nghe: 1354

Những vở diễn sân khấu mang âm hưởng của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (Chuyên mục " Câu chuyện phóng viên"). Những câu thơ cảm xúc trong bài thơ "Trăng lên" của nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh, nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc thành bài hát "Vầng trăng Ba Đình" (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Những trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết về tuổi trẻ và mong muốn thế hệ trẻ sẽ khẳng định trong cuộc sống (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). Mỗi giai đoạn trong cuộc đời danh họa Bùi Xuân Phái đã vào tranh của ông như thế nào? (Chuyên mục "Giai thoại văn nghệ sĩ"). (Điểm hẹn văn nghệ 20/8 + 25/8/2016)

Tiểu luận "Ngắn dần đều" - Đứng về phe người trẻ

Tiểu luận

Ngày phát hành 10:16 | 11/10/2024

Lượt nghe: 862

Cuốn sách “Ngắn dần đều” tập hợp các tiểu luận mang tính nghiên cứu và phê bình văn học. Nội dung được chia làm nhiều chương. Mỗi chương tập trung vào một khía cạnh khác nhau như “Nghệ thuật của cái nhìn”, “Người viết trẻ có đáng bị bắt bẻ?”, “Thơ là hơi thở”… khám phá những cách thức nhìn nhận và thể hiện trong văn học, cũng như vai trò và trách nhiệm của nhà văn trong xã hội hiện đại. Với nhan đề hấp dẫn và ấn tượng, tập tiểu luận “Ngắn dần đều” đã ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của những người yêu mến văn chương. Về cuốn sách này, nhà phê bình văn học Hoàng Đăng Khoa có đôi điều bộc bạch với phóng viên chương trình.

Tranh về đề tài Công-Nông nghiệp qua cảm nhận của họa sỹ Lương Xuân Đoàn

Tranh về đề tài Công-Nông nghiệp qua cảm nhận của họa sỹ Lương Xuân Đoàn

Ngày phát hành 0:0 | 10/8/2015

Lượt nghe: 2788

Hình tượng người chiến sĩ công an được chuyển tải trong những vở diễn trên sân khấu; Những nét vẽ khỏe khắn, phóng khoáng về đề tài Công-Nông nghiệp qua góc nhìn của họa sĩ Lương Xuân Đoàn; Nhà thơ Phạm Quốc Ca bị đánh thức vào lúc nửa đêm là vì việc gì? Rõ ràng là nam giới mà lại bị nhầm là nữ giới sẽ được nhà văn Nguyễn Thanh Hương phản ứng ra sao... Điểm hẹn văn nghệ (phát sóng 08/08)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ