Hệ thống tìm thấy 19 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2020
Lượt nghe: 519
Trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông, chúng mình được tiếp cận với đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Tiểu thuyết "Số đỏ"). Đoạn trích thể hiện rõ nét chất trào phúng và sở trường xây dựng nhân vật kiểu đám đông của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Cô giáo Tạ Hồng Hạnh – giáo viên ngữ văn trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội có những chia sẻ với chúng ta về đoạn trích này... (Văn nghệ thiếu nhi 24/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 1572
Thưởng thức “Mặt trời, ông già và cô gái” của Súc-sin, chúng ta có thể liên tưởng đến sự tương đồng phong cách trong những truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam. Đó là những tác phẩm có cốt truyện đơn giản, không chú trọng về những xung đột, những cao trào, nhưng luôn giàu chất thơ và chinh phục mỗi người đọc người nghe bởi dư âm sâu thẳm, bởi sự gợi cảm, toát ra những ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ. Những trang văn của Súc-sin cũng như Thạch Lam có thể khiến chúng ta biết sống chậm hơn trong những xô bồ ồn ã của cuộc sống đời thường, để rồi từ đó biết yêu mến hơn những điều bình dị của cuộc sống này...(Đọc truyện đêm khuya phát 25/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020
Lượt nghe: 654
Triển lãm của sinh viên Khoa Hội họa, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam với đề tài và lối tư duy riêng về loại hình nghệ thuật đương đại đang ngày càng phát triển trên thế giới. (Làn sóng nghệ thuật 13/10/2020)
Ngày phát hành 9:2 | 23/5/2023
Lượt nghe: 2129
Nhìn lại các thành tựu của Thơ Mới lãng mạn (1932-1945), Bích Khê là một trong những gương mặt đặc biệt. Chỉ sống trên dương thế 30 năm và sinh thời chỉ in một tập thơ duy nhất, tập Tinh huyết (năm 1939), Bích Khê đã khẳng định một giọng điệu và phong cách độc đáo, không trộn lẫn với bất kỳ ai. Chương trình Tìm trong kho báu lần này xin được cùng thính giả nhìn lại di sản văn chương của ông.
Ngày phát hành 9:9 | 19/4/2024
Lượt nghe: 2094
Trở lại với đề tài lễ hội trong ca dao, từ nhiều đời nay, vào mùa Xuân, ở miền Bắc nước ta diễn ra rất nhiều lễ hội nổi tiếng thu hút khách thập phương. Và trong số những hội Xuân đó, có một số lễ hội có những phần thi tài hết sức li kỳ, độc đáo.
Ngày phát hành 10:53 | 14/2/2022
Lượt nghe: 1669
Từng du học và tốt nghiệp xuất sắc ở Đức, là nghệ sĩ dương cầm hiếm hoi của nước ta từng chơi ở nhà hát Philharmonie de Paris (Pháp), nghệ sĩ piano Phó An My lại có một tình yêu đặc biệt với những nét đẹp của âm nhạc truyền thống. Chọn một con đường đi đầy chông gai khi liên tục thử nghiệm kết hợp giữa âm nhạc cổ điển với chất liệu âm nhạc dân gian truyền thống, chị không ngừng sáng tạo, tạo dựng cho mình phong cách riêng. (Hành trình Sáng tạo 13/02/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2020
Lượt nghe: 722
Thời gian qua, đề tài chiến tranh cách mạng nhìn từ góc độ sáng tạo nghệ thuật được giới làm nghề xác định rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong đời sống đương đại. Nhiều tác phẩm sân khấu về đề tài chiến tranh khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn hiện diện và đồng hành trong đời sống tinh thần của người Việt. PV VOV6 trao đổi với Nhà viết kịch Chu Thơm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 26/8/2020)
Ngày phát hành 16:31 | 10/5/2021
Lượt nghe: 456
“Hà Nội ngàn năm ký ức” là cuốn sách pop-up, dựng hình 3D với kỹ thuật cắt, dán, gấp giấy công phu, tạo nên kết cấu ba chiều, minh họa sinh động về các địa danh cùng nhiều câu chuyện đặc sắc về vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội. Cuốn sách đã phần nào thể hiện được góc nhìn, những cảm nhận tinh tế, giàu liên tưởng của những người trẻ tuổi về mảnh đất Thăng Long- Hà Nội vừa quen thân vừa lạ lẫm... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 11/05/2021)
Ngày phát hành 15:33 | 2/6/2023
Lượt nghe: 2295
Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình, học ở Huế từ 1926 đến 1930 rồi sau đó, khi cha qua đời, ông theo mẹ vào sống ở Quy Nhơn, Bình Định. Gia đình ông theo đạo Công giáo. Hàn Mặc Tử làm thơ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn từ nhà chí sĩ này. Năm 1935, gia đình bắt đầu phát hiện dấu hiệu bệnh phong trên cơ thể ông nhưng ông không quan tâm nhiều đến việc điều trị. Đến năm 1938-1939 thì bệnh chuyển nặng, Hàn Mặc Tử lên những cơn đau đớn dữ dội và buộc phải vào Trại phong Quy Hòa ngày 20 tháng 9 năm 1940. Ông qua đời tại đây vào ngày 11 tháng 11 năm 1940 vì chứng bệnh kiết lỵ khi mới vừa bước sang tuổi 28. Sinh thời, Hàn Mặc Tử mới in một tập thơ duy nhất là tập Gái quê (1936). Những tập thơ sau Gái quê của ông chỉ được lưu truyền trong bạn hữu và những người yêu văn chương, gồm có: Thơ điên (gồm 3 tập: Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên), Xuân như ý, Thượng Thanh Khí, Cẩm châu duyên, Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội, Chơi giữa mùa trăng. Sau chặng đường đầu làm thơ Đường luật với tập Lệ Thanh thi tập, Hàn Mặc Tử đã chuyển sang phong cách hiện đại và góp phần đưa thơ trữ tình Việt Nam lên đỉnh cao mới. Đặc biệt ở giai đoạn sau Gái quê, Hàn Mặc Tử trình bày một hồn thơ độc đáo, lạ lùng chưa từng có trước đó và cũng không giống với bất cứ thi sĩ nào đương thời.
Ngày phát hành 11:6 | 7/6/2023
Lượt nghe: 2124
Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị thính giả kỳ thứ nhất khi cùng nhìn lại di sản văn chương của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Có lẽ, một trong những bài phê bình đầu tiên về thơ Hàn Mặc Tử chính là bài viết của Hoài Thanh trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Dù những nhận xét về từng tập thơ cụ thể có khác nhau, song không thể phủ nhận vẻ độc đáo, riêng biệt lạ lùng của Hàn Mặc Tử, nhất là với tập Thơ điên. Hoài Thanh đã viết: “Một tác phẩm như thế ta không thể nói hay hay dở, nó đã ra ngoài vòng nhân gian, nhân gian không có quyền phê phán. Ta chỉ biết trong văn thơ cổ kim không có gì kinh dị hơn. Ta chỉ biết ta đang đứng trước một người sượng sần vì bệnh hoạn, điên cuồng vì đã quá đau khổ trong tình yêu. Cuộc tình duyên ra đời với Hương thơm, hấp hối với tập Mật đắng, cho đến Máu cuồng và hồn điên thì đã chết thiệt rồi, nhưng khí lạnh còn tỏa lên nghi ngút”. Sau Hoài Thanh, các nhà phê bình thuộc các thế hệ kế tiếp còn tiếp tục khẳng định sự độc đáo của thế giới thơ, hồn thơ Hàn Mặc Tử.
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2019
Lượt nghe: 1206
Các quốc gia tham gia Liên hoan gồm: Ô-xtrây-li-a, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Cu-ba, Ai Cập, Hung-ga-ri, Lào, Xinh-ga-po, Việt Nam với các thể loại xiếc: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật...(Làn sóng nghệ thuật 22/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2020
Lượt nghe: 2242
Dù chụp ở một thời kỳ đầy khó khăn, thiếu thốn, hầu hết những bức ảnh đều được nhiếp ảnh gia Hà Tường bấm máy trong những thời điểm ngẫu hứng, nhưng mỗi tác phẩm vẫn chất đầy trong đó những tâm tư, tính cách và số phận của nhân vật. (Làn sóng nghệ thuật 03/4/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2020
Lượt nghe: 563
Sau một thời gian giãn cách xã hội, Trung tâm văn hóa Nhật Bản đã hoạt động trở lại với một triển lãm vô cùng độc đáo. Đó là triển lãm “Búp bê truyền thống Nhật Bản”, quy tụ 32 tạo hình búp bê làm nổi bật văn hóa đặc sắc của xứ sở “Mặt trời mọc”. Sau khi tìm hiểu về triển lãm này, chúng ta cùng thư giãn với tiểu phẩm “Vườn cây nhà em”... (Văn nghệ thiếu nhi 22/07/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 966
Bài thơ Nôm số 92 còn có tên là “Thú thanh nhàn” với câu mở đầu: “Giàu mặc phận thác đâu bì/ Đọ thanh nhàn, khá nhất nhì” đã nâng thú thanh nhàn lên bậc cao nhất, cao hơn cả sự giàu có và trường sinh. Ẩn dật chưa bao giờ là lựa chọn khó khăn của cụ Trạng. Bởi hơn ai hết cụ thấu suốt lẽ xuất – xử, biết lúc nào nên ẩn, nên tàng. Cho nên mới gọi cuộc ẩn cư của cụ là “Thú nhàn” thay vì “Sự nhàn” như cụ Ức Trai...(Tìm trong kho báu phát 28/05/2020)
Ngày phát hành 14:20 | 4/4/2023
Lượt nghe: 290
Không gian “Nhà Ký ức” tại Ngày thơ Việt Nam năm nay là nơi trưng bày những tư liệu, kỷ vật của nhiều thế hệ nhà văn nhà thơ. Đặc biệt những bản thảo được viết tay tại chiến trường được nâng niu gìn giữ để thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về chặng đường gian lao mà anh dũng của các nhà văn, nhà thơ đã có đóng góp rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... (Văn nghệ thiếu nhi 27/03/2023)
Ngày phát hành 8:12 | 7/8/2023
Lượt nghe: 1403
“Vùng đất quỷ tha ma bắt” là cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội của nhà văn Đài Loan Kevin Chen. Với nhan đề tiếng Anh “Ghost Town”, cuốn tiểu thuyết đã được dịch và xuất bản tại nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Hy Lạp… Đặc biệt, chỉ sau vài tháng phát hành tại Việt Nam, “Vùng đất quỷ tha ma bắt” (do dịch giả Nguyễn Vinh Chi chuyển ngữ) đã được Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tái bản tới 4 lần. Về cuốn sách này, mời quý vị và các bạn cùng nghe bài của BTV Nguyễn Hà có nhan đề “Nhà văn Kevin Chen: “Tôi muốn kể câu chuyện của mình theo cách độc đáo nhất”.
Ngày phát hành 11:32 | 12/4/2022
Lượt nghe: 1635
Hơn 10 năm được định hình là một ca sĩ nhạc trẻ, sôi động, cơ duyên đặc biệt đưa Hà Myo đến với xẩm để rồi cùng với những sự kết hợp độc đáo cùng âm nhạc hiện đại, cô đã mang đến màu sắc mới mẻ cho âm nhạc truyền thống. Những thành công bước đầu khi được công chúng đón nhận nồng nhiệt tiếp thêm động lực để Hà Myo tự tin hơn trên con đường mang nghệ thuật truyền thống đến gần với khán giả. (Hành trình Sáng tạo 10/04/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2015
Lượt nghe: 1540
Không gian của tình bạn qua sáng tác của các tác giả: Văn Cao, Trần Lê Văn, Vũ Dũng. Ghi chép “Một tình đời một duyên thơ” hé lộ mối duyên thơ duyên đời giữa một nhà thơ tuổi 70 và chàng trai khiếm thị đang tuổi 30. Góc thơ dịch gửi đến các bạn hai thi phẩm của nhà thơ Chi Lê Pablo Neruda. (Tiếng thơ 13/08 và 20/08/2015)
Ngày phát hành 20:51 | 29/3/2021
Lượt nghe: 1201
Nhân vật chính trong truyện cổ tích này xinh đẹp, đáng yêu và thông minh. Cô vướng phải một tình huống rất rắc rối. Nhưng thay vì ngồi khóc và chờ Tiên chờ Bụt đến cứu giúp, cô đã tự tháo gỡ khó khăn, gặp được những người đồng cảm và có cuộc sống đúng như cô mong muốn... (Kể chuyện và hát ru 22/03/2021)