Hệ thống tìm thấy 26 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 26/2/2020
Lượt nghe: 983
Ngày nay, đọc lại Bút máu sau hơn 60 năm kể từ khi ra đời, tác phẩm vẫn nguyên vẹn những giá trị đạo đức, giá trị thời sự. Cho dù sống và viết ở bất kỳ thời đại nào, thể chế nào thì những người cầm bút như Lương Sinh, đại diện cho tầng lớp tri thức vẫn cần phải giữ trọn sự lương thiện trong tâm hồn và ngòi bút của mình, không bao giờ được phép vì danh lợi, vinh hoa mà bẻ cong ngòi bút, phản ánh sai lạc sự thật. Và còn một điều quan trọng nữa, đó là mỗi người tri thức, người cầm bút luôn phải đứng về phía nhân dân lao động, biết lắng nghe tất cả những nỗi lòng của người dân.
Ngày phát hành 10:18 | 26/4/2021
Lượt nghe: 722
Vẫn là nỗi ngậm ngùi như sau mọi cuộc tiễn đưa, sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm mới đây gieo niềm xúc động đến nhiều giới, nhiều người, nhiều lứa tuổi. Cũng bởi sức biểu cảm, truyền cảm của các sáng tác thơ Hoàng Nhuận Cầm thực sự sâu sắc, rung động. Nỗi “Thổn thức” mà chất thơ tác giả của những “Chiếc lá đầu tiên”, “Phương ấy”, “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến” mang lại, nói như nhà thơ, nhà báo Trần Nhật Minh, “luôn rực lên một màu cảm xúc chói gắt”:
Ngày phát hành 10:54 | 5/1/2023
Lượt nghe: 508
Trong 25 tác phẩm văn học được nhận Giải thưởng VHNT năm vừa qua của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam có tập tiểu luận phê bình “Tri âm cùng con chữ” của nhà giáo, nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (nhận Giải B). Ông là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa, đồng thời là một trong những cây viết sung sức, có nhiều bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí văn nghệ. Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức đã ra mắt một số tác phẩm như “Lý luận phê bình văn học Thanh Hóa”, tập thơ “Hương biển”. Tập tiểu luận phê bình “Tri âm cùng con chữ” là tác phẩm mới nhất của ông. Sách do NXB Hội Nhà văn ấn hành. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm này qua cuộc trò chuyện giữa nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức và phóng viên chương trình.
Ngày phát hành 11:14 | 24/8/2021
Lượt nghe: 1527
Được coi là một cây bút giàu nội lực, ham đọc, ham nghĩ và say sưa viết, nhà văn Uông Triều có khả năng đem đến sự bất ngờ cho người đọc khi thử sức với nhiều thể loại từ tản văn, tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết đến phê bình. Ở lình vực nào, anh cũng cho thấy mình là “một cây bút giàu nội lực, ham đọc, ham nghĩ và say sưa viết”. Những năm gần đây, anh ít viết truyện ngắn. Nhưng với những ai đã biết tới nhà văn đất Quảng Ninh từ những ngày đầu thì đây vẫn là một địa hạt mà Uông Triều để lại dấu ấn đậm nét về tài năng cũng như bút lực của mình. Trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” hôm nay, mời quý vị và các bạn thưởng thức một trong những tác phẩm của “những ngày đầu lưu luyến ấy” – truyện ngắn “Nước mắt sông Cầm” của nhà văn Uông Triều.
Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2018
Lượt nghe: 1828
Cô gái Lây-la xinh đẹp bị người chị Xu-dông ghen ghét đẩy xuống vực sâu. Lây-la hóa thân vào một cây tùng và gặp được chàng La-vu-ta tốt bụng. Chàng La-vu-ta làm thế nào để cứu sống nàng Lây-la và cô chị Xu-dông sẽ bị trừng phạt ra sao?(Truyện "Cây vỹ cầm có phép lạ" - Kể truyện và hát ru 10/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2018
Lượt nghe: 820
Chàng La-vu-ta tốt bụng ngạc nhiên khi thấy giọng nói phát ra từ cây tùng dưới vực sâu. Hóa ra đó là hóa thân của nàng Lây-la xinh đẹp bị cô chị cả Xu-dông hãm hại. Không biết nàng Lây-la sẽ được giúp đỡ ra sao và tội ác của Xu-dông có bị phát hiện không? Một cái kết đẹp cho những con người tốt bụng. (Kể truyện và hát ru 11/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 25/3/2016
Lượt nghe: 1445
Truyện kể rằng có tới ba con vật sống trong rừng là sói, cáo và thỏ say mê tiếng đàn thánh thót, du dương của một nhạc sĩ lang thang. Chúng đã đánh liều ngỏ lời muốn học cách chơi đàn vĩ cầm. Mơ ước viển vông của sói, cáo và thỏ liệu có thành hiện thực không? (Kể chuyện và hát ru 24 + 25/03).
Ngày phát hành 0:0 | 19/4/2019
Lượt nghe: 585
Sau cuộc trò chuyện với bà nội, Eliott lại tin rằng người duy nhất có thể cứu được ba cậu chỉ có thể là công chúa Aanor mà thôi. Nhưng công chúa thì lại đang bị bọn ác mộng cầm tù. Vậy Eliott có đủ dũng cảm đi giải cứu công chúa... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ ba mươi ba)
Ngày phát hành 15:51 | 16/2/2023
Lượt nghe: 184
Trong chuyến đi này, họ gặp bọn cướp biển. 3 người bị giết và 8 người bị bắt làm tù binh, trong đó có Rô-bin-sơn. Trong suốt hai năm bị giam giữ, Rô-bin-sơn không hề nao núng, anh vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ thoát khỏi tình cảnh hiện tại. Và cơ hội đã đến... (Văn nghệ thiếu nhi 12/02/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2015
Lượt nghe: 1584
Mùa xuân mới đang về trên mỗi vùng quê với bao nét đẹp văn hóa và tình người ấm áp. Mùa xuân và Tết trong tình thơ chan chứa của các nhà thơ Đỗ Trung Lai, Tân Quảng, Phạm Đình Ân, Chu Ngọc Phan, Vũ Quần Phương và Bùi Ngọc Phúc. Ký ức của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm về hai người bạn thơ, hai đồng đội Vũ Đình Văn và Nguyễn Văn Thạc (Tiếng thơ 15+16/02)
Ngày phát hành 15:10 | 10/5/2024
Lượt nghe: 301
Đã hơn 3 năm nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm rời xa dương thế. Thời gian, bụi phủ, bao ước mơ, dự cảm, vẫn tiếc thương thay một Hoàng Nhuận Cầm với nỗi niềm, khao khát: “Ai trong chúng ta cũng có lúc buồn, muốn chết/ Vì Tình Yêu Cuộc Sống tràn đầy/ Nếu phải chết cho tôi xin được chọn/ Cái chết nào/ Lập tức/ Phục Sinh ngay!”. Gặp gỡ những người yêu mến thơ Hoàng Nhuận Cầm tại sự kiện kỷ niệm 3 năm ngày mất của ông do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức, BTV Tiếng thơ có những ghi nhận:
Ngày phát hành 15:10 | 10/5/2024
Lượt nghe: 2119
Đã hơn 3 năm nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm rời xa dương thế. Thời gian, bụi phủ, bao ước mơ, dự cảm, vẫn tiếc thương thay một Hoàng Nhuận Cầm với nỗi niềm, khao khát: “Ai trong chúng ta cũng có lúc buồn, muốn chết/ Vì Tình Yêu Cuộc Sống tràn đầy/ Nếu phải chết cho tôi xin được chọn/ Cái chết nào/ Lập tức/ Phục Sinh ngay!”. Gặp gỡ những người yêu mến thơ Hoàng Nhuận Cầm tại sự kiện kỷ niệm 3 năm ngày mất của ông do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức, BTV Tiếng thơ có những ghi nhận:
Ngày phát hành 15:0 | 28/1/2022
Lượt nghe: 1604
Nhắc đến Hoàng Cầm là nhắc đến một gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại với một hành trình sáng tác kéo dài hơn 6 thập kỷ, từ trước 1945 cho tới thập niên đầu của thế kỷ 21. Hoàng Cầm lúc sinh thời đã xuất bản tất cả 8 tập thơ và điều đặc biệt hơn nữa là nhiều bài thơ của ông đã kéo theo nhiều giai thoại ly kỳ, thú vị được truyền tụng trong làng văn nghệ. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm sinh thi sĩ Hoàng Cầm, chương trình Đôi bạn văn chương trong những ngày đầu xuân năm mới muốn dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Lúng liếng Hoàng Cầm.
Ngày phát hành 9:38 | 4/10/2022
Lượt nghe: 398
“Người làm súng ở Lủng Căm” của tác giả Triệu Hoàng Giang xoay quanh nhân vật chính là ông Tài Minh. Là một người thợ làm súng có tài, lẽ thường ông Tài Minh phải mong khách tới tìm mua thật đông, mong mình bán được thật nhiều súng. Tuy nhiên, ông dường như lại chẳng thiết tha với điều đó… Chính điều lạ lùng ấy, cùng với giọng kể mộc mạc đã khiến truyện “Người làm súng ở Lủng Căm” khá cuốn hút. Thông điệp bảo vệ rừng và lẽ sống giản dị: rừng “cho nhà mình được bằng nao thì dùng như thế, đừng lấy nhiều quá” cũng được truyền tải một cách chân thật, không lên gân. Tương tự, với truyện “Con trâu nhà họ Cầm” của tác giả Nông Văn Kim cũng ghi điểm ở sự giản dị. Nhân vật trung tâm của truyện là con Xoăn, một con trâu có kết cục bi thảm trước những toan tính của con người. Tác giả đã tạo ra sự tương phản giữa một bên là một con vật hiền lành và một bên là một đám người tham lam, độc ác với đủ những thủ đoạn hèn mọn. Truyện không quá xuất sắc về kĩ thuật viết nhưng cũng đủ sức để đưa ra một lời cảnh tỉnh về lòng tham – điều sẽ khiến con người hủy hoại tất cả và hủy hoại chính mình.
Ngày phát hành 10:48 | 19/12/2022
Lượt nghe: 1247
Cùng với những người lính, đội ngũ những người làm nhiếp ảnh đã tham gia vào các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, tạo ra nhiều bức ảnh giá trị, là tài sản quý của quốc gia. Sau này, khi hòa bình lập lại, họ cũng đi khắp các đơn vị quân đội, các quân binh chủng để ghi lại cuộc sống, chiến đấu, lao động sản xuất của những người lính bộ đội Cụ Hồ. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, mời quý vị và các bạn gặp gỡ nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Đạt - một người lính cầm máy trở về từ chiến trường, lắng nghe những câu chuyện kể của ông để hiểu hơn về niềm say mê, khao khát lưu giữ những khoảnh khắc đẹp, góp phần khắc họa lên hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ cả trong chiến tranh và hòa bình. (Hành trình Sáng tạo 18/12/2022)
Ngày phát hành 8:58 | 6/5/2021
Lượt nghe: 1021
Vậy là nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, người bạn đồng hành cùng VOV6 trong chương trình Đôi bạn văn chương đã đi xa. Từ tháng 7/2020 đến hết tháng 4/2021, chúng tôi đã cùng nhau thực hiện 23 chương trình trò chuyện với biết bao kỷ niệm buồn vui. Trong chương trình Đôi bạn văn chương lần này, chúng tôi muốn dành một buổi trò chuyện để tưởng nhớ về nhà thơ – chiến sĩ HNC. Không chỉ là một người bạn đàm đạo văn chương, anh còn là một người anh yêu mến, thân tình trong cuộc sống hàng ngày của tôi và biết bao bè bạn. Xin được giới thiệu hai người bạn văn của của nhà thơ HNC sẽ đồng hành cùng tôi trong chương trình hôm nay để cùng chia sẻ những câu chuyện, những kỷ niệm về nhà thơ yêu quý: nhà thơ Nguyễn Việt Chiến và nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân
Ngày phát hành 0:0 | 20/2/2019
Lượt nghe: 1104
Với tinh thần hướng về mọi miền biên cương, hải đảo Tổ quốc, tình yêu quê hương, đất nước và trách nhiệm của những người cầm bút, PV VOV6 mạn đàm với nhà văn Sương Nguyệt Minh - một cây bút rất quan tâm đến số phận con người trong chiến tranh và hậu chiến xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 20/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2019
Lượt nghe: 641
Có một người lính rất dũng cảm đã tự mình đi vào tòa lâu đài, mà theo người dân sống ở xung quanh thì họ rất sợ, vì ngôi nhà đấy là … ngôi nhà ma. Vậy thực hư về ngôi nhà bí ẩn này như thế nào? Câu chuyện kể về “Bộ bài, cây vĩ cầm và chiếc bị” sau đây sẽ giúp các bé có được câu trả lời... (Kể chuyện và hát ru 15/05/2019)
Ngày phát hành 9:14 | 6/10/2021
Lượt nghe: 907
Nhà văn gắn liền với trang viết, song nhà văn cũng không thể tách rời cuộc sống mà cộng đồng đang sống, đang chiến đấu với kẻ thù vô hình Covid-19. Thời gian gần đây, hình ảnh nhà văn, nghệ sỹ tham gia tình nguyện viên hỗ trợ công tác chống dịch được người dân đánh giá cao, bởi khi đất nước cần họ sẵn sàng nhập cuộc không chỉ bằng nhiệt huyết, góp sức người sức của mà còn bằng chính tác phẩm của mình. Ở tâm dịch TP.HCM, trên cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, nhà văn Bích Ngân đã có những chia sẻ với phóng viên Chuyên mục Tiếng nói văn nghệ sỹ về cuộc sống và những hoạt động của các nhà văn thành phố trong thời gian qua
Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2019
Lượt nghe: 720
Nhiếp ảnh gia phải thực sự là những người đồng hành cùng cuộc sống với góc nhìn riêng. (Làn sóng nghệ thuật 22/02/2019)
Ngày phát hành 13:35 | 5/1/2021
Lượt nghe: 883
Bước vào cải lương chuyên nghiệp ở tuổi 18, không phải con nhà nghề, không có ưu thế nổi bật về ngoại hình, giọng ca chưa tạo được nét riêng, chàng thanh niên Hoàng Tùng đã phải nỗ lực gấp nhiều lần bạn bè cùng trang lứa. Ở tuổi trung niên, giọng hát của anh thêm dầy dặn ấm áp, lời ca đằm thắm cùng diễn xuất nhuần nhuyễn tinh tế. Những nỗ lực của anh đã được đền đáp xứng đáng bằng niềm tin yêu của khán giả và đồng nghiệp. (Hành trình sáng tạo 03/01/2020)
Ngày phát hành 10:46 | 7/11/2024
Lượt nghe: 1701
Nhà thơ Trần Quang Đạo (sinh năm 1957) thuộc lớp các nhà thơ trưởng thành thời hậu chiến. Ông nhập ngũ vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, sau đó tiếp tục tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc từ năm 1978. Trở về thời bình, Trần Quang Đạo tốt nghiệp Văn khoa ĐH Sư phạm và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngữ văn. Anh được xem là một cây bút đa tài với nhiều thể loại đa dạng, phong phú: tiểu thuyết, truyện dài, lý luận phê bình, kịch bản phim, vẽ tranh, viết nhạc. Nhưng cái căn cốt nhất của Trần Quang Đạo vẫn là thơ. Cho đến nay, anh đã xuất bản tất cả 9 tập thơ, trong đó tập Bay trong mơ dành giải thưởng đúp: Giải thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2019 và giải Asean 2019-2020. Gần đây, nhà thơ Trần Quang Đạo vừa xuất bản hai tập thơ: Tập Nhẫn trăng, tuyển chọn 60 bài thơ ưng ý trong hành trình sáng tác của mình và tập Mật thi gồm 101 bài thơ mới. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ Trần Quang Đạo với tên gọi: Trần Quang Đạo – Vùng dậy cầm tay mình trống vắng những đốt tay.
Ngày phát hành 0:0 | 14/4/2016
Lượt nghe: 1847
Cô gái Lây-la xinh đẹp bị người chị Xu-dông ghen ghét đẩy xuống vực sâu. Lây-la hóa thân vào một cây tùng và gặp được chàng La-vu-ta tốt bụng. Chàng La-vu-ta làm thế nào để cứu sống nàng Lây-la và cô chị Xu-dông sẽ bị trừng phạt ra sao?(Kể truyện và hát ru 09/4/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 14/4/2016
Lượt nghe: 1766
Chàng La-vu-ta tốt bụng ngạc nhiên khi thấy giọng nói phát ra từ cây tùng dưới vực sâu. Hóa ra đó là hóa thân của nàng Lây-la xinh đẹp bị cô chị cả Xu-dông hãm hại. Không biết nàng Lây-la sẽ được giúp đỡ ra sao và tội ác của Xu-dông có bị phát hiện không? Một cái kết đẹp cho những con người tốt bụng.
(Kể truyện và hát ru 10/4/2016)
Ngày phát hành 11:15 | 23/11/2022
Lượt nghe: 337
Vùng đất Nghi Tàm, Thăng Long xưa vốn là nơi hội tụ nhiều văn nhân tài tử vang danh. Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh là một trong số đó. Những giai thoại xoay quanh cuộc đời bà đều cho thấy chân dung một tài nữ hiếm có trong lịch sử văn học dân tộc ta. Truyện ngắn này của nhà thơ Ngô Văn Phú điểm lại những chi tiết, câu chuyện soi tỏ tấm lòng, đức độ, tài năng của Bà Huyện Thanh Quan, trong đó đi sâu vào công lao của bà trong việc giúp dân làng Nghi Tàm thoát khỏi lệ tiến cống chim sâm cầm cho triều đình và các phủ, huyện. Truyện ngắn danh nhân, lịch sử nếu không cao tay rất dễ bị lệ thuộc vào các tư liệu, thiếu chất văn, chất đời. Với truyện ngắn này, nhà văn Ngô Văn Phú cho thấy sự kỳ công trong việc tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ của một “phép vua”. Những câu văn giàu hình ảnh, kết cấu câu chuyện liền mạch cho thấy tác giả đã thực sự đi sâu vào tâm tư, tình cảm của các nhân vật cũng như nỗ lực lột tả giai thoại từ góc nhìn ngưỡng vọng tới tiền nhân của một một bậc hậu sinh hiểu sử và hiểu đời. Từ tích truyện gắn với tục tiến cống sâm cầm, truyện ngắn của nhà thơ Ngô Văn Phú tô đậm tấm lòng với đất và người Thăng Long xưa của Bà Huyện Thanh Quan, điều mà bà đã thể hiện trong nhiều áng thơ nổi tiếng. Ở kinh đô Huế nhưng trái tim bà luôn hướng về cố hương. Nữ học quan Cung Trung giáo tập đã làm được một việc có ý nghĩa lưu vào ngọc phả làng Nghi Tàm. Nhờ đó, tên tuổi của bà không chỉ sáng ngời trong văn học mà còn để lại tiếng thơm giữa đời thường. Giai thoại dân gian qua ngòi bút của nhà thơ Ngô Văn Phú cũng là một phép ẩn dụ về thân phận con người trong biến động thời cuộc. Viết truyện danh nhân mà gợi lên được những cảm xúc đời thường, nói lên được những điều chưa thể hiển hiện một cách sinh động qua tư liệu lịch sử, nhà thơ Ngô Văn Phú đã cho thấy phong cách sáng tác đặc sắc, cá tính với một đề tài văn xuôi chung thủy. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 20/8/2015
Lượt nghe: 1468
"Từ là từ phu tướng/Báu kiếm sắc phong lên đàng.../Đường dầu xa, ong bướm/Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang..."-những câu hát mùi mẫn, mê ly trong bài "Dạ cổ hoài lang" của nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã khiến nhiều người "mắc nợ" đờn ca tài tử suốt đời, trong đó có "Cụ" Thái (biệt danh của một đại đội trưởng trong kháng chiến).Một sự mắc nợ vừa gần gũi, đời thường vừa rất đáng trân trọng của một người lính.