Hệ thống tìm thấy 22 kết quả
Ngày phát hành 15:6 | 18/10/2024
Lượt nghe: 1187
Nhà văn Văn Giá được biết đến nhiều với vai trò là nhà phê bình văn học và gắn bó với Khoa Viết văn - Báo chí, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (nơi đào tạo nhiều nhà văn, nhà thơ) trong nhiều năm qua. Nhưng truyện ngắn cũng là thể loại mà nhà văn cho rằng mình có duyên nợ và nhiều đau đáu. Từ những truyện ngắn đầu tiên xuất hiện trên văn đàn quãng năm 2008 như Về thôi, Trên máy bay… Văn Giá đã mang đến ấn tượng nhất định cho bạn đọc. Để khẳng định cho mối duyên với truyện ngắn của Văn Giá là sự ra đời lần lượt của các tập truyện ngắn Một ngày nát vụn (2009), Một ngày lưng lửng (2015), Mưa ở Bình Dương (2029). “Ai nói & tại sao lại nói như thế” là tập truyện ngắn thứ tư của nhà văn Văn Giá vừa được ấn hành.
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2020
Lượt nghe: 1828
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Thu Hằng, cứ liên tưởng tới các câu nói của các cụ: Câu “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” Hay câu “Học ăn học nói học gói học mở”. Cũng bối cảnh ấy, nguồn cơn câu chuyện ấy, từng ấy nhân vật, vào tay người viết khác có khi gỡ mãi cũng chẳng ra mối, có khi càng thêm loanh quanh, rối rắm. Chiếu vào các tình huống oái oăm trong truyện “Mùa xuân trên đồng làng”, nếu người viết không phải là Nguyễn Thu Hằng, dễ có nhân vật đã bị “trảm”. Thế nhưng kết cục, chẳng ai phải chết. Dù có nước mắt, ngậm ngùi, cay đắng và nhân vật gặp tai nạn phải cưa mất một chân, nhưng bao trùm lên tất cả vẫn là tình quê, tình cảm gia đình ấm áp. Tác giả không cần phải cố gắng để tạo dựng không khí ấy. Chị chậm rãi gỡ từng nút thắt, bằng sự nhẫn nại của một người viết biết để chi tiết cất lời...(Đọc truyện đêm khuya phát 09/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/8/2019
Lượt nghe: 720
Buổi trước, chúng mình đã nghe những chia sẻ của bạn Gia Hân, học sinh lớp 9A, trường THCS Long Biên Hà Nội về những tiết ngoại khóa môn văn với nhiều hình thức hấp dẫn. Hôm nay, chúng mình tiếp tục chủ đề này qua cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với cô giáo Lê Thị Thanh Tâm, giáo viên Ngữ văn trường THCS Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội để có thêm nhiều thông tin hữu ích, các bạn nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 19/08/2019)
Ngày phát hành 8:55 | 23/11/2021
Lượt nghe: 1235
Trong thời gian gần đây, cái tên Tạ Quỳnh Tư được nhắc đến trong vai trò đạo diễn phim tài liệu, với những bộ phim tác động sâu sắc đến công chúng như “Chônh chênh”, “Hai đứa trẻ”, “Đường về” và gần đây nhất là “Ranh giới’. Theo đuổi dòng phim tài liệu không lời bình, một cách làm tuy không mới trên thế giới nhưng ở Việt Nam, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư lại là một trong số những người trẻ gắn bó với dòng phim này. (Hành trình Sáng tạo 21/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2020
Lượt nghe: 854
Hoa mẫu đơn với sắc hồng, vàng, trắng, tím, cam mang vẻ đẹp kiêu sa lộng lẫy đã làm say lòng bao người. Đằng sau vẻ đẹp ấy là một câu chuyện xúc động về tình cảm gia đình và tình yêu bất diệt... (Kể chuyện và hát ru 18/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2018
Lượt nghe: 973
Trong "Trang nghệ thuật" số trước, chúng mình đã được nghe họa sĩ Lê Tiến Vượng kể thật nhiều câu chuyện thú vị quanh công việc minh họa tại Báo Thiếu niên tiền phong. Họa sĩ Lê Tiến Vượng tiếp tục đồng hành với chúng mình trong "Trang nghệ thuật" số này, để chia sẻ với các em nhiều điều thú vị hơn nữa về "nghề tay trái"- Thiết kế LOGO đấy! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 10/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 20/2/2017
Lượt nghe: 1338
Ở trang văn học nhà trường tuần trước, chúng mình đã nghe họa sỹ Nguyễn Thị Hiền chia sẻ kỉ niệm và ảnh hưởng nhận được từ cha – nhà văn Kim Lân. Trong những ngày giáp Tết nguyên đán lạnh và mưa, họa sỹ cùng gia đình đã chuyển các di vật trong nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân ở phố Trần Khát Chân (Hà Nội) để đưa về khu nhà lưu niệm mới xây tại quê nhà (làng Phù Lưu, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Mỗi bức tranh, bức ảnh, một trang sách của cha lại gợi cho họa sỹ Nguyễn Thị Hiền nhớ về bao kỉ niệm...(Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 20/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2017
Lượt nghe: 1462
Luôn giản dị trong cuộc sống và trong văn chương, nhà văn Kim Lân còn là một diễn viên trên sân khấu và trên màn ảnh với những vai diễn đầy ấn tượng, có năng khiếu và niềm đam mê hội họa sâu sắc. Trong số 7 người con của ông thì 5 người con đi theo con đường nghệ thuật, có người trở thành họa sỹ nổi tiếng như họa sỹ Nguyễn Thị Hiền và họa sỹ Thành Chương – trưởng nữ và trưởng nam của nhà văn. Cuộc trò chuyện giữa BTV trang văn học nhà trường với họa sỹ Nguyễn Thị Hiền giúp chúng mình hiểu hơn về nhà văn Kim Lân – một người cha, một nghệ sỹ, một nhân cách văn hóa. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 13/02/2017)
Ngày phát hành 10:24 | 28/3/2023
Lượt nghe: 2325
Từ sự tình cờ khi sinh sống tại một con phố nằm sát bên dòng sông Tô Lịch (Hà Nội), họa sỹ Vũ Xuân Đông đã dành hơn 20 năm men theo ký ức sông Tô để sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật qua những giai đoạn khác nhau, mang đến góc nhìn mới lạ. Hình ảnh của dòng sông trong các tác phẩm của anh có lẽ cũng chính là tấm gương phản chiếu hình ảnh của những dòng người nhập cư không ngừng nghỉ vào thành phố này, luôn cố gắng nỗ lực hết mình như những dòng nước nhỏ trong mát khát khao đổ vào dòng sông lớn. Đó còn là những tâm tư, trăn trở về tình trạng ô nhiễm nặng nề của dòng sông từng là ký ức đẹp của bao người Hà Nội. (Hành trình Sáng tạo 26/3/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 26/9/2019
Lượt nghe: 1117
Bao nhiêu năm qua, nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo đã lưu lại nhiều bức ảnh chân thực, giàu cảm xúc về mảnh đất ngàn năm văn hiến. (Câu chuyện nghệ thuật 27/9/2019)
Ngày phát hành 12:57 | 3/1/2021
Lượt nghe: 1953
Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng đã có 20 giải thưởng ảnh trong nước và quốc tế; tổ chức gần 10 triển lãm và xuất bản 4 cuốn sách ảnh. Đề tài mà ông tâm huyết là chụp các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Câu chuyện nghệ thuật 25/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2017
Lượt nghe: 1923
Khi nhắc đến Việt Nam, nhắc đến thơ Việt, nhiều nhà thơ, học giả nước ngoài thường nhắc đến một từ khóa là “chiến tranh”. Thơ về chiến tranh cũng là nội dung được đề cập khá nhiều tại buổi “Giao lưu quốc tế với Việt Nam - 2017", do Hội nhà thơ Nhật Bản tổ chức vào đầu tháng tư này trên đất nước của họ. Cùng với các nhà thơ xứ sở hoa anh đào thì khách mời duy nhất là một đại diện của Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Anh Ngọc. Đây là một dịp để thơ Việt mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu vực vốn có nhiều điểm tương đồng về văn hóa. (Tiếng thơ 22/4/2017)
Ngày phát hành 15:23 | 4/11/2021
Lượt nghe: 1035
Dường như ai mới cầm bút cũng viết về làng mình, quê mình, gia đình mình trước khi viết về những câu chuyện, vùng đất xa xôi. Từ thuở mới bước chân vào sáng tác, nhà văn Nguyễn Hiếu đã viết về những điều ông biết và cảm nhận về con người, đất đai của làng quê. Gần 40 năm cầm bút, trong số gần 30 tiểu thuyết, chục tập truyện ngắn, hơn 60 kịch bản sân khấu, gần 20 kịch bản điện ảnh, nhiều tác phẩm ghi đậm hình ảnh làng Chèm quê ngoại của nhà văn Nguyễn Hiếu. Với thơ cũng vậy. Bao năm ông vẫn miệt mài sáng tác và mới đây ra mắt bạn đọc tập thơ “Làng mình” – Vẫn một miền cảm xúc với người làng, đất làng.
Ngày phát hành 15:14 | 5/9/2023
Lượt nghe: 396
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ là một trong những gương mặt văn xuôi để lại dấu ấn với bạn đọc đương đại qua những truyện ngắn đậm chất đời thường, với văn phong sắc sảo, nhiều day dứt. Cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên “Quyên”của ông từng được chuyển thể thành phim truyện điện ảnh cùng tên. Thành công trong văn chương, được ghi nhận với Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, song văn chương lại không phải là đam mê từ thuở nhỏ của ông... (Văn nghệ thiếu nhi 30/08/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2019
Lượt nghe: 828
Với con mắt của người trong cuộc, những mẩu chuyện trong hai cuốn sách mới đây về Trường Sơn đã được nhà văn Phạm Thành Long viết giản dị, chân tình và gần gũi. Ông đem đến một góc nhìn riêng về Trường Sơn đầy trong trẻo và giàu trải nghiệm, thuyết phục người đọc từ những chi tiết bé nhỏ... (Văn nghệ thiếu nhi 30/05/2019)
Ngày phát hành 22:6 | 17/3/2024
Lượt nghe: 721
Nhạc sỹ NSND Thế Hiển sinh năm 1955 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã cống hiến cho âm nhạc nước nhà nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Tóc em đuôi gà”, “Dấu chấm hỏi”, “Nhánh lan rừng”… và đặc biệt ca khúc “Nhong nhong nhong” gắn liền với tuổi thơ của chúng mình. Từ khi còn là cậu bé 4, 5 tuổi, ông đã thể hiện năng khiếu và niềm đam mê với âm nhạc. Tuổi thơ là một phần chất liệu và cảm hứng nghệ thuật không thể thiếu trong ông... (Văn nghệ thiếu nhi 13/3/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2019
Lượt nghe: 1171
Với niềm say mê và nỗ lực sáng tạo không ngừng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á đã ghi lại sống động cuộc sống muôn màu bằng màu sắc và ánh sáng, anh mang đến cho công chúng những bức ảnh đầy lay động. (Hành trình Sáng tạo 21/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2019
Lượt nghe: 1330
Hơn 30 năm trong nghề, nhà quay phim - NSND Vũ Quốc Tuấn được mọi người biết đến là một người nghệ sĩ chân chính, tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi trong lao động sáng tạo nghệ thuật để cho ra đời những thước phim sống động và chân thực nhất. (Hành trình Sáng tạo 29/09/2019)
Ngày phát hành 15:23 | 14/4/2023
Lượt nghe: 392
NSƯT Chiều Xuân sinh năm 1967 tại Hà Nội trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật. Bà được yêu mến với những vai diễn giàu nội tâm qua một số bộ phim như “Mẹ chồng tôi”, “Dòng sông khát vọng”, “Người yêu đi lấy chồng”, “Hà Nội 12 ngày đêm”; “Heo may về qua phố”. Có được những thành công như vậy trong điện ảnh là cả quá trình đam mê của “cô bé” Chiều Xuân năm nào đấy các bạn ạ! (Văn nghệ thiếu nhi 29/03/2023)
Ngày phát hành 9:46 | 9/8/2021
Lượt nghe: 1189
Để có được những khoảnh khắc thăng hoa trên sân khấu đó mà hơn 20 năm gắn bó với Nhà hát Múa rối Thăng Long, NSƯT Thu Huyền luôn sáng tạo, đổi mới trong các tác phẩm và để lại dấu ấn trong lòng công chúng yêu nghệ thuật và bạn bè đồng nghiệp, qua đó, đưa nghệ thuật múa rối đặc sắc của dân tộc đến gần hơn với khán giả. (Hành trình Sáng tạo 08/08/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018
Lượt nghe: 1826
Truyện không có nhiều gai góc chỉ là một câu chuyện bình dị, nhẹ nhàng qua lời kể của nhân vật vợ nhà thơ. Người vợ không biết làm thơ, không hiểu thơ nhưng yêu nhà thơ chỉ vì ông giỏi sản xuất xe đạp. Vì cuộc sống cơm áo, nhà thơ phải gác bút nghiên chuyên tâm cho công việc sản xuất xe đạp của mình. Công việc tuy không khiến ông giàu có nhưng cũng giúp gia đình có một cuộc sống bình thường. Tuy vậy, niềm yêu thích văn thơ vẫn luôn có trong ông. Và rồi đến lúc tài năng của ông được người ta biết đến, vợ nhà thơ tự hào vì chồng mình được nổi tiếng. Con người luôn kiếm tìm hạnh phúc, nhưng quan niệm thế nào mới là hạnh phúc thì mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau. Nếu biết trân trọng và quý mến những điều mình có thì bạn sẽ thấy đó chính là hạnh phúc của mình. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 16/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2015
Lượt nghe: 4585
Cuộc đời nhiều vất vả, hy sinh của người mẹ quê được khắc họa bằng những hình ảnh cảm động. Tấm lòng nhân ái, bao dung của bà cụ Tuy làm điểm tựa cho những người con trong suốt cuộc đời. Chân dung người mẹ đôn hậu, giàu đức hy sinh hòa quyện vào hình ảnh khu vườn đầy mến thương.(Truyện ngắn " Vườn cây kể chuyện" 19/5)