Hệ thống tìm thấy 7 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2017
Lượt nghe: 1548
Bộ phim "Dạ cổ hoài lang" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng được dựng lại dựa trên vở kịch cùng tên do tác giả Hoàng Thanh chuyển thể cách đây hơn 20 năm. Từ sân khấu kịch đến màn ảnh rộng, bộ phim “Dạ cổ hoài lang” luôn khiến khán giả phải thổn thức bởi nỗi cô đơn, buồn tủi của một số người Việt đang sinh sống và làm việc nơi xứ người (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). Nốt nhạc trầm trong Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 20: lần đầu tiên điện ảnh nhà nước hoàn toàn vắng bóng ở hạng mục Phim điện ảnh. Chút băn khoăn khi hầu hết những bộ phim điện ảnh tham dự LHP đều chú trọng yếu tố giải trí, thương mại được nhà báo, nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn chia sẻ trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên". Những kỷ niệm ngọt ngào của tác giả Bùi Văn Dung khi ông sáng tác bài thơ "Gửi nắng cho em" và được nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc thành bài hát cùng tên cũng sẽ được nhà thơ Nguyễn Thị Mai cảm nhận trong chuyên mục "Thơ phổ nhạc". (Điểm hẹn văn nghệ 16/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020
Lượt nghe: 719
Ngày xưa có một nhạc sỹ vô cùng tài hoa đi lang thang trong khu rừng. Tiếng vĩ cầm của ông khiến con người và muông thú đều say mê. Tất cả đều tình nguyện nghe lời nhạc sĩ, cho dù điều đó thật vô lý. Chính vì vậy đã xảy ra không ít chuyện rắc rối... (Kể chuyện và hát ru 08/05/2020)
Ngày phát hành 11:10 | 19/8/2021
Lượt nghe: 980
Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là thời kỳ nở rộ của những truyện thơ Nôm có mô – típ tài tử - giai nhân. Đáng kể có thể nhắc tới các tác phẩm mượn tích Trung Quốc như “Truyện Kiều”, “Hoa Tiên”, “Nhị độ mai”. Ở mảng truyện thơ Nôm sáng tác, một trong những tác phẩm tiêu biểu và ra đời sớm nhất là “Sơ kính tân trang” của danh sĩ Phạm Thái. Ông cũng là tác giả của những bài phú, thơ Nôm ngẫu cảm viết bằng thể thơ Đường luật, lục bát, song thất lục bát. Căn cứ vào giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Quốc âm của Phạm Thái, chương trình “Tìm trong kho báu” góp thêm một cách nhìn vào di sản trước tác của ông.
Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2018
Lượt nghe: 779
Dũng “thiên lôi” - một tay anh chị chuyên đòi nợ thuê, sống lặng lẽ tại căn nhà tập thể cũ, không ai thân thích. Khi đi đòi nợ tại đoàn cải lương Thiên Lý, Dũng chạm mặt Linh Phụng - kép nam chính của đoàn. Họ mới đến thành phố và bắt đầu những buổi diễn đầu tiên. Cả hai không ngờ sau lần gần gỡ tình cờ đó, sợi dây liên kết vô hình giữa hai con người cùng nặng lòng với cải lương đã hình thành và khiến số phận của họ thay đổi. (Điểm hẹn văn nghệ 3/11/2018)
Ngày phát hành 22:52 | 12/12/2021
Lượt nghe: 1601
Tập truyện ngắn của tác giả Hiền Trang nằm trong tủ sách Văn học Tuổi 20 của NXB Trẻ kể về nỗi niềm của Phố Trong và Phố Ngoài với chất nhạc, họa, thi ca bảng lảng trong mỗi truyện. Đó có thể là nốt trầm (Cửa tiệm mua trái tim, ký ức, và giấc mơ), nốt ngang (Những người thích trườn), nốt bổng (Giấc mộng đêm hè) và cả bản concert (Tấu khúc tháng Sáu)…(Điểm hẹn văn nghệ 04/12/2021)
Ngày phát hành 15:54 | 14/7/2022
Lượt nghe: 1561
Đề tài lịch sử chưa bao giờ là một địa hạt dễ dàng. Tuy nhiên, trên mảnh đất thách thức ấy, cũng không thiếu những cây bút có sức lao động miệt mài và đáng nể. Một trong số đó là nhà văn Phùng Văn Khai. Chỉ trong khoảng hai năm, nhà văn quân đội đã trình làng tới ba tiểu thuyết lịch sử với dung lượng dày dặn. Đó là “Nam Đế Vạn Xuân”, “Triệu Vương phục quốc”, và “Lý Đào Lang Vương”. Chúng ta đã có dịp gặp gỡ nhà văn Phùng Văn Khai khi anh ra mắt tiểu thuyết “Nam Đế Vạn Xuân” và “Triệu Vương phục quốc”. Với tiểu thuyết “Lý Đào Lang Vương”, cuốn sách có phần ít được chú ý hơn khi “chào đời” vào đúng dịp giãn cách. Tuy nhiên, mỗi một tác phẩm đều có câu chuyện của riêng mình. Vậy câu chuyện phía sau tiểu thuyết “Lý Đào Lang Vương” là gì? Nhà văn Phùng Văn Khai đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 0:0 | 2/10/2017
Lượt nghe: 3931
Câu chuyện dựa trên mô típ truyện "Sự tích Trầu Cau" kể về mối tình ngang trái giữa hai anh em sinh đôi Tân, Lang và cô gái trẻ tên là Nương. Trong không khí trong trẻo của làng quê thuần Việt, những chàng trai cô gái tuổi trăng tròn sống hồn nhiên, ngây ngô và đôi chút bản năng. Do nhà nghèo nên người chú chỉ cưới được vợ cho người anh trai tên là Tân. Nhiều lý do ngẫu nhiên đã đưa đẩy Lang và chị dâu đến với nhau. Tân uất ức bỏ đi, Lang hổ thẹn cũng bỏ làng ra đi để lại Nương với cái thai trong bụng. Thế nhưng không ai trong ba người Tân, Lang, Nương chết như trong truyện cổ tích mà họ đều có gia đình riêng của mình. Phiên bản mới của câu chuyện “Sự tích Trầu Cau” được tác giả thể hiện với góc độ đời thực hơn, con người hơn, nhiều màu sắc cảm xúc hơn. (Đọc truyện đêm khuya 29/9/2017)