Hệ thống tìm thấy 59 kết quả
Ngày phát hành 11:35 | 1/11/2024
Lượt nghe: 1067
Nhà thơ PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu vừa ra mắt hai tác phẩm "Chân mây" và "Hoa khởi trinh". Đây là hai tập tùy văn, một dạng thức của tản văn trong văn học. “Chân mây” gồm 79 tùy văn, “Hoa khởi trinh” gồm 82 tùy văn do họa sĩ Trần Thắng trình bày mỹ thuật. Đặc điểm chung của tùy văn là ngắn gọn, hàm súc; vừa trữ tình vừa tự sự về đời sống xung quanh, những nơi nhà thơ đã từng qua. Đọc Chân mây và Khoa khởi trinh, càng cho thấy nhà thơ, PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu yêu thiên nhiên, sự cân bằng vĩnh cửu và trách nhiệm xã hội của một ngòi bút sung mãn sáng tạo. Ở Chân Mây và Hoa khởi trinh, dễ nhận ra những ẩn dụ giàu chất thơ, lấp lánh minh triết trữ tình của một nhà thơ xuất thân từ môi trường nghiên cứu triết học. Nguyễn Linh Khiếu luôn nhận ra sự vận động, phồn sinh trong các chiều cảm xúc, dẫu là thơ hay văn xuôi. Về 2 tập tùy văn này, pv chương trình có bài viết "2 tập tùy văn của Nguyễn Linh Khiếu - Chất tự sự đầy mỹ cảm".
Ngày phát hành 0:0 | 8/6/2017
Lượt nghe: 1193
Cuộc thi và triển lãm “Giải thưởng mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức mỗi năm một lần, hẳn không còn xa lạ với các bạn nhỏ cả nước. Năm nay, số lượng tác phẩm gửi về ban tổ chức lên đến hơn 71.000 tác phẩm là minh chứng rõ nhất về độ “hot” của cuộc thi này. Vừa qua, ban tổ chức đã lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để trao giải và triển lãm tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, trong khuôn khổ "Ngày hội thế giới tuổi thơ lần thứ XX". (Văn nghệ thiếu nhi 07/6/2017)
Ngày phát hành 11:30 | 11/9/2023
Lượt nghe: 991
Triển lãm của 14 họa sĩ tốt nghiệp khóa 1988-1993 Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đang diễn ra tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Sau 30 năm tốt nghiệp, các họa sĩ đã có những thành tựu nhất định trong sự nghiệp. Vì thế, triển lãm “Tháng 9” không chỉ là sự chào đón một mùa thu mới mà còn là dịp để những người nghệ sĩ chiêm nghiệm hành trình sáng tạo của mình cũng như các đồng nghiệp. (Làn sóng nghệ thuật 1/9)
Ngày phát hành 19:53 | 8/3/2021
Lượt nghe: 1365
Triển lãm trưng bày 68 tác phẩm của 68 họa sĩ được thể hiện bằng nhiều chất liệu khác nhau, như sơn dầu, khắc gỗ, sơn mài, thuốc nước...Đây là kết quả của những chuyến điền dã dọc biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế của các tác giả trong năm 2020. (Làn sóng nghệ thuật 05/3/2021)
Ngày phát hành 15:50 | 13/2/2021
Lượt nghe: 680
Triển lãm của nhóm họa sĩ G39 giới thiệu hơn 80 tác phẩm lấy cảm hứng từ hình tượng con trâu trên các chất liệu sơn dầu, acrylic, bột mầu, giấy dó, gốm Bát Tràng… (Làn sóng nghệ thuật 29/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2019
Lượt nghe: 618
Các nghệ sĩ của thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước đang từng bước trở thành lực lượng kế tục sự nghiệp mỹ thuật một cách vững vàng cùng những thành tựu mới. (Làn sóng nghệ thuật 20/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/1/2020
Lượt nghe: 768
Gần 60 tác phẩm nghệ thuật của 54 tác giả thuộc nhiều thế hệ nghệ sỹ với các chất liệu phong phú như sơn mài, sơn dầu, lụa, màu nước, bột màu, khắc gỗ, tượng đồng, gỗ đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. (Làn sóng nghệ thuật 24/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2020
Lượt nghe: 853
Triển lãm giới thiệu hơn 50 tác phẩm hội họa của 8 họa sĩ: Nguyễn Lê Anh, Phùng Văn Tuệ, Phạm Hoàng Hà, Nguyễn Quang Hoan, Phạm Thị Hồng Sâm, Trần Cường, Phạm Đức Trọng và Phạm Văn Khải. (Làn sóng nghệ thuật 20/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020
Lượt nghe: 654
Triển lãm của sinh viên Khoa Hội họa, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam với đề tài và lối tư duy riêng về loại hình nghệ thuật đương đại đang ngày càng phát triển trên thế giới. (Làn sóng nghệ thuật 13/10/2020)
Ngày phát hành 12:43 | 17/4/2022
Lượt nghe: 550
Hơn 50 bức tranh của Nguyễn Mỹ Linh (sinh viên trường Đại học Hà Nội) thể hiện đa dạng trạng thái tâm lý cũng như cảm xúc nội tâm. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 18:39 | 27/12/2020
Lượt nghe: 665
Triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu tác phẩm của 6 tác giả: Thái Phạm, Nguyễn Ngọc Phương, Lương Thị Hiện, Nguyễn Chí Kiên, Nguyễn Trương Quý và Nguyễn Quý Dương, khắc hoạ những góc nhìn khác nhau về thế giới và vẻ đẹp cuộc sống tự nhiên. (Làn sóng nghệ thuật 08/12/2020)
Ngày phát hành 15:35 | 18/7/2021
Lượt nghe: 567
Các tác phẩm hội họa của các họa sĩ thuộc CLB Sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc (Hội Mỹ thuật Việt Nam) là cái nhìn về thực trạng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới thiên nhiên và môi trường…(Làn sóng nghệ thuật 04/06/2021)
Ngày phát hành 20:36 | 25/7/2021
Lượt nghe: 1950
Họa sĩ Phạm Kim Bình là gương mặt quen thuộc của mỹ thuật Hà Nội. Thiên nhiên, tĩnh vật trong tranh Phạm Kim Bình tươi sáng và trẻ trung. (Câu chuyện nghệ thuật 02/07/2021)
Ngày phát hành 23:9 | 13/11/2021
Lượt nghe: 523
Triển lãm trưng bày 60 tác phẩm của các họa sỹ nhóm Đa diện, gồm: Nguyễn Công Hoài, Doãn Hoàng Lâm, Nguyễn Mạnh Hùng (Hùng Rô), Khổng Đỗ Duy, Chu Việt Cường, Nguyễn Minh (Minh Phố) và Tào Linh. (Làn sóng nghệ thuật 5/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2020
Lượt nghe: 521
PV VOV6 phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Văn Minh (Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh) về vấn đề này. (Làn sóng nghệ thuật 21/02/2020)
Ngày phát hành 22:23 | 21/9/2021
Lượt nghe: 2128
Được đào tạo bài bản cùng niềm đam mê điện ảnh nên với họa sĩ NSND Phạm Quang Vĩnh, mỗi bộ phim là trải nghiệm và tìm tòi sáng tạo. Ông dành riêng một phòng trong ngôi nhà của mình để trưng bày các kỷ vật gắn với những bộ phim mà ông đã làm. (Câu chuyện nghệ thuật 17/9/2021)
Ngày phát hành 17:23 | 14/10/2023
Lượt nghe: 240
Tiểu thuyết “Giấc mơ bên kia đại dương” của tác giả Kelly Yang từng đoạt giải thưởng Văn học Mỹ có đề tài về Châu Á –
Thái Bình Dương. Tác giả Kelly Yang rời Trung Quốc khi còn nhỏ. Cô lớn lên trong một khách sạn ở California, đồng cảnh ngộ với Mia Teng - nhân vật chính trong truyện. Năm mười ba tuổi, cô rời khách sạn đi học đại học, tốt nghiệp Trường UC Berkely và Đại học Luật Harvard. Cô là người sáng lập Dự án Kelly Yang, một chương trình hướng dẫn sáng tác và hùng biện cho trẻ em hàng đầu ở Châu Á và Mĩ... (Văn nghệ thiếu nhi 06/10/2023)
Ngày phát hành 20:57 | 22/8/2021
Lượt nghe: 1969
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo có thâm niên trong công tác giảng dạy, đào tạo đồng thời gắn bó với công tác nghiên cứu – phê bình của Hội Mỹ thuật Việt Nam. (Câu chuyện nghệ thuật 13/8/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2020
Lượt nghe: 578
21 tác phẩm đoạt giải, gồm: 2 giải nhất (tác giả Nguyễn Văn Đủ với tác phẩm “Lò mổ” và tác giả Vũ Thành Thân với tác phẩm “Giấy tiền vàng bạc”), 4 giải nhì, 6 giải ba và 9 giải khuyến khích. (Làn sóng nghệ thuật 04/8/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2019
Lượt nghe: 858
Giáo dục mỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong nền giáo dục hiện nay, thế nhưng, các tài liệu chuyên sâu về lĩnh vực này còn rất hạn chế. Vậy nên, những cuốn sách của các tác giả thuộc các nền mỹ thuật phát triển được dịch ra tiếng Việt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác giảng dạy và học tập ở nước ta. Mạn đàm giữa PV VOV6 với họa sĩ Vương Tử Lâm và họa sĩ Trang Thanh Hiền để hiểu thêm về vấn đề này. (Đối thoại mở 02/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2019
Lượt nghe: 680
Việc thành lập Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh cuối năm 2018 là một thông tin đáng mừng khi nạn tranh giả đang công khai, thậm chí rất phức tạp, ảnh hưởng đến uy tín của nền mỹ thuật nước nhà. Tuy nhiên, giám định tác phẩm mỹ thuật và cuộc phân định tranh giả - tranh thật liệu có tạo nên niềm tin cho những người yêu nghệ thuật. Đó cũng là nội dung kỳ 1 của loạt phóng sự “Thị trường mỹ thuật Việt: Con đường minh bạch đã lộ sáng?”. (Làn sóng nghệ thuật 12/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2018
Lượt nghe: 803
Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm) chính thức đi vào hoạt động với hình thức dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu của đời sống mỹ thuật, nhiếp ảnh. Trung tâm thực hiện giám định tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và tác phẩm nhiếp ảnh; giám định việc sao chép tác phẩm, xác định bản quyền tác giả, tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh. (Làn sóng nghệ thuật 11/12/2018)
Ngày phát hành 11:14 | 30/8/2024
Lượt nghe: 1568
Nhà văn đã lấy tên nhân vật người bạn cùng lớp trở đi trở lại trong câu chuyện của cậu bé mới đi học mẫu giáo làm nhan đề truyện ngắn này. Cái tên điểm nhấn, một cậu bạn cá biệt và ngỗ ngược gây ra đủ trò rắc rối trong lớp học. Tên cậu được điểm danh liên tục, hàng ngày trong câu chuyện trường lớp mà lúc nào cũng là những trò nghịch ngợm trái khoáy. Nhà văn đã chọn được nhân vật, câu chuyện, chi tiết điển hình: trường học, lớp học nào ở vùng miền hay quốc gia nào cũng sẽ có những học sinh cá biệt như vậy – Những học sinh được nêu tên liên tục không phải vì thành tích học tập xuất sắc mà bởi những cách hành xử, vi phạm kiểu nhất quỷ nhì ma…Hầu hết trong số đó vẫn chứng nào tật nấy không thay đổi nhưng vẫn có một số ít thay đổi theo hướng tích cực hơn. Nếu đơn giản là kể chuyện nhân vật cậu bé ngỗ nghịch thì truyện ngắn này sẽ đi vào mẫu số chung. Điều thú vị đặc biệt là tác giả đã khéo léo gói ghém bất ngờ đến tận những trang cuối cùng. Người chuyển ngữ truyện ngắn này cũng rất tinh tế. Danh tính của cậu bé cá biệt kia dần dần mở ra nhờ cách hành văn tự nhiên, hóm hỉnh. Cách kể chuyện và trí tưởng tượng của trẻ em thực sự vẫn là một thế giới vô cùng thú vị mà không phải người lớn nào cũng dễ dàng nắm bắt được. Trang văn đã khép lại mà dư vị của nụ cười, của sự thích thú vẫn còn phảng phất đọng lại…
Ngày phát hành 23:31 | 20/2/2022
Lượt nghe: 409
Với trên 30 hiện vật tiêu biểu là các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam" tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã mang đến cho người xem những hiểu biết mới về con giáp này trong mọi mặt đời sống của các tầng lớp xã hội qua nhiều thời kỳ, giai đoạn lịch sử. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 11/1/2019
Lượt nghe: 1099
Nạn tranh giả là “nỗi đau” của giới họa sĩ Việt Nam. Việc thành lập Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh góp phần minh bạch hóa các tác phẩm mỹ thuật hiện nay. Đối thoại giữa PV VOV6 với Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giám định tác phẩm hội họa - đồ họa thuộc Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/01/2019)
Ngày phát hành 11:26 | 11/12/2023
Lượt nghe: 1423
PGS.TS, họa sĩ Trang Thanh Hiền, giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Cùng với công việc giảng dạy, chị là một nhà nghiên cứu mỹ thuật và đam mê với mỹ thuật cổ truyền thống. Không những thế, chị còn là một họa sĩ đầy đam mê với mảng sáng tác sử dụng chất liệu truyền thống và mang đến cho nó sức sống tươi trẻ, mới mẻ hơn... Trong chương trình hành trình sáng tạo hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ họa sĩ Trang Thanh Hiền - người mang sức sống mới cho mỹ thuật cổ. (Hành trình sáng tạo 10/12/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2019
Lượt nghe: 864
Họa sĩ, NSUT Ngọc Linh là tác giả chính và tham gia thiết kế mỹ thuật nhiều phim truyện của nền điện ảnh cách mạng: “Chung một dòng sông”, “Vợ chồng A Phủ”, “Sao tháng Tám”...(Câu chuyện nghệ thuật 08/01/2019)
Ngày phát hành 11:50 | 24/7/2023
Lượt nghe: 1558
Trong các nhà thơ nữ thuộc thế hệ kháng chiến chống Mỹ, người ta thường nhắc đến ba gương mặt trụ cột là Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Lâm Thị Mỹ Dạ. So với hai nhà thơ đàn chị đi trước, Lâm Thị Mỹ Dạ sớm có tác phẩm nổi tiếng khi mới 23 tuổi đã viết được bài thơ Khoảng trời hố bom, được trao giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1973. Bà tiếp tục có một hành trình bền bỉ trong những giai đoạn sau khi lần lượt cho ra mắt các tập thơ: Trái tim nỗi nhớ, Bài thơ không năm tháng, Hái tuổi em đầy tay, Mẹ và con, Đề tặng một giấc mơ, Hồn đầy hoa cúc dại; cùng nhiều tập truyện dành cho thiếu nhi. Lâm Thị Mỹ Dạ đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Ngày 6 tháng 7 vừa qua, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời tại nhà riêng ở TP HCM sau 14 năm chống chọi với căn bệnh Alzheimer. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện để tưởng nhớ bà với nhan đề: Lâm Thị Mỹ Dạ: Lá dịu dàng thăm thẳm của tôi ơi.
Ngày phát hành 15:4 | 20/2/2023
Lượt nghe: 1751
Trong đời sống mỹ thuật hiện nay, so với hội họa và điêu khắc, hoạt động sáng tác tranh đồ họa chưa thực sự sôi động. Đội ngũ họa sĩ theo đuổi dòng tranh này còn thiếu vắng. Thực tế cho thấy những hạn chế khó khăn trong thực hành sáng tạo, đặc biệt là thị đầu ra trầm lắng đã tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của tranh đồ họa nước ta. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với họa sĩ Phạm Khắc Quang về chủ đề này. (Đối thoại mở 15/02/2023)
Ngày phát hành 14:13 | 6/10/2022
Lượt nghe: 1707
Lưu trữ di sản mỹ thuật bằng công nghệ số là xu hướng không còn xa lạ trên thế giới. Ở nước ta, các di sản văn học nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng cũng đã tiếp cận xu hướng này từ nhiều năm qua, tuy nhiên ở mức độ còn khá hạn chế. Để thực hiện được công tác số hóa trên thực tế đang vấp phải những khó khăn gì? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Nghệ thuật của Heritage Space về chủ đề này. (Đối thoại mở 05/10/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2019
Lượt nghe: 718
Hoạt động mua bán, kinh doanh tác phẩm mỹ thuật ngày càng phát triển. Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được thành lập cách đây một năm nhằm đáp ứng nhu cầu giám định tác phẩm của các nhà sưu tập, bảo tàng, người chơi tranh, mua tranh…(Làn sóng nghệ thuật 23/7/2019)
Ngày phát hành 14:31 | 25/10/2023
Lượt nghe: 1627
Truyền thống yêu và ngợi ca cái đẹp của dân gian in đậm trong ca dao. Miêu tả và mến yêu vẻ đẹp về hình thể con người là một đề tài trở đi trở lại, quy chiếu thị hiếu thẩm mỹ của người xưa.
Ngày phát hành 10:35 | 23/1/2021
Lượt nghe: 2460
Năm 1957, họa sĩ Nguyễn Khang tham gia sáng lập Hội Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1962 ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Trung cấp Mỹ nghệ Việt Nam. Xuất phát từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, để phát triển công nghiệp, ông đã đề nghị đổi tên trường thành Trường Trung cấp Mỹ thuật Công nghiệp (tiền thân của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp ngày nay). (Câu chuyện nghệ thuật 22/01/2021)
Ngày phát hành 15:43 | 18/11/2022
Lượt nghe: 1035
Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông học ngoại ngữ ở Khu học xá Trung ương, Nam Ninh, Trung Quốc và sau đó được đặc cách tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Ông cùng với các nhà giáo Triệu Thục Đan và Nguyễn Trân sáng lập khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Qua hơn nửa thế kỉ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, phê bình, ông luôn tâm niệm: "phải biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo cho cả thầy và trò thì mới nên người và thành danh”, đúng như lời dạy của danh họa Nguyễn Gia Trí: “Học nghệ thuật là phải tự học lấy”. Tình yêu và tâm huyết cùng sự cống hiến của nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo đã để lại cho đồng nghiệp, học trò và những người yêu nghệ thuật nhiều bài học cùng sự cảm phục, kính trọng...
Ngày phát hành 9:14 | 7/7/2023
Lượt nghe: 1281
Các bạn thân mến! Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18-9-1949 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Trong sự nghiệp của mình bà không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng được công chúng yêu mến với các thi phẩm như “Khoảng trời - hố bom”, “Chuyện cổ nước mình”, “Tin ở bàn tay”, “Bài thơ không năm tháng”…mà bà còn là một phóng viên, biên tập viên giàu nhiệt huyết của tạp chí Sông Hương, tỉnh Thừa- Thiên Huế. Ngày 06/07 vừa qua, bà qua đời ở tuổi 74 để lại nhiều tiếc thương với gia đình, bè bạn và công chúng yêu thơ. “Tiếng thơ” đêm nay xin được tưởng nhớ nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng bài thơ “Khoảng trời - hố bom”:
Ngày phát hành 8:33 | 7/7/2023
Lượt nghe: 896
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949, quê ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Nhà thơ từng làm phóng viên, biên tập viên của Tạp chí Sông Hương; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế; Tổng Thư ký Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế; Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa III và khóa IV. Giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1971-1973; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Bài thơ không năm tháng; Giải A thơ của Ủy ban toàn quốc các Hội LHVHNT Việt Nam năm 1999; Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2004) của UBND tỉnh và Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế. Năm 2007, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với 3 tập thơ: Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983) và Đề tặng một giấc mơ (1988). Năm 2005, tập thơ Cốm non (Green rice) của bà được dịch ra tiếng Anh, in và phát hành tại Hoa Kỳ”. Bà vừa vĩnh biệt chúng ta ở tuổi 74. Chương trình Văn nghệ hôm nay xin dành thời gian tưởng nhớ nhà thơ
Ngày phát hành 11:31 | 18/4/2022
Lượt nghe: 1254
Sáng tác thơ ca là vậy – Trước tiên phải là những tiếng nói về chuyển động của thời đoạn mà nhà thơ đang sống và viết. Bên cạnh nghệ thuật ngôn từ, cảm xúc phải thật gần gũi, chạm được vào nỗi niềm, tâm trạng của độc giả đương thời, những trang thơ mới thực sự ở lại. Mới đây, từ Hải Phòng, nhà thơ Trần Ngọc Mỹ gửi về Tiếng thơ tập thơ mới của chị - “Những ngày không quên”. Chắt chiu trong những cảm xúc tức thời của Trần Ngọc Mỹ, đã có những câu thơ đẹp và một tâm thế đáng quý.
Ngày phát hành 0:0 | 12/5/2019
Lượt nghe: 1312
Ông đã thiết kế mỹ thuật gần 400 vở diễn, tiêu biểu như “Hà My của tôi”, “Đỉnh cao mơ ước”, “Sống mãi tuổi 17”, “Rừng trúc”, “Vua Lia”...(Câu chuyện nghệ thuật 10/5/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2020
Lượt nghe: 2153
Ðời sống của đất nước đã đem tới cho họa sĩ Vũ Giáng Hương niềm cảm xúc lớn lao. Suốt cuộc đời sáng tạo, bà luôn hướng về hiện thực. Với những đóng góp cho nền mỹ thuật nước nhà, năm 2001 bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 23/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2016
Lượt nghe: 1570
Bộ phim của điện ảnh Mỹ: “Southside with you” (bản dịch tiếng Việt “Cùng em về phương Nam”) lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle Robinson đã được công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 4 vừa qua.
“Cùng em về phương Nam" là bộ phim hay nhất về tình yêu mà tôi từng được xem”. “Xem xong bộ phim này, tôi cũng muốn được yêu, được hẹn hò" - những cảm xúc nồng nhiệt này được khán giả chia sẻ cùng Điểm hẹn văn nghệ. Và còn điều gì nữa, ngoài câu chuyện tình yêu... (Điểm hẹn Văn nghệ 26/11 + 01/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2019
Lượt nghe: 1048
Sẽ ra sao khi những tác phẩm mỹ thuật rơi vào tay những nhà phục chế nghiệp dư? PV VOV6 đối thoại với nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Hải Yến về chủ đề này. (Đối thoại mở 12/06/2019)
Ngày phát hành 10:54 | 12/10/2022
Lượt nghe: 791
Triển lãm trưng bày 215 tác phẩm mỹ thuật của 185 tác giả là hội viên Hội văn học nghệ thuật của 15 tỉnh trong khu vực. Các tác phẩm thể hiện sự vận động trong tư duy sáng tạo, hòa vào dòng chảy chung của mỹ thuật đương đại nước nhà. Cùng với hình thức trưng bày truyền thống, tại đây có thêm triển lãm online 3D nhằm quảng bá những tác phẩm qua nền tảng số. (Làn sóng Nghệ thuật 11/10/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2016
Lượt nghe: 2326
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hoạt động biểu diễn phục vụ tiền tuyến không chỉ có sự đóng góp của sân khấu chuyên nghiệp, các nghệ sỹ không chuyên ở nhiều đơn vị tại chiến trường, trong đó có các chiến sỹ thanh niên xung phong đã xây dựng các vở diễn ngắn, hoạt cảnh sân khấu hết sức ý nghĩa có tác dụng cổ vũ, động viên người dân, chiến sỹ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Các trích đoạn nổi tiếng thời kỳ đó như; “Đường về trận địa, Anh lái xe và cô chống lầy, Cu tí chăn trâu”.... được chính các nghệ sỹ không chuyên biểu diễn ngay bên miệng hố bom, trên đường hành quân, với trang phục bình thường của người lính.
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2017
Lượt nghe: 3279
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, sân khấu xung kích đóng vai trò quan trọng trong việc động viên tinh thần chiến sỹ ngoài mặt trận. Những vở diễn xung kích nổi tiếng một thời của Đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần, nay là Nhà hát Chèo Quân đội, như; “Anh lái xe và cô chống lầy”, “Cô thợ chữa pháo”, “Bà mẹ chuyến đò Sông Mã” .v.v. đã ghi đậm dấu ấn trong tâm trí hầu hết các chiến sỹ và lực lượng Thanh niên xung phong. Điểm đặc biệt của những vở diễn này thường có thời lượng ngắn, ít nhân vật, đáp ứng tính cơ động cao nên người diễn viên có thể diễn mọi lúc, mọi nơi ở nhiều địa hình và hoàn cảnh khác nhau.
Ngày phát hành 0:0 | 11/8/2020
Lượt nghe: 507
Ở phần đầu chương trình, chúng mình cùng gặp gỡ cô Đinh Thị Thêm, giáo viên của sân chơi nghệ thuật Sky Art, nghe cô bật mí về sự kết hợp các vật liệu gần gũi trong gia đình tạo thành một tác phẩm nghệ thuật nhé. Tiếp theo đó là trò chuyện giữa phóng viên láu lỉnh và bạn đội trưởng đội phòng chống… rác về chủ đề bảo vệ môi trường - một chủ đề rất "hot" hiện nay. (Văn nghệ thiếu nhi 05/08/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020
Lượt nghe: 1710
PGS.TS Nguyễn Đỗ Bảo là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu, phát hiện về mỹ thuật cổ. (Câu chuyện nghệ thuật 24/7/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2020
Lượt nghe: 405
Các bạn nghĩ sao khi chúng mình tham gia một lớp học mà có thể được tự do lựa chọn nội dung yêu thích để thực hành? Ví như vừa có thể được hướng dẫn về luật xa - gần để vẽ tranh phong cảnh, vừa vẽ tĩnh vật và cũng có thể lựa chọn tạo hình handmade thật đẹp mắt ý nghĩa để lưu lại kỷ niệm... (Văn nghệ thiếu nhi 02/09/2020)
Ngày phát hành 15:24 | 12/7/2022
Lượt nghe: 473
Việc tham gia những lớp học vẽ, học nhạc, học múa theo hình thức bán trú hay trại sáng tác cũng là điểm mới mà rất nhiều CLB Nghệ thuật thực hiện trong dịp hè này. Ví như CLB Mỹ thuật Bụi đã tổ chức ở thủ đô Hà Nội và TP.HCM để các bạn nhỏ yêu thích hội họa có một không gian chơi mà học, học mà chơi thoải mái và sáng tạo. (Văn nghệ thiếu nhi 06/07/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2020
Lượt nghe: 956
Các tác phẩm được các tác giả sáng tác từ tháng 6/2019 - 6/2020 với nội dung, chất liệu, phong cách và ngôn ngữ thiết kế khác nhau. (Làn sóng nghệ thuật 21/8/2020)
Ngày phát hành 20:31 | 12/9/2021
Lượt nghe: 593
Triển lãm của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu gần 20 bức tranh sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, khắc gỗ… của 15 tác giả và nhóm tác giả, phản ánh tóm tắt con đường dẫn đến Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Làn sóng nghệ thuật 7/9/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 27/9/2019
Lượt nghe: 822
Triển lãm của các họa sĩ Nguyễn Đoan Ninh, Lê Bá Cầu, Nguyễn Minh Hiếu, Lê Minh Đức với bốn phong cách sáng tác đang diễn ra tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội). (Làn sóng nghệ thuật 27/9/2019)
Ngày phát hành 16:16 | 16/2/2021
Lượt nghe: 1035
Triển lãm do Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao) phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm cùng Ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao văn hóa Việt Nam tổ chức. (Làn sóng nghệ thuật 09/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2019
Lượt nghe: 1013
Diễn ra từ 3/5 - 10/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Làn sóng nghệ thuật 07/5/2019)
Ngày phát hành 22:0 | 3/1/2021
Lượt nghe: 762
Triển lãm giới thiệu 58 tác phẩm của các thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc hàng đầu nước ta về đề tài quân đội. (Làn sóng nghệ thuật 29/12/2020)
Ngày phát hành 11:33 | 27/7/2021
Lượt nghe: 582
Hai họa sĩ Nguyễn Hiển và Nguyễn Tất Long cùng thực hiện một triển lãm tranh tại Nhà Triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật 09/07/2021)
Ngày phát hành 22:18 | 11/7/2021
Lượt nghe: 582
Là giáo viên văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Dậu cầm cọ khi đã về hưu. Gần 60 bức tranh trong triển lãm chủ yếu về sinh hoạt đời thường và phong cảnh miền sơn cước. (Làn sóng nghệ thuật 25/05/2021)
Ngày phát hành 11:21 | 15/9/2023
Lượt nghe: 1346
Triển lãm trưng bày các thể loại tranh sơn dầu, sơn mài, tổng hợp, acrylic, lụa… Năm nay không có tác phẩm đạt giải A. Ban Tổ chức đã trao giải B, C và Khuyến khích cho các tác phẩm. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2020
Lượt nghe: 657
Triển lãm giới thiệu với công chúng những tác phẩm đặc sắc trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam do nhiều thế hệ nghệ sĩ sáng tác. (Làn sóng nghệ thuật 28/4/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 11/8/2015
Lượt nghe: 1828
“Xóm sở Mỹ” của nhà văn Thu Trân được viết bằng trải nghiệm tuổi thơ của tác giả cùng bao yêu thương dồn đọng qua năm tháng. Cuộc đời, thân phận, các trạng thái tâm lý nhân vật được phân tích ở góc độ cá nhân song vẫn thấm hơi thở thời cuộc. (Đọc truyện đêm khuya 11/08/2015)