Hệ thống tìm thấy 53 kết quả
Ngày phát hành 9:37 | 12/7/2022
Lượt nghe: 947
Nhân vật xưng Tôi sau cuộc gặp gỡ vô tình với cô gái trong quán bar đã trở thành vị cứu tinh của cô, giúp cô thoát khỏi sự truy bắt, xiết nợ của đám giang hồ. Và nhân vật Tôi cũng không thể ngờ rằng mình như bị cuốn vào một cuộc phiêu lưu chưa có hồi kết. Cùng đi với nàng về nhà riêng, càng lúc nhân vật Tôi càng bị bất ngờ, ngỡ ngàng về cuộc sống quý tộc pha chút màu sắc bí ẩn của cô gái xinh đẹp.
Ngày phát hành 9:46 | 12/7/2022
Lượt nghe: 1022
Câu chuyện mà nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế gửi tới chúng ta lấy bối cảnh của một đời sống đô thị đương đại với những bar rượu, những cô nàng ăn chơi xinh đẹp, những mối tình dở dang không đầu không cuối, những gã lãng tử lang thang như nhân vật Tôi. Tất cả đều không có một cái tên rõ ràng, từ hai nhân vật chính cho tới những nhân vật phụ, cùng lắm chỉ được gọi bằng những cái tên lâm thời, rất ngẫu hứng như Cục Mỡ, Đầu Trọc. Bầu không khí của truyện tạo ra vì thế có chất gì hơi kỳ dị, bí ẩn, nửa hư nửa thực, đôi lúc có cảm giác tác giả cố tình cường điệu hóa ít nhiều, từ cách ăn chơi của cô gái cho đến những khắc họa về các nhân vật khác. Cô gái có lẽ là nhân vật tạo ra những cảm xúc trái ngược cho mỗi người đọc. Ngoại hình của nàng xinh đẹp đã là một nhẽ, nhưng về phẩm chất thì không hẳn tốt mà cũng không hẳn xấu. Nàng không làm hại ai nhưng lại ăn chơi quá mức xa hoa, sẵn sàng bán thân để đổi lấy chiếc đầu đĩa máy hát mang thương hiệu Thorenze; nàng đang nợ vài chục ngàn Euro nhưng sẵn sàng đập tan hàng loạt chai rượu có giá mỗi chai ít nhất một chỉ vàng. Còn với nhân vật xưng Tôi, ngoài hành động nghĩa hiệp cứu cô gái thoát khỏi đám giang hồ ở phần đầu truyện, cho đến khi kết thúc tác phẩm, ta thấy anh ta cũng chỉ là người hành động phải đạo, thuận theo hoàn cảnh đưa đẩy, chứ cũng không biểu hiện gì nhiều hơn về bản thân. Anh hoàn toàn không có ý định tác động để thay đổi cuộc sống của cô gái theo một hướng nề nếp hơn, bình an hơn. Anh tự nhận mình chỉ là một loài thú hoang cô độc, một lãng tử có thói quen độc hành phố khuya. Truyện có một kết thúc mở khi nhân vật Tôi và cô gái bất ngờ chia tay nhau do cô gái sợ đám giang hồ truy đuổi, hai người còn chưa kịp chào nhau hay hò hẹn thêm điều gì. Ngày mai, họ có thể gặp lại mà cũng có thể không bao giờ nữa, như chính nhan đề truyện ngắn mà tác giả đặt tên. Tác phẩm không đưa ra một thông điệp thật rõ ràng nhưng lại để một dư âm vương vấn, bâng khuâng cho mỗi người đọc về những bộn bề trong đời sống đô thị đương đại, về những đúng sai đôi khi thật khó cắt nghĩa cho mỗi phận người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 11:1 | 3/5/2021
Lượt nghe: 962
Mai Trung Thứ (1906-1980) thuộc thế hệ họa sỹ đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Chủ đề phổ biến trong tranh của ông là phụ nữ, trẻ em và cuộc sống thường ngày. Được mua với giá 3,1 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby’s, “Chân dung cô Phượng” (được họa sĩ Mai Trung Thứ vẽ vào năm 1930) trở thành tác phẩm hội họa có giá cao nhất của mỹ thuật Việt Nam từ trước đến nay. (Làn sóng nghệ thuật 23/4/2021)
Ngày phát hành 14:32 | 8/3/2022
Lượt nghe: 1076
Truyện ngắn “Cửa Phật hoa mai nở” của nhà văn Hoàng Thế Sinh xoay quanh nhân vật chính là Mai Xưa, một bác sĩ sản. Nàng đã nhận nuôi một bé gái khi mẹ bé qua đời còn người cha phải lên đường ra trận. Trong bối cảnh người ta chưa có cái nhìn cởi mở về mẹ đơn thân, Mai Xưa trải qua nhiều lận đận. Một phần vì vất vả nuôi con khi chưa một lần sinh nở. Một phần vì tình duyên lắm mối mà chẳng đi đến đâu…Có cốt truyện cảm động, ca ngợi sự hi sinh của người phụ nữ nhưng truyện ngắn “Cửa Phật hoa mai nở” không thiếu những đoạn hài hước, thậm chí có chút châm biếm khi kể về những người đàn ông tới tìm hiểu Mai Xưa. Ai lúc đầu cũng hăng hái nhưng sau thì ngần ngại. Lí do thì muôn màu muôn vẻ nhưng nhìn chung, vẫn là chưa đủ yêu, chưa đủ duyên, chưa đủ cảm thông để nuôi nấng một đứa trẻ không phải ruột thịt của mình… Nhân vật Mai Xưa cũng được tác giả xây dựng một cách sinh động. Nàng không đóng khung trong kiểu nhân vật tròn trịa, mẫu mực mà vẫn có nét ngây thơ, hồn nhiên, thậm chí có chút cả tin. Nhưng có lẽ chính vì vậy, Mai Xưa mới ít đau khổ vì ái tình và vẫn tin vào ái tình. “Cửa Phật hoa mai nở” đã kết lại bằng ấm áp, bằng tin yêu, bằng hạnh phúc. Một cái kết sáng đủ làm ấm lòng người đọc và cũng như một lời nhắn nhủ rằng hãy cứ kiên trì gieo nhân lành để nhận được quả lành. (Lời bình của Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 9:8 | 21/12/2021
Lượt nghe: 988
Ngôn ngữ truyện ngắn “Giấc mơ hồng mai” của tác giả Bảo Thương đẹp, giàu chất thơ, giàu chất liên tưởng so sánh, chuyển tải được vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của con người. Nghe xong truyện, thính giả nhắm mắt lại và mường tượng ra bức tranh đẹp, nhưng buồn phác họa nỗi niềm của con người tự nhiên, khi họ ý thức được tiếng gọi của bản ngã, sống hết mình với bản ngã...
Ngày phát hành 18:14 | 28/11/2021
Lượt nghe: 912
Tác phẩm được tác giả Bùi Thanh Hà lấy cảm hứng từ chính cuộc đời làm nghề dậy học của mình hơn 30 năm qua. Bài thơ có thêm một đời sống tinh thần mới khi nhạc sĩ Trọng Tĩnh phổ nhạc thành bài hát cùng tên ngợi ca người giáo viên. (Điểm hẹn văn nghệ 20/11/2021)
Ngày phát hành 18:57 | 3/5/2021
Lượt nghe: 482
Quách Mai Thy là Quán quân cuộc thi Sao Mai toàn quốc 2019 dòng nhạc Dân gian. Dự án “Thy – Nương” gồm 3 sản phẩm: MV “Mục hạ vô nhân” (Xẩm chợ), single “Chờ chàng” (sáng tác: Trần Khánh Ly) lấy cảm hứng từ trích đoạn Xúy Vân giả dại trong vở chèo cổ “Kim Nham”, single “Ngọc Hoa tự khúc” (sáng tác Trần Khánh Ly) lấy cảm hứng từ nhân vật Mỵ Nương trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh. (Làn sóng nghệ thuật 27/4/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2020
Lượt nghe: 723
Nhạc kịch được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, do NSƯT Ánh Tuyết dàn dựng, các nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi Trẻ biểu diễn. (Làn sóng nghệ thuật 11/9/2020)
Ngày phát hành 9:39 | 28/12/2023
Lượt nghe: 1890
Người xưa thường mượn những hình ảnh thân thuộc, gần gũi để ký thác nỗi niềm, tâm sự. Trúc, mai là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt và cũng xuất hiện rất nhiều lần trong ca dao. Tác giả dân gian nhắc đến trúc, mai; nhưng không phải để tả thực cây trúc cây mai, cũng không phải bàn chuyện trúc mai phong cảnh, mà mượn mai, trúc để nói về con người.
Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2018
Lượt nghe: 761
Có một thực tế là ở tuổi mới lớn, bên cạnh những sáng tác văn thơ viết về tình bạn, về mái trường, những rung động đầu đời khác giới... thì còn có những sáng tác về sự trống vắng trong tâm hồn trước cuộc sống bộn bề xung quanh. Những tâm hồn ấy có thể chưa tìm được sự đồng cảm, chưa có sự định hướng rõ ràng. Chính vì thế, trong những sáng tác này, không khó để chúng ta nhận ra sự hoang hoải, cô đơn và có phần trống vắng. Điều này đã được tác giả Ngô Gia Thiên An khái quát trong bài thơ “Ánh sáng”. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 03/04/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2018
Lượt nghe: 935
Tác giả Trương Xuân Thiên (Thanh Hóa) ngoài những sáng tác thơ lấp lánh về tình bạn, có chút nhớ chút thương thuở ban đầu thì anh còn có nhiều bài thơ về tình yêu quê hương, biết trân quý những gì mình đang có. Điều này là cần thiết bởi ở lứa tuổi chúng ta ngoài việc phấn đấu để hiện thực hóa ước mơ thì sự quan tâm chia sẻ những vất vả với bậc sinh thành sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài thơ “Khúc hát ban mai” của tác giả Trương Xuân Thiên không nằm ngoài ý nghĩa đó. Tác phẩm giống như những lời ca thủ thỉ thân tình về mẹ thân yêu. Câu thơ “Khi mẹ quẩy hừng đông về ngang bến sông” được trở đi trở lại nhiều lần, mỗi lần tương ứng với bối cảnh thơ khác nhau. Thiên nhiên và lòng người như được quyện nhuyễn với nhau xung quanh hình ảnh trung tâm là mẹ…(VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 08/05/2018)
Ngày phát hành 11:27 | 25/9/2024
Lượt nghe: 1041
Trong các cây bút thơ đương đại thuộc thế hệ cuối 7x đầu 8x, Bùi Việt Phương là một giọng điệu gây được nhiều sự chú ý. Bắt đầu được biết đến từ phong trào thơ sinh viên ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bùi Việt Phương trong 5 năm gần đây đã công bố tới 2 tập thơ, trong đó tập Ngày lạ (NXB Hội Nhà văn, 2019) dành giải C – giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp đại học, Bùi Việt Phương về Hòa Bình công tác và hiện là Phó TBT Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Bùi Việt Phương – Trên sông con đò làm xước sương mai.
Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2019
Lượt nghe: 1619
Tinh tế, cảm xúc là những từ ngữ khi công chúng yêu nghệ thuật nhắc đến nghệ sĩ Mai Nguyên, anh để lại ấn tượng riêng trong lòng khán giả qua từng vai diễn, dù đó chỉ là vai diễn nhỏ. (Hành trình Sáng tạo 12/5/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2015
Lượt nghe: 1247
Những lúc giận dữ thì nhìn khuôn mặt người nào cũng rất khó coi. Vậy làm thế nào để cơn giận dần dần tan biến nhỉ? Câu chuyện sau đây sẽ giúp các bạn có được bí quyết để luôn giữ mình được bình tĩnh. ( Kể chuyện và hát ru phát 02+03)
Ngày phát hành 22:16 | 20/1/2022
Lượt nghe: 551
Họa sĩ Mai Trung Thứ (1906-1980) tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông là một trong những họa sĩ đầu tiên đưa hội họa Việt Nam hội nhập xu thế hiện đại. Các tác phẩm của ông là tổng hòa hoàn hảo giữa truyền thống của phương Đông với phương Tây. Viện Pháp tại Việt Nam công chiếu bộ phim tài liệu “Mai Thứ: Hành trình trở lại Mâcon của một nghệ sĩ đa tài” được thực hiện trong khuôn khổ triển lãm “Mai Trung Thứ (1906-1980), tiếng vọng của một Việt Nam trong mơ”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2017
Lượt nghe: 1081
Sử thi, hay mo “Đẻ đất đẻ nước” là niềm tự hào của người Mường, là viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam. Khác với các tác phẩm văn học dân gian khác, "Đẻ đất đẻ nước" tồn tại song hành trong đời sống vật chất và tinh thần của người Mường từ bao đời nay. Cùng nhà thơ Bùi Tuyết Mai - người con của "vũ trụ Mường" tìm hiểu về tác phẩm này các em nhé. (Trang văn học nhà trường - Chương trình Văn nghệ thiếu nhi 03/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2017
Lượt nghe: 1281
Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” không chỉ có giá trị văn học mà còn gắn bó với người Mường trong đời sống sinh hoạt, trong đời sống tín ngưỡng tâm linh. Đây là điều rất đặc biệt nếu so sánh với các tác phẩm văn học dân gian khác. Diễn xướng sử thi “Đẻ đất đẻ nước” là thầy mo - người được xã hội Mường tôn trọng bởi tài năng, đức độ, sức hiểu biết và trí nhớ tuyệt vời. Chúng ta nghe nhà thơ Bùi Tuyết Mai trò chuyện tiếp về không gian diễn xướng đặc biệt của sử thi cũng như vai trò của thầy mo – người diễn xướng nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 10/4/2017)
Ngày phát hành 18:37 | 15/3/2021
Lượt nghe: 535
Cảm xúc tuổi ô mai nhiều khi rất khó gọi thành tên. Chỉ biết rằng thứ tình cảm ấy luôn là động lực để chúng ta dần trưởng thành. Điều này đã được tác giả Đàm Huy Đông viết thành những câu thơ “Em ở đâu cho tôi được đến tìm/ Tôi gắng học để trước em không kém cỏi/ Những bài toán cả lớp tin rằng một mình tôi giải nổi/ Tôi vẫn biết là em đã làm xong"... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 09/03/2021)
Ngày phát hành 20:0 | 12/2/2024
Lượt nghe: 2741
Hoa mai ngày Tết là câu chuyện dung dị về lòng nhân ái, nghĩa xóm giềng của những gia đình vốn làm nghề trồng hoa. Cách ứng xử chân thành và ấm áp của họ tạo nên sự gắn bó, lưu giữ những giá trị tốt đẹp cho thế hệ sau!
Ngày phát hành 15:12 | 16/9/2024
Lượt nghe: 1135
Vì muốn con có tương lai “thành đạt” mà một người cha đã ép con học thật nhiều, khiến cậu bé mới học tiểu học lúc nào cũng phải chịu áp lực học hành quá tải. Người mẹ vì thương con lại mù quáng, thiếu hiểu biết, nên tín vào lễ lạt và những cách thức chữa trị độc hại. Rủi thay cậu bé bị ngộ độc, phải đi cấp cứu. Câu chuyện là lời cảnh tỉnh người làm cha mẹ, đồng thời cũng chỉ ra những áp lực tinh thần mà trẻ em gặp phải.
Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2016
Lượt nghe: 1575
“Ngày Hội nhật ký minh họa của thiếu nhi châu Á Mitsubishi Enikki” là cuộc thi vẽ diễn ra 2 năm một lần, dành cho các em thiếu niên châu Á do Ủy ban các vấn đề công cộng Mitsubishi; Liên đoàn Hiệp hội và Câu lạc bộ UNESCO châu Á-Thái Bình Dương; Liên đoàn Quốc gia các hiệp hội UNESCO Nhật Bản đồng tổ chức. Đoạt giải A cuộc thi “Ngày hội nhật ký minh họa” trong nước, bạn Nguyễn Mai Trang (CLB nghệ thuật Hoa Tâm - Hà Nội) là một trong số các bạn nhỏ đại diện nước ta tham dự Ngày Hội nhật ký minh họa của thiếu nhi châu Á vừa qua và vinh dự giành giải thưởng của Liên đoàn Hiệp hội và Câu lạc bộ UNESCO châu Á - Thái Bình Dương. (Văn nghệ thiếu nhi 28/12/2016)
Ngày phát hành 9:9 | 14/9/2023
Lượt nghe: 773
Chương trình hôm nay, chúng mình sẽ cùng gặp nhà thơ Lữ Mai – người đang tham gia dạy viết văn cho các bạn học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Cô trao đổi về cách viết truyện, làm thơ, khơi gợi niềm cảm hứng yêu thích và đam mê viết văn cho chúng mình... (Văn nghệ thiếu nhi 11/09/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2018
Lượt nghe: 728
Những bông hoa lụa mềm mại luôn làm đắm say bao ánh nhìn và ẩn sau vẻ đẹp đắm say ấy là cả những tâm huyết và sự tài hoa của những nghệ nhân. Theo sự phát triển của đời sống tinh thần, ngày càng có nhiều thương hiệu hoa lụa ra đời. Thế nhưng không phải thương hiệu hoa lụa nào cũng được người tiêu dùng ưa chuộng và nhất là trở thành nét văn hóa như thương hiệu hoa lụa Mai Hạnh. Phóng viên Thúy Quỳnh đã gặp gỡ nghệ nhân Mai Hạnh để giúp chúng mình hiểu hơn về con đường đến với nghệ thuật hoa lụa của bà và tìm hiểu về nét đặc sắc của thương hiệu hoa lụa Mai Hạnh. Mời các bạn cùng nghe! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 20/06/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019
Lượt nghe: 906
Không phải con nhà nòi, cũng không được đào tạo bài bản, nhưng chỉ vì “mê” ca trù, nghệ nhân ưu tú Vân Mai đã tự khổ luyện hơn chục năm để trở thành một nghệ nhân có tên tuổi trong làng ca trù Hà Nội. Với bà, ca trù như là cái duyên, cái nghiệp. (Hành trình Sáng tạo 03/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/3/2020
Lượt nghe: 1015
Truyện ngắn Ngôi đền sống xoay quanh hai nhân vật chính là Cường và Khánh. Cái chết của Khánh đã đẩy cao trào, kịch tính của truyện lên tới đỉnh điểm. Cường mãi mãi không còn cơ hội để chuộc lỗi của mình nữa, và nói như lời của người kể chuyện, từ đó chẳng còn ai nhìn thấy Cường cười, dù đó là nụ cười của một thiên thần. Cuộc hôn nhân giữa Cường và Hà khép lại tác phẩm thực chất chỉ làm cho mỗi chúng ta thấm thía hơn những nỗi đau, tổn thương và mất mát trong tình yêu mà Cường phải ăn năn suốt cuộc đời mình...(Đọc truyện đêm khuya phát 2/3/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2020
Lượt nghe: 1636
Vũ đã không thể chia cho Akiko một nửa cuộc đời, khi anh coi cuộc sống của mình chỉ còn như cái chai rỗng không và chiếc cốc xiêu đổ. Tình yêu và Hôn nhân, Nghệ thuật và Cuộc đời, chúng có chung sống cạnh nhau, có tồn tại và thăng hoa cùng nhau? Đó là những câu hỏi luôn day trở người sáng tạo, vừa thôi thúc họ làm việc, vừa xô đẩy họ vào những mâu thuẫn không dễ dàng thoát ra được... (Đọc truyện đêm khuya 02/01/2020)
Ngày phát hành 11:1 | 4/4/2024
Lượt nghe: 2608
Nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh sinh năm 1943, quê Hải Dương, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn (nay là Khoa văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội), sau đó làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam. Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 8 và khóa 9, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10. Ông nguyên là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, kiêm Tổng biên tập báo Nhà Báo và Công Luận. Từng là nhà báo chiến trường, nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh đã có mặt ở nhiều điểm nóng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông là người chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên về giờ phút lịch sử ở Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Thời mới cầm bút sáng tác, Trần Mai Hạnh đoạt giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 1970 - 1971. Ông có một số tác phẩm như “Nắng Thu Bồn”, “Tình yêu và án tử hình”, “Sụp đổ và tự thú”, “Ngày tận thế”, “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”, “Lời tựa một tình yêu”, “Thời tôi sống”. Trong đó, tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” từng được dịch ra tiếng Anh, giành giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2014, giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015. Trên đường thăm chiến trường xưa, vào ngày 2/4, nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh đã đột ngột qua đời, hưởng thọ 81 tuổi. Vĩnh biệt ông, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn có bài “Nhà báo Trần Mai Hạnh – Sống và viết như một nhân chứng lịch sử”.
Ngày phát hành 16:30 | 26/4/2022
Lượt nghe: 574
Nhà báo, nhà thơ Lữ Mai sinh năm 1988, hiện công tác tại báo Nhân Dân. Chị là một trong những cây bút trẻ sung sức, thâm nhập được vào nhiều mảng đề tài trong cuộc sống. Đọc thơ chị, chúng mình dễ nhận ra giọng điệu lạ, ấn tượng ngay từ những trang thơ đầu tiên. Nhớ về tuổi 17 nhiều ước mơ của mình, nhà thơ nhà báo Lữ Mai không khỏi xúc động vì có hoa hồng nhưng cũng không thiếu những lần nước mắt đã tuôn rơi... (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 12/04/2022)
Ngày phát hành 16:36 | 18/3/2022
Lượt nghe: 1096
Những năm gần đây, nhà thơ Lữ Mai – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định sức viết, sức sáng tạo qua hàng loạt thể loại, tác phẩm, đặc biệt là sáng tác thơ. Chị thể hiện sự quan tâm, thích ứng, nhanh nhạy với những biến động của xã hội qua các trang viết của mình. Tập trường ca có nhan đề “Hồi sinh” gồm 8 chương mà Lữ Mai mới ra mắt công chúng, bạn đọc những ngày tháng Ba này được đánh giá đã lan tỏa tinh thần sống và hy vọng giữa đại dịch Covid 19.
Ngày phát hành 18:33 | 29/7/2023
Lượt nghe: 344
Nhà thơ Lữ Mai sinh năm 1988 tại Thanh Hóa. Thơ cô giàu nữ tính, chứa đựng những năng lượng tích cực và niềm biết ơn dành cho cuộc đời. Những câu chuyện và kỷ niệm tuổi thơ bên gia đình, quê hương chính là nơi chắp cánh để cô nuôi dưỡng, theo đuổi đam mê cùng thơ ca... (Văn nghệ thiếu nhi 19/07/2023)
Ngày phát hành 15:35 | 15/7/2021
Lượt nghe: 991
Với tâm thế từng trải, là người lính, người trong cuộc, những trang thơ viết về đề tài thương binh, liệt sĩ đương nhiên sẽ có bề dày về mặt thông tin, cảm xúc. Vậy nhưng thế hệ cầm bút trẻ sinh trưởng sau chiến tranh vẫn có tác phẩm chất lượng lấy cảm hứng từ những người lính đã ngã xuống vì hòa bình Tổ quốc. Mới đây, Trường ca “Chư Tan Kra mây trắng” của nhà thơ trẻ Lữ Mai đã ra mắt và tạo hiệu ứng ấn tượng với độc giả. Trên nền câu chuyện về “Trung đoàn mũ sắt” 209 thuộc Sư đoàn 312 với những cựu chiến binh “dối già” đi tìm hài cốt đồng đội, tác phẩm của Lữ Mai thiết thực tri ân thế hệ cha anh một thời hào hùng cũng đầy hi sinh, mất mát.
Ngày phát hành 15:15 | 10/7/2024
Lượt nghe: 662
Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai hiện đang sinh sống
tại nước Đức. Thời gian vừa qua cô có dịp về thăm quê hương và là khách mời của trại viết văn Lumina do các bạn học sinh trường Quốc tế Anh BIS
Hà Nội tổ chức theo hình thức xã hội hóa. Tại đây, nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai đã có những chia sẻ rất cảm động và bổ ích về quê hương nguồn cội trong nỗi nhớ và những trang viết của cô... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 9/7/2024)
Ngày phát hành 11:4 | 9/1/2023
Lượt nghe: 235
Nhẹ nhàng trong trẻo nhưng không kém phần quyết liệt - đó là giọng điệu trong các tác phẩm của nhà văn Niê Thanh Mai. Nhớ về tuổi 17 đầy mơ mộng, có không ít ước mơ được chắp cánh từ hoài bão tuổi trẻ, nhà văn tự tin khẳng định rằng: “Để có được như ngày hôm nay tôi đã phải nỗ lực gấp 3 lần so với các bạn đồng trang lứa”... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 27/12/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2018
Lượt nghe: 2192
Nhà văn, nhà viết kịch, nhà báo Xuân Trình (1936-1991); Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001; nguyên Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sân khấu... là một trong những nhà viết kịch hàng đầu của sân khấu hiện đại Việt Nam; với nhiều vở diễn nổi tiếng, gây nhiều tranh luận về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật từ giữa những năm 60 - 90 của thế kỷ trước...
Ngày phát hành 16:57 | 28/9/2021
Lượt nghe: 2670
Trước những đòi hỏi phải đổi mới và hấp dẫn hơn, cải lương cũng như nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức. Là một nữ đạo diễn có nhiều tìm tòi sáng tạo, gặt hái được không ít thành công, NSND Hoàng Quỳnh Mai sẽ cùng với BTV chương trình chỉ ra một số vấn đề của sân khấu cải lương hiện nay
Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2017
Lượt nghe: 1243
Khởi đầu với giả thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội bằng vở Cải lương Cung Phi Điểm Bích năm 2009, đây chính là lý do NSND, Đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai luôn đau đáu với những vở diễn khắc họa con người thủ đô, như các vở sau này: “Gươm thiêng trao trả hồ thần”, “Hà Nội gió mùa”, “Dâu bể một kiếp tằm” ..v.v. Qua 2 lần Liên hoan sân khấu Thủ đô được tổ chức, các tác phẩm chị tham dự luôn đạt giải cao, tạo tiếng vang ở người xem cũng như các bạn nghề.
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019
Lượt nghe: 868
Sở hữu giọng hát trầm ấn tượng và đầy sức truyền cảm, nghệ sĩ ưu tú Mai Hoa đã để lại trong lòng khán giả, đặc biệt là khán giả truyền hình những cảm xúc sâu sắc nhất. (Hành trình Sáng tạo 14/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2018
Lượt nghe: 2238
Lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian Việt Nam, cùng với niềm đam mê, sáng tạo, nhà thiết kế Bùi Mai Thủy đã mang đến cho áo dài truyền thống một nét đẹp rất riêng. (Chân dung nghệ sỹ 24/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2019
Lượt nghe: 2030
Truyện ngắn được nhà văn Nguyễn Hiếu xây dựng câu chuyện ở làng Mai với nhiều tình tiết dở khóc dở cười. Những mâu thuẫn cá nhân phát sinh từ việc làng Mai phát triển, nhiều dự án nhà, đường sá mọc lên, quỹ đất hạn hẹp nên việc người chết không có nơi chôn cất như trước đây đã trở thành một vấn đề bàn cãi khắp làng xã...(Đọc truyện đêm khuya phát 29/8/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019
Lượt nghe: 733
Sao Mai là thiếu nữ xinh đẹp có giọng hát rất hay còn Họa Mi là chàng trai tốt bụng có tài thổi sáo. Thương người dân bị hạn hán hành hạ, hai người đã đi tìm nguồn nước. Cuối cùng Sao Mai và Họa Mi đã biến thành hai khối đá, từ chân hai khối đá chảy ra dòng nước mát lành... (Kể chuyện và hát ru 09/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2015
Lượt nghe: 1458
Tết đến xuân về cũng là lúc đào mai khoe sắc bên cạnh những cây quất trĩu quả. Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng nghe sự tích ra đời của hoa đào hoa mai và cây quất nhé! (Kể chuyện và hát ru ngày 23+24/02)
Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2016
Lượt nghe: 1543
Câu chuyện về Hoa Mai Vàng, loài hoa khoe sắc thắm tại Miền Nam nước ta mỗi dịp tết đến xuân về. Những bông mai vàng biểu tượng cho lòng dũng cảm và mong ước một năm an vui, hạnh phúc, may mắn của con người.
(Chương trình Kể chuyện và hát ru phát 21h30 ngày 06.02.2016)
Ngày phát hành 0:0 | 15/8/2016
Lượt nghe: 1143
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai là tác giả và cũng là dịch giả của 15 tập thơ và văn xuôi, trong đó có những tác phẩm viết cho thiếu nhi như: “Mun ơi, chạy đi!”, “ Trăng châu Phi”, “ Hành trình tới biển sông” và gần đây nhất là tập truyện ngắn “ Những ngôi sao trên bầu trời thành phố”. Hiện tại nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đang định cư ở nước ngoài. Với tấm lòng yêu mến con trẻ, chị vẫn liên tục sáng tác và in sách dành cho các độc giả nhỏ tuổi với mong muốn những trang văn này sẽ giúp các em thêm yêu mến thiên nhiên, trân trọng cuộc sống và những người thân trong gia đình. (Văn nghệ thiếu nhi 14/8/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2020
Lượt nghe: 732
Đến với cọ vẽ, bảng màu hơi muộn nhưng các tác phẩm của họa sĩ Mai Đại Lưu đã tìm được tiếng nói riêng. Cũng chính từ tình yêu với hội họa, anh tự dấn thân, sáng tạo không ngừng và sống hết mình với nghệ thuật. (Hành trình Sáng tạo 11/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/5/2019
Lượt nghe: 949
Họa sĩ Nguyễn Hữu Thuận mang đến cho người xem nhiều cảm xúc và ấn tượng qua 40 bức tranh. (Làn sóng nghệ thuật 10/5/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/8/2020
Lượt nghe: 488
Tranh trong triển lãm “Tôi là Mai Đại Lưu” vẽ nhiều đề tài khác nhau, nhưng phần lớn đề cập các vấn đề lớn của con người, như chủng tộc, tôn giáo, hòa bình, trẻ em... Nhưng họa sĩ không vẽ hiện thực như những gì chúng ta nhìn thấy mà vẽ theo lối biểu hiện, đôi khi có tính giễu nhại hài hước. (Làn sóng nghệ thuật 28/7/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 11/10/2017
Lượt nghe: 1248
Trong một lần đi nhặt lá trên đồi, Hồng và Trung tìm thấy tổ chim có chú chim non. Hai bạn quyết định nuôi dưỡng con chim ấy đủ lông đủ cánh. Sau đó, mâu thuận giữa hai người bạn bắt đầu xảy ra. Cả Hồng và Trung đều muốn khẳng định cái tôi của mình. Giữa lúc tình bạn tưởng chừng phải chấm dứt thì nhân vật thứ ba xuất hiện đã giúp cả Hồng và Trung đều phải nhìn lại chính mình. (Văn nghệ thiếu nhi 10/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2016
Lượt nghe: 6191
Một cội mai già mà biết bao người thương nhớ. Cội mai ấy đã sống một thế kỉ rưỡi, chứng kiến bao đổi thay của cảnh, của người. Nhưng cội mai còn có một đời sống khác, đó là sống trong tâm thức, trong kỉ niệm của một người con xa xứ. Người đàn bà đó lại truyền tình yêu quê hương của mình cho người con gái qua những câu chuyện kể sống động, đầy tình cảm và đặc biệt ngưng đọng ở hình ảnh một vườn mai rực rỡ, trong đó có một cội mai già. (Đọc truyện đêm khuya 28/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 17/8/2017
Lượt nghe: 4418
Hoa Mai là một trong bốn loại cây được xếp vào hàng tứ quý: tùng, cúc, trúc, mai. Nhân vật Thức trong truyện dành hết tâm sức cho thú chơi hoa mai của mình. Niềm đam mê cây mai quý của Thức khiến “gã” được và mất nhiều thứ trong cuộc sống. Từ ngày tìm được cây bạch mai quý, Thức đắm mình với hồn mai. Thú chơi hoa mai khiến Thức thăng hoa về mặt cảm xúc, tinh thần mà quên cuộc sống đời thực có một gia đình cần chăm sóc. Người vợ trẻ vì mê cuộc sống giàu sang đã buộc Thức phải lựa chọn giữa cây mai và gia đình. Cuối cùng,Thức phải đau đớn bán đi niềm đam mê của mình. Nhân vật chịu bi kịch nội tâm vì không biết cân bằng giữa đời sống tinh thần và hiện thực. (Đọc truyện đêm khuya 14/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 24/6/2019
Lượt nghe: 1891
Tác giả lựa chọn cây mai trắng là biểu tượng xuyên suốt câu chuyện thể hiện ước muốn những điều tốt đẹp, trong sáng, thánh thiện nhất của cuộc sống như lòng thủy chung vợ chồng, tình cha con và tình yêu đôi lứa. Hình ảnh núi rừng Yên Tử cũng như con người bên cây hoa mai được khắc họa như bức tranh phong cảnh giàu cảm xúc. Ngôn ngữ truyện đầy chất thơ, các đoạn văn có tính điện ảnh cao khiến người đọc, người nghe dễ cảm nhận. Đan xen vẻ núi rừng Yên Tử là vẻ đẹp tinh thần con người Đại Việt. Hào khí non sông được thể hiện qua truyền thống yêu nước, giữ nước qua nhiều thế hệ...(Đọc truyện đêm khuya phát 24/6/2019)
Ngày phát hành 11:14 | 11/3/2024
Lượt nghe: 2361
Nhà văn, GS-TS Mai Quốc Liên, sinh ngày 8/6/1940, tại xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội), Đại học Hán học, Cao học Hán học (Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam). Nhà văn từng giữ các chức vụ: Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Tổng Biên tập tạp chí Hồn Việt; Từng là Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình-Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học. Nhà văn, GS-TS Mai Quốc Liên đã xuất bản hơn 10 tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm tiểu luận, nghiên cứu, phê bình có giá trị như: Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa; Ngô Thì Nhậm trong nền văn học Tây Sơn; Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ; Trước đèn; Khảo luận Văn chiêu hồn; Nguyễn Du toàn tập; Phê bình và tranh luận văn học; Tạp luận; Nguyễn Trãi toàn tập; Cao Bá Quát toàn tập; Vị mặn biển đời…Nhà văn vừa từ biệt chúng ta vào một ngày cuối tháng Giêng. Bài viết “Nhà văn, nhà PBVH Mai Quốc Liên: Người coi trọng văn phong với ngòi bút uyên bác” của nhà văn Lê Quang Trang như nén tâm hương tưởng nhớ ông. Mời các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2015
Lượt nghe: 1363
Mai Hắc Đế sống cách chúng ta 13 thế kỷ; quá ít tác phẩm về ông. Qua vở diễn, khán giả đương đại biết thêm và chia sẻ những cảm xúc về một vị vua anh hùng gắn với nhiều giai thoại.
Ngày phát hành 9:39 | 22/2/2021
Lượt nghe: 967
Những năm qua, cùng với những thành công trong sáng tác với chất liệu sơn dầu, họa sĩ Mai Xuân Oanh còn được biết đến là người có những tìm tòi sáng tạo, góp phần mang lại tiếng nói mới cho chất liệu lụa nước ta. Mặc dù sử dụng cùng lúc hai chất liệu nhưng trong những tác phẩm của anh không bị đi vào lối mòn mà mỗi chất liệu lại có tiếng nói riêng với những khám phá mới mang xúc cảm và hơi thở của cuộc sống đương đại. (Hành trình Sáng tạo 21/02/2021)