Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 9 kết quả

"Ký ức phủ sương" - Những người không tên làm nên đất nước

Ngày phát hành 7:56 | 5/9/2023

Lượt nghe: 470

Theo đuổi đề tài lịch sử nhưng rất khó xác định “Ký ức phủ sương” viết về một giai đoạn cụ thể nào. Câu chuyện về vị tướng quân đầu triều hay cô gái vô danh không đưa ra bất kì một chi tiết nào về một dấu mốc rõ ràng. Dường như tác giả Đào Thu Hà có ngụ ý rằng ở bất kì thời nào, vẫn luôn có những người quên mình hi sinh vì nghĩa lớn. Họ có thể được ghi danh hoặc không. Nhưng đều đã trở thành một phần của đất nước non sông. “Ký ức phủ sương” là một truyện ngắn được viết chắc tay. Sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại buộc người đọc phải có sự tập trung nhất định mới có thể kết nối các mảnh ghép. Có nhiều hơn một cuộc đời được kể trong “Ký ức phủ sương”. Những nhân vật đều không có tên dù họ là công chúa đời trước, tướng quân đương triều hay cô thôn nữ cắn răng chịu nhục để bảo vệ người mình thầm thương… Mạch truyện chính liên tiếp được mở rộng bằng các câu chuyện nhỏ khác, tạo nên bức tranh toàn cảnh về một dân tộc anh hùng, gửi gắm một thông điệp rõ ràng rằng có những người ta không ta biết mặt nhớ tên nhưng chính họ đã làm nên đất nước… Bản thân tác giả cũng cho thấy sự chú ý trong việc xây dựng và lựa chọn chi tiết như màn sương giăng kín một vùng trắng xóa hoặc loại rượu Không Tên phủ lên hiện thực màu sắc của huyền thoại. Từ đó, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

"Ký ức phủ sương" - Những người không tên làm nên đất nước

Ngày phát hành 7:56 | 5/9/2023

Lượt nghe: 721

Theo đuổi đề tài lịch sử nhưng rất khó xác định “Ký ức phủ sương” viết về một giai đoạn cụ thể nào. Câu chuyện về vị tướng quân đầu triều hay cô gái vô danh không đưa ra bất kì một chi tiết nào về một dấu mốc rõ ràng. Dường như tác giả Đào Thu Hà có ngụ ý rằng ở bất kì thời nào, vẫn luôn có những người quên mình hi sinh vì nghĩa lớn. Họ có thể được ghi danh hoặc không. Nhưng đều đã trở thành một phần của đất nước non sông. “Ký ức phủ sương” là một truyện ngắn được viết chắc tay. Sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại buộc người đọc phải có sự tập trung nhất định mới có thể kết nối các mảnh ghép. Có nhiều hơn một cuộc đời được kể trong “Ký ức phủ sương”. Những nhân vật đều không có tên dù họ là công chúa đời trước, tướng quân đương triều hay cô thôn nữ cắn răng chịu nhục để bảo vệ người mình thầm thương… Mạch truyện chính liên tiếp được mở rộng bằng các câu chuyện nhỏ khác, tạo nên bức tranh toàn cảnh về một dân tộc anh hùng, gửi gắm một thông điệp rõ ràng rằng có những người ta không ta biết mặt nhớ tên nhưng chính họ đã làm nên đất nước… Bản thân tác giả cũng cho thấy sự chú ý trong việc xây dựng và lựa chọn chi tiết như màn sương giăng kín một vùng trắng xóa hoặc loại rượu Không Tên phủ lên hiện thực màu sắc của huyền thoại. Từ đó, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

"Tiếng gõ cửa buổi mờ sương": Tình yêu, khát vọng sống

Ngày phát hành 9:51 | 4/1/2022

Lượt nghe: 1042

Truyện lấy bối cảnh ở một khu phố ven sông Hồng. Ở đó, có sự giao thoa giữa phố và làng, giữa đô thị và nông thôn. Nhà cửa mọc san sát, che kín những khoảng trời, người xe tấp nập qua lại. Men theo lối mòn đi xuống sông sẽ gặp bãi ngô, vườn cải và con sông bốn mùa đỏ nước. Về không gian, tác giả đã tạo được độ thoáng cần thiết cho tác phẩm, xuyên suốt bài viết là sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên. Sống trong căn nhà nhỏ, bị những tòa nhà cao tầng che khuất tầm nhìn nhưng Vân vẫn tìm thấy một khoảng trời nhỏ để hít thở và giao hoà với thiên nhiên. Tác giả làm hẹp không gian sống của Vân đồng thời mở ra một không gian khác thoáng đãng, thi vị hơn. Khi đi vào đặc tả, lựa chọn tình tiết... bằng vốn ngôn ngữ riêng tác giả đã viết rất cuốn hút và khác lạ. Tác giả dùng hình ảnh dân dã, mộc mạc, xưa cũ để tạo hiệu ứng cảm xúc cho câu văn. Hoa cải, con gà trống, ông lái đò, dòng sông, màn sương... được nhắc tới nhiều lần nhưng không nhàm hay trùng lặp. Mỗi lần hiện lên, các hình ảnh sẽ có dáng vẻ mới, ngôn từ mới, khía cạnh mới, cảm xúc mới. Truyện có hai chi tiết đột phá tạo nên cao trào, gây xúc động mạnh với người đọc. Sản phụ bị nhiễm cô vít được chỉ định mổ gấp và Vân, vợ của Hùng phải mổ đẻ vì kiệt sức. Hùng là bác sĩ trực tiếp mổ bắt con cho sản phụ bị “cô vít”. Anh dùng chính bức ảnh siêu âm 4D của con gái để cầu xin sản phụ giúp đỡ mình. Cả hai đều bị ranh giới của sự sống và cái chết dồn đuổi. Nếu anh trễ một giây hoặc người mẹ bỏ cuộc sớm một giây, tất cả sẽ là dấu chấm hết cho một hành trình gian khổ. Người mẹ đã giúp Hùng tìm thấy ánh sáng cho đứa trẻ. Một cuộc vượt cạn cân não và ngoạn mục. Người mẹ đã trao lại sự sống, đặt trọn tình yêu và tâm sức vào đứa con bé bỏng. Người mẹ đã trút thở nhưng em bé sẽ tiếp tục khát vọng sống của mẹ. Khi Hùng phải thở máy vì “cô vít”, Vân vào viện vượt cạn một mình. “Chửa đẻ là cửa mả”, lần đầu tiên làm mẹ với Vân không dễ dàng gì. Hai người đàn bà cùng lên bàn đẻ, cuộc vượt cạn nào cũng phải trải qua khổ ải, sống trong những giây phút kịch tính, nghẹt thở. Ở thời khắc, sự sống chỉ được tính bằng giây con người không còn màng tới điều gì ngoài máu mủ và tình thân. Thời khắc đó họ tự sản sinh kháng thể cho mình; bằng khao khát sống, tình yêu, giấc mơ đoàn tụ họ đã vượt qua cái chết. Trong tuyến nhân vật được xây dựng có hình ảnh ông lái đò. Không lời thoại, không sự tương tác nào xảy ra nhưng sự xuất hiện của ông lái đò, con gà trống đã tạo ra một khoảng lặng khiến chúng ta phải suy ngẫm. Nơi ông lão sống, từ làng lên phố chỉ cách mấy bước chân, nhịp sống vẫn chậm rãi tiếp diễn. Ở đâu đó, sự sống vẫn âm thầm nảy sinh, bình thản đi qua đại dịch. Kết truyện… mùa xuân về bên bờ bãi, một không khí Tết trầm ấm tràn ra phố, len lỏi vào lòng người. Màn sương ẩm mịn bị xé tan bởi “tiếng gõ cửa” nhiệm màu. Tất cả cùng vào một khung hình đẹp. Sự hội tụ của những khát vọng sống bình dị đã xua đi cái giá lạnh của mùa đông, nỗi buồn của chia ly, dấy lên những hi vọng mới trong ngày mới. Một câu chuyện đẹp với bức thông điệp nhân văn. “Ai cũng một lần được sinh ra, nếu còn thở sao chúng ta không nghĩ về sự sống, đấu tranh để được tái sinh. Sự sống thật kỳ diệu, không ai được từ bỏ dù có lúc thấy kiệt sức muốn ngủ một giấc dài. Còn sống là còn làm lại, còn bắt đầu, còn tiếp tục đổi đời và hi vọng”. Phải chăng, chúng ta vốn dĩ là những chiếc lá? “Sau tất cả… còn nhìn thấy ánh sáng là còn tin vào cuộc sống, còn sống là còn hấp thu ánh sáng để quang hợp và xanh (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Bùi Việt Phương – Trên sông con đò làm xước sương mai

Bùi Việt Phương – Trên sông con đò làm xước sương mai

Ngày phát hành 11:27 | 25/9/2024

Lượt nghe: 1041

Trong các cây bút thơ đương đại thuộc thế hệ cuối 7x đầu 8x, Bùi Việt Phương là một giọng điệu gây được nhiều sự chú ý. Bắt đầu được biết đến từ phong trào thơ sinh viên ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bùi Việt Phương trong 5 năm gần đây đã công bố tới 2 tập thơ, trong đó tập Ngày lạ (NXB Hội Nhà văn, 2019) dành giải C – giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp đại học, Bùi Việt Phương về Hòa Bình công tác và hiện là Phó TBT Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Bùi Việt Phương – Trên sông con đò làm xước sương mai.

'Lời páo dung trong sương": Những xót xa phận người

'Lời páo dung trong sương

Ngày phát hành 0:0 | 2/11/2020

Lượt nghe: 1278

Vắn gọn nhưng cô đọng, “Lời páo dung trong sương” thu hút người đọc từ những dòng đầu tiên. Có ai lại hờ hững với những chuyện lạ lùng, có phần li kì, nhất là những chuyện ấy lại là của một người đẹp. Cuộc đời Mùi Tá có nhiều khúc truân chuyên. Nhưng có vẻ tác giả Vi Thị Thu Đạm không mấy bận tâm tới việc nhân vật đã vượt qua những khó khăn như thế nào. Lần Mùi Tá bị bố đánh gẫy chân, không cho đi học, cô chỉ cười. Chuyện gì đã xảy ra trong lần đầu tiên Mùi Tá bỏ nhà bố đẻ hay ba lần rời nhà chồng, tác giả cũng không kể… Chỉ vẻn vẹn trong mấy trang truyện, Mùi Tá – từ khi còn ở tuổi thiếu nữ cho tới khi là góa phụ 19 tuổi, đem đến cho người đọc nhiều câu hỏi “tại sao?”, “vì đâu” nhưng đều không nhận được câu trả lời rõ ràng. Những điều chi tiết cụ thể trong cuộc đời cô gái dường như cũng bị sương mù trên đỉnh Sơn Mẫu che phủ, nhưng dẫu vậy cũng đủ để người ta thấy xót thương. Cuộc đời của Mùi Tá đã sớm chịu cảnh bỏ học giữa chừng, làm vợ, làm mẹ khi còn quá trẻ, và rất có thể, cô đã chịu những giày vò khác trong những lần bỏ bản mà đi. Chồng mất, con thì đã bán, Mùi Tá dường như chẳng còn gì ngoài lời páo dung trong sương. Nhưng ngay cả lời páo dung cũng buồn bã xiết bao: “Không thể không gặp bởi lòng quá nhớ / Chả lẽ để nỗi nhớ trong lòng năm này qua năm khác…” (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Tình quê qua tập tản văn “Trong sương thương má”

Tình quê qua tập tản văn “Trong sương thương má”

Ngày phát hành 15:11 | 4/10/2024

Lượt nghe: 1332

Nhà văn trẻ Trương Chí Hùng đã được độc giả biết tới qua tập bút ký “Man mác Vàm Nao”; “Một nửa quê nhà”, và gần đây là tập tản văn “Trong sương thương má” do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Lối viết chân thật, những chi tiết sinh động về gia đình, làng xóm, đặc biệt là cuộc sống mưu sinh vất vả của những người nông dân đã giúp chúng ta hiểu hơn về tình đất tình người nơi có dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 1/10/2024)

Truyện ngắn "Cõi mù sương"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2016

Lượt nghe: 3170

Trong cuộc sống, bên cạnh những người được hưởng sự giàu sang, phú quí, may mắn còn bao phận người đói khổ, trái ngang, bất hạnh. Và tất cả nỗi ngang trái bất hạnh đó dường như phụ nữ bao giờ cũng là người gánh đỡ, đương đầu. Tác phẩm này như mộtlời chia sớt với họ.(Đọc truyện đêm khuya 01/03/2016)

Truyện ngắn "Đêm tình Khau Vai": Ấm tình trong sương lạnh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2016

Lượt nghe: 4069

Nghe và đọc "Đêm tình Khau Vai", chúng ta như đi xuyên qua một đêm lạnh giá, ướt đẫm sương nhưng không thấy lạnh. Chỉ thấy tình yêu chấp chới bay lên trong “khoảnh khắc ngắn ngủi mà hạnh phúc đến vô cùng…” (Đọc truyện đêm khuya 02/01/2016)

Tùy bút “Trở về miền sương ngọt”

Tùy bút “Trở về miền sương ngọt”

Ngày phát hành 10:1 | 15/12/2022

Lượt nghe: 520

Khắp nơi trong tỉnh Quảng Trị đều ra sức xây dựng nông thôn mới, mỗi huyện, mỗi xã, mỗi thôn đều có những cách làm hay. Trong đó có Cam Lộ, huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị về đích nông thôn mới. Đạt được điều ấy ngoài nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của nhân dân thì còn nhờ vào truyền thống yêu nước trong tiến trình xây dựng và bảo vệ quê hương. Tùy bút “Trở về miền sương ngọt” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý thể hiện điều ấy vừa đậm chất hiện thực vừa đầy chất thơ:

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya