Hệ thống tìm thấy 21 kết quả
Ngày phát hành 11:21 | 6/11/2023
Lượt nghe: 1925
Nhân vật chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe – ông Miêng, có thể khiến mỗi thính giả, độc giả liên tưởng ngay đến một nhân vật khá nổi tiếng trong giới văn chương, đã từng nổi tiếng ở miền Nam từ trước 1975. Đó là thi sĩ Nguyễn Đức Sơn, còn được gọi là Sơn núi. Cả Nguyễn Đức Sơn và ông Miêng đều có hành động giống nhau, đó là dành cả cuộc đời mình để trồng những cây thông. Trong đời thực, ông Nguyễn Đức Sơn tương truyền đã trồng tới một vạn cây thông ở vùng Phương Bối, Bảo Lộc, Lâm Đồng và còn tiếp tục truyền cảm hứng này cho các con của mình. Nếu như thi sĩ Nguyễn Đức Sơn trồng thông trong một tâm thế trở về với hoang sơ, sống gần gũi với thiên nhiên thì ông Miêng trong truyện ngắn của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lại trồng thông kín những quả đồi vì nỗi đau chiến tranh, khi tất cả đồng đội ông đã hy sinh ở đó. Đặt tên truyện là Lời hứa của thời gian, chúng ta hiểu rằng đây là cách ông Miêng tự hứa với lòng mình chứ không phải có ai ép buộc hay giao nhiệm vụ cho ông cả. Xoay quanh cuộc sống của ông Miêng, ta bắt gặp cả một bi kịch của người lính thời hậu chiến khi hạnh phúc gia đình tan vỡ, đứa con sinh ra bị nhiễm chất độc da cam, người vợ đợi chờ ông đằng đẵng suốt mười năm thời chiến thì nay lại bỏ ông trong thời bình. Một hy vọng hạnh phúc vừa nhen nhóm lên trong đời ông Miêng đã nhanh chóng vụt tắt, đấy là khi Hoa cuốc phải quả mìn còn sót trong chiến tranh và qua đời. Nỗi đau cũ còn chưa nguôi thì nỗi đau mới lại chồng lên trong lòng người cựu chiến binh. Phần cuối truyện có lẽ là một sắp đặt để mong mang đến một cái kết có hậu trong cuộc đời ông Miêng, đó là ông không phải sống cô đơn nữa bởi con trai của Lợi đã tìm về. Nhưng ông cũng đồng thời phải giữ kín một bí mật khác, bởi nếu nói ra sự thật sẽ mang nỗi đau cho người thanh niên vừa tìm đến ông. Mỗi người nghe, người đọc có lẽ đều tin rằng, hai người đàn ông ấy sẽ mang đến cho nhau hơi ấm cuộc đời trong tất cả những tháng ngày sắp tới. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 8:48 | 9/4/2024
Lượt nghe: 969
Truyện ngắn Thông trên núi Sơn Viện của tác giả Lê Đình Trung là tiếng vọng từ quá khứ, sống dậy trong nhân vật kể chuyện xưng Tôi-người con gái mang tâm hồn vụn vỡ, ký ức là những mảnh ghép đau thương chắp vá, vì không đủ mạnh mẽ để đối diện, cô chọn cách trốn chạy đau buồn trong suốt mười năm mới trở lại thăm quê. Truyện lên án tư tưởng trọng nam khinh nữ, cái tư tưởng lỗi thời, lạc hậu nhưng vẫn còn bám rễ ăn sâu vào nết ăn lối nghĩ của không ít người nhà quê. Sự ám ảnh của tư tưởng ấy như ngọn lửa thiêu rụi đi lương tri, sự tỉnh táo cần có của một con người, khiến con người ấy đánh mất mình và làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. May thay, sau tất cả những đớn đau, những biến cố, tình người là thứ còn lại duy nhất để xoa dịu, chữa lành những vết thương sâu hoắm, nhức buốt tưởng như khó có thể lành được. Thông trên núi Sơn Viện có nội dung nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, văn phong giản dị, tình tiết truyện chân thực đã chạm đến cảm xúc, rung động trong trái tim người đọc người nghe.
Ngày phát hành 13:27 | 7/3/2021
Lượt nghe: 481
Triển lãm giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ sáng tác qua nhiều giai đoạn, phục vụ kịp thời cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Làn sóng nghệ thuật 23/02/2021)
Ngày phát hành 10:47 | 12/5/2023
Lượt nghe: 2374
Khi đảm nhận cương vị Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội, NSND Đào Lê luôn nỗ lực giữ vững định hướng bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghệ thuật chèo bằng việc kiên trì, rèn luyện đội ngũ, đào tạo các thế hệ diễn viên kế cận, nâng cao chất lượng nghệ thuật, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của khán giả hiện đại. Có lẽ vì thế trong khi nhiều loại hình sân khấu truyền thống, trong đó có nghệ thuật chèo đang loay hoay tìm khán giả thì Nhà hát Chèo Quân đội trong thời gian NSND Đào Lê làm giám đốc vẫn "sáng đèn" với gần 200 đêm diễn / năm. (Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 10:56 | 13/5/2022
Lượt nghe: 1812
Nếu tính từ tập thơ đầu tiên “Viết cho mình” cách đây đã gần 30 năm, đến bây giờ, vắt qua hai thế kỷ, nhà thơ Bùi Kim Anh đã có 12 tập thơ được xuất bản, tập nào cũng đầy đặn cả về chữ và tình. Con số 120 bài trong tập thơ “Thức bước thời gian” đã cho thấy nội lực của một nữ nhà thơ, người đàn bà làm thơ quên thời gian.
Ngày phát hành 17:17 | 2/8/2022
Lượt nghe: 1728
Triển lãm mỹ thuật giới thiệu gần 70 tác phẩm thể hiện những góc nhìn chân thực về hình tượng bộ đội, dân quân, y sĩ, bác sĩ... và những ký ức không quên về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 23:9 | 13/11/2021
Lượt nghe: 523
Triển lãm trưng bày 60 tác phẩm của các họa sỹ nhóm Đa diện, gồm: Nguyễn Công Hoài, Doãn Hoàng Lâm, Nguyễn Mạnh Hùng (Hùng Rô), Khổng Đỗ Duy, Chu Việt Cường, Nguyễn Minh (Minh Phố) và Tào Linh. (Làn sóng nghệ thuật 5/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2019
Lượt nghe: 852
Gốm Việt đã có lịch sử lâu đời với nhiều dòng gốm đa dạng, vang danh trong nước và thế giới. Cùng nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng tìm hiểu về nghệ thuật gốm thời Lý – Trần qua 4 thế kỷ hưng vong. (Câu chuyện nghệ thuật 22/11/2019)
Ngày phát hành 17:13 | 12/12/2021
Lượt nghe: 539
Cuốn sách có độ dầy gần 200 trang tập hợp những những bài viết của gần 40 tác giả ở nhiều độ tuổi, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và đã tạo được dấu ấn riêng trong nghề nghiệp. Các tác giả viết thư cho chính mình ở tuổi 16 - tuổi của ngưỡng cửa trưởng thành, nhiều hoài bão và cũng nhiều âu lo... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 23/11/2021)
Ngày phát hành 23:5 | 13/11/2021
Lượt nghe: 506
Cuốn sách tập hợp bài viết của 38 tác giả là những cá nhân ở nhiều độ tuổi, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và ghi dấu ấn trong lĩnh vực của mình như nhà ngoại giao Phạm Sanh Châu, nhà bảo tồn động vật hoang dã Nguyễn Thị Thu Trang (Trang Nguyễn), bác sĩ, PGS Nguyễn Lân Hiếu, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh, nghệ sĩ dương cầm Trịnh Mai Trang (Trang Trịnh), họa sĩ Đào Hải Phong, nhà văn Phan Việt… (Làn sóng nghệ thuật 2/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2019
Lượt nghe: 1284
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Lỗ Tấn được độc giả nước ta biết đến qua nhiều truyện ngắn đặc sắc như Thuốc, A.Q chính truyện, Cố hương. Truyện ngắn "Cố hương" có mặt trong chương trình ngữ văn bậc phổ thông cơ sở từ nhiều năm nay. Nhìn truyện ngắn ở góc độ thời gian, tiến sỹ Trần Văn Trọng có nhiều lý giải sâu sắc. Chúng ta cùng tham khảo nhé... (văn nghệ thiếu nhi 20/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 8/7/2020
Lượt nghe: 1628
Nhạc sĩ Cát Vận (Nguyên Trưởng ban Biên tập Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam) là tác giả của nhiều ca khúc và nhạc phẩm không lời nổi tiếng: “Đi dọc Việt Nam”, “Hãy đến với rừng”, “Chân dung dũng sỹ”, “Ngọn lửa Pác Bó”, “Những cánh chim không mỏi”, "Tình yêu của biển", “Mùa thu” v.v... Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2012. (Câu chuyện nghệ thuật 03/7/2020)
Ngày phát hành 9:33 | 10/12/2021
Lượt nghe: 747
Nhạc sĩ Phú Quang ra đi trong khi chùm 5 tác phẩm viết về Hà Nội của ông vẫn đang trong quá trình xét tặng giải thưởng Nhà nước. Trước đó, vào năm 2014, ông được vinh danh là “Công dân ưu tú Thủ đô” và cuối năm ngoái, được trao Giải thưởng Lớn của Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Trong gia tài âm nhạc của Phú Quang, nổi tiếng nhất phải kể đến loạt ca khúc trữ tình, đặc biệt là về Hà Nội và mùa thu.Song hành với mỹ cảm âm nhạc, nhịp điệu và ngôn từ thơ ca có một sức hút đặc biệt với Phú Quang. Dường như trong sâu thẳm tâm hồn người nhạc sĩ luôn có sự khao khát âm nhạc của mình được đồng điệu, giải tỏa và hợp lưu với thơ ca. Bên cạnh những bản nhạc phim, các bản khí nhạc, nhạc không lời và ca khúc tự viết lời, các ca khúc phổ thơ của nhạc sĩ Phú Quang có ảnh hưởng sâu rộng trong công chúng yêu âm nhạc. Tên tuổi của các nhà thơ Phan Vũ, Dương Tường, Hoàng Hưng, Phạm Thị Ngọc Liên, Hồng Thanh Quang, Giáng Vân, Thảo Phương, Thanh Tùng, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh thêm sâu đậm trong làng thơ qua sự chắp cánh của âm nhạc Phú Quang.
Ngày phát hành 0:0 | 6/1/2016
Lượt nghe: 2223
Thời gian đi qua mỗi đời người với biết bao thăng trầm, vui buồn và chia sẻ. Mỗi người có một cách lưu giữ ký ức bằng nỗi thao thức, nhớ nhung bao kỷ niệm êm đềm và cả nỗi đắng cay. Trong chiêm nghiệm của các nhà thơ Chu Thùy Liên, Trần Ngọc Hưởng, Nguyễn Long, Huyền Minh, Ngô Thế Lâm, tình cảm trong đời được ngưng đọng và kết tinh bằng chuỗi hình ảnh nồng hậu, khó quên.Nhà thơ Trầm Hương chia sẻ cảm xúc về thơ tình yêu.(Tiếng thơ 4/1/2016)
Ngày phát hành 14:59 | 3/6/2024
Lượt nghe: 1484
NSND Hương Dung sinh năm 1956 tại Ninh Bình, trưởng thành tại Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh, từng nhập ngũ và tham gia biểu diễn trong quân đội. Từ năm 1985 đến năm 1993, nghệ sỹ là diễn viên của đoàn Nghệ thuật Công an Nhân dân, sau đó nghỉ hưu, tham gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực của sân khấu, điện ảnh và truyền hình. Hương Dung được phong tặng danh hiệu NSƯT năm 2010 và danh hiệu NSND năm 2023… (Hành trình sáng tạo 02/06/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2017
Lượt nghe: 2217
Phim tài liệu "Còn lại với thời gian" với những trang thư, nhật ký chiến trường đã ố vàng của những người lính đã quên thân mình vì Tổ quốc. Những trang thư ấy đã phần nào giúp thế hệ sau hình dung xác thực về những gì diễn ra trong chiến tranh, về suy nghĩ thầm kín bên cạnh lý tưởng sục sôi của người lính trẻ (Thưởng thức tác phẩm). Giai điệu khỏe khoắn hào hùng trong nhạc phẩm "Hãy yên lòng mẹ ơi" (thơ Lê Giang, nhạc Lư Nhất Vũ) đã giúp người lính vững vàng tay súng chiến đấu vì nền độc lập tự do của dân tộc. Trên bước đường hành quân của các anh luôn có ánh mắt mẹ dõi theo với bao niềm thương nhớ (Thơ phổ nhạc). 10 buổi chiếu với hơn 30 bộ phim tài liệu của 10 nước châu Âu trong khuôn khổ Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 8 được tổ chức tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương. Đây là dịp để những người làm nghề có điều kiện giao lưu, trao đổi và tiếp thu kỹ thuật dựng phim tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó khán giả ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có điều kiện xem những thước phim tài liệu chân thực, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (Câu chuyện phóng viên). (Điểm hẹn văn nghệ 17/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 8/10/2020
Lượt nghe: 942
Suốt hơn nửa thế kỷ qua tính từ khi Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, đến nay, nghệ thuật sân khấu Thủ đô đã đóng một dấu son trên chặng đường lịch sử sân khấu Việt Nam với biết bao vở diễn hay, biết bao thế hệ nghệ sĩ tài năng được khán giả mến mộ. Trong chương trình hôm nay, PV VOV6 trao đổi với NSƯT Tạ Tuấn Minh và Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga xung quanh chủ đề này (Đối thoại mở 07/10/2020)
Ngày phát hành 8:33 | 27/7/2022
Lượt nghe: 2534
Thế kỉ hai mươi là thế kỉ đầy sóng gió trên dải đất Việt Nam. Qua hai cuộc kháng chiến, qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, nhiều văn nghệ sỹ đã đi vào chiến trường, lao động, sáng tạo và hy sinh như những người lính. Cuộc đời của họ, tác phẩm của họ luôn được nhắc đến trong đời sống văn học nghệ thuật. “Thế hệ văn nghệ sỹ liệt sỹ kháng chiến và di sản với thời gian” - Đây cũng là chủ đề của chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật VOV6, với khách mời là nhà báo, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa - Tổng biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam. (Đối thoại mở 27/07/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2020
Lượt nghe: 1614
Cuộc sống của mỗi chúng ta rõ ràng không thể nằm ngoài thời gian. Thời gian gắn với những đổi thay từng ngày từng giờ, gắn với sự trưởng thành của mỗi con người cũng như những hao mòn vơi khuyết của chính họ. Thời gian gắn với bao buồn vui, tuổi trẻ, tình yêu, những nỗi đợi chờ cũng như bao niềm hy vọng. Những thi phẩm nổi tiếng về thời gian trong thi ca Việt Nam hiện đại được nhắc nhớ về để cùng sẻ chia bao tâm sự của nhiều thế hệ thi sĩ. Có thể kể tới những bài thơ đi mãi cùng năm tháng như: Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ, Thời gian của Văn Cao, Đợi của Vũ Quần Phương, Bóc lịch của Bế Kiến Quốc, Nguyên đán của Xuân Diệu…Cùng trò chuyện với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm trong chương trình Tiếng thơ mùng 1 Tết (25/01)
Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2017
Lượt nghe: 1765
Không chỉ quan tâm tới những gì thuộc về mình, ở gần mình, cuối năm dường như cũng là thời điểm để suy tư về nhân thế như lắng đọng hơn, sâu xa hơn. Vị thế mỗi người trong xã hội hình như hơn nhau ở chữ Công Danh. Công thành danh toại là nguyện vọng, là ước ao, là niềm tự hào không chỉ của cá nhân mà của cả gia đình, dòng tộc. Nhưng bền vững hơn công danh là khí tiết, là phẩm giá. Vượt lên áng công danh để giữ mình, đó là lẽ sống của người xưa lan tỏa đến đời nay. (Tiếng thơ 25/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2016
Lượt nghe: 1498
Nhà thơ Wislawa Szymborskalà một trong những tên tuổi nổi bật của nền văn học Ba Lan, giải Nobel văn học năm 1996. Thơ bà đến với thế giới bằng một hành trình nhỏ nhẹ, dịu dàng, ẩn chứa tư tưởng và rung động sâu xa qua lớp ngôn từ giàu cảm xúc. Ở nước ta, thơ bà được dịch khá nhiều qua các bản dịch từ tiếng Anh, bản dịch từ tiếng Ba Lan