Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 4 kết quả

Áo đơn áo kép đứng nép bờ ao

Áo đơn áo kép đứng nép bờ ao

Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2017

Lượt nghe: 1586

Chương trình “Kể chuyện và hát ru” đã giới thiệu rất nhiều truyện cổ tích nước ngoài. Các câu chuyện đều rất thú vị và hấp dẫn. Tuy nhiên, những câu chuyện của các tác giả Việt Nam cũng không kém phần thú vị và hấp dẫn. Trong chương trình hôm nay, nghệ sĩ Vĩnh Xương gửi tới các bạn truyện "Áo đơn áo kép đứng nép bờ ao" của nhà văn Trần Quốc Toàn. Câu chuyện cũng liên quan tới một câu đố dân gian rất thú vị! Các bạn cùng nghe sẽ rõ nhé! (Kể chuyện và hát ru 24/6/2017)

Đọc truyện "Trên đôi cánh chuồn chuồn" - Buổi thứ bảy - Cái ao nhà cô Sự

Đọc truyện

Ngày phát hành 12:53 | 19/9/2023

Lượt nghe: 289

Trong làng có một cái ao nổi tiếng là ao nhà cô Sự. Không ít người như chị Thắng, chú Cảnh kể lại đã từng gặp chuyện kì dị ở cái ao này. Vậy mà nhân vật tôi, một cậu bé không biết bơi lại rơi xuống cái ao có ma này. Nỗi sợ ma khiến nhân vật tôi cuống cuồng vùng vẫy và cuối cùng lại biết bơi. Sau lần chết hụt đó, nó lại trở thành đứa bơi giỏi nhất trong đám trẻ con... (Văn nghệ thiếu nhi 15/09/2023)

Màu sắc ngụ ngôn trong hai truyện ngắn của Giả Bình Ao

Màu sắc ngụ ngôn trong hai truyện ngắn của Giả Bình Ao

Ngày phát hành 10:28 | 5/7/2024

Lượt nghe: 2039

Hai truyện ngắn của Giả Bình Ao chúng ta vừa nghe có dung lượng khá cô đọng, mang màu sắc của những câu chuyện ngụ ngôn, gửi gắm trong đó những triết lý về cuộc đời. Nhân vật chính trong hai truyện ngắn đều thuộc tầng lớp lao động bình dân, đó là người đào sâm và người thợ săn. Ở truyện Người đào sâm, yếu tố kỳ ảo đóng vai trò quan trọng qua việc dựng lên chi tiết chiếc gương treo trên cổng, mỗi lần người vợ nhìn vào lại hiện lên những diễn biến gay cấn, nguy hiểm theo mức độ ngày càng tăng dần. Cuối cùng, người chồng bủn xỉn chẳng bị ai tấn công mà lại chết trong nhà trọ. Thông điệp tác giả gửi gắm qua câu chuyện này phải chăng là sự vô thường của đời sống, những ai keo kiệt bủn xỉn, khi chết đi rồi tiền dù muôn vạn cũng chẳng mang theo được nữa. Vậy sự lựa chọn tốt hơn cả là hãy tận hưởng cuộc sống mỗi ngày như một người bình thường, cái gì thái quá cũng đều dẫn đến các hệ lụy chuốc hại vào thân. Còn với truyện ngắn Thợ săn, việc tàn sát loài sói trong khu rừng cũng là một sự thái quá, điều ấy dẫn đến một tai họa cho thợ săn sau này, là khi gặp phải một con sói dữ tợn tấn công lại, cả người và sói cùng vật lộn rồi rơi xuống vực. Yếu tố kỳ ảo nhất, đặc biệt nhất và cũng ám ảnh nhất nằm ở câu kết của truyện, khi người thợ săn sực tỉnh lại dưới đáy vực, nhìn thấy bên cạnh mình là một người đàn ông chừng ngoài bốn chục tuổi đã chết chứ chẳng thấy sói đâu. Cái kết này có thể mang đến hơn một cách hiểu. Thứ nhất, sinh mệnh của sói cũng đáng được coi trọng như bất cứ một sự sống nào, không nên tàn sát bừa bãi. Thứ hai, có thể con sói ấy chỉ là ảo ảnh, người thợ săn đã chết và linh hồn nhìn thấy thân xác của chính mình. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm mà chúng tôi cảm nhận là con người cần lựa chọn một cách sống hài hòa với tự nhiên, với thế giới quanh mình để tránh đi những bi kịch do chính dục vọng của mình gây nên.

Truyện ngắn "Trầm tích ao làng"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2016

Lượt nghe: 1435

Chiến tranh qua lâu rồi. Việt Nam và Mỹ đã gác lại đau thương, bình thường mối quan hệ để cùng hướng tới tương lai. Nhưng trên thực tế trong mỗi người dân thường chịu tác động trực tiếp bởi chiến tranh thì sự “bình thường hóa mối quan hệ” không hề dễ dàng chút nào mà là cả quá trình diễn biến lâu dài và khắc nghiệt giống như một hội chứng. Người viết đã chọn một góc nhìn khá công bằng và khách quan: chiến tranh với thân phận của những người dân lành. (Đọc truyện đêm khuya 15/9/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ