Hệ thống tìm thấy 15 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2020
Lượt nghe: 574
Là một hoạt động nằm trong dự án dài hơi mang tên “Đánh thức di sản” của nhóm họa sỹ 33A, triển lãm trưng bày hơn 50 tác phẩm qua chuyến điền dã đến làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). (Làn sóng nghệ thuật 29/5/2020)
Ngày phát hành 11:16 | 19/3/2024
Lượt nghe: 1750
“Học cho chết và dùng cho sống”- đó là quan niệm của những người gắn bó với bộ môn nghệ thuật Tuồng từ xưa đến nay. Điều đó có nghĩa là, học cho ngấm vào máu nhưng khi diễn phải sử dụng vốn sống, kĩ năng của mình để sống động cùng nhân vật. Điều ấy cũng đúng như nhiều môn nghệ thuật truyền thống khác như cải lương, chèo. Tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, phóng viên Ban Văn học-Nghệ thuật VOV6 đề cập những khó khăn, vất vả của những người “nặng lòng” với nghệ thuật sân khấu, với nhan đề: “Học cho chết và dùng cho sống”. (Làn sóng nghệ thuật 19/3/2024)
Ngày phát hành 14:57 | 20/3/2024
Lượt nghe: 1763
Người nghệ sĩ, dù tâm huyết, yêu nghề đến mấy thì sau khi bước ra khỏi ánh đèn sân khấu, họ phải trở lại đời thực, với những bộn bề lo toan “cơm áo gạo tiền”. Trong tình hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn, các nghệ sĩ luôn phải “tùy cơ ứng biến”, “chân trong chân ngoài” mà giới trong nghề thường nói là “chạy show”. Mỗi vai diễn trên sân khấu, họ được làm “ông hoàng bà chúa”, nhưng đằng sau ánh đèn sân khấu lại tiếp tục những “vai diễn” khác của cuộc đời. Tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề: “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 đề cập câu chuyện để diễn viên sống được với nghề, nhan đề: “Một cuộc đời, nhiều vai diễn”. (Làn sóng nghệ thuật 22/03/2024)
Ngày phát hành 15:43 | 7/1/2021
Lượt nghe: 1667
Truyền thống là kí ức chung của một cộng đồng được nuôi dưỡng bằng tình cảm của từng cá thể trong nhiều thế hệ. Những câu hát dân ca như níu giữ tâm hồn mỗi người trong cuộc sống đầy bận rộn, áp lực, để mỗi người như được lắng lại với những gì đẹp đẽ nhất trong tâm hồn. Tuy vậy, làm thế nào để gìn giữ, bảo tồn âm nhạc truyền thống như những gì thuộc về nó, không phải là điều đơn giản. PV VOV6 trao đổi với nhà nghiên cứu âm nhạc Đàm Quang Minh - nhóm Đông Kinh cổ nhạc xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 06/01/2021)
Ngày phát hành 10:42 | 20/4/2023
Lượt nghe: 3048
Phố cổ Hà Nội là một di sản đô thị với quần thể kiến trúc, kiến trúc cảnh quan độc đáo, là nét đẹp vốn có của người dân Thủ đô. Thời gian qua, quận Hoàn Kiếm đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác trùng tu, tôn tạo các di tích, công trình kiến trúc đồng thời nghiên cứu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Bên cạnh những kết quả đạt được, là một di sản “sống” phố cổ Hà Nội cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là những mâu thuẫn trong bảo tồn và phát triển. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với KTS Nguyễn Trần Bắc, Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 19/4/2023)
Ngày phát hành 10:21 | 25/3/2024
Lượt nghe: 1783
Khi đầu vào khó tuyển được những người như kì vọng thì đương nhiên đầu ra cũng không thể có chất lượng. Một trong những bài toán khó của nghệ thuật sân khấu truyền thống chính là thu hút các bạn trẻ đến với nghệ thuật, duy trì lớp kế cận, giữ chân các nghệ sĩ có tiềm năng ở lại nhà hát với những cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý. Mong muốn là vậy nhưng thực tế với các ngành nghệ thuật truyền thống vốn dĩ đặc thù về năng khiếu, đào tạo từ rất sớm, thời gian đào tạo dài nhưng lại chưa có cơ chế đãi ngộ đặc thù trong công tác tuyển dụng, sử dụng viên chức, chế độ nghỉ hưu. Đây cũng là nội dung kỳ 4 loạt phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, với nhan đề “Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý”.
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2016
Lượt nghe: 1793
Kịch hát dân ca ví dặm cũng như loại hình nghệ thuật truyền thống khác đang đứng trước nhiều yêu cầu và thách thức mới. Những người làm nghệ thuật truyền thống nói chung, các nghệ sĩ của kịch hát dân ca ví dặm nói riêng phải làm gì để khẳng định vị thế của mình? Đó là nội dung cuộc trò chuyện giữa PV chương trình với NSUT Minh Tuệ - Trung tâm bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân ca xứ Nghệ
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2014
Lượt nghe: 1787
Dân ca ví dặm xứ Nghệ là loại hình nghệ thuật của vùng đất Nghệ An, Hà Tĩnh.
Đưa ví dặm lên sân khấu chuyên nghiệp là một trong những hướng bảo tồn và phát triển để loại hình dân ca này ngày càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt và nét đặc sắc.
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2019
Lượt nghe: 1085
Bằng tình yêu và ngọn lửa đam mê, sống hết mình cho nghệ thuật hát xẩm, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa đã dành phần lớn thời gian và tâm huyết cho bộ môn nghệ thuật dân gian này. Chị luôn mong muốn đưa xẩm đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là giới trẻ. (Hành trình Sáng tạo 13/01/2019)
Ngày phát hành 15:18 | 15/1/2021
Lượt nghe: 1310
Nhiều thế kỷ đã trôi qua, chặng đường phát triển của Xẩm từ một hình thức đàn hát dân gian dành riêng cho những người khiếm thị để mưu sinh nơi đầu đường góc chợ, bến nước, mom sông, nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu, thực sự là một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam... Nhưng cho dù phát triển đến đâu, nếu không có một chiến lược bảo tồn và phát huy hiệu quả, nghệ thuật hát Xẩm sẽ đối mặt với nguy cơ mai một. PV VOV6 đối thoại với nhà nghiên cứu Mai Thiện xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 13/01/2021)
Ngày phát hành 14:42 | 12/4/2023
Lượt nghe: 2277
Lịch sử của đô thị có lớp lớp, tầng tầng dấu ấn văn hóa mà trong đó kiến trúc là những gì hiện hữu nhất. Nếu như chúng ta dành sự quan tâm với các công trình từ thời Pháp, bên cạnh danh hiệu di tích còn có danh sách những công trình trước năm 1954 cần được lưu giữ, bảo tồn thì dường như, những công trình được xây dựng trong thời kì miền Bắc xây dựng XHCN 1954-1986 lại chưa thực sự được chú ý. Cần có phương hướng bảo tồn như thế nào đối với các công trình kiến trúc xây dựng từ năm 1954-1986 là chủ đề cuộc bàn luận của phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật với khách mời là TS.KTS Đặng Hoàng Vũ, Phó trưởng khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp hôm nay. (Đối thoại mở 12/04/2023)
Ngày phát hành 10:58 | 25/3/2024
Lượt nghe: 1720
Muốn bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống, trước hết cần có người kế cận, bởi như ông cha ta vẫn nói “thầy già con hát trẻ”, như quy luật muôn đời. Nếu đặt hai câu chuyện: bảo tồn và sinh tồn song hành cùng nhau, thì phải chăng, một mặt là bởi sự gắn bó, dám sống với nghề, dám thay đổi trong tư duy biểu diễn của các diễn viên, mặt khác, cũng cần sự nhìn nhận của xã hội, một cách tiếp cận hợp lý với những giá trị tinh thần mà cha ông đã để lại. Như vậy mới có thể gợi mở những giải pháp để hài hòa giữa mong muốn gìn giữ bảo tồn vốn quý của cha ông trong lòng công chúng hôm nay. Bài “Sân khấu truyền thống: đổi mới là tồn tại” kết thúc loạt phóng sự với chủ đề “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2020
Lượt nghe: 1773
Bảo tồn và khôi phục tranh dân gian trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ bề là một bài toán khó chưa có lời giải đáp. Bảo tồn thế nào và bằng cách nào vẫn còn nhiều trăn trở... Đó là nội dung kỳ 2 trong loạt phóng sự “Tranh dân gian: Ước vọng hồi sinh có xa vời”. (Làn sóng nghệ thuật 26/6/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016
Lượt nghe: 2211
Đoàn Tuồng Liên khu 5, hay còn gọi là Đoàn Tuồng Nam ra đời 1952 tại Bình Định, đây cũng là đơn vị Tuồng cách mạng đầu tiên được thành lập trước giai đoạn giải phóng miền Bắc năm 1954. Khi tập kết ra miền Bắc, các nghệ sỹ tuồng Nam không chỉ có nhiệm vụ dàn dựng, biểu diễn phục vụ cán bộ chiến sỹ miền Nam tập kết mà còn góp sức sưu tầm, phục hồi Tuồng Bắc, bộ môn nghệ thuật đã phần nào mai một trước cách mạng tháng Tám. Đây cũng chính là tiền đề cho việc thành lập Nhà hát Tuồng Việt Nam sau này
Ngày phát hành 10:51 | 16/3/2024
Lượt nghe: 2420
Nghệ thuật truyền thống là quốc hồn, quốc túy của một dân tộc, là kí ức chung của một cộng đồng được nuôi dưỡng bằng tình cảm của từng cá thể trong nhiều thế hệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một mặt, nghệ thuật truyền thống có thể trở thành một ngôn ngữ để giao lưu với thế giới, cùng sự tâm huyết của các nghệ sĩ, mặt khác, chính nó cũng đang đối diện với nguy cơ bị mai một, bị lấn át bởi các “làn sóng” thông tin, giải trí, công nghệ… vừa nhanh chóng, bắt mắt, vừa được coi là thời thượng của không ít công chúng khán giả. Theo đó, các loại hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn để vừa bảo tồn, phát huy vốn cổ cha ông, đưa nghệ thuật gần hơn với khán giả, vừa phải sinh tồn trong vòng quay của thực tế khi “cơm áo không đùa với khách thơ”. Phóng viên Ban Văn học-Nghệ thuật VOV6 đề cập vấn đề này qua loạt phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”, kỳ 1 với nhan đề “Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó” (Làn sóng nghệ thuật)