Ngày phát hành 14:10 | 28/12/2020
Lượt nghe: 1729
Tôi thực sự xúc động khi đọc truyện ngắn “Người trong mưa lũ” của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Và chắc chắn nhiều người đọc, người nghe câu chuyện này cũng có cảm nhận như tôi. Một câu chuyện gay cấn, hồi hộp khi kể lại quá trình đi đỡ đẻ của người bác sĩ quân y trong cơn lũ. Dù thời tiết khắc nghiệt, phương tiện thiếu thốn đủ bề nhưng nghe tin có người phụ nữ “vượt cạn” là anh lập tức lên đường. Trên đường đi nhân vật bác sĩ quân y gặp nạn khi chiếc mủng của anh bị thủng. Trong cảnh trời nước mênh mông, anh phải bám víu vào mấy cây tre để không bị nước lũ cuốn đi. Anh hy vọng rồi thất vọng khi người đàn ông bơi mủng ngang qua không cứu giúp. Nhưng rồi đồng đội của anh đến kịp thời đưa anh đi đỡ đẻ cho người phụ nữ. Một câu chuyện rất nhiều tình huống, chi tiết hồi hộp, căng thẳng và ẩn chứa nhiều cảm xúc con người. Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, con người phải đối mặt với sự sống và cái chết, giữa cái chung và cái riêng. Bình thường anh cu Nhắng có lẽ cùng là người tốt nhưng trong hoàn cảnh mưa lũ như thế anh từ chối cứu bác sĩ quân y để về với người vợ đang đau đẻ của mình. Chúng ta cũng khó trách được nhân vật anh cu Nhắng khi anh cũng vì gia đình của mình. Còn với người chiến sĩ lực lượng vũ trang thì các anh luôn có ý thức vượt khó, vượt gian khổ vì người dân. Dù cả đêm chịu mưa lũ đến tím tái cả người nhưng khi nghe thông tin có người dân gặp nạn là các anh lao xuồng đi cứu giúp ngay. Truyện ngắn có những chi tiết sẽ ám ảnh người đọc, người nghe như hình ảnh đàn vịt câm lặng đứng trên xác con trâu chết hay hình ảnh anh cu Nhắng vừa bơi mủng đi vừa vái lạy tạ lỗi. Hình ảnh bốn người cầm bốn góc ni-lông che chắn người phụ nữ sinh con trong cơn mưa lũ cũng rất đắt giá. Nó thể hiện sự đoàn kết, tình quân dân vượt qua khắc nghiệt của thiên tai. Cũng rất tình cờ và trớ trêu khi người phụ nữ được cứu giúp lại chính là vợ của anh cu Nhắng. Một truyện ngắn xúc động tô đẹp hình tượng của người chiến sĩ lực lượng vũ trang cũng như phản ánh được khó khăn của người dân đang khó khăn, khổ cực trong vùng lũ...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 14:54 | 11/1/2023
Lượt nghe: 1021
Ðã thành thông lệ, hàng năm cứ vào dịp trước Tết Nguyên đán là những chuyến tàu của Quân chủng Hải quân và Kiểm ngư lại lên đường ra quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1 và các đảo tiền tiêu trên khắp các vùng biển Tổ quốc, đem những món quà Tết và tấm lòng của nhân dân cả nước đến với các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ngoài hải đảo xa xôi. Trong một chuyến đi như thế cách đây chưa lâu, nhà văn Phan Mai Hương đã có dịp chứng kiến tinh thần làm việc, ý thức trách nhiệm của các chiến sĩ trên tàu; sự quan tâm chăm sóc cũng như tình cảm của các anh dành cho đoàn công tác, trong đó có các nhà văn nhà báo. Nhà văn Phan Mai Hương đã xúc cảm viết nên bút ký “Cơm bộ đội trên hải trình DK1” đong đầy sự cảm phục và niềm tin yêu đối với các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam (Văn nghệ 10/1/2023)
Ngày phát hành 14:37 | 20/9/2021
Lượt nghe: 760
Quân đội nhân dân, dù trong thời chiến hay thời bình, thời nào cũng vì nhân dân mà phục vụ. Hình ảnh các anh nhường doanh trại, giường chiếu cho người dân ở nơi cách ly dịch bệnh hay băng rừng, trèo đèo, lội suối cứu người bị nạn và giúp dân gặt lúa, dọn dẹp nhà cửa, trường học nơi mưa bão, lũ lụt, sạt lở…có sức lay động biết nhường nào. Và trong những ngày này, cả nước đang dốc sức chống dịch Covid-19, bộ đội còn đi chợ, vận chuyển lương thực, thực phẩm giúp người dân ở tâm dịch TP.HCM. Hơn tất cả mọi lời nói, điều ấy góp phần tô thắm, lan tỏa hình ảnh anh “bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới...Thật dễ thương, khi nhà thơ Phạm Vân Anh gọi họ là những “Shiper áo lính” trong bút ký của mình (Văn nghệ 21/09/2021)
Ngày phát hành 14:45 | 18/9/2023
Lượt nghe: 2364
Trung tá, nhà thơ Phạm Vân Anh sinh năm 1980 tại Hải Phòng. Hiện chị công tác tại Phòng Tuyên huấn – Cục Chính trị, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Chi hội phó Chi hội Nhà văn Quân đội, thành viên nhóm dịch giả nữ Hà Nội. Nhà thơ Phạm Vân Anh đã có 13 tác phẩm văn học được ấn hành đủ các thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, thơ; hàng chục kịch bản phim tài liệu, kịch bản chương trình truyền hình...Chị được trao nhiều giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cùng nhiều tác phẩm báo chí được trao giải thưởng Báo chí quốc gia. Dẫu làm thơ hay viết văn xuôi, hình ảnh người chiến sỹ biên phòng luôn hiện diện trong tác phẩm của chị. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin được giới thiệu với các bạn một sáng tác viết về bộ đội biên phòng của nhà thơ Phạm Vân Anh, truyện ngắn Giữa tầng trời. Mời các bạn cùng nghe: