Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2018
Lượt nghe: 1119
Hai ca khúc "Mộ gió" và "Lời sóng hát" mà nhạc sĩ Vũ Thiết phổ nhạc từ hai bài thơ của nhà thơ Trịnh Công Lộc đã ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc với giai điệu hùng tráng, sâu lắng, xúc động cùng ý thơ sâu sắc, ca từ ý nghĩa...(VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 31/3/2018)
Ngày phát hành 15:34 | 3/3/2022
Lượt nghe: 1404
Ngay từ tên truyện, tác giả đã hé lộ đây là một câu chuyện nói về tình yêu. Một câu chuyện tình yêu được tác giả đề cập ngay từ những dòng chữ đầu tiên. Chỉ có điều, tình yêu trong truyện ngắn này, không xảy ra ở một nơi bình thường, mà xảy ra ở một hòn đảo cách xa đất liền, giữa một cô thanh niên xung phong và một anh bộ đội, khi cả hai cùng công tác trên đảo. Một tình yêu đẹp và trong sáng như ta vẫn thường thấy ở những đôi trai gái, khi cả hai cùng đang làm nhiệm vụ dựng xây và bảo vệ Tổ Quốc! Hoa - cô thanh niên xung phong, và Kha - anh bộ đội, theo tiếng gọi của quê hương, cùng đến với đảo, cùng có những năm tháng sống, công tác trên đảo, và cả hai cùng yêu đảo như chính quê hương mình. Từ những năm tháng gần gũi bên nhau ấy, họ đã “bén duyên” và yêu nhau. Tình yêu của hai người đã giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn, trở ngại của cuộc sống, công tác thường ngày trên đảo. Đặc biệt, khi Kha hết hạn nghĩa vụ quân sự, được trở về đất liền, anh phải đứng trước hai sự lựa chọn cho cuộc sống sau này của mình: Ở lại đảo cùng Hoa xây dựng cuộc sống dài lâu, hay trở về đất liền vĩnh viễn? Hơn thế, anh còn phải đối mặt với lời khuyên của cha mẹ, người thân, bạn bè… phải trở về quê hương xây dựng cuộc sống tương lai! Nhưng Kha đã không làm thế, anh đã trở lại đảo theo tiếng gọi của con tim, với chiếc ba lô trên lưng, như ngày nào đến với đảo lần đầu. Chỉ có tình yêu đối với người mình yêu, đối với biển đảo, với quê hương đất nước, mới có thể thúc giục Kha trở lại đảo, xây dựng cuộc sống gia đình cùng Hoa. Thông qua truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến muốn khẳng định một điều, biển đảo dù xa cách bao nhiêu vẫn là chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc thân yêu, mỗi người phải có ý thức, trách nhiệm đóng góp công sức, xây dựng và giữ gìn biển đảo, nhất là trong tình hình biển đảo đang có những bất ổn như hiện nay.
Truyện ngắn với lối viết mộc mạc, giản dị, tự nhiên, tác giả không chú tâm lắm với những yếu tố kỹ thuật trong kết cấu, xây dựng truyện. Song, “Nơi tình yêu ở lại” vẫn có những chi tiết chân thực, xúc động, làm ta tự hào, yêu thương nhiều hơn đối với biển đảo quê hương…
Ngày phát hành 0:0 | 13/12/2019
Lượt nghe: 730
Sau thành công của cuốn sách “Nơi đầu sóng”, tác giả Lữ Mai và Trần Thành tiếp tục cho ra mắt độc giả tác phẩm “Mắt trùng khơi” gồm 18 câu chuyện và bộ ảnh chọn lọc về những con người gắn bó với biển đảo Tổ quốc. (Làn sóng nghệ thuật 13/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2018
Lượt nghe: 788
17 năm gắn bó với quần đảo Trường Sa, họa sĩ Bằng Lâm đã có rất nhiều tranh đề tài biển đảo, như “Bác Hồ với chiến sĩ hải quân”, “Cây phong ba và người lính đảo”, “Đọc báo trên đảo”, “Khúc hát dân ca trên đảo”... (Câu chuyện nghệ thuật 18/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2017
Lượt nghe: 1752
Bài thơ "Chú ở Trường Sa","Đường ở đảo" viết về biển đảo quê hương. Nhà thơ Hoài Khánh nói về tập thơ "Dắt biển lên trời". Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Những bài viết tìm hiểu về biển đảo, thể hiện tình cảm với người lính hải quân, với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa được phát động thường xuyên trong sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh. Phần cuối chương trình là bài viết “Em kể chuyện biển đảo quê hương” của bạn Hoàng Mai, học sinh trường THPT Hoài Đức A, thành phố Hà Nội. (Văn nghệ thiếu nhi 13/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2015
Lượt nghe: 1881
Hằng tâm hướng về truyền thống giữ gìn biển đảo của Tổ Quốc, các nhà thơ luôn ý thức được trách nhiệm lớn lao của ngòi bút trong xúc cảm thể hiện tình yêu biển đảo. Đây là tâm sự chung của các tác giả Đặng Quang Vượng, Trần Quốc Minh, Nguyễn Thế Kiên, Phạm Trung Quyết và Nguyễn Đình Phúc. (Tiếng thơ 8+9/11)
Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015
Lượt nghe: 1787
Mỗi vùng biên đảo xa xôi của Tổ quốc Việt Nam đều sâu nặng tình yêu của quân và dân ta đang ngày đêm gìn giữ và bảo vệ chủ quyền đất nước. Mỗi nhà thơ, mỗi người dân luôn lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình qua từng con sóng biển. Xúc cảm thơ Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Ngọc Trạch, Anh Ngọc,Phan Thành Minh, Phạm Quang Thuận sâu đậm tình yêu ấy. (Tiếng thơ 24, 25/05)
Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2016
Lượt nghe: 1756
Có nhà thơ – nhạc sĩ đã chân thành ngợi ca "Việt Nam – đất nước bên bờ sóng, bão tố của cuộc đời trọn niềm tin thiêng liêng". Hàng ngàn năm đất nước ta hiện diện bên bờ biển Đông, cha ông ta không tiếc máu xương, mồ hôi lao động để giữ gìn và bảo vệ trọn vẹn từng tấc đất, từng vùng biển, hải đảo thân yêu. Mạch nguồn thơ ca về tình yêu biển đảo Tổ quốc là dòng chảy không ngừng được các tác giả, các nhà thơ luôn ý thức bồi đắp và thể hiện. Ta đồng điệu với cảm xúc thơ Trần Đăng Khoa, Đặng Quang Vượng, Phạm Vân Anh, Trần Văn Lợi, Hồng Đức trong tình yêu lớn với biển đảo Tổ quốc.(Tiếng thơ 22/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 26/7/2016
Lượt nghe: 1700
Những vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc ta luôn gợi nên tình cảm sâu sắc tận đáy lòng của mỗi người dân Việt Nam. Với mỗi nhà thơ, cảm xúc về biển trời Tổ quốc chạm đến trái tim nhạy cảm, nồng nàn của họ để viết nên những bài thơ hay nhất. Hình ảnh những người lính hải quân, những ngư dân luôn bám biển để khẳng định chủ quyền thiêng của Tổ quốc là những hình tượng đẹp trong thơ. Các bạn đến với xúc cảm thơ về vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc qua sáng tác của các nhà thơ: Nguyễn Trọng Tạo, Thy Hoàng, Huệ Triệu và Đỗ Phú Nhuận. Sau đó là chân dung nhà thơ Triệu Từ Truyền gắn bó với thơ ca.(Tiếng thơ 24/7/2016)