Hệ thống tìm thấy 64 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2018
Lượt nghe: 2632
Cây xanh trò chuyện với nhau như thế nào nhỉ? Có phải là tiếng lá lao xao, hay trong đêm khuya vắng chúng rì rào kể chuyện cho nhau nghe… Rất nhiều liên lưởng mà chúng mình đã nghĩ ra để giải thích cho việc cây xanh trò chuyện với nhau. Còn nhà văn Trần Hoài Dương thì lại có một cách giải thích khá thú vị cho điều này thông qua truyện "Câu chuyện còn giấu kín trong lớp vỏ" (VOV6 Kể chuyện và hát ru 04/01/2018)
Ngày phát hành 10:10 | 21/7/2022
Lượt nghe: 1122
Truyện ngắn "Thần cây thị" có cấu trúc xuyên không của quá khứ và hiện tại, trong đó tâm điểm là những mối tình không thỏa nguyện, không có cái kết đẹp. Mối tình được kể ở thời hiện tại là của Dim với Dương. Mối tình được kể ở thì quá khứ là của Người lính với cô Cung nữ. Dim là một cô gái đã có gia đình, nhưng chồng cô lại ngoại tình. Tình cờ cô gặp được Dương-một người đàn ông có trái tim ấm nóng, ân cần quan tâm chăm sóc cô. Dim rất muốn buông bỏ, phá tung mọi thứ để đến với Dương, nhưng dường như những phép tắc lễ giáo đã ngăn cản cô. Còn Người lính ít nhiều mang tâm lý tự ti, chỉ thầm yêu trộm nhớ cô Cung nữ mà không dám tỏ bày. Qua những cuộc đối thoại giữa Dim và Người lính, người đọc người nghe đã tỏ tường chuyện tình cảm của hai người, cũng như những khổ đau mà mỗi người phải gánh chịu. Tất cả cũng chỉ vì chữ “Tình”. Họ không thoát ra được, cả hai đều phải chạy trốn. Người lính và Cung nữ đã hóa mình vào cây thị, vào cỏ cây, tượng đá để tiếp tục nuôi dưỡng những khát khao chờ đợi. Hình ảnh tán lá thị cổ thụ cố vươn mình để che nắng cho pho tượng đá nhưng không thể che nổi là hình ảnh ẩn dụ. Đàn ông dù to lớn đến đâu, mạnh mẽ đến đâu cũng khó có thể chăm sóc, che chở cho người phụ nữ nhỏ bé trong suốt cả cuộc đời. Vì thế, hãy bày tỏ tình yêu với người mình yêu khi có cơ hội; hãy đến với họ bằng tất cả trái tim, yêu thương và thấu hiểu, nâng niu và trân trọng kẻo một lúc nào đó họ vuột khỏi tay ta mà ta không hay và có hối cũng không kịp. (Lời bình của BTV Vũ Hà)
Ngày phát hành 9:40 | 20/10/2023
Lượt nghe: 955
Thưa các bạn! Bảo Thương từng chia sẻ, chị hay nghĩ về tình cảm của con người, về thực thể cá nhân trước vũ trụ. Con người vốn hữu hạn trước đất trời, tưởng dài đấy mà cũng nhanh, chậm đấy mà cũng mau, đời người như chớp mắt mà thôi. Đâu đó lại có chuyện, những đứa con đi xa mãi chẳng về, để cha mẹ già ngóng trông, chúng mải làm ăn kiếm tiền, có biết đâu, cha mẹ chỉ thèm chúng, nhớ chúng. Những người già như lá cây trước gió đã lay động tâm hồn Bảo Thương, và thế là cái tứ truyện ra đời.
Thế giới vô hình viết vắn gọn xoay quanh nhân vật chính không có tên cụ thể mà tác giả chỉ gọi là Bà. Chồng mất sớm, bà một mình ở vậy nuôi hai con nhỏ một trai một gái. Thế rồi không lâu sau, con trai cũng theo bố về thế giới bên kia. Bà chỉ còn cái Hĩn để mà nương tựa, trong nhà có mẹ có con. Nhưng cái Hĩn lớn lên cũng chẳng ở cùng bà. Hĩn theo bạn lên thành phố, rồi nó lấy chồng Tây và định cư ở nước ngoài. Thế là bà ở một mình hơn chục năm nay, làm bạn với con lợn con gà. Tiền cái Hĩn gửi về đều và rất nhiều, nhưng chẳng để làm gì, bà tự lo cho cuộc sống của mình được, thứ bà cần là tình cảm, là hơi ấm con người. Nhưng sao mà khó quá???
Tác giả đã chọn lối kể chuyện gần gũi, dung dị có chút gì đó bùi ngùi, cảm thương. Truyện hầu như không có đối thoại mà phần lớn là độc thoại nội tâm của nhân vật chính. Qua những lời tự sự của bà, người đọc người nghe rưng rưng cảm động, rồi chợt nghĩ có khi nào ta vô tâm mà để cha mẹ ta cô đơn, thiếu thốn tình cảm như thế. Những chi tiết như rang quần áo, sửa cái sân gạch, cất giấu tiền, ứng xử với tên trộm…thật đắt, thật sâu sắc.
Con người, hạnh ngộ nhất là sự gặp gỡ nhau trên thế gian này, duyên lành và may mắn nhất là được sống trong tình cảm gia đình thương yêu ruột thịt. Hiểu được điều đó, thì chao ôi, làm chi còn những kiếm tìm mông lung và ảo hình, xa xăm và vô nghĩa, nặng tính vật chất. Mà đâu biết, rồi tất cả cũng chỉ là cát bụi. Thế giới bên kia vô hình, thế giới bên kia không có những nồng ấm trong tình mẹ con, không có đoàn tụ và sẻ chia, không có bữa cơm chan đầy yêu thương chăm sóc…Vậy nên, hãy sống với nhau hết lòng trong thế giới này thôi phải không các bạn?!
Ngày phát hành 10:46 | 28/6/2022
Lượt nghe: 1099
Các bạn thân mến, cây cũng như con người có cuộc đời của nó. Từ một hạt giống nhỏ bé cây phát triển thành cây con, cây trưởng thành, cây đại thụ. Một cây dại ven đường, một cây hoa trong nhà, một cây cổ thụ trong rừng già đều có thể trở thành một câu chuyện gắn với con người. Cái chết của một cái cây đã mang đến nhiều nỗi niềm cảm xúc cho nhân vật tôi. Cái cây được trồng để tưởng nhớ cô Nụ, người phụ nữ đã bị giặc Pháp giết hại. Dường như hình bóng của cô Nụ đã hóa thân vào cái cây, trở thành một phần không thể thiếu của xóm làng. Cái cây trở thành nhân chứng lịch sử chứng kiến đổi thay của đất nước qua chiến tranh, trở thành nơi đặt niềm tin của con gái cô Nụ, nơi tâm tình của cháu gái cô Nụ. Ba người phụ nữ, ba thế hệ trong một gia đình gắn kết với nhau xung quanh cái cây. Với nhân vật tôi, cây không chỉ là vật vô tri vô giác mà cũng đầy cảm xúc, biết lắng nghe, an ủi nỗi đau như một con người. Cũng như mẹ cô trước đó từng cầu nguyện trước cái cây để mong cho chồng an bình trong chiến tranh thì giờ đây nhân vật tôi mỗi khi buồn vui cũng ra tâm sự với cây. Đời người và đời cây như hòa quện với nhau bao nỗi tâm tình cuộc sống. Trải qua thời gian cây đã chứng kiến hạnh phúc và cả nỗi buồn, sự sống và cái chết của người thân. Và rồi chính cái cây cũng không chống lại được sự khắc nghiệt của thời gian. Một mầm non xuất hiện từ gốc cây khô minh sức cho sức sống mãnh liệt. Truyện ngắn viết về cuộc đời của cây thể hiện những quy luật tự nhiên. Mầm cây là mầm của sự sống, là niềm tin của con người vào tương lai phía trước. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 11:36 | 17/10/2024
Lượt nghe: 463
Tập bút ký “Minh Chuyên – Cây bút hậu chiến” của tác giả Nguyễn Công Nghiệp với 590 trang được các nhà văn, nhà báo và giới chuyên gia đánh giá cao, là nơi lưu giữ, nhắc nhở cho người đọc các thế hệ về một miền ký ức đau khổ nhưng cũng đầy nhân văn về con người Thái Bình tương thân, tương ái và về những cuộc đời - sống chỉ để đi tìm lẽ phải. Với 8 bài bút ký cuốn“Minh Chuyên – Cây bút hậu chiến” được bố cục chặt chẽ, logic theo hai mảng lớn, mảng trò chuyện với Minh Chuyên và mảng gặp lại những nhân vật nổi tiếng bước ra từ một số tác phẩm tiêu biểu của ông.
Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2018
Lượt nghe: 944
Kỳ Ngoại hầu Cường Để (sinh năm 1882, mất năm 1951) dòng dõi hoàng thân nhà Nguyễn, cùng với chí sỹ Phan Bội Châu là hai nhân vật chính của phong trào Đông Du, lãnh đạo Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội. Khát vọng phục quốc không thành, bản thân ông phải sống lưu vong ở Nhật cho đến phút cuối đời. Tình yêu, niềm khắc khoải hướng về quê hương của hoàng thân Cường Để được nhà văn Trần Thùy Mai khắc họa thật cảm động qua truyện ngắn “Nơi có những cây tùng xanh biếc" (Đọc truyện đêm khuya phát 15/10/2018)
Ngày phát hành 10:19 | 19/1/2021
Lượt nghe: 884
Vậy là một hình thái kiếm tiền mới mẻ rất hiện đại, đang thịnh hành trong giới trẻ đã kịp len lỏi tác động vào đời sống nông thôn, cuộc sống của người nông dân. Một cung cách kiếm tiền xem ra khá dễ dàng. Đồng tiền quả là có sức chi phối con người ghê gớm. Vì đồng tiền ông Tiến trở nên dễ sai khiến và bất chấp. Liệu rồi ông Tiến có kịp tỉnh ngộ, dừng lại cung cách kiếm tiền kiểu lố lăng, mất nhân cách? Phần tiếp theo của truyện ngắn “Ông Tiến Vlog và cây đa làng Lường” của tác giả Đặng Ngọc Hưng, mời quí vị và các bạn đón nghe vào buổi Đọc truyện phát 19/1/2020
Ngày phát hành 10:31 | 19/1/2021
Lượt nghe: 902
Với truyện ngắn này tác giả Đặng Ngọc Hưng đã có một góc tiếp cận khá mới mẻ hiện đại. Chi tiết Vlog cho thấy phương tiện truyền thông hiện đại đã kịp len lỏi vào đời sống nông thôn, bằng những chiêu trò mánh lới hết sức láu cá. Đó là việc thực hiện những video, clip giật gân, tạo dựng những nội dung hấp dẫn để tải lên mạng thu hút đông đảo người xem từ đó kiếm bội tiền. Một người như ông Tiến chạy ăn từng bữa, kiếm sống bằng việc leo treò, chặt hạ cây thì dễ dàng bị mua chuộc, bị lôi kéo vào việc kiếm tiền kiểu sống sít, chụp giựt thời thượng của giới trẻ. Bức tranh đời sống nông thôn hôm nay ít nhiều đã được tác giả tái hiện qua một vài nét phác họa. Người nông dân không còn phải cày bừa bằng trâu bò mà đã có máy móc, cũng không gieo mạ mà gieo sạ, không làm cỏ mà đã có thuốc diệt cỏ trừ sâu. Máy móc phương tiện thay thế con người. Người nông dân dường như đã và đang quen với cung cách kiếm sống một cách dễ dãi. Kịch tính truyện được đẩy dần lên với chi tiết cao trào: nhóm làm vlog yêu cầu ông Tiến chặt cây đa cổ thụ của làng. Ở đây cũng ghi nhận tác giả truyện ngắn đã khéo cài cắm chi tiết về ngôi miếu cổ, về mảnh đạn găm vào cây đa năm nào đã cứu sống ông Tiến. Đây là những chi tiết hay, ít nhiều mang tính tâm linh, cũng đồng thời là điểm sáng của truyện. Vì điều này khiến ông Tiến phải do dự, đấu tranh với sự cám dỗ của bản thân. Chi tiết cuối mảnh đạn găm năm xưa khiến ông Tiến bị thương chảy máu ở tay khi leo trèo, tiến hành chặt cây đa được coi là chi tiết thắt nút mang tính thức tỉnh, cảnh cáo về hành động đi quá ranh giới của ông Tiến. Truyện mang nhiều thông điệp với mỗi chúng ta. Về đạo đức, về nhân cách, lối sống, hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống. Không chỉ là sự ứng xử giữa con người với con người mà còn là sự ứng xử giữa con người, với thiên nhiên, với những giá trị văn hóa tinh thần cần trân trọng, gìn giữ.
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2020
Lượt nghe: 2760
20 tác phẩm được trao giải trong Cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ 4 (2017 - 2020) do Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. (Điểm hẹn văn nghệ 14/11/2020)
Ngày phát hành 9:39 | 28/12/2023
Lượt nghe: 1890
Người xưa thường mượn những hình ảnh thân thuộc, gần gũi để ký thác nỗi niềm, tâm sự. Trúc, mai là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt và cũng xuất hiện rất nhiều lần trong ca dao. Tác giả dân gian nhắc đến trúc, mai; nhưng không phải để tả thực cây trúc cây mai, cũng không phải bàn chuyện trúc mai phong cảnh, mà mượn mai, trúc để nói về con người.
Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2015
Lượt nghe: 1010
Tình cảm anh em gắn kết keo sơn đến nỗi khi mất đi họ đã hóa thành cây, thành quả để luôn được ở gần nhau. ( Kể chuyện và hát ru phát sóng 04+05/04)
Ngày phát hành 15:15 | 25/4/2024
Lượt nghe: 2233
Từ xa xưa, các thể loại văn học dân gian nước ta như thành ngữ, tục ngữ, ca dao đều có nhiều câu ngợi ca cây lúa, hạt gạo đã làm nên bản sắc và tầm vóc tinh thần của dân tộc. Từ một hình ảnh bình dị, quen thuộc, qua các thủ pháp nghệ thuật đã trở thành biểu tượng cảm xúc, cho số phận con người Việt Nam ta qua nhiều thời đoạn.
Ngày phát hành 13:20 | 8/7/2021
Lượt nghe: 2438
Sự quan tâm của xã hội đối với văn học thiếu nhi những năm gần đây rất được chú trọng và đặc biệt đối tượng là các cây bút nhí. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, phóng viên VOV6 trao đổi với nhà văn Lê Phương Liên - một trong những thành viên Ban giám khảo của nhiều Cuộc thi viết cho Văn học thiếu nhi về chủ đề này. (Đối thoại mở 07/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 14/10/2016
Lượt nghe: 1994
Từ một cái hạt nhỏ bé, nếu gặp đất ẩm hạt sẽ nhanh chóng nảy mầm thành một cây non. Nhưng để cây non phát triển thành cây khỏe mạnh, ra hoa rồi kết trái thì rất cần bàn tay chăm sóc của con người. Vì vậy chúng mình nên thường xuyên tưới nước cho cây, không nên trèo cây bẻ cành ảnh hưởng tới sự phát triển của cây xanh. Đây cũng là ý nghĩa truyện đồng thoại “Chuyện một hạt nhãn” của nhà văn Võ Quảng muốn gửi đến chúng ta. (Kể chuyện và hát ru 15/10/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2017
Lượt nghe: 1966
Trong đêm Trung thu, mặt trăng rực rỡ trên bầu trời như một chiếc đĩa khổng lồ. Nhiều người nói rằng trên cung trăng có chú cuội ngồi thổi sáo bên gốc cây đa. Giọng đọc Bảo Ngọc kể truyện cổ tích Việt Nam "Chú Cuội ngồi gốc cây đa". Vợ Cuội đã tưới nước không sạch sẽ dưới gốc cây đa nên cây quý bay lên trời. Vì tiếc gốc cây quý đã cứu sống nhiều người, Cuội ôm chặt gốc đa và cùng bay lên mặt trăng. Một câu chuyện thú vị mọi người có thể kể cho nhau nghe trong những đêm vui Trung Thu đấy. (Kể truyện và hát ru 04/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019
Lượt nghe: 1471
Đôi khi chúng ta đọc một truyện ngắn và cảm thấy thấm thía không chỉ vì cốt truyện hay mà còn vì những câu văn rung động cảm xúc. Ta gặp lại mình trong bóng dáng, nỗi niềm một thời, một đoạn đời nào đó. Những trang văn của Bùi Việt Phương, cây bút đến từ Hòa Bình mang lại cảm xúc ấy. Chương trình “Đọc truyện đêm khuya” phát 31/1/2019 giới thiệu chùm truyện ngắn Bùi Việt Phương.
Ngày phát hành 0:0 | 15/3/2016
Lượt nghe: 1197
Khi mùa xuân về là thời điểm các loài hoa khoe sắc thắm.Đời sống của các loài hoa trong thiên nhiên vô cùng kì thú. Cô Kim Ngọc sẽ kể cho chúng ta nghe câu chuyện thú vị về loài hoa báo xuân:
(Chương trình kể chuyện và hát ru phát sóng 21h30 ngày 10+11.03.2016)
Ngày phát hành 22:14 | 9/8/2023
Lượt nghe: 652
Gia đình nhà thơ Lữ Mai là một trong số ít gia đình văn nghệ sỹ thể hiện sự truyền nối rõ rệt khi cô con gái nhỏ là bạn Đoàn Lữ Thụy Phương vừa là cây bút nhí đầy triển vọng, vừa có năng khiếu hội họa. Trong “Trang nghệ thuật” hôm nay, chúng mình cùng chị Thúy Quỳnh đến thăm không gian nghệ thuật của gia đình bạn Đoàn Lữ Thụy Phương nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 26/07/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 26/5/2020
Lượt nghe: 662
Bà Au-đa bí mặt nói với Vạn Năng và thanh tra Phi-xơ về việc bà nhìn thấy viên đại tá Pốc-tơ, người đã đối xử tệ bạc với ông Phileas Fogg trước đó. Ba người rủ ông Phileas Fogg chơi bài uýt để giữ ông trong toa tàu. Còn vài tiếng đồng hồ nữa là con tàu vượt qua dãy Núi Đá thì đột ngột dừng lại. Hóa ra, cây cầu treo phía trước sắp hỏng, khó có thể chịu nổi sức nặng của đoàn tàu... (Văn nghệ thiếu nhi 23/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 30/8/2019
Lượt nghe: 562
Vua Cát thông báo với mọi người việc con rồng tuyên bố thành lập một nước cộng hòa độc lập của các Ác mộng. Sức mạnh của con rồng đang tăng lên ảnh hưởng tới tình mạng ba của Eliott. Vua Cát dẫn mọi người tới gặp Tiên Cây ở khu di tích cổ. Nhờ phép thuật của Tiên cây, Eliott thấy trong đầu mình xuất hiện nhiều hình ảnh kì lạ. Đó có phải là những gì cậu sẽ gặp ở tương lai... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ tám mươi tám)
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2015
Lượt nghe: 1780
Anh chị em trong cùng một gia đình cần phải yêu thương và nhường nhịn lẫn nhau.Tuy nhiên có một người anh trong câu chuyện sau đây, đã không yêu thương em mà lại cố tình làm hại người em bé bỏng của mình. Người anh ấy cuối cùng cũng đã phải trả giá cho những việc làm không đúng của anh ta. Chúng ta nghe câu chuyện để rút ra bài học cho bản thân mình. ( Kể chuyện và hát ru phát 07+08/12)
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2016
Lượt nghe: 1719
Đoạn trích “Hai cây phong” trong chương trình ngữ văn lớp 8 (tập 1) được rút từ tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai-ma-tốp. Những câu văn giàu chất thơ, mang vẻ đẹp lãng mạn và dìu dịu nỗi buồn. Ngoài nghĩa tả thực thì hình tượng hai cây phong còn mang tính biểu tượng như thế nào? Đồng thời, hai cây phong có mối liên hệ như thế nào với các nhân vật trong tác phẩm? (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2016)
Ngày phát hành 12:39 | 13/11/2024
Lượt nghe: 473
Những hoạt động
hướng đến cộng đồng, những sự kiện đấu giá tranh
gây quỹ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, gặp hoàn cảnh khó khăn cho thấy tấm lòng nhân ái của những người làm nghệ thuật. Noi gương thế hệ đi trước, nhiều bạn nhỏ cũng có hành động rất thiết thực, như cô bạn dễ thương mà chúng ta gặp hôm nay! (Văn nghệ thiếu nhi 6/11/2024)
với cộng đồng nữa đấy!
Ngày phát hành 11:26 | 24/7/2024
Lượt nghe: 1340
Hàng năm, cứ đến dịp Ngày thương binh liệt sĩ, trong lòng mỗi chúng ta lại trào dâng những xúc động khôn nguôi về bao thế hệ cha anh đã đổ xương máu cho nền độc lập tự do của dân tộc. Trong những người chiến sĩ băng mình vào mặt trận ấy có không ít những người cầm bút. Có thể kể đến rất nhiều tên tuổi văn chương đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến như: Thôi Hữu, Trần Mai Ninh, Thâm Tâm, Nam Cao, Hoàng Lộc, Nguyễn Mỹ, Lê Anh Xuân…. Và cũng có không ít những nhà thơ, nhà văn được trở về với cuộc sống thời bình nhưng cơ thể mang đầy thương tích. Thế nhưng họ vẫn miệt mài sáng tạo, lao động nghệ thuật để dâng tặng biết bao tác phẩm có giá trị cho cuộc đời. Hoàng Cát chính là một trong những nhà thơ như thế. Thay cho nén tâm nhang tưởng nhớ nhà thơ Hoàng Cát vừa tạ thế ngày 01/07 vừa qua, chương trình Đôi bạn Văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Hoàng Cát – Cây táo mãi nở hoa
Ngày phát hành 17:36 | 13/1/2024
Lượt nghe: 877
Bạn Hoàng Nhật Quang (12 tuổi, hiện sống cùng gia đình ở tỉnh Lạng Sơn) được biết đến là một họa sĩ nhí tài năng, với phong cách vẽ rất đặc biệt. Năm vừa qua, Nhật Quang đã có những dấu ấn nổi bật cùng hội họa đấy. Ngoài nhận giải thưởng “Khát vọng Dế Mèn”, bạn còn có triển lãm cá nhân đầu tiên rất thành công, đó chính là triển lãm “Những linh hồn ẩn giấu”, được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh... (Văn nghệ thiếu nhi 10/01/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2018
Lượt nghe: 738
"Cậu bé và cây táo", "Ai mua hành tôi" là những truyện cổ tích mà các bé nghe hôm nay. Những câu chuyện dễ thương, ấm áp và xúc động về tình cảm gia đình. Bên cạnh đó, không thể thiếu lời ru ngọt ngào đưa ta vào giấc ngủ... (Kể chuyện và hát ru 24/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2019
Lượt nghe: 941
Tựa đề truyện ngắn “Như một trời sao” nghe có vẻ chất chứa nhiều tâm sự nhưng dường như từ đầu tới cuối, lời kể tưng tửng, mọi diễn biến cứ nhẹ tênh. Câu chuyện “oan gia ngõ hẹp” của một cô gái với nhân vật “tôi” qua các tình tiết đầy hấp dẫn nhiều lúc như muốn “đùa bỡn” cảm xúc của người đọc, người nghe. Đang vui đấy, lại chùng xuống, đang xúc động lại tỉnh khô, chuyện thật, chuyện đùa xen kẽ nhau không biết đâu mà lần. Chắp nối lại những câu chuyện không biết thật hay đùa của cô gái hay chuyện, ta bắt gặp đâu đó các góc khuất trong tâm hồn: nỗi ám ảnh về cái chết, về sự nghèo khó, về đời con gái lỡ làng, ngọn nguồn của những thân phận nổi trôi giữa đời thường...(Đọc truyện đêm khuya phát 4/1/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2019
Lượt nghe: 641
Có một người lính rất dũng cảm đã tự mình đi vào tòa lâu đài, mà theo người dân sống ở xung quanh thì họ rất sợ, vì ngôi nhà đấy là … ngôi nhà ma. Vậy thực hư về ngôi nhà bí ẩn này như thế nào? Câu chuyện kể về “Bộ bài, cây vĩ cầm và chiếc bị” sau đây sẽ giúp các bé có được câu trả lời... (Kể chuyện và hát ru 15/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2015
Lượt nghe: 1451
Ngày xưa trái đất của chúng ta không có một bóng cây nào cả. Con người và vạn vật chẳng có chỗ trú mưa và trú nắng. Vậy thì ai là người đầu tiên đưa cây cối đến trái đất của chúng ta nhỉ? Câu chuyện cổ tích sau đây sẽ giải thích cho những thắc mắc này của các bạn đấy. ( Kể chuyện và hát ru phát 05+06/12)
Ngày phát hành 17:13 | 30/7/2022
Lượt nghe: 685
Bạn Nguyễn Đăng Hải Nam (học sinh trường THCS Nguyễn Văn Huyên - Huyện Hoài Đức - Hà Nội) được biết đến là một cây cọ nhí tài năng. Bạn có đam mê vẽ tranh từ khi còn rất nhỏ và bộ sưu tập giải thưởng của bạn cũng rất đáng nể đấy. Đằng sau thành công của bạn ấy là sự ủng hộ hết lòng của mẹ... (Văn nghệ thiếu nhi 20/07/2022)
Ngày phát hành 12:46 | 16/7/2021
Lượt nghe: 675
Với những họa cụ như: giấy, màu acrylic và cọ, Nguyễn Đới Chung Anh đã nối dài suy nghĩ về mọi thứ xung quanh đã thay đổi như thế nào khi phải đối diện với đại dịch Covid 19, qua đó thể hiện ước mơ của bạn về môi trường sống trong lành, không khói bụi và dịch bệnh. Chùm tranh gồm 14 tác phẩm về chủ đề Covid-19 của Nguyễn Đới Chung Anh đã vinh dự được nhận giải đặc biệt của UNICEF trong chiến dịch “Lòng tốt dễ lây” và giải thưởng “Khát vọng Dế Mèn” lần thứ nhất... (Văn nghệ thiếu nhi 30/06/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2017
Lượt nghe: 2390
Không chỉ viết truyện ngắn, Nguyễn Đông Phương còn ấp ủ làm thơ mặc dù thời gian dành cho niềm đam mê sáng tác là rất ít. Đề tài mà Nguyễn Đông Phương yêu thích chính là viết về mái trường và bạn bè. Bạn không hề né tránh những rung động của con tim khi bắt đầu biết để ý tới một người bạn khác giới, hoặc nỗi buồn vu vơ không gọi được thành tên. Nguyễn Đông Phương cho rằng đó là những gia vị ngọt ngào điểm tô thêm vào bảng màu cảm xúc trong tâm hồn mỗi con người. (Văn nghệ thiếu nhi 18/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2019
Lượt nghe: 1128
Nhà thơ Đinh Đăng Lượng hiện sống và viết ở Hòa Bình, tác giả của 6 tập thơ mang đậm hồn cốt xứ Mường. Bám vào nguồn cội, làm tươi mới những giá trị thuộc bản sắc dân tộc là ý thức thường trực trong nhà thơ Đinh Đăng Lượng, thể hiện trong cuộc sống và sáng tác… (Tiếng thơ 26/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2017
Lượt nghe: 1585
Có một nhà thơ đã gắn bó hơn nửa thế kỉ với văn học thiếu nhi. Đó là nhà thơ Lê Hồng Thiện (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hưng Yên). Hơn nửa thế kỉ viết cho thiếu nhi, ông đã sáng tác hơn 10 tập thơ. Với đóng góp cho văn học thiếu nhi ông nhận được nhiều giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội VHNT Hưng Yên. Song giải thưởng lớn nhất với ông là được nhiều độc giả trẻ em trong cả nước yêu thơ ông. BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà thơ Lê Hồng Thiện về sáng tác của ông cho thiếu nhi. Tiếp đó, các bạn cùng nghe bài thơ "Cây của vườn" của ông. Phân cuối chương trình là bài viết "Khu vườn tuổi thơ" của nhà văn Nhụy Nguyên. (Văn nghệ thiếu nhi 07/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2020
Lượt nghe: 1116
Trong cuộc sống nói chung, thơ ca nói riêng, có những người thành công thành danh, được nổi tiếng, được nhận về nhiều hoa trái ngọt ngào. Song cũng có người lặng lẽ, khuất nấp, lấy sự an yên làm niềm tri kỷ. Nhà thơ Minh Giang thuộc típ người đó. Ở tuổi hai mươi, ông xuất hiện như một cây bút trẻ đầy triển vọng, là một trong những hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam, nhưng ở tuổi gần 80, ông mới in tập thơ đầu tay, và náu mình trong những trang tiểu thuyết. Thơ và văn mang nỗi đau của những giằng co số phận, giữa bão táp lịch sử và thời đại… (Tiếng thơ 11/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2015
Lượt nghe: 1487
Nhà thơ Phạm Hổ là cây đại thụ của nền văn học thiếu nhi nước nhà, với những tập thơ, tập truyện dành riêng cho thiếu nhi như: Chuyện hoa chuyện quả, Chú bò tìm bạn, Ngựa thần từ đâu tới...Ông rất thích trồng hoa, yêu hoa và quý hoa...(Điểm hẹn văn nghệ 17/1+21/1)
Ngày phát hành 22:11 | 21/8/2022
Lượt nghe: 422
Nhạc sĩ Giáng Sol là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như: Giấc mơ trưa, Hà Nội 12 mùa hoa, Thu cạn, Cỏ và mưa… Thành công với dòng nhạc nhẹ và nhạc dân gian đương đại là thế những các bạn có biết rằng cô bé Giáng Sol ngày nào lại chẳng hề yêu thích cây đàn piano... (Văn nghệ thiếu nhi 17/08/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 13/12/2016
Lượt nghe: 1504
Bài thơ "Giàn mướp" của tác giả Nguyễn Quang Huệ viết về niềm vui chia sẻ những quả mướp ươm trồng trong vườn nhà. Tản văn về ông nội của bạn Nguyễn Đức Nam Anh, một cây bút nhí yêu thích sáng tác văn học là một câu chuyện có thật. Cuộc trò chuyện với bạn Nam Anh sẽ hé lộ những điều thú vị về cây bút này. (Văn nghệ thiếu nhi 11/12/2016).
Ngày phát hành 10:21 | 29/6/2022
Lượt nghe: 1537
Để có thể thổi được những bài sáo có giai điệu đẹp là hành trình dài khổ luyện và đam mê của người nghệ sĩ. Ngoài sự trau dồi, hoàn thiện các kỹ thuật thì điều mà Xuân Chung luôn hướng đến là phải truyền tải được cảm xúc trong mỗi tác phẩm, vì theo anh, chỉ có khi nào chạm đến được cảm xúc thì tiếng sáo mới chạm đến được trái tim và sự tin yêu của người nghe nhạc. Đây cũng chính là con đường dẫn đến thành công của nghệ sĩ ưu tú Xuân Chung. (Hành trình Sáng tạo 26/6/2022)
Ngày phát hành 8:49 | 15/5/2024
Lượt nghe: 1995
Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc là nguồn cảm hứng lớn cho những sáng tác văn học nghệ thuật. Đối với văn học dân tộc thiểu số, những tác phẩm đã có tuy chưa thực sự tạo thành một dòng chảy mãnh liệt như văn học người Kinh nhưng cũng đã có những dấu ấn quan trọng, cả thơ, truyện ngắn, trường ca, tiểu thuyết… Các tác giả nữ người dân tộc thiểu số viết về chiến tranh và hậu chiến nhằm tri ân quá khứ, bởi đó là một món nợ, là trách nhiệm với những người đã hy sinh vì Tổ quốc, qua đó nhằm nhận thức lại hiện thực một thời với những khai thác chưa đầy đủ, cả mặt xấu và mặt tốt. Quan trọng hơn hết là viết về những con người trong chiến tranh với những số phận cụ thể, đời thường, không phải chỉ anh hùng với ý chí quật cường, dũng cảm mà ở đó còn có những đấu tranh giằng xé, những mất mát và cả những khát vọng hóa giải hận thù sau cuộc chiến. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, phóng viên VOV6 cùng với khách mời là tiến sĩ Đỗ Thu Huyền - Viện Văn học bàn về chủ đề này. (Đối thoại mở 15/5/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 31/7/2017
Lượt nghe: 2403
Kho tàng truyện cổ tích của nước mình cũng phong phú không kém kho tàng truyện cổ tích nước ngoài. Xung quanh chúng ta đều có rất nhiều câu chuyện hay, mà chưa chắc bố mẹ ông bà đã biết hết đâu nhé!Hôm nay, BTV Mai Châu cũng chọn một câu chuyện cổ tích nhỏ xinh kể về sự tích cây mía. Các bạn cùng nghe chị Dương Hà kể câu chuyện này thì sẽ rõ nhé! (Kể chuyện và hát ru 29/7/2017)
Ngày phát hành 12:26 | 23/4/2024
Lượt nghe: 1144
Cây ngô cung cấp lương thực cho con người. Bột ngô có
thể chế biến thành nhiều món ăn như bánh ngô, xôi ngô, cháo và súp ngô…
rất nhiều chất dinh dưỡng. Vậy các bé có biết cây ngô ra đời
như thế nào, và ai là người đã tìm ra loài cây lương thực hữu ích này? (Kể chuyện và hát ru 19/04/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019
Lượt nghe: 669
Chàng trai Quất Giỏi không những có tài đánh giặc mà còn có tấm lòng bao dung, độ lượng. Thương cảnh bà con dân làng mùa màng luôn bị thất bát, người thân thì đau ốm bệnh tật, Quất Giỏi đã dùng cây quý được vua ban để cứu giúp mọi người. Từ đó trở đi dân làng gọi cây quý đó là cây Quất. Mỗi độ Tết đến Xuân về những chùm quất sai trĩu quả thể hiện sự bình an no đủ cho mọi người... (Kể chuyện và hát ru 01/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2020
Lượt nghe: 1005
Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống, hóa thành một cái cây xanh tươi... (Kể chuyện và hát ru 06/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 13/7/2017
Lượt nghe: 1753
Trong thế giới truyện cổ tích có rất nhiều mô-tip đặc trưng. Nếu yêu mến truyện cổ tích, hẳn các bé không còn thấy xa lạ với mô-tip bà vợ tham lam, bên cạnh người chồng khốn khổ phải thực hiện yêu sách của bà ta. Mời các bé cùng nghe truyện cổ tích “Thân cây đậu”, qua giọng kể của cô Quỳnh Hương, để xem rằng dù là mô-tip quen thuộc, nhưng câu chuyện này sẽ thú vị như thế nào nhé! (Kể chuyện và Hát ru 12/7/2017)
Ngày phát hành 9:9 | 9/8/2021
Lượt nghe: 1281
Thật thú vị khi chúng mình tự tay làm đất để gieo trồng những cái hạt bé xíu. Rồi chúng ta hồi hộp chờ đợi những cái hạt ấy tách vỏ nảy mầm, hạnh phúc khi thấy những chiếc lá non tơ đầu tiên đón nắng gió. Và cứ thế được sự chăm sóc hằng ngày của chúng ta, cái cây đó dần dần phát triển, ra hoa, đậu quả, và khẽ đung đưa như chào đón mỗi khi chúng mình dến bên... (Kể chuyện và hát ru 06/08/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 28/12/2017
Lượt nghe: 2728
Tình cảm cha con, tình cảm bạn bè, cho dù chỉ là một tình huống nhỏ, nhưng tiểu phẩm chuyển đến người một câu chuyện cảm động và không ít bất ngờ. Bên cạnh đó, người nghe sẽ cảm nhận được nhưng điều các nghệ sĩ muốn nhắn gửi về bảo vệ hành lang an toàn lưới truyền tải điện
Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2020
Lượt nghe: 2151
Cuộc đời nhà giáo Nguyễn Châu Sơn gắn bó với âm nhạc, với cây đàn violon. Ông đã được mời tham gia biểu diễn solo với các đoàn nghệ thuật lớn trong nước và ngoài nước. Năm 2019 ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. (Câu chuyện nghệ thuật 18/9/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 1/7/2019
Lượt nghe: 1314
Với sự đam mê và sáng tạo không ngừng, nghệ sĩ Trần Văn Xâm đã kết hợp thành công cây đàn nhị với các nhạc cụ phương tây tạo nên những bản hòa tấu độc đáo mang nét rất riêng. (Hành trình Sáng tạo 30/06/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2017
Lượt nghe: 986
Mái trường thân yêu và tình cảm bạn bè, tình thầy trò đong đầy bao nỗi nhớ là những điều các cây bút tuổi mới lớn gửi vào trang viết của mình. Phần đầu chương trình là truyện ngắn “Thầy và trò” của tác giả Bùi Việt Đức. Biên tập viên Hoàng Hiệp phỏng vấn tác giả Bùi Việt Đức về truyện ngắn này. Tiếp theo là những cảm xúc biết ơn, nhớ thương về người thầy kính yêu của mình trong bài thơ “Khi thầy về nghỉ hưu” của tác giả Trần Thu Hường. Phần cuối chương trình, chúng ta cùng nghe bài thơ giàu cảm xúc mà cũng không kém phần hóm hỉnh có nhan đề “Thuở nào quen nhau” của tác giả Trường Sơn viết về tình yêu tuổi mới lớn. (Văn nghệ thiếu nhi 30/12/2016)
Ngày phát hành 19:10 | 29/7/2023
Lượt nghe: 286
Dịp 27/7 hằng năm luôn nhắc nhớ chúng ta tri ân thế hệ ông cha với những hi sinh to lớn, không tiếc máu xương mình trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Tuổi trẻ chúng mình ngày nay phấn đấu học tập và tu dưỡng đạo đức để trở thành những công dân có ích cho xã hội, góp phần vào việc phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 25/07/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 28/2/2017
Lượt nghe: 1765
Mỗi loài hoa lại có một câu chuyện rất thú vị về nguồn gốc của mình. Trong chương trình hôm nay,cộng tác viên Kim Ngọc kể truyện cổ tích thế giới “Chuyện kể về cây hoa báo xuân”. Đời sống của loài hoa cũng có biết bao điều kì lạ. Và chỉ cần chúng ta chú ý quan sát chung quanh thôi, chúng ta sẽ nhận ra rất nhiều điều kì thú của thiên nhiên. (Kể truyện và hát ru 28/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/9/2020
Lượt nghe: 875
Vì trời nắng quá, lại khát khô cả cổ nên người phụ nữ đã uống vài ngụm nước dưới gốc cây tông lông. Khi về nhà bà thụ thai và sinh ra hai hạt tông lông bé xíu. Buồn quá, bà đem gieo chúng ở sau nhà. Từ chỗ đó mọc lên hai cây tông lông mập mạp, lạ thường... (Kể chuyện và hát ru 23/09/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2020
Lượt nghe: 996
Nến sáp ong luôn tự hào vì mình là cây nến cao quý. Nến mỡ bò thì tự ti với thân phận của mình. Thế nhưng chính những con người tốt bụng, sống chan hòa, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn đã chỉ cho chúng thấy: Dù thế nào đi chăng nữa, chúng luôn là những cây nến tuyệt vời, hữu ích như nhau, thắp lên ánh sáng cho cuộc sống này... (Kể chuyện và hát ru 31/08/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2015
Lượt nghe: 3876
Từ một hình ảnh bắt gặp tình cờ, những cây vừng nở hoa trắng trên ngôi mộ người phụ nữ mà mở ra một câu chuyện day dứt về cái chết oan ức do thói đời mẹ chồng nàng dâu, những hủ tục đã trói chặt người phụ nữ miền núi vào bến đời trầm luân."Những cây vừng nở hoa" hay chính là hình ảnh ẩn dụ về nỗi oan được hóa giải, về sự siêu thoát. Chừng nào sự sống vẫn tiếp diễn, tình người còn mãi bao dung.(Đọc truyện đêm khuya 04/07)
Ngày phát hành 0:0 | 29/5/2015
Lượt nghe: 1434
Một cuộc chiến không cân sức, gay go, căng thẳng giữa Chủ tịch xã Lê Bình và "Hắn"-một trùm lâm tặc. Bản lĩnh của người lính Cụ Hồ năm xưa đã giúp Lê Bình chẳng những trụ vững trước bao cám dỗ và đe dọa, mà còn để anh giáp mặt trực diện với những kẻ cầm đầu bọn lâm tặc, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng, ngăn chặn và đẩy lùi tội ác của chúng.
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014
Lượt nghe: 1908
Cuộc đời chìm nổi, truân chuyên của người đàn bà đẹp tên Nhặt được xây dựng bằng nhiều biến cố phức tạp. Tình yêu mạnh mẽ vượt lên mọi định kiến đã giúp Nhặt cải tạo được thói xấu của chồng và tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho mình nơi núi rừng biên giới xa xôi.
Ngày phát hành 17:46 | 30/7/2021
Lượt nghe: 1223
Cây bút nhí Đoàn Lữ Thụy Phương đang là học sinh trường tiểu học Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Những câu chuyện được Thụy Phương ghi lại có hình ảnh của đồ vật, cây cối xung quanh mình, với lối quan sát tinh tế, bộc lộ một tâm hồn nhạy cảm, hết sức trong trẻo ngây thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 26/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2015
Lượt nghe: 2336
Lá cây cọ ngoài việc dùng để lợp nhà thì còn làm nón, làm quạt, làm chổi. Nhìn những căn nhà được lợp bằng lá cọ thấp thoáng trên sườn đồi, phảng phất khói lam chiều luôn gợi nhớ về một vùng quê bình yên. Trong câu chuyện chúng ta nghe sau đây kể về lòng tốt của cây cọ khi đã cứu sống các con vật trong rừng trong một trận hỏa hoạn. Câu chuyện có nhiều chi tiết hài hước sẽ giúp người nghe cảm thấy thích thú khi thưởng thức câu chuyện cổ tích này.( Kể chuyện và hát ru phát 19+20/11)
Ngày phát hành 16:0 | 29/8/2022
Lượt nghe: 1608
Thường ngày mồng 1, ngày rằm hằng tháng và dịp lễ tết chúng ta thường đi lễ chùa để cầu an. Vậy nhưng, ngoài những ngày này, người dân ở làng làng Phú La, xã Đô Lương, tỉnh Thái Bình còn lên chùa vào dịp Ngày lễ Độc lập hay một số dịp trọng thể trong năm để thắp hương tưởng niệm các thế hệ tiền nhân, các anh hùng liệt sỹ là người làng đã hy sinh vì đất nước. Đặc biệt dịp 27/7, người dân làng Phú La dù ở xa hay gần cũng đều về làng lên chùa để làm lễ dâng hương, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Tùy bút “Đi dưới bóng cây” của nhà thơ Nguyễn Thành Phong gợi nhiều suy tư, ngẫm ngợi về đạo và đời, về lẽ sống và sự cống hiến. Đi dưới bóng cây chùa làng trong những ngày lễ trọng của đất nước, để thấm thía hơn về đạo nghĩa và công tích của nhiều đời người đi trước, để tỏ hơn việc tu thân rèn chí, để mong ước mình lập được một chút công tích nhỏ nhoi nào đó cho khỏi thẹn với tiền nhân
Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2016
Lượt nghe: 1255
Câu chuyện giản dị về một nghệ nhân cây cảnh đã chiếm được tình cảm của nhiều người lại một lần nữa khẳng định: lao động chân chính không chỉ khiến chúng ta tự hoàn thiện bản thân mà còn mang lại nhiều giá trị hữu ích cho cuộc sống và những người xung quanh! Mời quý vị và các bạn cùng nghe vở kịch để cùng cảm nhận!
Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2015
Lượt nghe: 4585
Cuộc đời nhiều vất vả, hy sinh của người mẹ quê được khắc họa bằng những hình ảnh cảm động. Tấm lòng nhân ái, bao dung của bà cụ Tuy làm điểm tựa cho những người con trong suốt cuộc đời. Chân dung người mẹ đôn hậu, giàu đức hy sinh hòa quyện vào hình ảnh khu vườn đầy mến thương.(Truyện ngắn " Vườn cây kể chuyện" 19/5)
Ngày phát hành 17:10 | 26/8/2021
Lượt nghe: 777
Cây cọ nhí Xèo Chu đã thực hiện các cuộc triển lãm cá nhân ấn tượng tại Mỹ và Singapore, được đánh giá là một tài năng thiên bẩm. Tác phẩm của bạn đem đến sự ấm áp, với những gam màu tươi sáng nhẹ nhõm. Vừa qua, Xèo Chu còn dùng toàn bộ số tiền 2,9 tỉ đồng mà bạn ấy bán đấu giá tranh để mua trang thiết bị y tế ủng hộ cuộc chiến chống đại dịch Covid 19 đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 25/08/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2015
Lượt nghe: 1390
Câu chuyện kể về cuộc hành trình đầy gian nan của hai chàng hoàng tử và nàng công chúa đến xứ xở thần tiên. Ở xứ xở ấy có cây biết hát lên những bản nhạc êm ái. Các loài chim thì không ngớt kể chuyện hay. Còn nguồn nước thì có thể chữa lành được nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy cuộc hành trình của ba anh em họ có được ai giúp đỡ không? Câu trả lời sẽ có sau khi nghe câu chuyện cổ tích này.( Kể chuyện và hát ru phát 19+20)