Hệ thống tìm thấy 18 kết quả
Ngày phát hành 10:37 | 12/1/2023
Lượt nghe: 613
Tác giả Trần Vân Anh, bút danh Phong Nguyên (Hội Văn nghệ Lạng Sơn) vinh dự được tặng Giải A Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022 của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, cho tập truyện ngắn “Cõi yêu” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tập truyện gồm 3 tác phẩm: “Cõi yêu”, “Hồng Gai” và “Không thể khiên cưỡng” được viết bằng bút pháp lạ, truyện lồng trong truyện xoay quanh chủ đề muôn thuở tình yêu. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2019
Lượt nghe: 847
Nhạc sĩ Trần Lệ Chiến phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Nguyễn Gia Tưởng: “Áo khăn em để lặng im/ Kệ cho yếm thăm lặng chìm sông sâu / Chiều đông tan hội tìm nhau / Cả mùa xuân lạc mất câu hẹn thề…” (Điểm hẹn văn nghệ 16/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2017
Lượt nghe: 888
Mỗi khi cảm xúc dâng trào hẳn là các bạn sẽ hát lên mấy bài ca cho yêu đời, có bạn thì viết lại cảm xúc ấy vào những trang nhật ký, có bạn thì sáng tác một câu chuyện, có bạn lại làm thơ.... Vậy, có bao giờ các bạn nghĩ sẽ...họa lại cảm xúc của mình không? Để thực hiện điều thú vị này, Xưởng nghệ thuật Art Tree đã tổ chức một cuộc thi vẽ có tên là "Cảm xúc trong em" vô cùng độc đáo đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 22/11/2017)
Ngày phát hành 10:45 | 30/8/2021
Lượt nghe: 1277
Nhắc đến Đạo diễn, NSND Nguyễn Thước, người ta nhớ đến những tác phẩm điện ảnh hướng đến đề tài nóng vẫn còn nguyên tính thời sự, trong bối cảnh đất nước chuyển mình, với những quan niệm đổi thay giữa cái cũ và cái mới. Con đường đến với phim tài liệu của NSND Nguyễn Thước trải qua hai thời kỳ: khi ông là một nhà quay phim và sau này là một đạo diễn. Dù khi cầm máy quay hay khi trở thành người chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện một tác phẩm điện ảnh, góc nhìn của ông luôn mang nhiều xúc cảm. (Hành trình Sáng tạo 29/08/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2019
Lượt nghe: 1191
“Ước gì con là nắng/ sưởi ấm cho muôn nơi/ chẳng phải ngồi trong lớp/ vừa làm lại vừa chơi” - Những câu thơ tươi tắn mang màu “Tia nắng, hạt mưa” của tác giả Thanh Trung đã vẽ ra một khung trời tuổi thơ đáng yêu của chúng mình. Màu nắng còn tràn ngập trong truyện ngắn “Nắng mới trên rẻo cao” của tác giả Nguyễn Thị Hợp. Và tất nhiên, phiêu du cùng khung trời nắng cũng vẫn không quên bài học về làm văn miêu tả, văn tự sự, qua bài viết “Để cảm xúc đủ lay động lòng người – kết hợp miêu tả, tự sự trong văn miêu tả” của thầy giáo Nguyễn Phước Bảo Khôi... (Văn nghệ thiếu nhi 17/05/2019)
Ngày phát hành 15:23 | 29/5/2022
Lượt nghe: 537
“Xu Xu đừng khóc” là tác phẩm văn học mạng đầu tiên của tác giả Hồng Sakura. Với lối viết hài hước, lôi cuốn, những trang văn đầy ắp vui buồn yêu ghét của tuổi ô mai đã thu hút sự quan tâm của độc giả. Đến nay chị đã có sáu cuốn sách được xuất bản và là cái tên nhận được nhiều yêu mến. (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 24/05/2022)
Ngày phát hành 10:22 | 24/10/2024
Lượt nghe: 193
Cuốn sách “Nghệ thuật không chỉ để ngắm” của
tác giả người Anh Susie Hodge do Công ty Cổ phần Sách và Truyền thông San Hô
phối hợp với Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành. Tác giả Susie Hodge là một nhà sử học nghệ thuật, ngoài ra bà còn viết báo, vẽ minh họa cho nhiều tờ báo lớn của nước Anh. Chính vì vậy cuốn sách
được xem là cẩm nang cho các bạn trẻ khi đứng trước tác phẩm hội họa... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 22/10/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 18/2/2016
Lượt nghe: 1796
Gần lắm trong tình cảm ấm áp ngày xuân là sự trân trọng biết ơn thiên nhiên, đất trời luôn vô tư dâng hiến vẻ đẹp tự nhiên tô thắm cho con người.Không gian mùa xuân trong trẻo trong thơ các tác giả Nguyễn Văn Hiếu,Trần Ngọc Hưởng,Chu Ngọc Phan và Hồ Đắc Thiếu Anh.Tâm sự mùa xuân của Pờ Sảo Mìn, Bùi Tuyết Mai,Hà Mạnh Phong.(Tiếng thơ 15/02)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016
Lượt nghe: 1125
Nhà thơ Trần Đăng Khoa là tác giả có tác phẩm được học và đọc thêm nhiều nhất trong sách Tiếng Việt bậc tiểu học ở chương trình phổ thông cũng như các chương trình cải cách thí điểm khác. Bài viết “Ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa” cùng các em tìm hiểu phần nào về mạch ngầm nuôi dưỡng thế giới tinh thần của nhà thơ vốn được gọi là "Thần đồng" từ năm 6-7 tuổi này.(Trang văn học nhà trường 25/4/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2020
Lượt nghe: 1146
Mẹ ơi/ Con đang bay trên cao thẳm bầu trời/ Như hoàng tử trong chuyện xưa mẹ kể/ Trước mặt con là vòm xanh êm ru/ Vẫn từng xanh trên mái nhà mình...Bài thơ được viết năm 1979, khi lần đầu tiên nhà thơ Trần Đăng Khoa ngồi trên máy bay, bay trên cao thẳm bầu trời, qua nhiều làng mạc đồng quê, ông nghĩ đến mẹ và làm thơ gửi mẹ. Mẹ chính là ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa, thuở nhỏ cũng như sau này. Khi đã qua thời niên thiếu, trở thành người lính, người chồng, người cha, thì mẹ vẫn là miền cảm xúc mát lành, níu ông về với góc sân và khoảng trời tuổi nhỏ. Mẹ làm nên hồn cốt của đất đai, của quê hương xứ sở, là điều đẹp đẽ nhất có thật ở trên đời… (Tiếng thơ 12/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 24/1/2017
Lượt nghe: 1437
Trong không khí những ngày đông cuối năm, không ít người nghĩ đến gia đình thương mến của mình. Hình ảnh cây bàng trong bài thơ "Cây bàng mùa đông" của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng khiến nhiều người nhớ tới người mẹ kính yêu. Những ngày cuối năm cũng là dịp để nhiều người nhớ lại những điều mình đã làm được và chưa làm được trong một năm, qua tản văn “Chào nhé năm cũ, chào nỗi buồn, niềm vui …” của tác giả Ngọc Cường. Phần cuối chương trình là những cung bậc tình cảm của tình bạn tuổi học trò trong truyện ngắn “Bạn thân” của tác giả Nguyễn Hiền. (Văn nghệ thiếu nhi 20/01/2017)
Ngày phát hành 14:20 | 9/2/2021
Lượt nghe: 1368
Tình yêu là địa hạt của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng. Viết về tình yêu lứa đôi, các nhà thơ từ cổ chí kim ở thế giới cũng như nước ta luôn thể hiện những cung bậc cảm xúc dạt dào, mãnh liệt, để lại những tác phẩm tuyệt đẹp cho mọi thời. Có thể nhắc đến tác phẩm nổi tiếng “Tôi yêu em” của đại thi hào Puskin, tác phẩm “Chút tình đầu” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, “Chiếc lá đầu tiên” của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, “ Thơ duyên” của Xuân Diệu, “Tương tư” của Nguyễn Bính, “Sóng” của Xuân Quỳnh…(Tiếng thơ Mùng 1 Tết)
Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2017
Lượt nghe: 2086
"Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc / Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa / Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão / Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà". Bài thơ "Tổ quốc" của nhà báo - nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ được nhạc sĩ Lê Quang phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Tác giả thơ và nhạc sĩ tâm sự và trải lòng về ca khúc "Tổ quốc" (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Trao giải Cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015 - 2016 (Câu chuyện phóng viên). Nhà thơ Tố Hữu với câu chuyện tự sửa thơ mình (Giai thoại Văn nghệ sĩ. (Điểm hẹn Văn nghệ 14/1/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2015
Lượt nghe: 1325
Luôn luôn gắn bó thủy chung với con người, môi trường thiên nhiên là nguồn cảm xúc bất tận cho thi ca. Chia sẻ và nâng đỡ tâm hồn, bạn nghe có thể tìm thấy trong thơ Hữu Loan, Võ Quê, Từ Kế Tường, Nguyễn Linh Khiếu và Đoàn Min; cùng với đó là Hộp thư Tiếng thơ tháng 5/2015v (Tiếng thơ 31/5 và 1/6)
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020
Lượt nghe: 952
Một khi đã trót làm thơ, có duyên còn trở lại và khó dứt được thơ. Bao lâu nay rồi, điều ấy không chỉ xảy đến với riêng tác giả Nguyễn Hồng Hải. Xuất thân sinh viên Văn khoa Tổng hợp, làm thơ từ thưở đôi mươi, 21 tuổi Nguyễn Hồng Hải đã có tập thơ đầu tay “Lời yêu của đá” được giới sinh viên ngày ấy chuyền tay nhau. Tận 18 năm sau ngày ấy, anh mới lại in tập thơ thứ hai – “Mùa ban mai”. Và mới đây là tập “Vườn của mẹ” dày dặn 58 bài thơ kèm một Tuyển tập 81 bài.
Ngày phát hành 0:0 | 21/7/2017
Lượt nghe: 5825
Cũng như hầu hết các tác phẩm của Ma Văn Kháng, truyện ngắn này là một mảnh ghép nhỏ, một tình huống rất dễ gặp phải trong nhịp sống thường nhật. Từ đó, nhà văn từ từ .mở ra cả một câu chuyện. Câu chuyện ở đây là những kỷ niệm khó quên của hai người bạn, hai người lái tàu hỏa thời chiến tranh. Nhà văn không kể lể dông dài mà khéo lồng câu chuyện ấy vào những lời tâm tình khi họ gặp lại nhau. Một lần nữa, tài sắp đặt, biến hóa của một người viết sành nghề được thể hiện. (Đọc truyện đêm khuya 20/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/1/2015
Lượt nghe: 1636
Mhững chi tiết sống động, chân thực như ở ngoài đời, đặc biệt là trường đoạn miêu tả về nghi lễ đám tang của người mẹ và hủ tục chôn con theo người đã chết trong khu rừng ở Sa Thầy, Kon Tum.Chính điều này đã khiến truyện ngắn có sức hút, sức hấp dẫn bởi tính sinh động và gần gũi đời thường như thế. Với “Đồng vọng mùa xuân”, chúng ta như được sống giữa hiện thực, quá khứ, tương lai, có vui, buồn, khổ đau nhưng cũng tuyệt vời hạnh phúc.
Ngày phát hành 16:39 | 13/4/2022
Lượt nghe: 2633
Thời buổi công nghệ số, chỉ cần một chiếc máy tính xách tay hay chiếc iPad, hoặc chiếc điện thoại thông minh, dù ở đâu chúng ta cũng có thể lướt website và viết những điều ta quan tâm. Từ thực tế này mà văn học mạng hiện nay (văn học được sáng tác, công bố, lưu truyền và tiếp nhận trong môi trường mạng internet toàn cầu) cũng đang có sự cởi mở nhất định. Nhiều trang mạng văn chương ra đời thu hút sự tham gia của nhiều lứa tuổi viết về nhiều chủ đề và vùng miền khác nhau. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 có cuộc trao đổi với nhà văn Nguyễn Trương Quý về chủ đề này. (Đối thoại mở 13/04/2022)