Ngày phát hành 11:53 | 11/1/2023
Lượt nghe: 343
Trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe, sự kiện anh bộ đội qua làng trong thời chiến và có mối tình với một thiếu nữ người làng là motip đã từng bắt gặp trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết viết về thời chiến. Thế nhưng cái tài của tác giả là tiếp tục dày công để phát triển số phận các nhân vật và tạo một đường dây liên hệ rất đặc biệt là âm nhạc. Sau mối tình chỉ gặp nhau một lần duy nhất trong đời, bá Lộc đã sinh ra chị Hoa và truyền được tình yêu âm nhạc cho con gái mình. Hoa từng suy sụp nặng nề khi thấy mẹ qua đời mà vẫn chưa gặp lại được bố. Trong những giờ phút ấy, chỉ có âm nhạc mới vực được cô trở dậy. Xách cây đàn guitar kỷ niệm mà cha để lại thuở ban đầu gặp mẹ cô, Hoa đi khắp nơi để dò hỏi thông tin về cha mình mà không tìm được manh mối. Cuối cùng, cô trở về quê nhà và quyết định mở một quán café âm nhạc mang tên Cung tơ chiều. Truyện đã tạo được một cái kết có hậu, bất ngờ và đầy xúc động. Hóa ra Tuấn, bố của Hoa vẫn còn sống nhưng do bị thương nặng mà mất hết trí nhớ. Cũng chính âm nhạc đã khiến ông dần phục hồi để một ngày tình cờ tìm đến quán Cung tơ chiều và nhận ra cây đàn năm xưa của mình. Cuộc trùng phùng đoàn tụ biết bao rưng rưng, nghẹn ngào của hai cha con đã mang đến sự ấm áp cho tất cả những người nghe, người đọc. Phải chăng đi qua bao đắng cay, gian khổ, người ta mới càng biết trân trọng nâng niu hạnh phúc giản dị của mình. Cung tơ chiều có thể nói là một bản ngợi ca về tình yêu, lòng chung thủy, ngợi ca vẻ đẹp của âm nhạc đã đến trong đời sống này để xoa dịu bao niềm đau, để tưới mát cho những tâm hồn khô cằn và tiếp thêm sức mạnh cho con người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 9:0 | 3/1/2023
Lượt nghe: 311
“Liệu cô có nên tin vào một tình yêu lặng thầm, bền bỉ và vĩnh cửu như đã từng diễn giải về Cúc Họa Mi? Cuộc đời luôn có những cánh cửa là để chúng ta tự mở ra.” Câu kết của truyện thật ấn tượng và chúng ta tự hỏi, tại sao tác giả chọn “Cúc Họa Mi” mà không chọn một loài hoa khác, lại sáng tạo thiết kế cho riêng mình “cánh cửa họa mi”? Truyện dần mở ra một câu chuyện tình yêu rất nhẹ nhàng, tưởng chừng không có gì nhưng lại rất hấp dẫn từ đầu đến cuối, bởi rất nhiều cú twist kịch tính như một phim điện ảnh đan xen hiện tại, quá khứ, tương lai của hai nhân vật. Là 8 đoạn ngắn của truyện, có thể tách rời thành 8 câu chuyện nhỏ, cứ nghĩ không ăn nhập gì với nhau, nhưng thật sự lại gắn kết giống như từng mảnh ghép của một “cánh cửa” tình yêu. Mở đầu truyện ở thì hiện tại, người đọc, người nghe hồi hộp thấp thỏm cùng cô gái chủ shop hoa, một cuộc giao dịch làm ăn tưởng chừng thất bại…Tiếp theo lại là câu chuyện ước mơ tương lai của cô bé con muốn đám cưới của mình sau này được trang hoàng bằng loài hoa trắng giản dị, tinh khôi, thuần khiết - cúc họa mi, mang biều tượng tình yêu vĩnh cửu như trong không gian thiết kế lể đài hoa của người mẹ… Rồi ở cái phút 89, khi cô gái “mắt ngấn nước” trong thất vọng thì “Gã đến, hộc tốc, lấm lem. Quần sọt rách ngay đùi mảng to. Cái áo thun trắng cũng nhàu nhĩ thể như gã vừa ngã vào một nồi cháo lòng ...”, cuộc giao dịch hoàn thành trong chờ đợi nghẹt thở. Nhưng cú twist đột ngột, ở thì quá khứ, một câu chuyện buồn, một gia đình ly tán bởi một trong hai người không còn yêu người kia… Và người mang nỗi buồn nỗi đau đó là cô gái, trở thành cô chủ shop hoa, lấy tình yêu hoa, khỏa lấp những trống vắng trong mình. Thế rồi cô gặp lại cái “gã” giao hoa suýt làm cô phá sản, cái gã mà khi gặp lại cô, “Gã đã dặn lòng mình, nếu người phụ nữ đầu tiên nào khóc vì gã. Gã phải thương người đó suốt đời”. Tại sao lại là “Cánh cửa họa mi”? Phải chăng như tác giả đã lý giải: “Cúc Họa Mi tượng trưng cho tình yêu thầm lặng mà vĩnh cửu. Là yêu sâu sắc một người và lặng lẽ dõi theo người đó. Một thứ tình yêu tuyệt đối chân thành, giản dị, không vẩn đục, mong mỏi người mình yêu được hạnh phúc mãi mãi”. Chính những đóa cúc họa mi nhỏ bé, khiêm nhường nhưng khiến cho trái tim tác giả rung cảm không thôi mê mẩn, xao xuyến, xốn xang yêu thương. Bằng tình cảm chân thực nhất, tác giả phả vào nhân vật những ngôn từ thương yêu, để cho nhân vật của mình cùng nhau mở “cánh cửa họa mi”, cùng đến với một tình yêu đẹp thuần khiết, nhẹ nhàng và rất đỗi chân thành. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015
Lượt nghe: 1030
Loài hoa nào biểu trưng cho lòng chung thủy của đồng bào dân tộc Tây Bắc nước ta? Câu trả lời sẽ có trong câu chuyện "Lòng chung thủy"(Kể chuyện và hát ru 31/1)
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015
Lượt nghe: 1163
Loài hoa nào biểu trưng cho lòng chung thủy của đồng bào dân tộc Tây Bắc. Câu chuyện sau đây sẽ trả lời cho câu hỏi đó. ( Kể chuyện và hát ru 02/02)