Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 38 kết quả

"San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch": Chuỗi chương trình nghệ thuật trực tuyến

Ngày phát hành 12:5 | 13/8/2021

Lượt nghe: 673

Chuỗi chương trình nghệ thuật online do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Nghệ thuật biểu diễn và 12 nhà hát triển khai thực hiện đến tháng 12 năm nay, nhằm cổ vũ, nâng cao sức mạnh tinh thần nhân dân vượt qua đại dịch COVID-19. (Làn sóng nghệ thuật 10/8/2021)

"Thư mùa dịch": Cuộc chiến của những người trẻ

Ngày phát hành 11:35 | 24/9/2021

Lượt nghe: 389

Cuộc chiến khi mà kẻ thù là vô hình mang tên covid-19, những người lính phải ra trận, phải đương đầu , phải xả thân không ai khác là lực lượng y tế, là những bác sĩ, y tá, điều dưỡng. Một cuộc chiến không mong đợi, không lường hết những cam go và quá sức với họ. Nhưng với lương tâm trách nhiệm , với trái tim người thầy thuốc , với lời thề danh dự, họ đã nỗ lực hết mình. Họ thật xứng đáng với tên gọi đầy yêu thương Những thiên thân áo trắng . Bài "Cuộc chiến của những người trẻ” của bác sĩ Quan Thế Dân sẽ giúp chúng ta hình dung thêm phần nào công việc và những đóng góp của họ trong những ngày bão tố vừa qua

"Thư mùa dịch": Thế gian rực rỡ những ân tình

Ngày phát hành 14:50 | 13/9/2021

Lượt nghe: 1079

Đại dịch covid -19 hoành hành thế giới 2 năm nay đã làm thay đổi, đảo lộn bao điều. Những dự định kế hoạch bị ngưng trệ, phá vỡ, bao nếp sinh hoạt bị mất đi song cũng lại có nhiều điều mới phát sinh, xuất hiện, nảy nở. Trong gian khó mới thấy rõ sức mạnh ý chí nghị lực, quyết tâm chiến thắng của mỗi con người không gì có thể khuất phục nổi. Trong điều kiện, với thông tin về con số nhiễm bệnh mỗi ngày lên tới hàng chục nghìn, số ca tử vong hàng trăm, vậy điều gì kiến chúng ta vẫn hy vọng, vẫn thắp niềm tin yêu và quyết tâm chiến thắng dịch bệnh nếu như không phải là cả bộ máy xã hội vẫn đang vận hành một cách tích cực, những bệnh viện dã chiến vẫn được mở thêm để phục vụ bệnh nhân, những dáng áo trắng của y bác sĩ, áo xanh tình nguyện vẫn ngày đêm không ngơi nghỉ chăm sóc bệnh nhân, những trạm tiêm vắc xin vẫn hoạt động hết công suất và đặc biệt những câu chuyện về lòng tốt, sự tử tế, công tác từ thiện, về nghĩa tình đồng bào sẻ chia ấm áp vẫn đang được tiếp nối nhân rộng. Tản văn “Thế gian rực rõ những ân tình” của nhà thơ Bình Nguyên Trang gửi đến chương trình như một đốm lửa ấm thắp lên cùng mỗi chúng ta

“Con đã về nhà”: Ký họa cách ly dịch Covid-19

“Con đã về nhà”: Ký họa cách ly dịch Covid-19

Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2020

Lượt nghe: 1045

Cuốn sách của tác giả Nguyễn Tăng Quang ghi lại bằng hình ảnh những người con xa đất nước đang học tập, sinh sống ở nước ngoài. (Làn sóng nghệ thuật 16/6/2020).

“Ngày bình yên sẽ đến”: Khúc tráng ca nơi tuyến đầu chống dịch

“Ngày bình yên sẽ đến”: Khúc tráng ca nơi tuyến đầu chống dịch

Ngày phát hành 22:9 | 25/8/2021

Lượt nghe: 2708

Bài hát “Ngày bình yên sẽ đến” (thơ của tác giả Nguyên Hùng do nhạc sĩ Đỗ Tiến Lập phổ nhạc) ra đời trong thời gian thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung bị dịch bệnh Covid 19 hoành hành. Với nhịp điệu khỏe khoắn, sôi động ca khúc này như một lời động viên kịp thời đến với đội ngũ y bác sĩ, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin và tự hào về người chiến sĩ áo trắng trong công cuộc phòng chống đại dịch. (Điểm hẹn văn nghệ 21/8/2021)

“Quê em chống dịch”: Thông điệp tuyên truyền phòng, chống đại dịch

“Quê em chống dịch”: Thông điệp tuyên truyền phòng, chống đại dịch

Ngày phát hành 23:35 | 20/2/2022

Lượt nghe: 482

Vở kịch rối “Quê em chống dịch” của Nhà hát Múa rối Thăng Long đoạt giải Nhất cuộc Bình chọn các sản phẩm bản ghi âm, ghi hình về nghệ thuật biểu diễn tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19. (Làn sóng nghệ thuật)

“Thank you - Những chiến binh thầm lặng”: Ca khúc cổ vũ tinh thần chống dịch

“Thank you - Những chiến binh thầm lặng”: Ca khúc cổ vũ tinh thần chống dịch

Ngày phát hành 0:0 | 18/4/2020

Lượt nghe: 933

MV của nhạc sĩ Phạm Việt Hoàng qua thể hiện của sáu giọng ca nổi tiếng: Hồ Ngọc Hà, Noo Phước Thịnh, Đông Nhi, Ngô Kiến Huy, Bảo Anh, Bùi Anh Tuấn cùng với sự xuất hiện của hơn 70 văn nghệ sĩ nổi tiếng là những chia sẻ đầy xúc động đến “Những chiến binh thầm lặng” đang làm nhiệm vụ đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. (Làn sóng nghệ thuật 17/4/2020)

“Thư mùa dịch”: Nghĩa đồng bào vượt lên đại dịch

“Thư mùa dịch”: Nghĩa đồng bào vượt lên đại dịch

Ngày phát hành 16:38 | 18/9/2021

Lượt nghe: 972

Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn.“Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ người trong một nước thì thương nhau cùng” - trải qua hàng nghìn đời chống chọi với những hiểm họa, thiên tai dịch bệnh để tồn tại và phát triển bao câu ca dao, tục ngữ đã được dân gian đúc rút, nhắn nhủ. Thêm huyền tích về bọc trăm trứng càng cho chúng ta ngẫm sâu hơn về hai chữ đồng bào. Khái niệm đồng bào tồn tại và thể hiện sức mạnh, vẻ đẹp vĩ đại của nó trong lịch sử, mỗi khi có những thử thách nguy nan, mỗi khi cần qui tụ sức lực, tâm trí của cải vì một mục đích chung, đưa lại những bài học máu thịt về sự gắn bó để cùng sinh tồn. Và những ngày khi cả nước phải đương đầu với dịch bệnh covid-19 mỗi chúng ta lại được thấm đẫm trong cảm xúc những câu chuyện về nghĩa đồng bào. Nhà thơ Nhà báo Nguyễn Quang Hưng chia sẻ với chúng ta về điều này qua một Tản văn gửi tới chương trình

“Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” (Buổi 5): Những ngày trốn quân dịch

“Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” (Buổi 5): Những ngày trốn quân dịch

Ngày phát hành 10:23 | 1/4/2024

Lượt nghe: 740

Giữa gia đình Sơn và gia đình Diễm có mối thâm tình nên anh được vợ chồng ông Duy coi như con cái khi lên thành phố trọ học. Anh cũng được gia đình ông Duy bao bọc để trốn quân dịch sau khi thi rớt Tú tài. Thế nhưng chuyện chấp nhận tình cảm Sơn dành cho Diễm – cô tiểu thư lá ngọc cành vàng lại là chuyện khác. Diễm được nhiều chàng trai nhà giàu, danh giá theo đuổi, trong khi Sơn chỉ là con trai một người nông dân nghèo, các anh trai của Sơn lại chia đôi hai chiến tuyến. Xa quê, trong Sơn luôn cồn cào nỗi nhớ và thường trực hơn cả là nỗi lo lắng cho số phận gia đình. Qua giọng đọc NSUT Việt Hùng, mời các bạn theo dõi những trang tiếp theo tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một - Tác phẩm vừa được trao giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua:

Các nhà hát gồng mình vượt qua đại dịch

Các nhà hát gồng mình vượt qua đại dịch

Ngày phát hành 0:0 | 4/5/2020

Lượt nghe: 543

Trong thời gian qua các nhà hát gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh. Trong bối cảnh này đòi hỏi các nhà hát phải có phương thức hoạt động mới. PV VOV6 phỏng vấn NSUT Sỹ Tiến (Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ) về vấn đề này. (Làn sóng nghệ thuật 24/4/2020)

Đấu giá tác phẩm nghệ thuật - Vượt qua đại dịch

Đấu giá tác phẩm nghệ thuật - Vượt qua đại dịch

Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2020

Lượt nghe: 849

Chương trình đấu giá tranh gây quỹ phòng, chống dịch Covid-19 do Báo An ninh Thủ đô và Công ty Indochine Art phối hợp thực hiện, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các nghệ sĩ tên tuổi. (Làn sóng nghệ thuật 07/4/2020)

Dạy và học trực tuyến trong mùa dịch

Dạy và học trực tuyến trong mùa dịch

Ngày phát hành 0:0 | 10/3/2020

Lượt nghe: 358

Ở thời điểm này, khi dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp, học sinh không thể đến trường thì việc học trực tuyến qua mạng Intrenet đã được triển khai ở nhiều nơi. Học trực tuyến môn ngữ văn có điểm gì khác với phương pháp học truyền thống, cả giáo viên và học sinh cần phải chuẩn bị những gì để tiết học hiệu quả? Cùng nghe chia sẻ của cô Nguyễn Cẩm Vân, giáo viên Ngữ văn trường THCS Hà Huy Tập, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về việc áp dụng dạy và học trực tuyến trong thời gian gần đây, các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 09/03/2020)

Đọc truyện "Trong gia đình" - Buổi 28 - Phiên dịch nhí

Đọc truyện

Ngày phát hành 11:49 | 9/2/2021

Lượt nghe: 708

Năng lực của Perrin khiến cho ông quản đốc ở Săng-Pipoy và ông nội của em lấy làm ngạc nhiên, tò mò về xuất thân của em. Bên cạnh việc có thể làm tốt vai trò phiên dịch thì quần áo em mặc, đôi giày em mang đều khiến mọi người bất ngờ... (Văn nghệ thiếu nhi 07/02/2021)

Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ bảy mươi tư - Chiến dịch Bò Cạp

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 26/7/2019

Lượt nghe: 656

Sau khi chuẩn bị xong thuốc gây ảo giác cho con ruồi canh gác Nhà Thờ lớn cùng số lượng 500 con chí, Eliott cùng các bạn lựa chọn những đối tượng để ra tay. Đó là những thành viên quan trọng trong ban lãnh đạo bắt mộng như giám đốc phụ trách công nghệ Ja-pe, phụ trách đội bắt mộng tinh nhuệ là Bom và Win –người phụ nữ chuyên đào tạo thành viên mới... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ bảy mươi tư)

Gửi Hà Nội từ tâm dịch Sài Gòn

Gửi Hà Nội từ tâm dịch Sài Gòn

Ngày phát hành 8:40 | 6/9/2021

Lượt nghe: 825

Những ngày này người dân nhiều nơi hẳn đều hướng về điểm nóng của tâm dịch Sài Gòn -TP.HCM. Họ là những người con của Sài Gòn đang xa Tổ quốc, là những người từng sống, từng làm việc hay từng ghé chơi miền đất hào phóng thân thiện và nhiều ấn tượng này, giờ đây đang gặp tai ương, để lại nhiều niềm thương, nỗi lo lắng. Vậy thì lá thư sau đây của một người bạn Sài Gòn giúp chúng ta hiểu thêm phần nào tâm thế, cuộc sống chiến đấu của người dân trong tâm dịch đã và đang kiên cường như thế nào để hướng tới mục tiêu chiến thắng đại dịch

Họa sĩ chung tay góp phần chống đại dịch Covid-19

Họa sĩ chung tay góp phần chống đại dịch Covid-19

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2020

Lượt nghe: 1279

Từ hơn 100 tác phẩm của 23 họa sĩ, BTC cuộc thi chọn 14 tranh chất lượng và ấn hành 4 mẫu tranh, 1.000 đĩa tranh cổ động tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19. (Làn sóng nghệ thuật 20/3/2020)

Kịch truyền thanh "Vụ kiện hy hữu": Chuyện giả tưởng mùa dịch Covid - 19

Kịch truyền thanh

Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2020

Lượt nghe: 11001

Bệnh dịch Covid 19 gây khó khăn cho toàn thế giới. Bằng ngôn ngữ hài hước, kịch truyền thanh “Vụ kiện hy hữu” đem đến những góc nhìn thú vị thông qua câu chuyện giả tưởng là một con Lợn tìm đến công đường của Diêm Vương để thưa kiện con người. Từ tiếng cười, người nghe có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề hiện hữu trong cuộc sống, nhất là phản ứng và thái độ ứng xử của con người trước dịch bệnh, với loài vật và thiên nhiên còn nhiều thiếu sót.

Làm quen với "Chú sâu háu ăn" cùng dịch giả nhí Nguyễn Thanh Trà

Làm quen với

Ngày phát hành 0:0 | 21/7/2016

Lượt nghe: 3790

Trang nghệ thuật có cuộc trò chuyện với dịch giả nhí Nguyễn Thanh Trà, trường tiểu học Reggio Emilia về cuốn truyện "Chú sâu háu ăn" của nhà văn Mỹ Eric Carle. Tiểu phẩm hài "Bảo bối" (Văn nghệ thiếu nhi 20/7/2016)

Lan tỏa những hình ảnh đẹp trong phòng chống đại dịch

Lan tỏa những hình ảnh đẹp trong phòng chống đại dịch

Ngày phát hành 22:16 | 21/9/2021

Lượt nghe: 500

Những bức tranh của họa sĩ Trần Quý Thuận (hội viên Hội Mỹ thuật thành phố Cần Thơ) thể hiện sinh động hình ảnh các lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch cùng những câu chuyện chân thực, xúc động về cuộc sống, sinh hoạt của người dân trong đại dịch. (Làn sóng nghệ thuật 14/9/2021)

Lời ca, tiếng hát góp phần đẩy lùi đại dịch

Lời ca, tiếng hát góp phần đẩy lùi đại dịch

Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2020

Lượt nghe: 683

“Ghen Covy”; “Đánh giặc Corona”; “Việt Nam ơi đánh bay Covit”; “Ngủ một chút đi anh”; “Người mẹ áo trắng”; “Cười lên Việt Nam”...Các ca khúc đã góp phần tuyên truyền, cổ vũ, động viên, nâng cao sức khỏe cộng đồng, cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. (Làn sóng nghệ thuật 03/4/2020)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 9): Chiến dịch diệt ruồi

Mùa chinh chiến ấy (buổi 9): Chiến dịch diệt ruồi

Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2019

Lượt nghe: 1376

Hơn hai tháng trời đánh nhau ở Anlong Veng, lính thương vong nhiều. Nhưng bộ đội không sợ hi sinh bằng sợ ruồi. Một chiến dịch diệt ruồi được phát động. Đập ruồi từ sáng sớm tới tối mịt. Ruồi nhiều đến mức anh em phải đào hố chôn. Ruồi đúng là vũ khí nguy hiểm của bọn Pol Pot...(Đọc truyện dài kỳ phát 18/05/2019)

MV “Chung tay Việt Nam”: Tác phẩm cổ vũ tinh thần chống dịch

MV “Chung tay Việt Nam”: Tác phẩm cổ vũ tinh thần chống dịch

Ngày phát hành 22:26 | 21/9/2021

Lượt nghe: 510

Đây là một trong 8 tác phẩm âm nhạc tiêu biểu được Trung tâm Văn hóa thành phố (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) ra mắt khán giả thủ đô cùng cả nước với mong muốn cổ vũ tinh thần các tầng lớp nhân dân đoàn kết, chung tay cùng cả nước chiến thắng dịch Covid-19. (Làn sóng nghệ thuật 17/9/2021)

Nghệ sĩ chung tay làm công tác thiện nguyện trong phòng, chống dịch Covid-19

Nghệ sĩ chung tay làm công tác thiện nguyện trong phòng, chống dịch Covid-19

Ngày phát hành 11:55 | 10/6/2021

Lượt nghe: 2422

Trong đại dịch hiện nay thì tất cả các lực lượng, đặc biệt là lực lượng y bác sĩ cũng đang dồn hết lực để đối phó, dập tắt và chiến thắng dịch bệnh. Còn với các nghệ sĩ, bằng sự lan tỏa của mình đã chung tay bằng các công tác thiện nguyện và kêu gọi cộng đồng. Trong chương trình Đối thoại mở hôm nay, PV VOV6 trao đổi với NSND Tự Long, Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/06/2021)

Nghệ sĩ sân khấu ứng biến ra sao trước dịch Covid-19?

Nghệ sĩ sân khấu ứng biến ra sao trước dịch Covid-19?

Ngày phát hành 12:48 | 9/9/2021

Lượt nghe: 2559

Câu chuyện nóng nhất hiện nay đều về những thay đổi, biến động do đại dịch Covid-19 bởi dịch bệnh gây ảnh hưởng sâu sắc tới toàn xã hội, những biến động đó khiến sân khấu đã khó lại càng thêm khó. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, phóng viên VOV6 trao đổi với NSƯT Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 08/09/2021)

Ngô Tất Tố trong vai trò dịch giả

Ngô Tất Tố trong vai trò dịch giả

Ngày phát hành 0:0 | 18/9/2019

Lượt nghe: 935

Trước khi nổi danh trong làng văn nước ta với những tiểu thuyết “Tắt đèn”, phóng sự “Lều chõng”, “Việc làng”, nhà văn Ngô Tất Tố đã có những tác phẩm dịch từ Hán văn. Sau đó, dù bận rộn với sáng tác và làm báo, ông vẫn dành nhiều thời gian để dịch và chú giải các tác phẩm triết học và văn học Trung Hoa. Đáng chú ý ở mảng dịch thuật của nhà văn Ngô Tất Tố là các tác phẩm như “Cẩm Hương đình”, “Kinh dịch”, các tác phẩm thơ Đường…

Ngọt ngào sơn ca-Tác phẩm nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật Việt-Hán-Choang

Ngọt ngào sơn ca-Tác phẩm nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật Việt-Hán-Choang

Ngày phát hành 15:24 | 29/12/2022

Lượt nghe: 563

Vào ngày 4/1 tới đây, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam sẽ tổ chức trao giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022. Các tác phẩm được vinh danh thuộc nhiều thể loại khác nhau, bao gồm các ấn phẩm, tranh, ảnh, tác phẩm điêu khắc, phim tài liệu… Một trong những gương mặt trẻ nhận giải năm nay là tác giả Hoàng Diệp Hằng, Hội viện Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn. Chị nhận Giải C cho tập nghiên cứu, sưu tầm dịch thuật Việt – Hán – Choang có nhan đề “Ngọt ngào sơn ca”, do NXB Văn hóa dân tộc ấn hành. Nghiên cứu về ca dao dân tộc Choang – dân tộc thiểu số có số dân đông nhất Trung Quốc trong mối liên hệ với ca dao dân tộc Tày – Nùng (Lạng Sơn), tác giả Hoàng Diệp Hằng đã gặp phải những khó khăn gì? Chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện sau đây giữa tác giả và phóng viên chương trình.

Nhà hát online - Giải pháp cho hoạt động biểu diễn trong mùa dịch

Nhà hát online - Giải pháp cho hoạt động biểu diễn trong mùa dịch

Ngày phát hành 12:55 | 10/9/2021

Lượt nghe: 4612

Dịch Covid 19 ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động biểu diễn, việc luyện tập và thu nhập của người diễn viên. Nhờ sự quan tâm của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục nghệ thuật biểu diễn và sự đồng lòng của nhiều đơn vị trực thuộc hình thức Nhà hát online ra đời mang đến một giải pháp hứa hẹn nhiều hiệu quả!

Những trang viết từ tâm dịch

Những trang viết từ tâm dịch

Ngày phát hành 17:3 | 14/9/2021

Lượt nghe: 446

Hiện nay, nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Nam trong đó có thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực ngày đêm để kiểm soát dịch bệnh Covid 19. Mong muốn của mọi cá nhân, mọi gia đình là được sống trong trang thái bình thường mới. Và những lực lượng tuyến đầu không quản ngại khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Những trang viết từ tâm dịch đem tới cho chúng ta cảm nhận chân thật nhất, sinh động nhất về những ngày đặc biệt đang diễn ra... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 07/09/2021)

Sân khấu Việt phục hồi sau đại dịch Covid-19 thế nào?

Sân khấu Việt phục hồi sau đại dịch Covid-19 thế nào?

Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2020

Lượt nghe: 2080

Sau đợt cách ly toàn xã hội khép lại, sân khấu lại “sáng đèn”. Dẫu vậy, sân khấu Việt còn gặp rất nhiều khó khăn và cần phải có thời gian để lấy đà trở lại. PV VOV6 đối thoại với NSND Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 27/05/2020)

Thư mùa dịch: “Trong đại dịch nghĩ về lý tưởng vì con người của Gandhi”

Thư mùa dịch: “Trong đại dịch nghĩ về lý tưởng vì con người của Gandhi”

Ngày phát hành 14:32 | 22/10/2021

Lượt nghe: 715

Trải qua hàng triệu năm tồn tại và phát triển loài người đã phải hứng chịu bao thảm họa thiên tai, và dịch bệnh. Dịch bệnh covid-19 mà chúng ta đã và đang trải qua chỉ là một trong muôn vàn thứ dịch bệnh đã cướp đi mạng sống của con người thậm chí đe dọa hủy diệt loài người. Để có thể tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay loài người rất cần đến trí tuệ, công sức và lòng nhân của những con người ưu tú. Chính họ là những ngôi sao sáng, những vị cứu tinh đã làm thay đổi thế giới, cứu vớt, mang tới sự hồi sinh cho cuộc sống. Câu chuyện của nhà trí thức, nhà lãnh đạo người Ấn , Mahatma Gandhi thể hiện trong cuốn tự truyện của ông cho chúng ta những suy ngẫm và liên hệ với những gì đang diễn ra trong đời sống hôm nay trước đại dịch covid -19. Bài của luật sư Ngô Ngọc Trai chia sẻ điều này

Thư mùa dịch: “Từ trong đại dịch nhìn người ngẫm ta”

Thư mùa dịch: “Từ trong đại dịch nhìn người ngẫm ta”

Ngày phát hành 11:2 | 11/10/2021

Lượt nghe: 829

Thật mừng là con số mắc Covid-19 tại đất nước ta tới giờ này đang có chiều hướng đi xuống nhiều. Sau những ngày căng thẳng đối phó với dịch bệnh, giờ là lúc chúng ta lắng lại, nghĩ suy: Thấm thía về những mất mát, về những thiệt hại và cả những điều đáng tiếc trong việc đối phó với dịch bệnh. Đại dịch giống như một đại họa, nhiều năm mới xảy ra nhưng nó càn quét để lại hậu họa thì khôn lường. Nhiều người còn ví nó là tấm gương soi, là liều thuốc thử đối với mỗi một quốc gia, một xã hội, một gia đình , từ đó thấy được những lỗ hổng, thấy được những hay dở , thấy được những hiền tài và cả những kẻ bất nhân. Nghĩ sâu và soi chiếu từ góc nhìn sắc sảo dày dặn kinh nghiệm, nhà báo Uông Ngọc Dậu có bài “ Từ trong đại dịch nhìn người ngẫm ta” chúng tôi xin trích đọc gửi tới quí vị và các bạn

Thư mùa dịch: “Yêu nhau thời covid”

Thư mùa dịch: “Yêu nhau thời covid”

Ngày phát hành 7:57 | 1/11/2021

Lượt nghe: 1064

Chúng ta đang sống trong những ngày bình thường mới. Con người chấp nhận sự tồn tại của virut corona như một thứ thiên tai địch họa, cảnh giác với nó và nếu cần sẵn sàng đối phó một cách bình tĩnh chủ động hơn. Những ngày kinh hoàng với dịch bệnh đã qua đi, song chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ không bao giờ quên được. Từ đó con người dường như trân quí hơn về những ngày đang sống, những giá trị đang thụ hưởng. Tản văn “Yêu nhau thời covid” của nhà văn Sương Nguyệt Minh như một khúc nhạc thư giãn nhắc nhớ về những vui buồn đã qua.

Thư mùa dịch: Tình yêu, dịch bệnh và Hemingway

Thư mùa dịch: Tình yêu, dịch bệnh và Hemingway

Ngày phát hành 16:15 | 1/10/2021

Lượt nghe: 821

Dịch bệnh covid 19 đã làm thay đổi cả thế giới, đã tác động ghê gớm tới đời sống mỗi cá nhân và khiến chúng ta phải nghĩ ngợi rất nhiều về những ngày mình đã và đang sống, nhìn nhận lại những giá trị: những giá trị bất biến, vĩnh cửu, những giá trị bị lãng quên, có lúc không được coi trọng như giá trị của thiên nhiên, giá trị của đời sống tinh thần, giá trị của tình yêu thương ....Đôi khi sự nghĩ ngợi này chính văn chương, chính những nhà văn đã đúc triết, thấu suốt và thậm chí tiên tri mà chúng ta đã lướt qua, đã không để ý mà thôi. Nhà văn Thùy Dương cũng như nhiều người viết khác ngẫm ngợi về dịch bệnh Covid – 19 nhưng chị có một sự liên tưởng và đối chiếu thú vị về những trang viết của văn hào Hemingway. Chỉ có tình yêu thương mới giúp con người vượt qua những hiểm họa dông gió, “chỉ có tình yêu thương mới có ý nghĩa để chúng ta tồn tại” - Hemingway đã nói như vậy. Bài viết sau của nhà văn Thùy Dương, chúng ta cùng chia sẻ

Tiểu phẩm "Học online mùa dịch": chiêu trò nhất quỷ nhì ma

Tiểu phẩm

Ngày phát hành 10:19 | 27/5/2021

Lượt nghe: 554

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 nên từ sau kỳ nghỉ lễ 30/4 đã có rất nhiều địa phương trên cả nước phải quay lại với việc học online. Nhiều tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra. Bên cạnh đó còn là những chiêu trò “nhất quỷ-nhì ma thứ 3 học trò” như của hai anh bạn Tí- Tèo trong tiểu phẩm chúng ta nghe sau đây... (Văn nghệ thiếu nhi 19/05/2021)

Tinh thần Việt và cuộc chiến chống đại dịch Covid-19

Tinh thần Việt và cuộc chiến chống đại dịch Covid-19

Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2020

Lượt nghe: 1394

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á tổ chức triển lãm và ra mắt sách ảnh gồm 400 bức ảnh về phòng chống đại dịch, được tác giả thực hiện trong những thời khắc đặc biệt tại nhiều điểm nóng trên cả nước. (Làn sóng nghệ thuật 18/9/2020)

Tuồng Nam trên đất Bắc: Chuyển dịch để bảo tồn và phát triển

Tuồng Nam trên đất Bắc: Chuyển dịch để bảo tồn và phát triển

Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016

Lượt nghe: 2211

Đoàn Tuồng Liên khu 5, hay còn gọi là Đoàn Tuồng Nam ra đời 1952 tại Bình Định, đây cũng là đơn vị Tuồng cách mạng đầu tiên được thành lập trước giai đoạn giải phóng miền Bắc năm 1954. Khi tập kết ra miền Bắc, các nghệ sỹ tuồng Nam không chỉ có nhiệm vụ dàn dựng, biểu diễn phục vụ cán bộ chiến sỹ miền Nam tập kết mà còn góp sức sưu tầm, phục hồi Tuồng Bắc, bộ môn nghệ thuật đã phần nào mai một trước cách mạng tháng Tám. Đây cũng chính là tiền đề cho việc thành lập Nhà hát Tuồng Việt Nam sau này

Vang động trong thơ viết về dịch Covid-19

Vang động trong thơ viết về dịch Covid-19

Ngày phát hành 15:45 | 12/8/2021

Lượt nghe: 1826

Có lẽ với hầu hết mọi người, những ngày này quả thực là những ngày không quên trong cuộc đời - Khi mà nhiều tỉnh thành trên đất nước ta lần lượt trải qua đủ đầy các trở ngại và cung bậc cảm xúc do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Tâm trạng trong dịch bệnh đã ít nhiều để lại những vang động trong tâm hồn nhiều người sáng tác. Để cất lên tiếng thơ viết những ngày khó quên của đất nước, trong thời khắc diễn ra dịch Covid 19 của các nhà thơ Trần Ngọc Mỹ, Thy Nguyên, Đinh Hạ, Nguyễn Văn Song.

Vẽ tranh cổ động phòng chống đại dịch Covid 19

Vẽ tranh cổ động phòng chống đại dịch Covid 19

Ngày phát hành 17:44 | 5/8/2021

Lượt nghe: 557

Gần hai năm qua, đại dịch Covid 19 đã đe dọa đến sự an nguy của toàn nhân loại và hiện nay tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp. Với tinh thần “Ở nhà là chống dịch”, chúng ta hãy cũng chuyển động trong giãn cách, vẽ nên những bức tranh ý nghĩa, giàu màu sắc để cùng cổ động công tác phòng chống dịch cũng như tri ân đến những lực lượng trên tuyến đầu các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 04/08/2021)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya