Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 4 kết quả

"Người mang thánh giá" - Câu chuyện hậu chiến từ một góc nhìn khác

Ngày phát hành 14:34 | 31/8/2022

Lượt nghe: 907

Câu chuyện hậu chiến với những nỗi đau còn sót lại đã không còn xa lạ trong văn chương. Nhưng với “Người mang thánh giá”, độc giả lại có cơ hội tiếp cận một đề tài cũ từ một góc nhìn mới mẻ hơn – góc nhìn của con gái kẻ tội đồ. Lớn lên trong giáo đường, nhân vật “tôi” mang thân phận của một đứa trẻ mồ côi với nhiều ấm ức, thiệt thòi. Đến khi trưởng thành, khi đã tỏ tường gốc tích, cô lại đối diện với một gánh nặng tâm lý khác khi cha ruột chính là một kẻ giết người… Mọi chuyện không được kể rõ ràng ngay từ đầu. Như thể nhân vật “tôi” có quá nhiều bối rối, không biết phải đối diện ra sao trước số phận của mình. Có quá nhiều băn khoăn mà giờ đây, chẳng thể nào được hồi đáp khi người trong cuộc đều ở dưới ba tấc đất. Có quá nhiều câu hỏi tại sao mà giờ đây, nhân vật chỉ có thể tự vấn trong mặc cảm tội lỗi mà thôi. “Người mang thánh giá” đã kể câu chuyện về cuộc chiến ở một khía cạnh dường như dễ bị bỏ qua nhất và dường như cũng sẽ có những khuất lấp riêng không dễ tỏ bày. Bên cạnh đó, truyện cũng “ghi điểm” ở khả năng khắc họa tâm lí, lối diễn đạt tinh tế, có chiều sâu. Bầu không khí tôn giáo của truyện cũng mở rộng đường biên liên tưởng cho mỗi độc giả về việc ai cũng phải mang cây thánh giá của cuộc đời mình. Và tình thương, của Thiên Chúa và cuộc đời, rồi sẽ cứu chuộc ta khỏi sự nhục nhã, đau khổ và cả oán thù. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Sự dấn thân của các cây bút nữ dân tộc thiểu số với đề tài hậu chiến

Sự dấn thân của các cây bút nữ dân tộc thiểu số với đề tài hậu chiến

Ngày phát hành 8:49 | 15/5/2024

Lượt nghe: 1995

Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc là nguồn cảm hứng lớn cho những sáng tác văn học nghệ thuật. Đối với văn học dân tộc thiểu số, những tác phẩm đã có tuy chưa thực sự tạo thành một dòng chảy mãnh liệt như văn học người Kinh nhưng cũng đã có những dấu ấn quan trọng, cả thơ, truyện ngắn, trường ca, tiểu thuyết… Các tác giả nữ người dân tộc thiểu số viết về chiến tranh và hậu chiến nhằm tri ân quá khứ, bởi đó là một món nợ, là trách nhiệm với những người đã hy sinh vì Tổ quốc, qua đó nhằm nhận thức lại hiện thực một thời với những khai thác chưa đầy đủ, cả mặt xấu và mặt tốt. Quan trọng hơn hết là viết về những con người trong chiến tranh với những số phận cụ thể, đời thường, không phải chỉ anh hùng với ý chí quật cường, dũng cảm mà ở đó còn có những đấu tranh giằng xé, những mất mát và cả những khát vọng hóa giải hận thù sau cuộc chiến. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, phóng viên VOV6 cùng với khách mời là tiến sĩ Đỗ Thu Huyền - Viện Văn học bàn về chủ đề này. (Đối thoại mở 15/5/2024)

Truyện ngắn "Xin đừng gõ cửa': Câu chuyện về hậu chiến (P2)

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2019

Lượt nghe: 1049

Người lính trinh sát an ninh tên Hảo trở về cuộc sống đời thường sau chiến tranh với căn bệnh ngơ ngơ , điên điên, luôn sống trong tâm trạng bất an lo lắng sợ hãi một tiếng gõ cửa. Cho đến một ngày có người phụ nữ Việt Kiều tìm đến nhà quỳ lạy anh cảm tạ ơn cứu mạng, và qua câu chuyện của hai người những ẩn ức trong người lính trinh sát tên Hảo mới được dịp hé mở. Và cũng từ đó tinh thần, sức khỏe của Hảo sáng lạn hơn. Hảo tỉnh táo nhớ lại buổi khai báo tường trình với lãnh đạo về việc tại sao anh đã tha tội chết cho cô gái tên Hường thay bằng lẽ ra phải giết vì bị kết tội làm gián điệp. Số phận Hảo ra sao, các bạn cùng theo dõi phần cuối truyện ngắn "Xin đừng gõ cửa" (Đọc truyện đêm khuya phát 22/1/2019)

Truyện ngắn "Xin đường gõ cửa": Câu chuyện về hậu chiến (P1)

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2019

Lượt nghe: 880

Vậy là Hảo - người lính trinh sát đã phải về hưu sớm vì bị nghi ngờ có những khuất tất trong chiến tranh chưa điều tra làm rõ được. Cũng chính vì lý do này đưa đến những sang chấn tâm lý khiến anh dở dở điên điện. Để hiểu rõ ngọn ngành những oái oăm , trớ trêu trong chiến tranh cũng như giải mã sự oan ức của nhân vật Hảo , mời các bạn đón nghe tiếp vào buổi đọc truyện phát 22/1/2019

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Đối thoại mở
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Đối thoại mở
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ