Hệ thống tìm thấy 8 kết quả
Ngày phát hành 15:17 | 23/2/2023
Lượt nghe: 1192
Chiến tranh có thể coi là một đề tài kinh điển trong văn học nước nhà. Chúng ta đã có nhiều tác phẩm đỉnh cao về đề tài này. Nhưng những câu chuyện về chiến tranh dường như chưa bao giờ được kể hết. Vẫn còn đó những mất mát, đau thương, những hi sinh thầm lặng, những góc khuất mà mỗi lần nhớ đến đều khiến người trong cuộc phải nhức nhối. “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa” của tác giả Nguyễn Thái Long cũng ra đời từ những ám ảnh như thế. Sau nhiều năm trăn trở, người y sĩ năm nào mới có thể hoàn thành tâm nguyện của bản thân và đồng đội: đó là viết một cuốn hồi kí về mặt trận Cao Bằng – Hà Giang những năm chống quân xâm lược 1979 – 1989. Sách do NXB Phụ nữ Việt Nam và Nhã Nam ấn hành. Để hiểu thêm về cuốn sách, mời quý vị và các bạn nghe bài của tác giả Trinh Nguyễn có nhan đề “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa, hồi kí đầu tiên của người lính về chiến tranh biên giới”.
Ngày phát hành 21:42 | 4/6/2023
Lượt nghe: 365
Qua lời kể của bà Martha thì Miayx mồ côi mẹ khi chưa đầy bốn tuổi. Sau đó không lâu, cha cô- ông Kapugen dần bị mất trí nhớ, bỏ lại toàn bộ công việc cùng tài sản ở Mekoryuk, chỉ đưa Miayx đi cùng tới trại hải cẩu sinh sống. Đó là vùng ven biển sóng vỗ hiền hòa. Cha đã dựng một căn nhà nhỏ từ các loại gỗ trôi dạt vào bờ để hai cha con sinh sống... (Văn nghệ thiếu nhi 02/06/2023)
Ngày phát hành 16:27 | 10/7/2023
Lượt nghe: 320
Nhà thơ Lê Văn Lộc là tác giả của nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi như “Lòng phượng”, “Lích tích chim xanh”, “Bầu trời qua đôi cánh chuồn”. Ngôn từ trong thơ ông giản dị, tươi mới, hình ảnh liên tưởng thú vị. Thơ thiếu nhi của ông cũng chính là một phần tâm hồn ông, với những ký ức về tuổi thơ, về gia đình, đặc biệt về người mẹ thân yêu... (Văn nghệ thiếu nhi 28/06/2023)
Ngày phát hành 12:57 | 3/6/2021
Lượt nghe: 394
Đang ở độ chín của sự nghiệp văn chương, là mẹ của hai cô con gái tuổi mới lớn, hằng ngày nhà văn Đỗ Bích Thúy được đồng hành cùng các con trong học tập, những buổi về quê hay đi dã ngoại. Chính sự vô tư trong trẻo cùng nhiều dự định mơ ước về tương lai đang chảy tràn trong suy nghĩ của các con khiến nhà văn không khỏi bâng khuâng nhớ về tuổi 17 của mình... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 25/05/2021)
Ngày phát hành 0:10 | 11/12/2022
Lượt nghe: 232
Ngòi bút của nhà văn Lê Minh Khuê thể hiện sâu sắc khát vọng mãnh liệt của con người về hạnh phúc và tình yêu. Điều này đã giúp nhiều tác phẩm của bà có được cái nhìn nhân bản, khám phá chiều sâu tâm hồn con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 06/12/2022)
Ngày phát hành 17:49 | 6/5/2023
Lượt nghe: 341
Nhà văn Lê Phương Liên sinh năm 1951 tại Hà Nội. Cả sự nghiệp gắn với những trang viết tuổi thơ, đến nay bà đã có hàng chục đầu sách dành cho thiếu nhi như: Bông hoa phấn trắng, Khúc hát hạnh phúc, Én nhỏ, Khi mùa xuân đến, Câu hỏi trẻ thơ, Bức tranh còn vẽ... Nhà văn Lê Phương Liên chia sẻ bà có nhiều cảm hứng viết cho thiếu nhi như vậy bởi trong bà có những dấu ấn tuổi thơ đặc biệt và những điều được vun đắp từ thời thơ ấu. (Văn nghệ thiếu nhi 26/04/2023)
Ngày phát hành 13:17 | 6/11/2022
Lượt nghe: 238
Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến để lại nhiều ấn tượng với một số ca khúc thuộc dòng nhạc dân gian đương đại như “Bà tôi”, hay “Giọt sương bay lên”. Chú ấy cũng là một nhà thơ, một kiến trúc sư tài hoa. Với một người đa tài như vậy, tuổi thơ của chú ấy như thế nào? (Văn nghệ thiếu nhi 26/10/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2017
Lượt nghe: 3279
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, sân khấu xung kích đóng vai trò quan trọng trong việc động viên tinh thần chiến sỹ ngoài mặt trận. Những vở diễn xung kích nổi tiếng một thời của Đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần, nay là Nhà hát Chèo Quân đội, như; “Anh lái xe và cô chống lầy”, “Cô thợ chữa pháo”, “Bà mẹ chuyến đò Sông Mã” .v.v. đã ghi đậm dấu ấn trong tâm trí hầu hết các chiến sỹ và lực lượng Thanh niên xung phong. Điểm đặc biệt của những vở diễn này thường có thời lượng ngắn, ít nhân vật, đáp ứng tính cơ động cao nên người diễn viên có thể diễn mọi lúc, mọi nơi ở nhiều địa hình và hoàn cảnh khác nhau.