Hệ thống tìm thấy 18 kết quả
Ngày phát hành 10:50 | 25/8/2022
Lượt nghe: 1115
Tên tuổi của cô giáo xứ Đông – tác giả Nguyễn Thu Hằng đã trở nên quen thuộc với nhiều bạn đọc, nhất là với các thính giả yêu thích các chương trình Văn nghệ thiếu nhi của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6). Năm nay, chị lại tiếp tục ghi dấu ấn khi giành Giải Ba trong Cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ 7 với tập truyện “Chuồng cọp trên cao” (do NXB Trẻ ấn hành). Là tác giả 7x duy nhất có mặt trong số 12 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo của cuộc thi này, “Chuồng cọp trên cao” có gì khác biệt? Chúng ta cùng giải mã sức hút của tập truyện này qua một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.
Ngày phát hành 9:47 | 20/8/2024
Lượt nghe: 1372
Truyện ngắn Con mèo mắt ngọc của nhà văn Nam Cao mang dáng dấp của một câu chuyện cổ tích thời hiện đại. Cách xây dựng nhân vật theo những motip quen thuộc trong nhiều câu chuyện cổ. Mối quan hệ giữa Lan, Huệ và mẹ kế có thể khiến ta nhớ đến Tấm, Cám và mụ dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám. Bà lão ăn mày tặng Lan con mèo có thể khiến ta liên tưởng đến ông Bụt tặng cho Tấm con cá bống. Điểm khác biệt là con mèo gắn bó với Lan suốt đời, từ khi Lan còn cực khổ cho tới ngày trở thành hoàng hậu. Cái chất cổ tích được nhà văn giấu khá kín, chỉ đến phần cuối mới lộ ra khi con mèo về kinh đô gặp nhà vua và nói chuyện với vua. Cách kết của truyện cũng khá hiện đại khi các nhân vật phản diện không bị trừng phạt bằng cái chết mà bị trừng phạt bằng cách phải sống cực khổ vất vả suốt đời. Cách dẫn truyện của Nam Cao rất linh hoạt, cuốn hút, sinh động, làm mạch truyện trôi đi rất nhanh. Nhân vật nữ chính, Lan, có thể xem là một biểu tượng chuẩn mực cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: tảo tần, hiền lành, nhân hậu. Những con người như thế, chắc chắn sẽ được hưởng một cái kết hạnh phúc.
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015
Lượt nghe: 1549
"Đảng là lúa chín mùa no,
Đồng quê bay bổng cánh cò ca dao.
Đảng là điện sáng vùng cao
Mái trường ngói đỏ, vuông ao quanh nhà"
Hình tượng Đảng trong thơ hiện đại. Tình yêu biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Tổ quốc qua thơ Trịnh Công Lộc, Huệ Triệu, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Ngọc Hưng và Quang Hoài. (Tiếng thơ 01+02/02/2015).
Ngày phát hành 10:2 | 2/3/2022
Lượt nghe: 1265
Truyện ngắn có đề tài về cuộc sống đời thường, tình cảm đời thường nhưng được tác giả thể hiện qua một câu chuyên mang phong cách giả tưởng. Khi mà dân số quá đông, thành phố chỉ tiếp nhận người trẻ tuổi còn người già phải ở ngoài thành phố. Bố mẹ già phải xa con, cháu của mình. Và một cuộc thi đấu trở thành lằn ranh để quyết định ai sẽ được trở lại thành phố. Nhân vật chính của câu chuyện là ông lão nhiều tuổi nhưng vẫn quyết tâm tập luyện chăm chỉ để tham gia được thi với ước vọng vào thành phố gặp gỡ con cháu. Lẫn trong những giọt mồ hôi của ông, nước bắt của bà là nỗi nhớ mong con cháu, là tình cảm ruột thịt. Ông đã chiến thắng cuộc thi đấu nhưng cuối cùng không vào thành phố mà quay trở lại với người vợ yêu khi bà bị bệnh Alzhemer. Lắng đọng trong lòng người đọc, người nghe truyện ngắn này là trăn trở về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại hôm nay. Trong thành phố, ngoài thành phố chỉ là một hình ảnh thể hiện sự khoảng cách của người già với thế hệ con cháu của mình. Biết bao người vì cuộc sống cơm áo, gạo tiền, bận rộn công việc, bận rộn vui chơi mà ít liên hệ, ít quan tâm tới cha mẹ già ở nhà, ở quê. Đó là tâm tư, nỗi buồn của không ít người già hiện nay. Cái cha mẹ cần đâu chỉ có cuộc sống vật chất mà chính là tình cảm của con cháu. Trong khi tình cảm 2 ông bà vẫn thấm thiết với nhau thì dường như con cháu trong thành phố đã quên mất có người đang mong ngóng mình. Một câu chuyện giả tưởng nhưng được viết với giọng văn chân chất, giản dị về cuộc sống đời thường. Ước mơ của hai ông bà lão trong truyện khiến người đọc, người nghe nhất là người trẻ phải tự nhủ “hãy để bố mẹ không phải ở ngoài thành phố”. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2019
Lượt nghe: 772
Quá trình đô thị hóa đang làm cho các di sản kiến trúc có nguy cơ bị phá hủy hoặc biến mất. Giữ gìn, bảo tồn di sản kiến trúc đang là bài toán không dễ có lời giải. (Làn sóng nghệ thuật 25/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2016
Lượt nghe: 4447
Chí Phèo và Thị Nở luôn mang nỗi đau vì không chịu nổi điều tiếng của người đời mà trót bỏ con nơi lò gạch. Chí Phèo đi tìm con ở khắp nơi. Thị Nở nhờ sự gợi ý từ những ẩm thực gia truyền nên nhắc chồng tìm con ở Công ty đòi nợ thuê. Vậy là Chí Phèo nguyên gốc gặp được Chí Phèo thời hiện đại…
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2019
Lượt nghe: 1030
Giấy dó không chỉ được các nghệ nhân dùng để làm tranh dân gian mà ngày nay nhiều nghệ sĩ đã tìm về với chất liệu dân tộc để thể hiện các tác phẩm đương đại. Nhưng thực tế đáng lo là nghề làm giấy dó đang bị mai một. Vì thế, dự án Zó Project đã ra đời nhằm bảo tồn và phát triển nghề giấy dó đấy các bạn ạ!
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2019
Lượt nghe: 825
Triển lãm nghệ thuật đa phương tiện “Tranh dân gian Hàng Trống” nhằm tôn vinh giá trị di sản của tranh dân gian Hàng Trống cũng như các dòng tranh dân gian Việt Nam khác. (Làn sóng nghệ thuật 26/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2019
Lượt nghe: 633
“Tò he - Vo-lu-tion” là tên gọi của triển lãm do Câu lạc bộ truyền thông Current Media thuộc trường Đại học RMIT phối hợp cùng Vicas Art Studio tổ chức. Một triển lãm quen mà lạ. Thông điệp từ triển lãm này là một lời khẳng định về sức sáng tạo và dấu ấn của mỗi cá nhân như những mảnh ghép không thể thiếu của nghệ thuật và cuộc sống... (Văn nghệ thiếu nhi 13/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2016
Lượt nghe: 2512
Học tập, kế thừa các vai diễn từ sân khấu Chèo truyền thống luôn là điều bắt buộc ở mỗi nghệ sỹ, diễn viên của loại hình sân khấu này. Tuy nhiên, việc kế thừa ra sao, thể hiện các dạng vai như thế nào từ vai mẫu truyền thống để chuyển hóa qua các dạng nhân vật hiện đại lại đòi hỏi tư duy, sự sáng tạo ở khả năng của mỗi người diễn viên. Bàn về: “Cách chuyển hóa nhân vật trong sân khấu Chèo hiện đại” , mời quý vị và các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với NSƯT Hoài Thu, người đã thành công và đạt huy chương vàng cho vai diễn Mỹ Duyên trong vở “Cánh chim trắng trong đêm”, vở diễn của Nhà hát Chèo Hà Nội tham gia Hội diễn sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc năm 2016
Ngày phát hành 10:18 | 29/8/2024
Lượt nghe: 2212
Cuộc đời, tấm gương bình dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn cảm hứng trong sáng tác của nhiều tác giả, nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt, qua những vần ca dao, công đức của Bác Hồ được diễn đạt một cách đầy hình ảnh và cảm xúc. Từ đó nói lên được tiếng lòng, lòng biết ơn với những cống hiến của Bác đối với dân tộc. Một số nhà nghiên cứu đã cất công sưu tầm, tuyển chọn những áng ca dao nói về Bác, tiêu biểu là cuốn “Ca dao về Bác Hồ” chọn lọc tới hơn 1.200 câu ca nói về Bác của nhà thơ Trần Hữu Thung hay nhà giáo Nguyễn Nghĩa Dân trong cuốn “Ca dao Việt Nam 1945-1975” khẳng định những câu ca về Bác Hồ chiếm khoảng hơn 10% trong tổng số lượng ca dao hiện đại. Nhà Phê bình văn học Lê Xuân trong một bài viết đã dẫn ra một số câu ca dao tiêu biểu cho thấy được hình ảnh Bác Hồ trong tâm thức dân gian ở các vùng miền trên khắp đất nước ta.
Ngày phát hành 10:21 | 13/12/2022
Lượt nghe: 1410
Cách đây đúng 100 năm, tại sân bãi chợ Hàng Da, một rạp bạt có sức chứa 1.000 người và sân khấu tròn đường kính 13 mét do NSND Tạ Duy Hiển xây dựng và khánh thành, mở đầu cho sự ra đời của xiếc nước ta. NSND Tạ Duy Hiển với tinh thần tự tôn dân tộc và tình yêu đất nước đã khởi tạo nền nghệ thuật xiếc ngày nay. Cuộc đời của ông đã tận tụy làm việc, hiến tặng cho đất nước nhiều tài sản, đất đai phục vụ kháng chiến. Tình yêu nghề, sự sáng tạo, tận hiến của người nghệ sĩ đã góp phần viết nên những trang đẹp nhất của nghệ thuật xiếc nước nhà. Nhân kỉ niệm 100 năm Xiếc Việt Nam, qua lời kể của NSND Tạ Duy Ánh, người cháu và cũng là Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, chúng ta cùng nhìn lại hành trình 100 năm nghệ thuật xiếc nước nhà mà NSND Tạ Duy Hiển là người đã đặt những viên gạch đầu tiên. (Hành trình Sáng tạo 11/12/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 14/10/2020
Lượt nghe: 1537
Với những cảm xúc phong phú mang lại, thơ Nôm Hồ Xuân Hương từng được soi chiếu dưới nhiều lý thuyết như văn chương bác học, văn hóa dân gian, chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng, góc nhìn phân tâm học hay phê bình nữ quyền. Chương trình hôm nay góp nhặt một số quan điểm khoa học về hiện tượng phong cách tác giả Hồ Xuân Hương từ cái nhìn hậu hiện đại
Ngày phát hành 0:0 | 1/4/2020
Lượt nghe: 690
Trong bối cảnh lý thuyết phê bình sinh thái đang được ứng dụng vào việc đọc, hiểu các tác phẩm văn học, lật lại thơ Nôm Nguyễn Trãi, ta dễ dàng nhận thấy thế giới nghệ thuật của ông tràn ngập những hình ảnh, ý tưởng về môi sinh...(Tìm trong kho báu phát 02/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2020
Lượt nghe: 1622
Năm nay, nhà nghiên cứu âm nhạc Vũ Tự Lân bước sang tuổi 87. Với những đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà, ông vinh dự được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật (năm 2012). (Câu chuyện nghệ thuật 19/6/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2018
Lượt nghe: 2965
Truyện được viết với phong cách giả tưởng khi nhân vật chính nói chuyện được với chú chó của mình. Anh rơi vào tình cảnh cô đơn thời hiện đại. Dường như anh biết mình đang sống, nhưng một phần nào đó bên trong anh đang chết dần chết mòn. Điều đang bị mài mòn của nhân vật danh xưng là “anh” đó chính là cảm xúc cuộc sống. Sống trong một thành phố đông đúc ồn ào nhưng với anh các hình ảnh bỗng dưng trở nên xa rời. Nhân vật chính mơ ước một mối tình đẹp với cô gái làng chơi bí ẩn. Nhưng đến khi gặp mặt cô gái làng chơi anh lại thấy thất vọng vì cô bình thường không như anh tưởng tượng...Câu chuyện khiến người đọc, người nghe suy nghĩ về mối quan hệ gia đình và sự quan tâm, chia sẻ giữa người với người trong xã hội bận rộn hôm nay. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 08/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2018
Lượt nghe: 4097
Chiếc áo chúng ta mặc trên người có thể thay đổi về kiểu dáng, chất liệu, hoa văn, nhưng vẫn được gọi đúng tên chứ không phải là một khái niệm khác. Cũng vậy, những giá trị thuộc về bản chất, tâm thức văn hóa có thể điều chỉnh cho phù hợp với cộng đồng chứ không bao giờ mất đi. Điều này được tác giả Đỗ Xuân Thu gửi gắm qua truyện ngắn “Ông ngoại người Mông”. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 04/01/2018)
Ngày phát hành 11:11 | 21/1/2021
Lượt nghe: 1521
Cùng với thơ Nôm Đường luật thì truyện thơ Nôm đóng vai trò quan trọng đồng hành với đời sống tinh thần người Việt ta nhiều đời nay. Truyện Nôm hướng tới tầng lớp xã hội nào, lấy cốt truyện Trung Hoa hay sáng tác, ra đời trong dân gian hay có đề tác giả thì đều hướng tới những giá trị đạo đức và ứng xử tốt đẹp, nêu cao thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chương trình hôm nay đưa ra một số góc nhìn về sự chuyển động của truyện thơ Nôm gắn với thể thơ lục bát truyền thống...