Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 8 kết quả

“Thương nhớ Tràng An”: Hoài niệm của họa sĩ Đỗ Duy Minh

“Thương nhớ Tràng An”: Hoài niệm của họa sĩ Đỗ Duy Minh

Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2018

Lượt nghe: 742

Triển lãm trưng bày 35 bức tranh vẽ bằng chất liệu acrylic trên giấy dó: hình ảnh thân thương của Hà Nội như phố cổ, cầu Long Biên, sông Hồng mùa nước lên, cánh đồng ngoại ô, mùa sen hồ Tây, thiếu nữ tha thướt trong tà áo dài…(Làn sóng nghệ thuật 27/11/2018)

“Truyền thuyết về người đàn bà bán muối dạo”: Hoài niệm một bóng hình đã qua

“Truyền thuyết về người đàn bà bán muối dạo”: Hoài niệm một bóng hình đã qua

Ngày phát hành 15:1 | 2/8/2022

Lượt nghe: 1208

Truyện kể về những tên làng, tên đất, tên sông vùng cuối sông Thu Bồn đất Quảng. Chợ đầu mối Bàn Thạch, bến sông Bàn Thạch là nơi giao thương hàng hóa vùng đồng bằng, biển và rừng. Lại cũng là đầu mối nguồn hàng từ ghe bầu tận Bình Thuận ra. Rồi những bạn ghe bầu giỏi hát bội. Những đoàn cải lương, thời trước chiến tranh vào đoạn ác liệt…Bà Hợi- vốn là cô gái nhan sắc vùng đất này, bỏ nhà theo một kép hát cải lương, có bầu rồi sinh con trong nỗi ê chề, đơn độc, suýt sản hậu, sinh tật nói lịu. làm nghề gánh bán muối dạo mưu sinh. Nhân vật của hơn nửa thế kỷ trước, qua chiến tranh, ly loạn, qua bao vật đổi sao dời, vừa thực vừa lẩn khuất vào dân gian, những nhớ quên, hồi ức, những chuyện kể, câu hát, ca dao… Bà Hợi bán muối dạo nói lịu và những người cùng thời. Họ hiện lên đứt nối qua hồi ức, qua kiểu điền dã sưu tầm dấu xưa một vùng đất. Người xưa đâu? Người của cái chợ quê, với kiểu hàng hóa thời giao thương, sản xuất, đơn giản năm, bảy chục năm trước ấy đâu rồi? Một câu hỏi như thâm trầm vọng trong tâm thức nhà văn và bạn đọc. Không phải tiếc nuối, việc hồi cố về cảnh sống, sinh hoạt, về hình bóng người “muôn năm cũ” như một lưu giữ cần thiết của ký ức, nó như cái mạch ngầm nuôi dưỡng hồn người. Truyện ngắn “Truyền thuyết về người đàn bà bán muối dạo” của nhà văn Lê Trâm nhẹ nhàng, thú vị khơi gợi trong chúng ta một dấu xưa, một bóng hình đã qua, đã xa trong hoài niệm; một không gian khác, đời sống khác không bao giờ mất đi trong mỗi con người. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Góc hoài niệm

Góc hoài niệm

Ngày phát hành 0:0 | 13/8/2018

Lượt nghe: 880

Mở đầu chương trình, nhạc sĩ Hà Hải chia sẻ về quá trình phổ nhạc ca khúc "Sắc màu tranh quê" từ bài thơ "Bức tranh quê" của tác giả Lê Tiến Vượng. Chuyên mục "Câu chuyện phóng viên", nhà báo Lê Tiến Vượng trò chuyện về công tác đào tạo các tài năng nhí ở CLB Nghệ thuật Art Star- Báo TNTP. Chuyên mục "Thưởng thức tác tác phẩm", bạn Nguyễn Thị Duyên - K60 Văn học - Trường Đại học KHXH&NV- ĐHQGHN cảm nhận về tiểu thuyết "Thời xa vắng". Kết thúc chương trình là giai thoại về nhà văn Lê Lựu. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 11/08/2018)

Hai truyện ngắn: "Tiếng sáo người lính"; "Anh không có lỗi": Hoài niệm chiến tranh

Hai truyện ngắn:

Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2016

Lượt nghe: 5900

Truyện ngắn "Tiếng sáo người lính" là câu chuyện về những tâm tư, tình cảm của người lính trẻ tại chiến trường Trường Sơn thời chống Mỹ cứu nước. Sự trẻ trung, yêu đời, lạc quan của người lính đã vượt qua những khó khăn, gian khổ của chiến tranh. Truyện ngắn "Anh không có lỗi" là đấu tranh nội tâm của người phụ nữ có chồng bị nhiễm chất độc da cam tại chiến trường. Để anh không đau khổ, chị giấu việc cậu con trai hai người đang nuôi không phải là con đẻ. Một câu chuyện xúc động về nỗi đau thời hậu chiến của người phụ nữ. (Đọc truyện đêm khuya 21/7/2016)

Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực

Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực

Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2020

Lượt nghe: 1654

Trong cuốn “Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực” xuất bản cách đây hơn 20 năm, Nhà Phê bình Văn học Đỗ Lai Thúy bình về bài “Đánh đu”: “Thiên tài Hồ Xuân Hương là miêu tả cảnh đánh đu rất đẹp, đầy hình ảnh, màu sắc, động tác gợi được không khí xuân. Vẻ đẹp của thân thể con người cũng được miêu tả gợi cảm. Đồng thời, bằng tài nghệ của mình, nhà thơ đã dựng lên nghĩa lấp lửng, phục nguyên được ý nghĩa phồn thực của trò chơi đánh đu”. Nhiều năm sau, Nhà Phê bình có xu hướng tiếp cận Văn học từ hệ thống Văn hóa vẫn nhất quán với quan điểm thơ Hồ Xuân Hương dày đặc các biểu tượng phồn thực, vốn là một giá trị Văn hóa...

Nhà biên kịch Nguyễn Anh Vũ: Ẩm thực Hà Thành và những góc hoài niệm

Nhà biên kịch Nguyễn Anh Vũ: Ẩm thực Hà Thành và những góc hoài niệm

Ngày phát hành 10:46 | 28/10/2022

Lượt nghe: 1747

Là một nhà biên kịch, nhà văn, nhà thơ, Nguyễn Anh Vũ không chỉ say với văn chương nghệ thuật mà anh còn mê ẩm thực Hà Thành với những nét độc đáo, tinh tế riêng có. Đôi khi sự tinh tế ấy đến từ những điều nhỏ bé, bình dị. Ẩm thực Hà Thành không chỉ là câu chuyện món ngon, ấy còn là câu chuyện văn hóa và những góc hoài niệm của nhiều người, trong ấy có nhà biên kịch Nguyễn Anh Vũ. (Tôi và Tôi 23/10/2022)

Nhà văn Văn Thành Lê hoài niệm cùng tuổi thơ

Nhà văn Văn Thành Lê hoài niệm cùng tuổi thơ

Ngày phát hành 19:47 | 4/12/2023

Lượt nghe: 379

Nhà văn Văn Thành Lê sinh năm 1986 tại Thanh Hóa. Đến nay anh đã ra mắt 16 đầu sách, nhiều tác phẩm trong số đó được các độc giả nhí yêu thích như: “Ông mặt trời và mùi hương của mẹ”; “Nam, Nhi, Đại, Trượng, Phu”; “Trên đồi, mở mắt và mơ”; “Bên suối bịt tai nghe gió”. Tình yêu dành cho văn chương, cho những trang viết tuổi thơ đã được anh ấp ủ từ những hoài niệm tuổi thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 22/11/2023)

Những mảnh vỡ hoài niệm

Những mảnh vỡ hoài niệm

Ngày phát hành 13:16 | 7/3/2021

Lượt nghe: 353

Triển lãm của họa sĩ Phan Tuấn Ngọc với sắp đặt, sơn dầu và màu tổng hợp trên giấy dó. (Làn sóng nghệ thuật 19/02/2021)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya