Hệ thống tìm thấy 9 kết quả
Ngày phát hành 16:54 | 14/9/2021
Lượt nghe: 1107
Truyện gắn “người bán than ở Chí Linh” viết về thời nhà Trần nhưng không đi sâu 3 lần chiến thắng vang dội của nhà Trần trước quân xâm lược Nguyên Mông mà đi vào đề tài giao thương của đất nước giai đoạn này. Nhân vật chính của câu chuyện là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, một con người có tài có tâm nhưng cuộc đời long đong trắc trở. Vì tha cho Sái Minh, một tù binh quân địch mà Nhân Huệ Vương bị đuổi khỏi hoàng cung. Giấu đi thân phận quyền quý, ông trở thành một người bán than ở Chí Linh. Khi nhận được chỉ của Hoàng thượng, Nhân Huệ Vương quay về triều cầm quân ra biên ải chống giặc. Những thăng trầm của cuộc đời khiến ông hiểu hơn cuộc sống dân tình thế thái. Những hi sinh mất mát thầm lặng của hàng triệu người dân trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, những khó khăn trong đời sống sinh kế của nhân dân. Truyện ngắn được viết theo dòng hồi tưởng, tự sự của nhân vật với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Là sự chua chát trước bất công nơi triều chính, là tình cảm ân nghĩa khi nghĩ về người mẹ nuôi, về những người cưu mang, hi sinh để mình được sống, là sự đồng cảm với cuộc sống khó khăn của người dân., Trong xã hội phong kiến, những người buôn bán bị coi rẻ nhất. Từng là người dân bình thường đi bán than Nhân Huệ Vương hiểu hơn vai trò, địa vị của người thương lái trong cuộc sống. Chính vì vậy ông không ngại điều tiếng, không ngại chê trách của triều đình, Nhân Huệ Vương trực tiếp tham gia công việc buôn bán của người dân, góp phần giúp người dân đỡ cơ cực. Truyện ngắn nhiều chi tiết xúc động giúp người đọc, người nghe hiểu hơn về một gia đoạn lịch sử hào hùng của đất nước, hiểu hơn về một vị danh tướng lẫy lừng thời nhà Trần – Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2019
Lượt nghe: 761
Vở tuồng lịch sử “Nhân Huệ Vương” xoay quanh cuộc đời thăng trầm của Trần Khánh Dư, võ tướng “lắm tài nhiều tật” - người góp công lớn trong cuộc kháng chiến của vua tôi nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên – Mông. (Làn sóng nghệ thuật 03/5/2019)
Ngày phát hành 15:59 | 12/4/2024
Lượt nghe: 1101
Nhà thơ, nhà báo Khánh Văn – Trần Nhật Minh sinh năm 1981, quê Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội nguyên phóng viên Báo Phụ Nữ Thủ Đô, biên tập viên – phóng viên VTC14. Đã từng sống một cuộc đời nhiều nhiệt thành, viết cũng đầy nhiệt thành, giờ đây, Trần Nhật Minh đã về với đất mẹ, quê hương Hoàng Xá – Vân Đình (Hà Nội), dấu ấn thi sĩ để lại trong lòng bè bạn vẫn còn nguyên vẹn.
Ngày phát hành 7:54 | 30/5/2023
Lượt nghe: 2834
Kiến trúc sư Nguyễn Khánh Toàn tiết lộ: ban đầu, anh viết truyện thơ "Con Hồng Cháu Lạc" trong sự cô đơn và coi đó là việc tự thân. Trong những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ, song song với công việc thiết kế kiến trúc, anh đã bắt đầu nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc và từ đó đến nay đã cho ra đời 5 tập truyện thơ lịch sử Con Hồng Cháu Lạc, có độ dày hơn 2200 trang với trên 40.000 câu thơ song thất lục bát. (Tôi và Tôi 28/05/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2018
Lượt nghe: 1583
Ông Nguyễn Đình Khánh (1874 - 1946) là chủ hiệu ảnh Khánh Ký nổi tiếng cách đây hơn một thế kỷ. Ông được hậu thế tôn vinh là Cụ tổ nghề ảnh của làng Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. (Câu chuyện nghệ thuật 11/12/2018)
Ngày phát hành 10:57 | 15/10/2021
Lượt nghe: 978
NXB Phụ nữ Việt Nam vừa cho ra mắt tập sách “Nguyễn Xuân Khánh - Một nụ cười mỉm, một nghiệp văn xuôi”- tuyển chọn các bài viết hay về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, một nhà văn lớn của văn học hiện đại Việt Nam vừa tạ thế giữa năm 2021.
Ngày phát hành 14:8 | 31/10/2024
Lượt nghe: 126
Sở hữu giọng ca trữ tình ngọt ngào sâu lắng, chị ghi dấu với khán giả qua những ca khúc Cách mạng đi cùng năm tháng. Rồi như một định mệnh, chị đem tiếng hát đến Trường Sa, phục vụ nhân dân và chiến sỹ hải quân ta. Vẻ đẹp cùng tình người nơi Trường Sa khiến chị say đắm, đau đáu được trở lại, để rồi chị nổi tiếng với nhiều bài hát về Trường Sa thân yêu. Chị là ca sĩ, NSƯT Khánh Hòa - nhân vật của chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay. (Hành trình sáng tạo 27/10/2024)
Ngày phát hành 11:44 | 23/2/2023
Lượt nghe: 974
Nhà thơ Trần Lê Khánh sinh năm 1971, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Trong sự nghiệp thơ ca, nhà thơ Trần Lê Khánh chú trọng thể thơ lục bát và thơ ngắn. Anh ghi dấu ấn trong lòng công chúng qua các tập thơ: “Lục bát Múa”, “Dòng sông không vội”, “Ngày như chiếc lá”, “Giọt nắng tràn ly”. Nhận xét về thơ Trần Lê Khánh, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng: Thơ của Trần Lê Khánh là kết tinh của tính chính xác ngôn từ, sự độc đáo của hình ảnh, tính đa tầng của cảm xúc, độ sâu thẳm của tinh thần phương Đông… Vừa qua, tập thơ ngắn “Ngàn bài thơ khác” của nhà thơ Trần Lê Khánh đã được trao giải thưởng Hội Nhà Văn năm 2022. Trong chương trình hôm nay, mời các bạn cùng cảm nhận về tập thơ độc đáo này:
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2020
Lượt nghe: 395
Nhắc đến ngày Quốc khánh 2/9, ngày Tết độc lập, trong trái tim mỗi người Việt Nam lại bùng lên những cảm xúc thiêng liêng, xúc động, niềm tin kiêu hãnh và lòng tự hào dân tộc. Đây cũng là dịp để người dân Việt Nam, trong đó có thế hệ trẻ chúng mình cùng hướng về Tổ quốc, tưởng nhớ những lớp người đi trước đã hy sinh anh dũng và biết ơn công lao của Bác Hồ vĩ đại... (Trang văn học tuổi mới lớn 01/09/2020)