Hệ thống tìm thấy 14 kết quả
Ngày phát hành 10:50 | 25/8/2022
Lượt nghe: 1115
Tên tuổi của cô giáo xứ Đông – tác giả Nguyễn Thu Hằng đã trở nên quen thuộc với nhiều bạn đọc, nhất là với các thính giả yêu thích các chương trình Văn nghệ thiếu nhi của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6). Năm nay, chị lại tiếp tục ghi dấu ấn khi giành Giải Ba trong Cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ 7 với tập truyện “Chuồng cọp trên cao” (do NXB Trẻ ấn hành). Là tác giả 7x duy nhất có mặt trong số 12 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo của cuộc thi này, “Chuồng cọp trên cao” có gì khác biệt? Chúng ta cùng giải mã sức hút của tập truyện này qua một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2019
Lượt nghe: 1721
Nếu thiên tai, lũ quét và sạt lở xóa trắng nhiều vùng đất và số phận thì cơn lốc hiện đại hóa và những ý tưởng vỹ cuồng về quy hoạch lại nông thôn cũng gây tan hoang cảnh trí làng quê. Mẫu số buồn ấy được tái hiện phần nào trong truyện ngắn “Đường hoa”, tác phẩm của tác giả Nguyễn Hải Yến gửi tới tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập”...(Đọc truyện đêm khuya phát 28/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2020
Lượt nghe: 2112
Làm báo, chụp ảnh nên tác giả Phạm Công Thắng có dịp đi nhiều, và mỗi chuyến đi như thế làm dày hơn vốn sống trong ông. Ông viết nhiều đề tài, từ quê hương, gia đình cho đến tình yêu, thế sự. Những truyện ngắn của nhà báo-NSNA Phạm Công Thắng là những khoảnh khắc đẹp của người nghệ sỹ yêu cái đẹp...Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 14/5/2020, xin giới thiệu cùng các bạn truyện ngắn : "Làng Cổ Bôn ngày ấy" của nhà báo-NSNA Phạm Công Thắng
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2020
Lượt nghe: 1278
Giản dị mà tinh tế, từng câu chữ trong truyện cứ vậy mà khơi lên, gợi ra khí vị làng quê Kinh Bắc xưa với những nét văn hóa đặc trưng, về cái làng Hà làm gốm bên sông Cầu ngày ấy. Phong vị và cuộc sống làng quê thể hiện một cách kín đáo qua những nhân vật là người dân quê rất đỗi bình thường. Câu chuyện có gói có mở ba phận người là anh Nham, chị Đường, Hạnh Nguyễn gợi nhiều tình cảm cho người đọc, người nghe bởi chính họ đã bộc lộ tình yêu làng một cách thuần hậu, tinh khiết...
Ngày phát hành 10:10 | 23/5/2022
Lượt nghe: 2967
Ở quê hương năm tấn Thái Bình có một người thương binh được coi là niềm tự hào của làng xóm, quê hương. Ông là lương y, Anh hùng Lao động Đào Viết Thoàn. Hơn 30 năm qua, bằng bài thuốc cổ truyền và phương pháp chữa trị độc đáo, đã có hàng vạn bệnh nhân bị bỏng ở mọi cấp độ được ông chữa khỏi hoàn toàn. Hơn một nửa trong số đó được ông miễn tiền thuốc, tiền công, tiền giường bệnh, điện nước… Lương y Đào Viết Thoàn được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba. Còn người dân yêu mến gọi ông là “vua chữa bỏng” của đất Thái Bình:
Ngày phát hành 13:53 | 20/2/2023
Lượt nghe: 872
Sinh năm 1954 tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 25 tuổi bị tai nạn lao động. Vượt qua ranh giới giữa sống và chết, Trần Văn Thước trở về đời thường với đôi chân bại liệt, sống và viết, trở thành một nhà văn sở hữu nhiều giải thưởng văn chương uy tín, có sức lan tỏa tới cộng đồng. Bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đứng viết. Giữ cho mình đứng thẳng cũng là thái độ sống và viết của một nhà văn. Một vài nét phác thảo về chân dung ông trong bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê” của BTV Anh Thư. (Văn nghệ phát 21/2/2023)
Ngày phát hành 16:33 | 6/2/2024
Lượt nghe: 1296
Họa sĩ Mỵ Trang sinh ra và lớn lên ở Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Từng là một quân nhân kĩ thuật, gắn bó với quân ngũ nhưng hơn 3 năm nay, chị dành thời gian cho niềm đam mê hội họa. Triển lãm “Thôn quê” là triển lãm cá nhân thứ 3 của chị, thử sức trên chất liệu lụa. Các tác phẩm vẽ trên lụa của họa sĩ Mỵ Trang tái hiện cảnh đẹp bình dị của thiên nhiên, con người, như một cách lưu giữ kỉ niệm với quê hương mình. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 2/11/2020
Lượt nghe: 1081
Ân tình với quê hương, xứ sở vẫn luôn là ngọn nguồn của những vần thơ day dứt khôn nguôi. Không cứ là xa xứ sẽ viết về quê một cách bồi hồi. Như nhà thơ Hải Thanh, lên phố rồi, chẳng cách làng quê tuổi thơ mình bao xa mà thơ vẫn nặng mang một nỗi nhớ khôn cùng. Để rồi chân đi chốn nào, viết về điều gì, quê hương vẫn thấp thoáng trong thơ anh
Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2016
Lượt nghe: 2393
Mỗi người có một quê hương để đi về trong thương nhớ, mến yêu. Ký ức làng quê gắn với bao kỷ niệm vui buồn, ấm lạnh dễ khơi gợi cảm xúc thơ để chạm đến miền sâu thẳm của tâm hồn. Bao ân tình của quê hương đọng lại thật sâu lắng qua những hình ảnh gần gũi của dòng sông, cánh đồng, xóm mạc và bao lưu luyến tình người. Các nhà thơ Quang Huy, Kim Dũng, Trương Minh Phố bày tỏ tình yêu làng quê trong thơ. Nhà phê bình Vũ Nho chia sẻ đôi nét thơ tình Xuân Diệu. Hộp thư tiếng thơ tháng 4 + 5/2016. (Tiếng thơ 12/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 19/7/2019
Lượt nghe: 2030
Cuộc đời lão gù không được kể từ ngôi thứ nhất, mà dần hiện lên qua hồi tưởng của nhân vật “tôi” và “bà nội”… Và kể từ đó, câu chuyện rẽ hướng liên tục, khiến người đọc người nghe đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác: hóa ra lão gù có tên, hóa ra lão là người dưới xuôi, hóa ra người đàn ông khuyết tật ấy cũng có một mối tình… Mạch truyện càng về cuối càng dồn nén, để rồi vỡ òa trước số phận của một con người dẫu méo mó về hình hài nhưng vẹn tròn về nhân cách...(Đọc truyện đêm khuya phát 18/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2020
Lượt nghe: 782
Cuộc sống như bức tranh muôn màu với biết bao cung bậc cảm xúc và những con người tính cách khác nhau. Đơn giản như trong mối quan hệ gia đình, mở rộng hơn là cộng đồng làng xóm, cái tốt đẹp va đạp với sự xấu xa, người tốt đan xen với kẻ xấu tạo nên cuộc sống đa dạng. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 5/3/2020, các bạn cùng nghe phần đầu truyện ngắn “Quê mình bây giờ vui thiệt” của tác giả Hồ Thúy An-tác phẩm tham dự cuộc thi Làng việt thời hội nhập
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 1235
Con người sinh ra trên mặt đất, sống cùng đất, và khi thác lại được đất ôm vào lòng. Thế nên đất đai không chỉ có giá trị vật chất mà còn thuộc về tinh thần, gắn với sinh mệnh, số phận, đặc biệt với những người nông dân lớn lên từ đồng ruộng, xóm làng. Truyện ngắn “Chốn xưa” của nhà văn Đức Ban được viết từ nỗi niềm đau đáu ấy… (Đọc truyện đêm khuya 23/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 6/10/2017
Lượt nghe: 5738
Xem ra, con Mốc (con chó già trung thành tận tụy của lão kép cải lương) chỉ là cái cớ để nhà văn dẫn dắt câu chuyện khá ly kỳ. Từ chuyện của Mốc đến chuyện làng, chuyện xã, chuyện mâu thuẫn giữa anh em Nhất - Nhì, cái chết oan uổng của cụ Cậy - mẹ đẻ anh em Chủ tịch xã v.v...Tác phẩm đậm chất hiện thực - một hiện thực vừa xót xa vừa cay đắng với bối cảnh làng quê và những người nông dân trong sự thay đổi chóng mặt thời kinh tế thị trường. (Đọc truyện đêm khuya 05/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2017
Lượt nghe: 5267
Nhân vật người đàn ông trong truyện đột ngột xuất hiện ở làng Tình. Ông ta vạch kế hoạch làm đổi thay bộ mặt làng Tình, thu hút khách du lịch và chỉ sau một thời gian ngắn ông ta được dân làng gọi là “Ông chủ tốt bụng”. Nhưng có một vật cản đối với “Ông chủ tốt bụng” là cô gái thôn quê xinh đẹp có cái tên dân dã là Mưa. Dường như Mưa đã dự cảm những mưu đồ của ông ta. Nhưng cô gái xinh đẹp thuần hậu cũng sa chân vào chiếc bẫy ngọt ngào của “Ông chủ tốt bụng”. (Đọc truyện đêm khuya 25/12/2017)