Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 57 kết quả

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 tại Việt Nam:Sức thuyết phục của lá thư đoạt giải nhất

 Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 tại Việt Nam:Sức thuyết phục của lá thư đoạt giải nhất

Ngày phát hành 16:35 | 3/6/2021

Lượt nghe: 515

Với đề tài: "Hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19", cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) tổ chức được phát động và triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021.Với ý tưởng độc đáo, cách hành văn lôi cuốn hành, bài thi của bạn Đào Anh Thư, lớp 8A2, trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội đã đoạt giải ở vòng thi toàn quốc... (Văn nghệ thiếu nhi 31/05/2021)

"Cây thay lá": Tiếp nối mạch chuyện Tơ vò

Ngày phát hành 9:35 | 21/6/2024

Lượt nghe: 3733

Sau thành công của tiểu thuyết “Tơ vò” về đề tài chống tiêu cực, tham nhũng, mới đây nhà báo-nhà văn Vũ Xuân Bân tiếp tục cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết thứ hai cũng viết về đề tài này mang tên “Cây thay lá” với bút danh Quân Yên. Sách do NXB Hội Nhà Văn ấn hành. “Cây thay lá” gồm 11 chương khắc hoạ khá đậm nét tham nhũng quyền lực ở phạm vi cấp tỉnh, khá hấp dẫn bạn đọc. Có ba nhân vật là Bí thư Tỉnh uỷ Thuỳ Lê, Chủ tịch tỉnh Lý Tơ và nhân vật Ngọc Quý là nạn nhân trong vụ án về dự án “trang trại Đồng Cạn”, tác giả thay tên khác, còn lại các nhân vật như Phạm Vấn, Ngọc Hồn, Thạch Phí, Trương Tồn, Phụng Tiên… đều bắt nguồn từ tiểu thuyết Tơ Vò và diễn tiến tiếp trong tiểu thuyết “Cây thay lá”. Những gì mà bạn đọc sẽ gặp trong tiểu thuyết này là sự tiếp nối những số phận, những tính cách nhân vật trong tiểu thuyết “Tơ Vò” theo phép duy vật biện chứng. Chính nhờ quãng thời gian dài làm báo đã cho người viết văn có những trải nghiệm nhìn ra cái gì là bản chất của sự vật hiện tượng, để xây dựng những nhân vật thành hình tượng điển hình trong những hoàn cảnh điển hình của một giai đoạn lịch sử xã hội nước ta thời hiện đại qua “Cây thay lá”-tiểu thuyết mang tính thời sự sâu sắc, gắn với hơi thở cuộc sống đương đại. Tác giả Quân Yên trò chuyện với chúng ta về tác phẩm mới ra mắt và đang được bạn đọc chú ý này:

"Chiếc lá đầu tiên" - Những vần thơ học trò thi vị

Ngày phát hành 10:35 | 8/5/2021

Lượt nghe: 474

Đã có nhiều bài thơ của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm được các thế hệ học sinh sinh viên chép vào nhật ký như “Chiếc lá đầu tiên”, “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến”, “Phượng ấy”… để nói hộ lòng mình về thời áo trắng sân trường. “Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em/ Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ/ Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế/ Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi". Cùng nghe những vần thơ da diết ấy khi mùa thi đang cận kề, cũng là để chia tay một nhà thơ được bạn đọc rất yêu mến... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 04/05/2021)

"Chiếc lá hình giọt lệ": Sâu lắng một nỗi niềm xứ Huế

Ngày phát hành 9:0 | 26/1/2021

Lượt nghe: 1170

Thưởng thức truyện ngắn của nhà văn Quế Hương, có lẽ nhiều người sẽ bất giác nhớ về Tết, về thời khắc sum vầy bên người thân, xóm giềng. Có lẽ tác giả là một người hoài cổ và chị viết “Chiếc lá hình giọt lệ” trong sâu thẳm xa xăm một nỗi nhớ. “Chị Thời” cũng như nhiều nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương, đều là những con người dường như chịu thua thiệt, khuất lấp, lạc thời, lạc điệu với cuộc đời gấp gáp, bon chen. Họ lặng lẽ, nhịn nhường, quẩn quanh, thu mình lại trong một không gian hẹp, cách biệt với ồn ào thị thành, hiện đại. Nhưng ở họ, lạ kỳ thay, lại ánh lên thứ ánh sáng đẹp đẽ, diệu vợi hiếm còn thấy lại trong cái chói chang của cuộc sống kim tiền. Nhưng điều nhà văn Quế Hương muốn nói chắc hẳn không chỉ là cái sự khác biệt, thanh đạm, của người phụ nữ thuộc về thời xa lắc xa lơ kia. Chị còn muốn nói tới bản năng muôn đời, sự giống nhau của mọi thời, đó là khao khát yêu và được yêu. Khác chăng chỉ là ứng xử với trái tim của nhân vật “Chị Thời” trong truyện ngắn “Chiếc lá hình giọt lệ”, giữa bao người phũ phàng hay cay cú vì tình, vì tiền. Sự sâu sắc của câu chuyện không chỉ hiển hiện ở những chi tiết gây nhói lòng, ở hành văn dịu dàng nhưng sắc sảo, lối miêu tả sinh động, tinh tế mà cao hơn cả, nhà văn Quế Hương đã biết vỗ về cảm xúc người đọc, người nghe qua những điều còn đọng lại sau cuối, đó là đức vị tha, là những khoảnh khắc lắng nghe và cảm nhận bằng tâm hồn, thay vì đôi mắt...(Lời bình của BTV Võ Hà)

"Hồ nước màu xanh lá mạ": Cuộc phiêu lưu ly kỳ (Phần 1)

Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2017

Lượt nghe: 2202

Làm việc chăm chỉ mà nghèo vẫn hoàn nghèo, chàng trai trong truyện "Hồ nước màu xanh lá mạ" đã quyết định lên đường tìm thần núi, hỏi vì sao số phận mình lại hẩm hiu thế. Một hành trình gian khổ bắt đầu, và mỗi một điểm dừng chân lại là một câu chuyện mới. Các bé cùng nghe phần đầu câu chuyện này qua giọng kể của nghệ sĩ Tiến Dũng. (Kể chuyện và hát ru cho bé 19/5/2017)

"Hồ nước màu xanh lá mạ": Cuộc phiêu lưu ly kỳ (Phần 2)

Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2017

Lượt nghe: 1742

Vượt qua bao gian khổ, cuối cùng, chàng trai cũng gặp được thần núi. Tuy nhiên, vị thần này chỉ nhận trả lời ba câu hỏi mà thôi. Vậy chàng trai sẽ bỏ lại câu hỏi nào? Các bạn cùng nghe phần cuối câu chuyện "Hồ nước màu xanh lá mạ" thì sẽ rõ nhé! (Kể chuyện và hát ru cho bé 20/5/2017)

"Người lái đò sông Đà" và tài hoa Nguyễn Tuân

Ngày phát hành 19:55 | 27/12/2023

Lượt nghe: 1105

Nguyễn Tuân là một cây bút tài hoa, uyên bác vào hàng bậc nhất của văn học hiện đại Việt Nam. Chất tài hoa của ông được thể hiện trong việc dựng người, dựng cảnh; trong việc biến hóa các ngôn từ nghệ thuật; trong những trường so sánh, liên tưởng bất ngờ, thú vị với hình ảnh sống động gợi cảm mà "Người lái đò sông Đà" là một ví dụ tiêu biểu. (Văn nghệ thiếu nhi 25/12/2023)

"Người lái đò sông Đà" và tài hoa Nguyễn Tuân (Phần tiếp theo)

Ngày phát hành 22:20 | 2/1/2024

Lượt nghe: 807

Trong chương trình tuần trước, chúng mình đã nghe đoạn trích mở đầu miêu tả về con sông Đà hung bạo nhưng rất đỗi trữ tình, nên thơ trong thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân. Đặc tả con sông Đà với những nét tính cách như con người mới thấy được sự tài hoa, uyên bác của nhà văn trong việc tạo hình, biến hóa ngôn ngữ hết sức linh hoạt, sống động... (Văn nghệ thiếu nhi 01/01/2024)

“Đáy sông lấp lánh”: Vui buồn đời người

“Đáy sông lấp lánh”: Vui buồn đời người

Ngày phát hành 14:28 | 24/4/2023

Lượt nghe: 453

Các bạn thân mến, qua lời kể của nhân vật tôi, chúng ta thấy một ông già cô đơn, nghèo khổ và bệnh thật lặng lẽ vượt qua kiếp sống của mình. Vốn là một gã đồ tể bán thịt lợn nhưng từ khi đứa con trai mất đi, ông già sống mòn mỏi nửa tỉnh nửa mê. Có lẽ chính nghề giết lợn cũng một phần gây nên cái nghiệp cho ông già. Trong hình dáng hung dữ, xù xì kia là một tấm lòng nhân ái của một người cha. Ông hết lòng chăm sóc cho đứa con tật nguyện của mình, giả phụ nữ để ru con ngủ, mong ngóng con được chơi cùng những đứa trẻ khác. Vẻ ngoài cứng rắn nhưng ẩn chứa bên trong gã đồ tể là sự yếu ớt của tâm hồn nhạy cảm. Chính vì vậy khi đứa con mất đi ông đã bị sốc sống lay lắt nửa đời còn lại. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện khá chi tiết, lựa chọn những điều tiêu biểu, sống động khiến người đọc, người nghe nhớ tới cách miêu tả trong tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi. Truyện không có nhiều mâu thuẫn, không đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật mà chỉ là câu chuyện kể lại một kiếp người nhọc nhằn. Tuy vậy, truyện vẫn mang đến nhiều xúc động cho người đọc, người nghe. Hình ảnh gã đổ tể giả phụ nữ ru con hay chi tiết đứa bé trí tuệ chậm phát triển gọi đầu cho cha mình, tình tiết ông già bị hàm oan bắt trộm gà dễ gợi lên cảm xúc cho chúng ta. Ông già ngoại hình dữ tợn nhưng bản tính thật thà. Ngay cả khi trở nên nửa tỉnh nửa mê thì ông cũng tự đi đào chuột, mò tôm bắt cá hay xin ăn chứ không đi ăn trộm. Cậu con trai đã mất như ngọn lửa giúp ông sống hết cuộc đời. Cuối cùng thì một kiếp nhân sinh cũng đã qua. Đến tận khi ông già mất, người ta cũng không biết ông từ đâu tới, vì sao trên người lại có những vết sẹo to lớn, hai người có thực sự là cha con hay không? Ông già như ánh sáng cô đơn trên bầu trời rớt xuống dòng sông rồi chìm dần vào dòng sông thời gian. Lắng đọng trong lòng người đọc, người nghe là cảm xúc buồn vui của đời người. Để chúng ta trân quý những điều hạnh phúc mà chúng ta đang có. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Sống đến bình minh” – Những lát cắt của ký ức

“Sống đến bình minh” – Những lát cắt của ký ức

Ngày phát hành 14:31 | 25/4/2024

Lượt nghe: 4122

Trong 10 năm, kể từ năm 2014 đến nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật làn lượt cho ra mắt bạn đọc 5 tác phẩm của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Đó là các tác phẩm “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”, “Lời tựa một tình yêu”, “Thời tôi sống”, “Viết và đối thoại” và “Sống đến bình minh”. Cuốn tự truyện “Sống đến bình minh” là những lát cắt ký ức của tác giả về những sự việc, câu chuyện, cảnh ngộ đã diễn ra trong cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Về cuốn sách này, phóng viên chương trình đã có bài viết “Sống đến bình minh” – Những lát cắt của ký ức”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Ấm áp tình người trong “Mặt hồ lóng lánh hoa đào" và “Quà đi xa về”

Ấm áp tình người trong “Mặt hồ lóng lánh hoa đào

Ngày phát hành 12:12 | 27/4/2021

Lượt nghe: 678

Chúng ta vừa nghe hai câu chuyện ấm áp tình người của nhà văn Võ Thị Xuân Hà và nhà văn Nguyên Hương. Với những ai đã quen với văn chương của Võ Thị Xuân Hà, chắc sẽ có phần ngạc nhiên khi đọc “Mặt hồ lóng lánh hoa đào”. Văn chương của chị, với những biểu hiện đa dạng, thường khiến người ta chập chờn giữa cõi thực và cõi mộng, thậm chí có những lúc như lạc vào miền hư ảo xa xăm nào đấy. Với nhan đề đầy chất thơ, “Mặt hồ lóng lánh hoa đào” làm người đọc tưởng rằng sẽ bước vào miền hư ảo của nhà văn Võ Thị Xuân Hà. Nhưng không. Chị lại kể một câu chuyện đời thường có phần dữ dội về những mảnh đời trôi dạt trai trộm cắp, gái giang hồ. Khánh – nhân vật chính trong truyện, vốn là một tay buôn hàng trắng những đã biết quay đầu là bờ, cùng vợ buôn bán nhỏ ven hồ. Việc trồng đào là một sự ngẫu nhiên, thoạt đầu là làm cho vui nhưng sau lại thấy hứng thú. Đào nở trên khu đất đang chờ giải tỏa hóa ra lại trở thành niềm vui cho bao mảnh đời sa cơ lỡ vận như mặt mụn, mặt choắt, như cô gái bán hoa tên Huyền. “Mặt hồ lóng lánh hoa đào” thu hút từ nhan đề tới cách kể. Truyện được viết vắn gọn, súc tích. Hình ảnh hoa đào hoặc cây đào được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt câu chuyện cũng mang tính ẩn dụ, gửi gắm thông điệp về tình người, rằng dẫu trên mảnh đất tạm bợ toàn những mảnh đời trôi dạt, vẫn còn đó sự ấm áp của tình thương, cũng như niềm tin về sự đoàn tụ sum vầy. Cũng dung dị ấm áp như vậy, “Quà đi xa về” của nhà văn Nguyên Hương để lại nhiều ấn tượng với người đọc. Câu chuyện về người đàn ông đi chăm con gái nằm ổ vốn dĩ đã lạ lùng và gây lập tức thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, phía sau câu chuyện ấy còn có nhiều điều cảm động hơn thế: một người đàn ông từ quê lên phố, lặng lẽ trồng cây làm đẹp cho cầu thang bộ ở chung cư, rồi khi từ phố về quê lại háo hức nhờ mấy bà hàng xóm mua cho cái khăn sặc sỡ tặng cho bà vợ tai biến. Vẫn với phong cách quen thuộc, nhà văn Nguyên Hương luôn tìm được những cốt truyện giản dị, những con người chân quê, và những điều tưởng chừng như không có gì nhưng lại khiến người đọc cay mắt. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Bí mật đằng sau những lá thư

Bí mật đằng sau những lá thư

Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2018

Lượt nghe: 456

Thể loại văn viết thư được học từ bậc tiểu học đến bậc phổ thông, và cũng vô cùng quen thuộc với chúng ta, được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Mỗi lá thư chứa đựng những bí mật, những cung bậc cảm xúc riêng. Và khi chúng ta chạm vào cảm xúc đó, ấy là khi chúng ta được kết nối với nhau... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 22/10/2018)

Bí mật lá thư tình

Bí mật lá thư tình

Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2018

Lượt nghe: 1990

Truyện ngắn “Bí mật lá thư tình” của tác giả Diệp Cúc có giọng văn trong sáng về tình bạn học trò, về những lá thư ngắn được viết trao đi đổi lại giữa các bạn trong lớp trong trường nhằm động viên, khích lệ các bạn trong học tập và cuộc sống. Hi vọng chúng ta cũng sẽ tìm thấy hình ảnh đáng yêu của mình về những năm tháng cắp sách tới trường trong tác phẩm xinh xắn này. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 09/01/2018)

Câu chuyện của những chiếc lá

Câu chuyện của những chiếc lá

Ngày phát hành 16:6 | 27/7/2023

Lượt nghe: 1311

Chương trình đêm nay, mời các bạn cùng thưởng thức chùm thơ về câu chuyện của những chiếc lá. Tiếp đó, mời các bạn gặp gỡ nhà thơ Lê Văn Lộc để nghe ông chia sẻ về thể loại thơ 5 câu. Phần cuối chương trình nhà thơ Vũ Thế Đường – Hội VHNT tỉnh Vĩnh Phúc đọc và chia sẻ về hai sáng tác “Những lời mẹ răn” và “Nghe câu duyên phận”.

Câu chuyện về những lá thư thời chiến

Câu chuyện về những lá thư thời chiến

Ngày phát hành 0:0 | 31/7/2017

Lượt nghe: 1327

"Những lá thư thời chiến" là tên gọi của một cuộc hội thảo, tên gọi của một cuốn sách trong tủ sách "Mãi mãi tuổi hai mươi" do nhà thơ Đặng Vương Hưng sưu tầm biên soạn, tập hợp những lá thư của người ở hậu phương và người ở chiến trường gửi cho nhau. Nhưng những lá thư thời chiến không chỉ nằm trong trang sách mà vẫn còn nhiều, rất nhiều, nằm sâu trong những hộc tủ cũ kỹ, giắt trên những mái nhà mối mọt, hay trong chiếc lọ thủy tinh chôn dưới gốc cây rừng, hoặc đã mãi mãi hòa cùng xương thịt với người ra đi. Không chỉ là câu chuyện của những lá thư. Đó còn là câu chuyện của tình yêu, tình người, câu chuyện của lịch sử, của những số phận vô danh và hữu danh. (Điểm hẹn văn nghệ 29/7/2017)

Cây không rụng lá mùa đông

Cây không rụng lá mùa đông

Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2019

Lượt nghe: 665

Vào mùa đông, nhiều loài cây bị rụng hết lá, thân và cành khẳng khiu run rẩy trong gió lạnh. Nhưng cũng có những loài cây như tùng, bách hay thông thì lá luôn xanh tốt quanh năm. Vậy tại sao lại có sự khác nhau ấy nhỉ... (Kể chuyện và hát ru 29/11/2019)

Chàng hiệp sĩ và người lái buôn

Chàng hiệp sĩ và người lái buôn

Ngày phát hành 15:49 | 26/12/2022

Lượt nghe: 1468

Vì tấm lòng nghĩa hiệp và tốt bụng của mình mà chàng hiệp sĩ đã gặp được điều may mắn và tốt lành. Còn người lái buôn thì sao? Ông nhận được sự giúp đỡ như thế nào từ phía chàng hiệp sĩ? Giữa hai người có mối quan hệ gì? Cùng nghe câu chuyện thú vị này nhé. (Kể chuyện và hát ru 23/12/2022)

Chiếc lá biết hát

Chiếc lá biết hát

Ngày phát hành 15:0 | 23/3/2024

Lượt nghe: 585

Thỏ Bi-li vô cùng dễ thương. Trên đường đi, Thỏ lắng nghe được âm thanh xào xạc của những chiếc lá. Thỏ cho rằng lá cũng có thể hát lên những bài ca mà chúng yêu thích. Vậy thực hư câu chuyện là như thế nào? (Kể chuyện và hát ru 18/03/2024)

Chú ngựa láu táu trong truyện đồng thoại của nhà văn Phong Thu

Chú ngựa láu táu trong truyện đồng thoại của nhà văn Phong Thu

Ngày phát hành 11:19 | 28/7/2022

Lượt nghe: 1199

Chú ngựa láu táu luôn nghĩ rằng cái gì trên đời cũng có thể thay thế được, giống như cây cột mốc ven đường mà chú vẫn gặp. Nếu như không có cây cột ấy, thì ngựa ta vẫn có thể kéo xe bon bon trên đường mà không gặp trở ngại gì. Có đúng như vậy không nhỉ? (Kể chuyện và hát ru 25/07/2022)

Chú thợ may láu lỉnh

Chú thợ may láu lỉnh

Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2017

Lượt nghe: 1589

Ở một vùng đất nọ có một chú thợ may tuy nhỏ bé nhưng rất cần mẫn và láu lỉnh. Chị tin rằng, khi các bé nghe câu chuyện này sẽ cảm thấy thật hài hước, vui vẻ và thấy Chú thợ may thật thông minh làm sao. Các bé đã sẵn sàng bước vào hành trình cùng “Chú thợ may láu lỉnh” chưa nào? (Kể chuyện và hát ru 23/9/2017)

Chú tiểu và ba lá bùa

Chú tiểu và ba lá bùa

Ngày phát hành 0:0 | 6/7/2016

Lượt nghe: 2703

Ở trên một ngọn núi xa xôi có một nhà sư và một chú tiểu sống trong ngôi chùa cổ. Sống lâu ngày trong ngôi chùa quá rồi, nên chú tiểu muốn đi xa một chuyến để tìm thêm hạt dẻ, nhưng sư thầy đã không đồng ý. Sư thầy nói rằng việc đó rất nguy hiểm vì quanh rừng có rất nhiều yêu tinh. Nhưng chú tiểu đã không nghe lời sư thầy và nhất quyết ra đi... (Kể truyện và hát ru 05/7/2016)

Chụp ảnh cùng mùa thay lá

Chụp ảnh cùng mùa thay lá

Ngày phát hành 0:0 | 25/3/2020

Lượt nghe: 481

Có cây đang mùa thay lá trong nắng gió và sắc trời xuân ấm áp sáng trong. Không khó để chúng ta có một bức hình đẹp. Nhưng sẽ đẹp hơn nữa nếu chúng ta biết chọn góc chụp, chỉnh ánh sáng, chỉnh màu sắc và phối cảnh... Tại buổi workshop ngoài trời có chủ đề “Hà Nội mùa” do Camera Giang Duy Đạt và Brandshop Fujifilm tổ chức, nhiếp ảnh gia Nguyễn Tuấn Khải có nhiều chia sẻ bổ ích lắm nhé. (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 24/03/2020)

Chuyện kể về những chiếc lá non

Chuyện kể về những chiếc lá non

Ngày phát hành 14:11 | 22/2/2022

Lượt nghe: 1492

Những hạt mưa cùng ánh nắng ấm áp của mùa xuân giúp cây cối đâm chồi, nảy lộc. Những chiếc lá non lần lượt ra đời trong sự vui mừng chào đón của mẹ cây và chị em lá. Một câu chuyện ý nghĩa về tình cảm gia đình được nhà văn Lý Lan kể cùng chúng ta... (Kể chuyện và hát ru 18/02/2022)

Đọc truyện "Chuyện cô gái Julie" - Buổi 26 - Lá thư của Peter

Đọc truyện

Ngày phát hành 16:0 | 28/8/2023

Lượt nghe: 234

Sang tháng mười một, vào ban ngày ít khi thấy ánh nắng mặt trời. Màu sắc xung quanh chủ yếu là xanh lam và tuyết trắng. Julie và bé Amaroq hiện đã trở lại trường học. Tâm trạngJulie khá vui vì nhận được thư của Peter. Vậy nội dung bức thư nói điều gì mà Julie vui mừng đến vậy? (Văn nghệ thiếu nhi 25/08/2023)

Đọc truyện "Trong gia đình" - Buổi 25 - Lá thư bí mật

Đọc truyện

Ngày phát hành 21:10 | 3/3/2021

Lượt nghe: 593

Một hôm, ông Vufrăng nhận được thư của cha Phi-de. Nội dung bức thư rất dài, được viết bằng tiếng Anh. Ông Vufrăng yêu cầu Perrin dịch cẩn thận và ghi lại cho ông. Trong lúc Perrin đang dịch bức thư thì Đê-ô-đô xuất hiện. Hắn bắt Perrin đưa bức thư ấy cho hắn nhưng cô dứt khoát từ chối... (Văn nghệ thiếu nhi 26/02/2021)

Đọc truyện "Trong gia đình" - Buổi 26 - Lá thư phản hồi

Đọc truyện

Ngày phát hành 21:19 | 3/3/2021

Lượt nghe: 656

Không thuyết phục được Perrin tiết lộ nội dung thư, Ta-lon dọa sẽ sa thải cô bé, không cho cô giúp việc ông Vufrăng nữa. Về phần Perrin, sau khi dịch xong thư, cô mang tới phòng ông Vufrăng và đọc to cho ông nghe. Ông yêu cầu Perrin viết một lá thư phản hồi... (Văn nghệ thiếu nhi 27/02/2021)

Đọc truyện "Về phía bình minh" - Buổi thứ tám - Lánh nạn

Đọc truyện

Ngày phát hành 10:32 | 10/1/2023

Lượt nghe: 233

Kết quả học tập trong năm học kém, Xuân sợ không dám về nhà. Nghĩ đến sự đay nghiến và trận đòn sắp giáng xuống, em chạy một mạch đến xóm Nghinh Phong, tìm Minh. Minh đưa Xuân tới nhà cô Linh, nhờ cô giúp đỡ. Cô Linh xót xa khi nhìn thấy bộ dạng thảm hại của Xuân sau nửa năm không gặp... (Văn nghệ thiếu nhi 07/01/2023)

Đọc truyện “Tháng mười một ở thung lũng Mumi” - Buổi thứ chín - Lá thư

Đọc truyện “Tháng mười một ở thung lũng Mumi” - Buổi thứ chín - Lá thư

Ngày phát hành 16:18 | 5/12/2022

Lượt nghe: 185

Khi thấy lão Hemuli viết một tấm bảng có dòng chữ “Thung lũng Mumi” bằng phẩm màu đỏ sậm, Muikunen chợt nhớ ra một thứ rất quan trọng. Đó chính là lá thư từ biệt của Mumi, cậu vội đi khắp nơi trong nhà để tìm lá thư... (Văn nghệ thiếu nhi 27/11/2022)

Hương rừng thơm từ "Những phiến lá xanh non"

Hương rừng thơm từ

Ngày phát hành 14:56 | 15/3/2023

Lượt nghe: 236

Trại bồi dưỡng sáng tác văn thơ thiếu nhi “Hương Rừng” của Hội Văn học nghệ thuật Đắk Lắk tổ chức năm vừa qua đã nhận được những trái ngọt, tập hợp trong cuốn sách “Những phiến lá xanh non”. Ở đó là những truyện ngắn xinh xắn, những bài thơ gieo vần còn vụng mà thực đáng yêu, những tản văn, tùy bút về vùng đất Tây Nguyên yêu quý... (Văn nghệ thiếu nhi 06/03/2023)

Kể chuyện "Ước mơ của lá"

Kể chuyện

Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2018

Lượt nghe: 717

Khi những chiếc lá vàng rụng xuống là lúc nhiều lá non được sinh ra. Điều mà lá vàng muốn nhắn gửi tới các em lá non là gì, để mẹ cây được an lòng, nuôi dương lá cành xanh tốt. Cùng nghe truyện đồng thoại "Ước mơ của lá" của tác giả Phạm Thanh Thúy, qua giọng kể nghệ sỹ Bùi Anh Tuấn nhé... (Kể chuyện và hát ru 10/11/2018)

Kịch truyền thanh "Chuyến đò ngang”: Chuyện tình cô lái đò và thày giáo trẻ

Kịch truyền thanh

Ngày phát hành 0:0 | 10/3/2015

Lượt nghe: 1717

Những kỷ niệm đẹp một thời luôn là đốm sáng kỳ diệu trong lòng mỗi người. Đôi khi, vì lý do nào đó, ta có thể lãng quên. Nhưng rồi, sẽ thật tuyệt vời nếu ai đó giúp ta sống lại với những rung động một thời. Tình cảm trong sáng và ngây thơ của một cô gái lái đò với người thầy giáo trẻ trong câu chuyện “Chuyến đò ngang” khiến người nghe hiểu rằng lãng quên không có nghĩa là chối bỏ, khi đã yêu đừng bao giờ nói lời trách cứ.

Lâm Thị Mỹ Dạ: Lá dịu dàng thăm thẳm của tôi ơi

Lâm Thị Mỹ Dạ: Lá dịu dàng thăm thẳm của tôi ơi

Ngày phát hành 11:50 | 24/7/2023

Lượt nghe: 1558

Trong các nhà thơ nữ thuộc thế hệ kháng chiến chống Mỹ, người ta thường nhắc đến ba gương mặt trụ cột là Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Lâm Thị Mỹ Dạ. So với hai nhà thơ đàn chị đi trước, Lâm Thị Mỹ Dạ sớm có tác phẩm nổi tiếng khi mới 23 tuổi đã viết được bài thơ Khoảng trời hố bom, được trao giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1973. Bà tiếp tục có một hành trình bền bỉ trong những giai đoạn sau khi lần lượt cho ra mắt các tập thơ: Trái tim nỗi nhớ, Bài thơ không năm tháng, Hái tuổi em đầy tay, Mẹ và con, Đề tặng một giấc mơ, Hồn đầy hoa cúc dại; cùng nhiều tập truyện dành cho thiếu nhi. Lâm Thị Mỹ Dạ đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Ngày 6 tháng 7 vừa qua, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời tại nhà riêng ở TP HCM sau 14 năm chống chọi với căn bệnh Alzheimer. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện để tưởng nhớ bà với nhan đề: Lâm Thị Mỹ Dạ: Lá dịu dàng thăm thẳm của tôi ơi.

Nguyễn Thị Ánh Huỳnh – Chiếc lá xanh trên những cành xanh

Nguyễn Thị Ánh Huỳnh – Chiếc lá xanh trên những cành xanh

Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2020

Lượt nghe: 1070

Trong hơn mười năm trở lại đây, gương mặt thơ nữ Nguyễn Thị Ánh Huỳnh được bạn đọc bạn viết yêu mến bởi một giọng thơ riêng, mang đậm sắc thái miệt vườn Nam Bộ, lối biểu đạt hình ảnh cảm xúc mới mẻ, tự nhiên và tự tin. Chị quan niệm: làm thơ để “khiến ta được giải phóng khỏi bản thân mình để thử làm kẻ khác, làm chim muông cây cỏ, sương gió”, “để làm mình làm mẩy với phận số cô đơn của mình, được giải toả, được thoát khỏi cái chật hẹp của tham - sân - si...” (Tiếng thơ 08/03/2020)

Nhà thơ Phạm Hổ với tình yêu hoa lá, cỏ cây

Nhà thơ Phạm Hổ với tình yêu hoa lá, cỏ cây

Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2015

Lượt nghe: 1487

Nhà thơ Phạm Hổ là cây đại thụ của nền văn học thiếu nhi nước nhà, với những tập thơ, tập truyện dành riêng cho thiếu nhi như: Chuyện hoa chuyện quả, Chú bò tìm bạn, Ngựa thần từ đâu tới...Ông rất thích trồng hoa, yêu hoa và quý hoa...(Điểm hẹn văn nghệ 17/1+21/1)

Nhà văn Nguyên Hồng và “những trang văn lấp lánh sự sống”

Nhà văn Nguyên Hồng và “những trang văn lấp lánh sự sống”

Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2019

Lượt nghe: 665

Khi tiểu thuyết “Bỉ vỏ” được trao giải Tự Lực văn đoàn, những tên tuổi thời bấy giờ là nhà văn Thạch Lam và nhà văn Vũ Ngọc Phan đã gọi Nguyên Hồng là một tài năng trẻ nhiều triển vọng. Có lẽ họ đã nhìn ra ở Nguyên Hồng tố chất của một người viết hứa hẹn đi đường dài với văn chương. Có thể nói những tác phẩm đặc sắc nhất của nhà văn Nguyên Hồng đều viết về lớp người cùng khổ của xã hội...(Tìm trong kho báu phát 30/05/2019)

Những lá thư thời chiến

Những lá thư thời chiến

Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2017

Lượt nghe: 884

Những bức thư - sợi dây duy nhất kết nối người lính với gia đình và quê hương trong những năm đất nước có chiến tranh. Hình ảnh những người lính trên chuyến tàu từ miền Bắc vào miền Nam và khi biết mình sắp nhận nhiệm vụ mới thì không quên nhắc nhở nhau rằng: “Viết thư đi”. Những lá thư khẩn trương như nhịp hành quân. Họ viết thư vào bất cứ thứ gì, có thể xé vội sổ tay, tờ giấy học trò cất giữ trong ba lô, thậm chí cả vỏ bao thuốc lá...Đến chỗ đường chắn tàu, họ ném những lá thư xuống kèm theo lời nhắn: “Chúng tôi đi chiến đấu đây”. Từ bác lao công, cô công nhân hay anh viên chức… đều nhặt thư lên rồi chuyển thư đến từng nhà. Vào chiến trường, cuộc sống của người lính trong quân ngũ; Sau những chặng đường hành quân; Trong và sau mỗi trận đánh họ lại nhờ con chữ nói hộ lòng mình. (Văn nghệ thiếu nhi 04/8/2017)

Rừng thay lá

Rừng thay lá

Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2019

Lượt nghe: 2037

Làng quê từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều văn nghệ sĩ. Làng quê có khi là chốn thanh bình yên ả với lời ca điệu hát, có khi là nơi hò hẹn yêu đương cũng có khi thấp thoáng những phận người long đong lận đận. Làng quê ở mỗi miền mỗi khác. Và làng quê thời hội nhập cũng có nhiều đổi thay. Sau đây, chúng ta cùng nghe truyện ngắn “Rừng thay lá” của tác giả Hoàng Minh Tường, một trong những tác phẩm tham dự cuộc thi “Làng Việt thời hội nhập” do Báo điện tử Dân Việt, Báo Nông Thôn Ngày Nay, Hội Nhà văn Việt Nam và Ban Văn học Nghệ thuật, Đài Tiếng nói Việt Nam đồng tổ chức.

Tản văn "Nhớ lá": Câu chuyện cảm động về tình cảm bà cháu

Tản văn

Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2017

Lượt nghe: 1472

Cử chỉ gần gũi để chăm sóc và yêu thương các cháu luôn là mẫu số chung cho cả bà nội và bà ngoại. Ngay cả khi chúng ta làm điều gì sai thì những lời trách mắng của bà cũng xuất phát từ tình yêu thương và mong muốn chúng ta trở thành người tốt. Điều này đã được nhân vật "Tôi" trong tản văn "Nhớ lá" chiêm nghiệm ra khi bà ngoại không còn nữa. (Văn nghệ thiếu nhi 03/10/2017)

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 15): Lá đơn tố cáo

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 14:44 | 21/12/2022

Lượt nghe: 284

Việc Đạt bị cán bộ an ninh văn hóa triệu tập bất thường khiến hắn ta hết sức hoang mang, lo lắng. Đạt không ngờ Tuyến là cán bộ an ninh gài cắm trong cơ quan với tư cách phóng viên, vậy mà Đạt không hay biết gì. Đang tự lự, suy nghĩ mông lung thì Đạt trông thấy Mùi già cũng bị triệu tập ở phòng kế bên, càng khiến Đạt hoang mang hơn. Tuyến hỏi Đạt rất nhiều về Quang Thiện, Đỗ Thiết và những diễn biến mới nhất ở Đài. Kể cả lá đơn kiện cáo mà Đạt là người góp ý cho Đỗ Thiện cũng đã bị phanh phui, việc này khiến Đạt hết đường chối cãi tại cơ quan điều tra. Tuy nhiên, lá đơn mà Đạt đọc từ tay Tuyến không giống với lá đơn Đạt từng tham mưu với Đỗ Thiết. Vậy ai đã tráo đổi lá đơn ấy? Đạt lo lắng vô cùng. Qua giọng đọc PTV Minh Nguyệt, mời các bạn tiếp tục dõi theo diễn biến tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái:

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 22): Lá mặt lá trái

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 12:45 | 29/12/2022

Lượt nghe: 242

Việc Đỗ Thiết ngả bài muốn bắt tay với Quang Thiện đối phó giám đốc Hùng Dũng khiến Thiện rất khó xử. Công việc của Đài dưới sự chỉ đạo của Hùng Dũng đang tốt, anh em làm việc rất phấn khởi. Nhưng Thiện không có bằng chứng nào để tố cáo âm mưu của Đỗ Thiết. Nếu anh không cẩn thận còn bị Đỗ Thiết phản đòn lại. Đỗ Thiết thì rất tức tối khi Quang Thiện không nhận lời cùng mình đối phó Hùng Dũng. Thiết bắt đầu kích động Bạc phò thù ghét để trả thù Quang Thiện. Thiết nhắc lại mối quan hệ giữa Bạc phò với Lan vẩu với hai mục đích. Một là kích động thù hận của Bạc phò với Quang Thiện, hai là nắn gân đàn em của mình. Rõ ràng ngay cả với đàn em thân cận như Bạc phò thì Thiết cũng lá mặt lá trái đầy mưu tính. Đỗ Thiết sẽ có âm mưu quỷ kế gì để hãm hại Hùng Dũng, trả thù Quang Thiện, PTV Minh Nguyệt sẽ gửi tới quý vị diễn biến tiếp theo tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái.

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 32): Báo lá cải

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 12:48 | 9/1/2023

Lượt nghe: 294

Sau khi Nguyên An tiếp chuyện với phóng viên Mạnh Hà và nắm được thông tin Đỗ Thiết đã dùng tiền mua chuộc các tổng biên tập, Nguyên An đã gặp Quang Thiện thông tin cho anh biết. Trong khi đó, tại Đài, Đỗ Thiết vẫn theo dõi kỹ càng các báo ra hàng ngày, công kích tới tấp Quang Thiện, trong lòng hắn ta mừng lắm, hắn biết Quang Thiện sẽ vô cùng vất vả để chống lại vụ này. Đúng lúc đó thì có công văn khẩn của Ban Kiểm tra Đảng úy Khối và một công văn đóng dấu hỏa tốc của Ban Tư tưởng. Khi Đỗ Thiết bóc vội công văn để xem thì đột nhiên mặt hắn ta biến sắc, thất thần. Ngay lập tức, hắn ta bốc máy gọi ngay cho Bạc phò, yêu cầu có mặt tức khắc. Sau đây, PTV Minh Nguyệt gửi tới các bạn những diễn biến tiếp theo tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái - Tác phẩm do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Triển lãm nghề đan lát Cơ Tu

Triển lãm nghề đan lát Cơ Tu

Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2020

Lượt nghe: 829

Đây là hoạt động nằm trong tiểu dự án do Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phối hợp với Gallery 39 của họa sỹ Lê Thiết Cương phối hợp tổ chức, giới thiệu sản phẩm đan lát xưa và nay của dân tộc Cơ Tu. (Làn sóng nghệ thuật 27/10/2020)

Trong tiếng thì thầm của cây lá

Trong tiếng thì thầm của cây lá

Ngày phát hành 19:10 | 29/7/2023

Lượt nghe: 286

Dịp 27/7 hằng năm luôn nhắc nhớ chúng ta tri ân thế hệ ông cha với những hi sinh to lớn, không tiếc máu xương mình trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Tuổi trẻ chúng mình ngày nay phấn đấu học tập và tu dưỡng đạo đức để trở thành những công dân có ích cho xã hội, góp phần vào việc phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 25/07/2023)

Truyện "Lá nhung và lá xanh"

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2016

Lượt nghe: 1771

Có chiếc lá giả làm bạn với chiếc lá thật trên cây. Lá giả đã dũng cảm bảo vệ lá cây thật không bị chuột phá hoại. Câu chuyện về tình bạn của hai chiếc lá giúp người nghe hiểu hơn về quá trình phát triển của cây cối. Đồng thời truyện ngắn của tác giả Phương Trinh giáo dục nhẹ nhàng về lòng tốt và tinh thần sẵn sàng giúp đỡ người khác. (Kể truyện và hát ru 15/9/2016)

Truyện cổ dân tộc Phù Lá: Sự tích loài người

Truyện cổ dân tộc Phù Lá: Sự tích loài người

Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2016

Lượt nghe: 2559

Loài người xuất hiện trên trái đất từ khi nào? Những ngày đầu tiên con người sống ra sao khi phải chống lại thiên nhiên và muông thú. Mỗi dân tộc trên thế giới lại có một câu chuyện rất thú vị về nguồn gốc của loài người.Chúng ta cùng nghe truyện cổ tích "Sự tích loài người" của dân tộc Phù Lá, một dân tộc thiểu của nước ta. (Chương trình Kể chuyện và hát ru phát 21h30 ngày 13+14.02.2016)

Truyện đồng thoại "Cuộc phiêu lưu của Lá Vàng"

Truyện đồng thoại

Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2016

Lượt nghe: 1511

Truyện đồng thoại “Cuộc phiêu lưu của Lá Vàng” của bạn Nguyễn Hồng Ngọc (lớp 7A4, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) viết về những chiếc lá vàng lìa cành vào mùa Thu. Thay vì để lá vàng rụng xuống gốc cây thì tác giả đã giúp những chiếc lá ấy có một đời sống khác sau khi lìa cành. Bây giờ chúng mình cùng phiêu lưu với chị Gió và Lá Vàng đến với những vùng đất mới sau khi lá lìa khỏi mẹ cây nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 16/10/2016)

Truyền kỳ mạn lục - Những hạt vàng lấp lánh

Truyền kỳ mạn lục - Những hạt vàng lấp lánh

Ngày phát hành 15:59 | 12/7/2022

Lượt nghe: 443

Với mong muốn làm mới một số tác phẩm văn học vượt thời gian, vừa qua Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt cuốn "Truyền kỳ mạn lục" với diện mạo hoàn toàn mới thể hiện bằng hình thức tranh - truyện. Cuốn sách tranh dày dặn, với sắc vàng- xanh chủ đạo. Độc giả trẻ có cơ hội lạc bước vào không gian nghệ thuật huyền tích của nhiều câu chuyện xa xưa… (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 05/07/2022)

Truyện ngắn "Ánh trăng lóng lánh": Có phải thời cổ tích?

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 6/9/2016

Lượt nghe: 6943

Người con trai và người con gái đương tuổi thanh xuân, lại có quá nhiều điều kiện thời gian ở bên nhau, ban ngày và thậm chí cả lúc đêm khuya, nếu có xảy ra chuyện gì đi quá giới hạn thì cũng là điều bình thường, dễ hiểu. Nhưng họ đã vượt qua những ham muốn cá nhân một cách nhẹ nhàng. Theo thời gian, họ cùng già đi, từng trải thêm,nhưng lời hứa năm xưa vẫn giữ nguyên ánh sáng pha lê trong trẻo, thuần khiết, vẫn là thứ ánh trăng lóng lánh giúp họ thấu hiểu và trân trọng nhau. (Đọc truyện đêm khuya 05/9/2016)

Truyện ngắn "Nắng chiều": Vẻ đẹp lấp lánh của tình đời

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2018

Lượt nghe: 1687

Câu chuyện hai thân phận đơn chiếc đến với nhau nương tựa tuổi xế chiều không mới. Và rất dễ khiến ngòi bút rơi vào “chiếc bẫy” cảm xúc thường tình, đó là những trang văn giãi bày tâm tư dài dòng, điều không nhiều độc giả hiện nay ưa chuộng. Lối sử dụng khẩu ngữ đắc địa, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo của nhà văn Nguyễn Khải trong truyện ngắn “Nắng chiều” đã vực cả câu chuyện vượt lên số phận bị lãng quên. Điều quan trọng hơn cả là xuyên qua lớp vỏ ngôn từ chao chát chất đời, người đọc, người nghe vẫn thấy cảm động trước vẻ đẹp lấp lánh của tình người, tình đời, như ánh nắng diệu kỳ, cổ tích, bừng lên lần cuối, tiễn biệt một ngày tàn. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 05/07/2018)

Truyện ngắn "Nhà Tình ở trong rừng":Lấp lánh tình bạn và lòng nhân ái

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2016

Lượt nghe: 1345

Nhẹ nhàng nhưng cũng rất nhiều xúc cảm, truyện ngắn "Nhà Tình ở trong rừng" của nhà văn Du An mang tới cho chúng mình những cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên cảnh sắc vùng cao và nhất là những điều lắng đọng về tình bạn, tình thầy cô rất đỗi ấm áp, thân thương. (Trang Văn học tuổi mới lớn 15/4/2016).

Truyện ngắn "Phận chị duyên em": Chuyện tình lá ngọc cành vàng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 28/4/2016

Lượt nghe: 5579

Công chúa Diên Bình và công chúa Thiều Dung là những cành vàng lá ngọc song cũng không tránh được cảnh trái ngang bẽ bàng: là phương tiện của bậc đế vương trong toan tính lợi ích quốc gia, giữ vững ngai vàng ngôi báu. Cho dù ở hoàn cảnh khắc nghiệt, trớ trêu, chính họ - phận liễu yếu đào tơ lại là những người dám hy sinh, chịu thua thiệt nhiều nhất vì sự an bình của xã tắc.(Đọc truyện đêm khuya 21/4/2016)

Truyện ngắn "Phận lá vàng": Phận đời cô gái La Hủ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 11/9/2017

Lượt nghe: 8714

Với giọng văn tâm tình, thủ thỉ, nhưng chất phác và thật mộc như núi rừng, nhà văn Nguyễn Xuân Hải đã dẫn dắt người đọc, người nghe khám phá ngóc ngách tâm hồn của Mùa - cô gái đang đứng giữa bờ chênh vênh của hiện tại, quá khứ và tương lai. Truyện được kể theo ngôi thứ ba, vậy mà ta có cảm giác, chính Mùa đang tự sự về cuộc đời của mình. Và câu chuyện ấy không chỉ riêng "Phận Mùa" mà còn là bao "Phận đời La Hủ". (Đọc truyện đêm khuya 07/9/2017)

Ước mơ của lá

Ước mơ của lá

Ngày phát hành 0:0 | 4/7/2017

Lượt nghe: 1908

Lá cây làm nhiệm vụ quang hợp giúp cây xanh phát triển. Tác giả Phạm Thanh Thúy đã sáng tác câu chuyện ý nghĩa về cuộc đời của một chiếc lá từ khi được sinh ra cho tới khi lìa cành. Sự cho đi và nhận lại thông qua vòng đời của một chiếc lá sẽ giúp các bạn thêm phần thơm thảo khi chơi với bạn khác. (Kể chuyện và hát ru 05/7/2017)

Văn miêu tả - lấp lánh những trang văn giàu hình ảnh

Văn miêu tả - lấp lánh những trang văn giàu hình ảnh

Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2018

Lượt nghe: 837

Làm một bài văn miêu tả cảnh vật, đồ vật hay người bạn, người thân... tưởng chừng rất dễ nhưng chưa hẳn vậy đâu các bạn nhé! Bởi viết sao cho hay, sinh động và hấp dẫn thì chúng mình phải có kỹ năng đấy các bạn ạ! Biết chọn góc tiếp cận và miêu tả sao cho hấp dẫn, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.. là những kỹ năng các bạn cần chú ý. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 07/5/2018)

Vẽ tranh cùng lá đặc biệt như thế nào?

Vẽ tranh cùng lá đặc biệt như thế nào?

Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2016

Lượt nghe: 919

Trang nghệ thuật giới thiệu hoạt động "Vẽ tranh cùng lá" cùng các bạn nhỏ trong Sân chơi nghệ thuật Sky Art, số 10, ngõ 84, phố Võ Thị Sáu, Hà Nội. Tiểu phẩm hài "Quyển vở cũ" (Văn nghệ thiếu nhi 13/7/2016)

Vì sao lá huyết dụ có màu đỏ và hình lá nhọn như lưỡi dao bầu?

Vì sao lá huyết dụ có màu đỏ và hình lá nhọn như lưỡi dao bầu?

Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2015

Lượt nghe: 1705

Vì sao lá cây huyết dụ có màu đỏ và hình lá nhọn như lưỡi dao bầu nhỉ? Các bé cùng nghe truyện dân gian Việt Nam - Sự tích cây huyết dụ sẽ rõ nhé. (Kể chuyện và hát ru cho bé 04+05/07).

Vườn quê lấp lánh

Vườn quê lấp lánh

Ngày phát hành 22:3 | 19/3/2024

Lượt nghe: 1186

“Vườn nhà đầu ngõ chỉ bước qua đường làng là gần gũi hàng tre tiếp với những bụi cỏ bờ sông. Vườn ở cuối ngõ sẽ có lối qua một hai cái ao, trên bờ là khóm tre, để từ đó mở ra cánh đồng. Những vườn liên tiếp nhau, dài lâu, tha thẩn, gọi bước chân trẻ con đi mãi những trưa những chiều chưa hết màu xanh ấy...". Những câu văn thật đẹp gợi ra không gian về mảnh vườn xanh biếc và những kỷ niệm tuổi thơ. (Văn nghệ thiếu nhi 18/03/2024)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya