Hệ thống tìm thấy 74 kết quả
Ngày phát hành 17:55 | 26/11/2021
Lượt nghe: 1901
Vở kịch kể về những bác sỹ chiến sỹ đi vào vùng tâm dịch chi viện cho những điểm nóng về y tế của TP Hồ Chí Minh thời điểm Covid 19 bùng phát. Hành trang họ mang theo không chỉ là bàn tay, khối óc, sự tận tâm của người thày thuốc mà còn là cả con tim ấm nóng nghĩa đồng bào. Bình yên có ở nơi họ đi qua dù đau thương mất mát là điều khó tránh khỏi... Tác phẩm như một bản đàn trầm mặc đầy yêu thương cổ vũ cho những tâm hồn, những trái tim chiến thắng!
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2017
Lượt nghe: 1227
En-ri-cô được bố kể cho nghe về những người lính cứu hỏa dũng cảm quên mình. Cậu rất cảm phục và yêu mến những người lính ấy. Cậu không khỏi ngạc nhiên và thán phục cậu bé tên là Mac-cô, tuy mới mười ba tuổi nhưng vô cùng quả cảm, quyết định một mình đến châu Mỹ để tìm mẹ. (Văn nghệ thiếu nhi 01/12/2017)
Ngày phát hành 17:32 | 24/12/2021
Lượt nghe: 1052
Tác giả Trung Sỹ tên thật là Xuân Tùng, sinh năm 1960 tại Hà Nội. 18 tuổi, ông nhập ngũ, tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam từ năm 1978 đến năm 1983. Khoảng thời gian chiến đấu tại đây đã trở thành những kí ức không phai, được ông tái hiện trong “Chuyện lính Tây Nam” và sau đó là “Đội trinh sát và con chó Sara”. Sách do Công ty Cổ phần Văn hóa Truyền thông Sống và NXB Lao động ấn hành. Đây cũng là một trong những tác phẩm nhận Giải C Giải Sách Quốc gia lần thứ 4. Chọn một chú chó làm nhân vật chính, tác giả Trung Sỹ đã khiến nhiều người đọc thêm phần tò mò về “Đội trinh sát và con chó Sara”. Ông gửi gắm điều gì qua nhân vật này? Tác giả bật mí ngay sau đây qua cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình.
Ngày phát hành 12:0 | 19/11/2024
Lượt nghe: 209
Có một người lính không hề biết sợ và cũng chẳng bao giờ lo âu, buồn rầu. Khi được giải ngũ, vì chẳng biết nghề gì, nên anh ta đành phải lang thang khắp chốn, xin ăn những người hảo tâm... (Kể chuyện và hát ru 18/11/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 5/3/2019
Lượt nghe: 1096
Bài hát “Hoa sim biên giới” (nhạc sĩ Minh Quang) phổ từ bài thơ cùng tên của nhà văn Đặng Ái sâu lắng và trữ tình đã lay động hàng triệu trái tim các chiến sĩ làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nước ta. (Điểm hẹn văn nghệ 02/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2015
Lượt nghe: 2127
Hóm, thân thiện, đúng chất "nhà binh" - tình yêu của người lính đầy đủ cung bậc và nhiều ngả rẽ bất ngờ...(Đọc truyện đêm khuya 2/1/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2020
Lượt nghe: 1633
Dù chỉ viết theo dòng thời gian hồi tưởng tuần tự nhưng thiên truyện có gần 40 “tuổi đời” của nhà văn Vũ Tú Nam vẫn khơi dậy trong mỗi chúng ta những thoáng rung động với tình người, tình đời. “Mùa xuân – Tiếng chim”, theo BTV chương trình qua câu chuyện về mối tình chôn dấu trong quá khứ đã “khảm” nên những tâm hồn đẹp biết sống vì những điều cao cả
Ngày phát hành 10:52 | 26/7/2022
Lượt nghe: 1048
Các bạn thân mến, qua lời kể của nhân vật tôi và em, người thương bệnh binh Vũ Văn Tuấn dần hiện ra góc cạnh và sinh động. Em và Tuấn tình cờ gặp nhau trên một chuyến xe về thăm nhà. Em chứng kiến cảnh Tuấn bị cơn co giật rồi phải vào viện cấp cứu. Định mệnh đã sắp đặt khiến hai người gặp lại nhau lần thứ 2 và em bước vào cuộc đời của Tuấn, bước vào ngôi nhà có những linh hồn người lính. Từ tâm lý tò mò của tuổi trẻ, em hiểu hơn về tính cách, tâm tư tình cảm trong con người Tuấn. Em là những chứng kiến nỗi đau đớn cả thể xác và tinh thần của người thương bệnh binh. Vết thương chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội đã hành hạ Tuấn biết bao năm. Có lẽ xuất phát từ tình thương và sự cảm mến tâm hồn, tính cách của Tuấn mà em đã nảy sinh tình cảm với anh. Nhưng vì di chứng chiến tranh trong cơ thể mà Tuấn đã từ chối em và bỏ đi. Sau 10 năm kiên trì tìm kiếm hai vợ chồng em mới tìm được thông tin của Tuấn. Nhân vật người thương binh Vũ Văn Tuấn không được nhà văn thể hiện trực tiếp mà thông qua lời kể của em. Đằng sau mỗi người thương binh trở về từ chiến trường đều có một câu chuyện xúc động về sự sống và cái chết, về tình cảm đồng đội. 9 người lính chiến đấu anh dũng chống lại quân thù gấp hàng chục lần và rồi chỉ 8 người lính đã mãi mãi ngã xuống. Người lính còn sống duy nhất trở về với nỗi đau trong lòng và vết thương chiến tranh hành hạ cơ thể. Tuy vậy, chúng ta vẫn thấy những nét cao đẹp trong con người Tuấn như tài năng làm vườn hay dũng cảm từ chối tình yêu của em. Những cảnh miêu tả người lính chiến đấu hi sinh anh dũng trên chiến trường hay người thương binh bị hành hạ vì vết thương thật xúc động. Ngôi nhà thật đẹp với cây và hoa trở thành nơi nghỉ ngơi của linh hồn những người lính đã khuất. Các anh hy sinh nhưng hình ảnh các anh vẫn sống mãi trong lòng chúng ta. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019
Lượt nghe: 1269
Hình ảnh trái bàng vuông là biểu tượng tuyệt vời cho sự gắn kết thủy chung giữa người lính đảo và người con gái quê nhà. Tình yêu đã giúp họ có thêm nghị lực, niềm tin và khát khao, biết đợi chờ và hi sinh, biết nâng niu và trân quý. “Trái bàng vuông” đem lại cho người đọc, người nghe cảm giác ấm áp, nồng đượm trong không khí đoàn viên của ngày Tết cổ truyền...(Đọc truyện đêm khuya phát 07/02/2019)
Ngày phát hành 13:43 | 11/8/2021
Lượt nghe: 611
Cuốn sách của tác giả Vũ Công Chiến đong đầy cảm xúc và niềm tự hào về tình đồng chí, đồng đội ấm áp trong chiến tranh và thời bình. (Làn sóng nghệ thuật 30/07/2021)
Ngày phát hành 15:16 | 13/12/2022
Lượt nghe: 396
Truyện ngắn về tình yêu của hai người lính trẻ trong thời bình. Đề tài người lính không chỉ có hi sinh, vất vả mà còn có cả những lung linh sắc thái tình yêu. Thượng sĩ Việt và Bích Hà biết đến nhau khi cùng tham gia huấn luyện. Việt không cam lòng khi thấy mình thua kém mọi mặt Bích Hà. Sau đợt huấn luyện, hai người cùng được điều về đơn vị vô tuyến điện, học tập kĩ thuật truyền tin vô tuyến. Với lòng hiếu thắng của tuổi trẻ, Việt cố gắn ganh đua với Bích Hà nhưng cuối cùng phải công nhận cô ấy thật xuất sắc. Hình ảnh cô thượng sĩ xinh xắn, học giỏi ghi dấu ấn với Việt lúc nào mà anh không biết. Chỉ đến khi cô em gái tên Thủy gặng hỏi thì anh mới chợt nhận ra Bích Hà có một vị trí đặc biệt trong lòng mình. Và như một cái duyên đưa đẩy, Việt và Bích Hà được phân công đi thực tập tại Bình Định. Mấy tháng trời học tập, rèn luyện bên nhau như nước chảy thành sông giúp hai bạn trẻ nảy sinh tình cảm. Truyện ngắn viết về cuộc sống người lính thời bình với giọng văn tươi trẻ, giản dị và đôi chút hóm hỉnh. Tuy đất nước không còn chiến tranh nhưng người lính trẻ vẫn sẵn sàng chiến đấu, miệt mài trên thao trường, học tập những tri thức hiện đại để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong công tác an ninh mạng, đánh chặn các thông tin chống phá đất nước đòi hỏi ngươi lính trẻ như Việt, Bích Hà trang bị cho mình những kĩ năng, kiến thức hiện đại như tin học, ngoại ngữ. Qua cuộc sống thường ngày cũng như rèn luyện học tập của Việt và Bích Hà, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh người lính hôm nay đầy sức sống, có hoài bão và lòng yêu đất nước. Tuy chiến tranh đã rời xa gần nửa thế kỉ nhưng hình ảnh hậu quả của chiến tranh vẫn còn đâu đó trong cuộc sống đời thường. Như cậu của Việt đã mất bàn tay trái trong chiến tranh biên giới phía Bắc, hay nhỏ Hường nhiễm chất độc da cam. Đất nước ta có lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước. Tinh thần được thể hiện trong nếp sống thường ngày, trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân. Những làng nghề thượng võ đất An Nhơn, Bình Định mà Việt và Bích Hà ghé thăm phần nào thể hiện được tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm sống mãi trong nhân dân. Câu chuyện tình yêu của hai người thượng sĩ không có những tình tiết li kì, những xúc cảm mạnh mẽ mà nó dung dị, chân thành, tự nhiên gợi cảm giác yêu thích nhẹ nhàng cho người đọc, người nghe.
Ngày phát hành 15:5 | 17/2/2022
Lượt nghe: 1388
Viết về người lính năm xưa nhưng tác giả Nguyễn Tham Thiện Kế không đi vào những trận chiến đấu, mất mát hi sinh mà lựa chọn đề tài một chuyến đi bắt lính đào ngũ. Những ai trốn lính hay trốn nghĩa vụ quân sự là một tội không hề nhỏ. Họ bị kỉ luật quân sự, bị coi là hèn nhát và khiến gia đình, họ hàng xấu hổ. Với một đề tài có phần nghiêm túc, nặng nề như vậy nhưng tác giả lại viết với giọng văn khá hóm hỉnh. Hóm hỉnh từ danh xưng gã, hắn hay trong nhiều chi tiết của quá trình về bắt lính đào ngũ. Hai người đồng đội từng chia nhau miếng cháy giờ “gã” lại phải đi bắt “hắn”. Mà “hắn” trốn về quê không phải vì hèn nhát mà để dự đám cưới chạy. Bắt đồng đội trong ngày cưới thật đúng là một nhiệm vụ không hề thoải mái tí nào. Hắn càng dở khóc dở cười không dám nói thật nhiệm vụ khi mọi người nồng nhiệt đón tiếp anh lính được cử về mừng cưới đồng đội. Chỉ có hai người trong cuộc là “gã” và “hắn” mới hiểu rõ sự việc mà thôi. Nhiều chi tiết đời thường được tác giả đưa vào câu chuyện giàu cảm xúc. Như cô dâu chú rể cưới mà không có hoa khiến hắn phải nhanh trí hái bó hoa dong riềng ngay bên sông, hình ảnh “gã” và “hắn” lóng ngóng dùng kim băng cài lại áo cho cô dâu hay ánh mắt của cô gái dân quân nhìn gã không chớp mắt. Cuộc sống nơi hậu phương trong chiến tranh được thể hiện sinh động qua đám cưới của “hắn”. Cuộc sống vật chất khó khăn nhưng tình cảm hàng xóm láng giềng, tình cảm gia đình, tình cảm tiền tuyến và hậu phương thật ấm áp, chân tình. Những nỗi buồn, mất mát hi sinh trong chiến tranh cũng được tác giả nhắc đến khá nhẹ nhàng. Truyện ngắn khiến không ít người nghe, người đọc bật cười rồi lại rơm rớm nước mắt thốt lên rằng “đó đúng là một thời để nhớ”. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 9:11 | 5/4/2021
Lượt nghe: 1098
Quý vị và các bạn thân mến, tác giả đưa người đọc, người nghe trở lại chiến trường Trường Sơn năm xưa biết bao cảm xúc vui buồn. Bom đạn của đế quốc Mỹ cũng không thể dập tắt được tinh thần yêu nước cũng như ý trí tuổi trẻ Việt Nam. Ngay bên chiến hào khói lửa, bên hố bom chưa kịp san lấp, mỗi lắng tiếng súng là người lính trẻ lại cất lời ca tiếng hát về tình yêu tuổi trẻ, tình yêu với quê hương, đất nước. Vui nhất là những dịp các đơn vị đang chiến đấu trên chiến trường được các đoàn văn công đến biểu diễn. Giọng ca, tiếng hát của người nghệ sĩ khiến biết bao người lính xúc động khi nhớ tới gia đình và người thân yêu ở hậu phương. Nhân vật Hà là nữ văn công của sư đoàn, giọng hát dân ca bài chòi của cô khiến bao người lính say mê, yêu mến. Trong đó có chàng lính trẻ tên Phong. Việc anh chàng Phong yêu say đắm nữ văn công Hà thì đã râm ran trong sư đoàn và được mọi người trêu đùa. Nhưng 2 người trong cuộc thì thực sự chưa từng thổ lộ cùng nhau. Ấy vậy mà Phong lại ghen khi thấy Hà biểu diễn có đôi, có cặp trên sân khấu. Đúng là có yêu người ta mới có ghen. Cuối cùng được mọi người vun vào, tình duyên hai bạn trẻ Phong -Hà mới thành công. Một câu chuyện vui tươi, hóm hỉnh đầy chất lính về tình yêu người lính trẻ trong chiến tranh. Truyện ngắn xảy ra trong thời gian, không gian chiến tranh nhưng người đọc, người nghe không hề thấy sự ác liệt, gian khổ của cuộc chiến. Mà đầy ắp trong đó là những tiếng hát, là cảm xúc của tình yêu. Nỗi hờn ghen vu vơ của anh lính Phong như một gia vị của tình yêu và chắc sau này khi nhớ lại không khỏi khiến người trong cuộc phải bật cười. Truyện ngắn giúp người đọc, người nghe hiểu hơn tình yêu người lính giàu cảm xúc trong chiến tranh. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 9:44 | 16/7/2024
Lượt nghe: 1830
Các bạn thân mến, người lính trên chiến trường có nhiều nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi kĩ năng, sự kiên trì, dũng cảm … Tổ đội của Huy, Đạo, Păn nhận nhiệm vụ phải đào đường hầm xuyên núi đến công sự của kẻ địch. Ngay từ lúc mở đường hầm, tổ đội gần 10 người lính đã phải đối mặt với pháo sáng của địch, đối mặt với nguy hiểm của bom đạn trên đầu. May mắn nhờ cơn mưa yểm trợ mà công việc mở hầm cũng thuận lợi. Từ lúc đó họ đào, miệt mài đào mà không biết lúc nào mới hoàn thành. Làm công việc trong một không gian nhỏ bé, cái lạnh cái đói khiến người lính kiệt sức. Một công việc không chiến đấu trực tiếp với kẻ thù nhưng cũng vô cùng gian khổ, khó khăn. Sau khi đường hầm đào được hơn 200 bước chân thì nhiệm vụ của tổ độ cũng hoàn thành, họ rút ra tới điểm tập kết nhường nhiệm vụ lại cho đơn vị khác tiếp quản. Câu chuyện đơn giản chỉ có vậy nhưng vẫn cuốn hút người đọc, người nghe bởi cách kể chuyện dung dị, cách lựa chọn chi tiết độc đáo. Cơn mưa yểm trợ tổ đội của Huy không bị địch phát hiện nhưng cũng khiến họ nhanh kiệt sức, cơn mưa cũng khiến đường tiếp tế không thuận lợi. Người lính không chiến đấu trực tiếp với kẻ địch, hôm đối diện với bom đạn nhưng vẫn có hy sinh mất mát như Hậu bị nước lũ cuốn trôi, Đạo bị đất vùi lấp mất tích. Nhiều chi tiết thật sinh động chân thực để lại ấn tượng như việc người lính mải miết đào hầm trong mưa, trong bùn đến khi quần đùi tụt mất lúc nào không biết hay việc họ phải đi vệ sinh vào mũ cối vứt ra ngoài. Đó chỉ là hai hình ảnh rất tiêu biểu cho cuộc chiến đấu khó khăn mà những người lính gặp phải trong chiến tranh. Hơn 40 năm đã trôi qua, Huy quay trở lại chiến trường xưa để tìm đồng đội cũng nhưng cảnh vật đã thay đổi. Chỉ còn lại trong kí ức Huy là khoảng trời nhỏ bé nơi anh và đồng đội đã gắn bó một thời tuổi trẻ. Truyện ngắn giúp người đọc, người nghe hiểu hơn những đóng góp, hy sinh, gian khổ của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ để có ngày hòa bình, hạnh phúc hôm nay.
Ngày phát hành 16:2 | 29/6/2023
Lượt nghe: 963
Các bạn thân mến, thời điểm những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thời điểm chiến tranh gian khổ ác liệt nhất nhưng cũng hào hùng nhất. Để chi viện cho chiến trường Miền Nam, biết bao thanh niên ưu tú đã nô nức nhập ngũ lên đường chiến đấu. Đó là những bác sĩ, kĩ sư, thầy giáo, những người công nhân, nông dân lao động và cả những thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường. Tất cả thể hiện lòng yêu nước, sự quyết tâm chiến đầu vì Miền Nam yêu thương, vì sự nghiệp cao cả của đất nước. Nhiều người lao vào chiến trường mà chưa kịp nói lời yêu thương, lời tâm sự và cả những khúc mắc đáng tiếc. Qua lời kể của nhân vật tôi, cuộc đời của Ngoan được tái hiện lại từ khi anh còn ngồi trên ghế nhà trường, chiến đấu trên chiến trường rồi đất nước hòa bình, Ngoan trở thành bác sĩ, giám đốc bệnh viện. Trước khi nhập ngũ, Ngoan bị kỉ luật vì tội lấy trộm đồ của bạn. Trời đất đưa đẩy thế nào, ở chiến trường Quảng Trị Ngoan gặp lại thầy Lư, người thầy đã nghiêm khắc đuổi học mình. Nhưng điều hiểu lầm, những khúc mắc được hai thầy trò chia sẻ trước lúc thầy Lư hi sinh. Nếu ngày đó thầy Lư bớt nghiêm khắc hơn cho Ngoan có một lời giải thích thì có lẽ cuộc đời anh đã theo một ngã rẽ khác. Anh có thể trở thành một sinh viên đại học, sẽ không gặp được cô gái người Mường khi bươn trải kiếm sống hay là Ngoan bước vào cuộc chiến đấu với một tâm thái khác hơn. Một cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Ngoan và thầy Lư để rồi chia ly mãi mãi. Kỉ vật của người thầy là chiếc bút máy đã theo Ngoan cùng vượt qua chiến tranh khốc liệt, qua quãng thời gian đại học và trưởng thành. Chiếc bút máy là tình cảm, là sự gắn kết của hai thầy trò, hai người lính. Giọt thời gian vô tình và lặng lẽ có thể xóa nhòa nhiều thứ nhưng tình cảm chân thành thì luôn luôn khắc ghi trong trái tim mỗi người. Truyện ngắn xúc động về người lính trong chiến tranh với nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Đó là tình cảm đồng đội, đồng chí và tình thầy trò trước hoàn cảnh sinh ly tử biệt. Những mất mát của người lính cũng như người dân trong chiến tranh thể hiện giàu cảm xúc khiến người đọc, người nghe càng trân quý cuộc sống hòa bình hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp
Ngày phát hành 11:7 | 6/10/2022
Lượt nghe: 239
Nhà văn Dương Thanh Biểu sinh ra và lớn lên trên quê hương xứ Nghệ, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và hiếu học. Đang học cấp 3 ở quê nhà, theo tiếng gọi của Đảng, Dương Thanh Biểu gác bút nghiên, lên đường nhập ngũ. Khi đất nước hòa bình, ông theo học ngành tư pháp và trở thành người lãnh đạo cấp cao trong ngành kiểm sát. Sự nghiệp văn chương đến với ông như một sự hội ngộ giữa niềm đam mê với đầy ắp tư liệu, viết về những vấn đề nhức nhối mà xã hội đang quan tâm. Những năm gần đây, nhà văn viết nhiều về ký ức người lính, những năm tháng mà ông đã từng tham gia chiến đấu ở mặt trận phía Nam.
Ngày phát hành 10:39 | 26/4/2024
Lượt nghe: 1168
Các bạn thân mến, ngay mở đầu truyện ngắn người đọc, người nghe đã cảm nhận được mùi chiến tranh. Vâng, đó là mùi khét của bom đạn, mùi cây cỏ bị đốt cháy, mùi tanh của bùn đất bị cày xới, mùi tanh của máu. Tất cả thứ mùi quện vào nhau trong không gian đặc quanh của chết chóc. Không có màn dạo đầu, chúng ta được chứng kiến ngay cuộc chiến khốc liệt của người lính giải phóng danh xưng là tôi với lính Mỹ tại chiến trường miền Tây Thừa Thiên. Trong cuộc chiến tìm diệt, cả hai bên chiến tuyến đều có hy sinh, mất mát. Tranh thủ lúc địch “nghỉ hết giờ”, nhân vật tôi lần theo tiếng kêu “mom my” để tìm người lính Mỹ bị thương. Tuy vốn tiếng Anh ít ỏi nhưng anh cũng hiểu tên lính Mỹ đang gọi mẹ như tất cả những đứa con khi đau, khi sợ hãi gọi mẹ ơi. Nỗi niềm đồng cảm của một người con cũng như lòng trắc ẩn khiến nhân vật tôi cứu giúp người lính Mỹ. Người lính Mỹ còn rất trẻ tên Steve Brao bị thương ở chân. Sau khi chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh, chứng kiến cái chết của hàng chục, hàng trăm đồng đội, Steve Brao chỉ muốn được còn sống trở về với mẹ. Với giọng văn chân thực, câu chuyện như một bộ phim điện ảnh vô cùng sinh động với hình ảnh sắc nét, cốt truyện hy hữu khi một người lính giải phóng lại cứu giúp kẻ địch của mình. Sau khi đưa được Steve Brao về hầm trú ẩn thì nhân vật tôi sẽ phải xử trí như thế nào, số phận người lính mỹ sẽ ra sao, quý vị và các bạn cùng đón nghe phần cuối câu chuyện vào chương trình Đọc truyện đêm khuya ngay mai.
Ngày phát hành 15:51 | 30/5/2024
Lượt nghe: 1736
Các bạn thân mến, truyện ngắn như bộ phim chiến tranh chống Mỹ vô cùng sống động và chân thực. Hơi thở của chiến tranh, mùi bom đạn, mùi máu như tỏa ra từ từng câu chữ trong truyện. Qua lời kể của nhân vật tôi, người đọc người nghe dõi theo từng chặng đường hành quân, chứng kiến từng trận đánh khốc liệt của người lính Cách mạng tại Miền Nam. Người lính phải chiến đấu với bom đạn của kẻ địch, chống chọi với cái đói, với cơn buồn ngủ. Chiến trường quá khốc liệt, chiến trận liên miên, nhân vật cũng như đồng đội phải vừa di chuyển vừa chiến đấu mấy ngày liên không có phút giây chợp mắt. Trong những lúc hiếm hoi vắng tiếng súng thì việc được ngủ thật là điều hạnh phúc với họ. Với giọng văn sinh động, chân thực, truyện ngắn đã lột tả được những hi sinh, gian khổ của người chiến sĩ trên chiến trường. Bom đạn kẻ thù khiến lực lượng bộ đội ta tổn thất nặng nề. Với người lính thì sự sống và cái chết thực sự quá gần nhau. Mới hôm qua thôi đồng đội còn trò chuyện tếu táo về tương lai mà ngày mai có những người đã ra đi mãi mãi. Để có được ngày thống nhất, hòa bình là xương máu của biết bao thế hệ người lính trong hai cuộc kháng chiến. Vì lý tưởng cao đẹp, họ sàng sáng hi sinh vì tổ quốc. Người lính còn sống là còn chiến đấu như chi tiết nhân vật Biền bị thương tới 7 lần. Điều day dứt nhất với nhân vật tôi cũng như đồng đội đó là việc không thể tìm thấy Thái. Suốt mấy chục năm, việc phải tiếp tục hành quân mà không kịp tìm Thái là nỗi đau trong lòng các anh. Nhân vật Thái cũng như nhiều người lính khác trở thành trường hợp mất tích trong chiến tranh. Có lẽ Thái đã mãi mãi ngủ lại chiến trường năm xưa. Truyện ngắn để lại nhiều cảm xúc với người đọc, người nghe bởi những chi tiết chân thực về sự hi sinh gian khổ của người lính trên chiến trường. Truyện ngắn giúp chúng ta hiểu hơn một thời kỳ hào hùng của dân tộc, ghi nhớ công lao của những người chiến sĩ Cách mạng cho ngày hòa bình, hạnh phúc hôm nay.
Ngày phát hành 15:6 | 8/3/2021
Lượt nghe: 1468
Truyện ngắn “Sóng trên đỉnh núi” của tác giả Lê Mạnh Thường gợi nỗi xúc động cho người đọc, người nghe bởi sự giản dị, chân chất của các nhân vật. Sín là nhân vật trung tâm của truyện, một chàng trai dân tộc miền núi chưa bao giờ biết về biển đã lên đường nhập ngũ, để rồi từ đó gắn bó với biển đảo như chính quê hương của mình. Những nhân vật khác cũng bộc lộ cá tính, phẩm chất rất đáng yêu của người lính. Họ luôn sát cánh bên nhau, dũng cảm, kiên cường trong mọi tình huống. Bên cạnh đó là sự hóm hỉnh, tếu táo, dí dỏm, gần gũi như anh em một nhà của người lính đảo. Đó chính là sức mạnh giúp họ vượt qua những ngày tháng gian khổ mà cũng rất đỗi vinh quang, tự hào. Câu chuyện tình yêu của người lính cũng được tác giả viết bằng những tràng văn đẹp, ấm nồng, đó là nguồn sức mạnh tinh thần giúp người lính đang ngày đêm canh giữ biển trời được chia sẻ, cảm thông và yêu thương. Sự hy sinh của Sín là một nốt lặng của thiên truyện ngắn, thể hiện nỗi đau xót, tiếc thương. Câu chuyện gợi cho chúng ta nhiều nghĩ suy, để có được cuộc sống tự do, bình yên thì sự hy sinh âm thầm, anh dũng của người lính càng được trân trọng hơn bao giờ hết...(Lời bình của BTV Văn Khánh)
Ngày phát hành 14:46 | 26/3/2024
Lượt nghe: 1100
Quý vị và các bạn thân mến, truyện ngắn đưa người đọc, người nghe trở về không khí hào hùng của đất nước trong giai đoạn cuối chiến tranh chống Mỹ. Truyện viết về người lính chiến nhưng ít đi vào những gian khổ, mất mát mà khai thác những cung bậc tình cảm, tình yêu của người lính trẻ tên là Dũng. Dũng có tình cảm với cô gái trẻ xứ Nghệ có giọng hát ngọt ngào và vẻ ngoài xinh xắn. Nhưng vì một câu nói đùa của Hồng mà hai người giận dỗi nhau. Khi tình cảm hai người vừa nẩy nở thì Dũng phải lên đường vào Nam chiến đấu. Dũng đị địch bắt, bị địch dàn dựng gài bẫy khiến nhiều người hiểu lầm anh là kẻ phản bội. Hiệp định Pari được kí kết, Dũng được trao đổi tù binh và tiếp tục chiến đấu cùng đồng đội. Tuy nhiên có một điều đáng tiếc là Dũng bị cuốn vào cuộc chiến đấu mà không kịp giải thích với Hồng. Chiến tranh kết thúc, Dũng quay trở lại tìm Hồng thì nghe tin cô đã lập gia đình. Xuyên xuốt câu chuyện là tiếng đàn bầu thương nhớ gửi gắm biết bao tâm tư người lính trẻ. Tiếng đàn bầu anh đệm cho Hồng hát bài hát “Câu hò bên bến Hiền Lương”, tiếng đàn bầu anh dạy Duyên, con gái của kẻ địch. Tiếng đàn thương nhớ người mình yêu, thương nhớ quê nhà và cũng tiếp thêm niềm tin vào ngày chiến thắng trong lòng Dũng. Truyện ngắn không chỉ là câu chuyện tình yêu mà còn là một thời thanh xuân tuổi trẻ của biết bao chàng trai, cô gái trong chiến tranh. Truyện ngắn không có những chi tiết, sự kiện bất ngờ mà chỉ là câu chuyện tình yêu người lính nhẹ nhàng, bình dị. Chúng ta cảm nhận những dung cảm mới mẻ trong tình yêu của tuổi trẻ, những bỡ ngỡ, hiểu lầm, giận hờn,thương nhớ. Đan xen những sắc thái cảm xúc tình yêu là hình ảnh người lính cách mạng yêu nước, kiên cường trước đòn tấn công tâm lý của kẻ thù, tin tưởng vào ngày chiến thắng. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 14:37 | 20/9/2021
Lượt nghe: 760
Quân đội nhân dân, dù trong thời chiến hay thời bình, thời nào cũng vì nhân dân mà phục vụ. Hình ảnh các anh nhường doanh trại, giường chiếu cho người dân ở nơi cách ly dịch bệnh hay băng rừng, trèo đèo, lội suối cứu người bị nạn và giúp dân gặt lúa, dọn dẹp nhà cửa, trường học nơi mưa bão, lũ lụt, sạt lở…có sức lay động biết nhường nào. Và trong những ngày này, cả nước đang dốc sức chống dịch Covid-19, bộ đội còn đi chợ, vận chuyển lương thực, thực phẩm giúp người dân ở tâm dịch TP.HCM. Hơn tất cả mọi lời nói, điều ấy góp phần tô thắm, lan tỏa hình ảnh anh “bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới...Thật dễ thương, khi nhà thơ Phạm Vân Anh gọi họ là những “Shiper áo lính” trong bút ký của mình (Văn nghệ 21/09/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2018
Lượt nghe: 1574
Một người lính về thăm quê, bỗng nhận ra rất nhiều đổi thay theo chiều hướng tiêu cực ở làng dưới sự chỉ đạo của người em trai. Ông đã quyết định cùng người dân đấu tranh, để người em mình nhận ra sai trái…
Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2015
Lượt nghe: 3545
"Con của người lính biển" là câu chuyện về sự tiếp nối truyền thống gia đình, từ cha truyền sang con, từ đồng đội lan tỏa sang nhau về tình đoàn kết, kiên trung bảo vệ biên cương bờ cõi của tổ quốc.
Ngày phát hành 0:0 | 1/8/2018
Lượt nghe: 1463
Tổn thất của chiến tranh không phải chỉ hao của mất người, đằng sau đó còn là những câu chuyện đầy nước mắt của những người vợ ở hậu phương. Chồng đi chiến đấu, ở nhà gánh vác công việc gia đình và rồi vì một chuyện không may xảy đến họ bị mang tiếng cả đời với dân làng. Điều đau khổ hơn nữa là sự ghẻ lạnh, lảng tránh của người thân, bè bạn...Đúng như ai đó đã từng nói: Sau chiến tranh đau khổ nhất, đáng thương nhất vẫn là người phụ nữ. Điều mà họ cần nhất khi đó vẫn là sự cảm thông chia sẻ của người chồng nếu như người lính ấy may mắn trở về....
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2017
Lượt nghe: 3198
Vì muốn nhanh chóng bàn giao con tàu mới cho lực lượng Hải quân mà kỹ sư Phương, trưởng phòng kỹ thuật của xưởng đóng tàu Quân đội đã bỏ qua một số sai sót. Rất may Việt Hà, người yêu Phương đã kịp thời phát hiện và đề xuất phương án sửa chữa. Cũng chính vì thế mà Phương và Việt Hà tranh luận gay gắt dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn. Liệu tình yêu của họ có bị tan vỡ?
Ngày phát hành 14:32 | 17/4/2024
Lượt nghe: 1142
Nhìn lại những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Chính Hữu (1926-2007) là một trong những gương mặt hết sức độc đáo. Toàn bộ sự nghiệp thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Số lượng thơ ông tuy không nhiều song lại có những tác phẩm đặc sắc, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả nhiều thế hệ. Chính Hữu đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2000. Nhân dịp kỷ niệm tròn 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Chính Hữu với tên gọi: Chính Hữu – Đời lính, đời thơ
Ngày phát hành 17:20 | 2/8/2022
Lượt nghe: 1849
“Sau hơn hai tuần, Triều được Hải - bác sĩ bệnh viện thành phố - chăm sóc như với người nhà, anh cảm thấy như không còn gì ngăn cách giữa một bệnh nhân với thầy thuốc. Nhưng khi Hải đưa cặp mắt đen lánh như hai giọt nước nhìn thẳng vào khuôn mặt vuông chữ điền có vầng trán dô bướng bỉnh của Triều với cái nhìn rất lạ, giọng thỏ thẻ: "Mai anh xuất viện rồi! Bố em bảo vào mời anh ra nhà chơi, ăn bữa cơm với gia đình, để bố con em được nói lời cảm ơn anh", thì Triều không ra nhận lời cũng không ra từ chối, lại nói: "Lẽ ra anh phải cảm ơn em và gia đình đã tận tình chăm sóc anh hơn hai tuần nay mới phải, chứ sao em và bố lại cảm ơn anh là thế nào". Hải nói ngay, giọng cởi mở, thân tình: "Chỉ đơn giản là em mới là người gây ra tai nạn làm anh phải nằm viện mà em vẫn như người vô can. Tất cả là do anh lại nhận lỗi về mình". Nói thế là hết lẽ. Triều đưa mắt nhìn Hải đang rạng rỡ cười, chỉ bật lên mỗi tiếng: "Em... !". (Truyện ngắn “Con của người lính biển” của nhà văn Cao Năm) (Điểm hẹn văn nghệ 30/07/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2019
Lượt nghe: 828
Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc thì người lính vẫn luôn là đề tài sáng tác quan trọng trong văn chương. PV VOV6 đối thoại với nhà văn Nguyễn Đình Tú (Tạp chí Văn nghệ Quân đội) về chủ đề này. (Đối thoại mở 18/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2016
Lượt nghe: 5900
Truyện ngắn "Tiếng sáo người lính" là câu chuyện về những tâm tư, tình cảm của người lính trẻ tại chiến trường Trường Sơn thời chống Mỹ cứu nước. Sự trẻ trung, yêu đời, lạc quan của người lính đã vượt qua những khó khăn, gian khổ của chiến tranh. Truyện ngắn "Anh không có lỗi" là đấu tranh nội tâm của người phụ nữ có chồng bị nhiễm chất độc da cam tại chiến trường. Để anh không đau khổ, chị giấu việc cậu con trai hai người đang nuôi không phải là con đẻ. Một câu chuyện xúc động về nỗi đau thời hậu chiến của người phụ nữ. (Đọc truyện đêm khuya 21/7/2016)
Ngày phát hành 11:48 | 2/2/2024
Lượt nghe: 1751
“Huyền thoại tuổi thanh xuân” được viết với giọng văn đặc trưng của Đoàn Tuấn. Những câu văn ngắn, chắc và sắc. Nhịp văn nhanh, khi gấp gáp dồn dập, lúc như nghẹn lại, lúc dở dang, lúc cứa vào đau xót tâm can. Theo câu chuyện của 6 chiến sỹ, lại gợi dẫn ra bao câu chuyện khác, liên quan đến buổi đầu trứng nước của cách mạng nước nhà. Vượt lên giới hạn, ngăn cách giữa các châu lục về địa lý - văn hóa - hệ tư tưởng, những người cộng sản Việt Nam đã tận hiến cuộc đời cho chính nghĩa, cho những giá trị nhân văn...
Ngày phát hành 9:49 | 13/8/2021
Lượt nghe: 1350
Với người lính, khoảnh khắc khó quên trong chiến tranh không chỉ có chiến công của những trận đánh mà còn là giờ phút lắng sâu của sinh ly tử biệt. Trong giờ phút ngắn ngủi mà thiêng liêng ấy họ ao ước biết bao về ngày đoàn tụ, được ăn bữa cơm gia đình, sống một cuộc đời giản dị, bình yên... Người chiến sỹ ngã xuống, giấc mơ ngày nào của họ bỗng chốc cũng bay theo những đống tàn tro! Thế hệ sau mỗi khi lật giở lại chiến thắng của cha anh mình thường không quên tưởng niệm, nhắc nhớ sự hy sinh đó tất cả lòng biết ơn và mến trọng
Ngày phát hành 9:50 | 23/12/2021
Lượt nghe: 2675
Như chúng ta đều biết, trong văn học Việt Nam hiện đại, người lính luôn là một hình tượng/ chủ đề được quan tâm. Đề tài người lính cũng đồng thời gắn chặt với hai cuộc kháng chiến trong thế kỷ XX và cả những thời kỳ sau. Và cho đến hiện nay thì đề tài người lính còn được quan tâm nữa hay không? Một thế hệ mới, sinh ra và lớn lên trong hòa bình suy tư và viết về người lính như thế nào? Họ có gì kế thừa và khác biệt so với thế hệ sáng tác đi trước? Đó chính là nội dung của cuộc trao đổi giữa BTV Ban Văn học Nghệ thuật và vị khách mời của chương trình: Nhà phê bình văn học, TS Nguyễn Thanh Tâm. (Đối thoại mở 22/12/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 23/6/2016
Lượt nghe: 1752
Có người thân là chiến sỹ quân đội bao giờ cũng là niềm tự hào đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên cùng với niềm hãnh diện đó cũng sẽ là sự suy tư, trăn trở bởi những mất mát hy sinh luôn có thể trực chờ mỗi người lính dù là thời bình...Vở kịch mở đầu bằng cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai người lính trên cùng một chuyến tàu để rồi dần mở ra câu chuyện của họ về tình yêu, lẽ sống và tương lai. Đây là tác phẩm do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện đã được đánh giá cao tại Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XII. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!
Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2019
Lượt nghe: 1949
Bắt đầu từ buổi đọc truyện dài kỳ hôm nay, mời các bạn nghe hồi ký “Mùa chinh chiến ấy” của nhà văn – nhà biên kịch Đoàn Tuấn, nguyên chiến sỹ tiểu đoàn 8, trung đoàn 29, sư đoàn 307, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia từ năm 1978 đến năm 1983. Sách do nhà xuất bản Trẻ ấn hành, có độ dày gần 500 trang, với kết cấu 7 chương và một phần vỹ thanh, mỗi chương gồm nhiều câu chuyện vừa tồn tại độc lập vừa đan kết với nhau, như những thước phim tư liệu sống động, tái hiện cuộc sống - chiến đấu của người lính tình nguyện trên đất Campuchia, với rất nhiều gian nan, thử thách, rất nhiều hy sinh chịu đựng, là một bản hùng ca đầy bi tráng về tình đồng đội và tình yêu Tổ quốc...(Đọc truyện dài kỳ phát 10/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/6/2019
Lượt nghe: 1229
Trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc, chính những câu thơ và sự chia ngọt sẻ bùi của những người lính đã để lại trong họ những kỷ niệm không thể nào quên. Nhà văn Đoàn Tuấn gọi cách người lính vượt qua những bãi mìn là “chia nhau cái chết”. Chi tiết những người lính trẻ tranh phần đi trước vì sợ bạn bị vấp mìn đã cho thấy sự gan dạ và tấm lòng sẵn sàng chịu thiệt, chịu hi sinh vì đồng đội. Một lần nữa, họ cho thấy chiến trường đâu chỉ là nơi giành giật sự sống. Đó còn là chỗ thử thách sự kiên gan, tấm lòng và nhân cách con người...(Đọc truyện dài kỳ phát 2/6)
Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2019
Lượt nghe: 1092
Giữa chiến trường ác liệt, an ủi người lính là những lá thư nhà, là tình cảm mến thương của đồng đội và bầu bạn cùng họ là những chương trình trên đài phát thanh Campuchia. Những bài hát nhẹ nhàng, bay bổng làm dịu lại nỗi đau chứng kiến sự hi sinh của đồng đội. Nhưng cũng chính ăng ten đài phát sóng cũng là nguyên nhân gây ra những cái chết đau lòng vì bị sét đánh...(Đọc truyện dài kỳ phát 4/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2019
Lượt nghe: 1564
Sau một thời gian chiến đấu, người lính trẻ Đoàn Minh Tuấn thấy các bạn học cùng lớp ngày xưa trưởng thành nhiều. Hành động bơi qua sông rất nguy hiểm để trở về đơn vị của người bạn Đặng Như Tú hay việc Tú bắt sống trung đoàn trưởng Pol Pot khiến Tuấn rất khâm phục. Anh thấy quân đội và chiến trường là môi trường rèn luyện con người tốt nhất...(Đọc truyện dài kỳ phát 15/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2018
Lượt nghe: 1465
Có người chồng là chiến sỹ tình báo đã hy trong kháng chiến chống Pháp, bà Hòa sống trong sự đùm bọc của bà con làng xóm. Tuổi càng cao bà càng thu mình trong sự lặng lẽ, có lẽ một phần vì mong ước tìm lại danh nghĩa chính đáng cho ông Hòa - chồng bà vẫn chưa được thực hiện. Cũng như nhiều lần trước hôm nay bà Hòa lại sang nhà ông Thành - cựu Bí thư chi bộ của xã để nhờ ông viết lá đơn xin được công nhận là liệt sỹ cho chồng bà. Từ đây câu chuyện về sự hy sinh thầm lặng của những người chiến sỹ tình báo thời chống Pháp được mở ra...
Ngày phát hành 10:48 | 19/12/2022
Lượt nghe: 1247
Cùng với những người lính, đội ngũ những người làm nhiếp ảnh đã tham gia vào các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, tạo ra nhiều bức ảnh giá trị, là tài sản quý của quốc gia. Sau này, khi hòa bình lập lại, họ cũng đi khắp các đơn vị quân đội, các quân binh chủng để ghi lại cuộc sống, chiến đấu, lao động sản xuất của những người lính bộ đội Cụ Hồ. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, mời quý vị và các bạn gặp gỡ nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Đạt - một người lính cầm máy trở về từ chiến trường, lắng nghe những câu chuyện kể của ông để hiểu hơn về niềm say mê, khao khát lưu giữ những khoảnh khắc đẹp, góp phần khắc họa lên hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ cả trong chiến tranh và hòa bình. (Hành trình Sáng tạo 18/12/2022)
Ngày phát hành 14:42 | 24/12/2021
Lượt nghe: 1314
Với cách viết bình thản, chậm rãi, truyện ngắn “Hai người cha” của nhà văn Lê Văn Thảo mang lại cho người đọc, người nghe cảm giác đây là một câu chuyện với chất liệu có thực ở đời thường. Hoàn toàn có thể bởi trong chiến tranh không hiếm những hoàn cảnh thân phận con người như vậy. Nhưng ngòi bút nhà văn không nặng về kể lể nguyên cớ, nỗi niềm hay giăng mắc sự khó xử thường tình. Qua lời cậu bé tìm cha, thuật lại bao vất vả, khó nhọc cuộc ngóng đợi của người mẹ và cảnh đời tuổi thơ côi cút tội nghiệp. Nhà văn không chỉ gợi nỗi cảm thương về nông nỗi cảnh đời cậu bé mồ côi mẹ, thất lạc cha bơ vơ phiêu dạt mà còn khắc họa hình ảnh nỗi đau, nỗi cô độc của người lính cả đời trận mạc, vợ con đều đã mất trong chiến tranh. Cậu bé nhận nhầm cha. Người lính biết rõ điều đó nhưng ông tự nhủ cứ tạm nhận cậu làm con, cưu mang cậu cho đến ngày tìm được người cha thực sự. Hai mảnh đời khuyết thiếu đã nương tựa vào nhau, tình thân được chắt chiu vun đắp qua những năm tháng sau chiến tranh còn vô vàn khó nhọc, vất vả. Cho đến khi người lính tìm được người cha thật sự của cậu bé, nay đã trưởng thành. Từ tâm thế một người từng trải giang rộng vòng tay cưu mang nuôi nấng một mảnh đời côi cút, ông nhận ra chính người con nuôi cũng đã biết sự thật bao lâu nay. Anh đã thực sự coi ông như một người cha, tự nguyện lãnh trách nhiệm phụng dưỡng ông tuổi xế chiều. Một câu chuyện về tình người, về nghĩa cử lặng thầm mà cao đẹp, dưới ngòi bút kể chuyện trung hậu, giản dị, giọng văn bình thản và những “khoảng trống” để người đọc tự chiêm nghiệm, truyện ngắn “Hai người cha” của nhà văn Lê Văn Thảo đọng lại trong người đọc, người nghe những cảm xúc vừa ấm nóng vừa trong lành…(Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2019
Lượt nghe: 641
Có một người lính rất dũng cảm đã tự mình đi vào tòa lâu đài, mà theo người dân sống ở xung quanh thì họ rất sợ, vì ngôi nhà đấy là … ngôi nhà ma. Vậy thực hư về ngôi nhà bí ẩn này như thế nào? Câu chuyện kể về “Bộ bài, cây vĩ cầm và chiếc bị” sau đây sẽ giúp các bé có được câu trả lời... (Kể chuyện và hát ru 15/05/2019)
Ngày phát hành 12:57 | 3/1/2021
Lượt nghe: 1953
Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng đã có 20 giải thưởng ảnh trong nước và quốc tế; tổ chức gần 10 triển lãm và xuất bản 4 cuốn sách ảnh. Đề tài mà ông tâm huyết là chụp các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Câu chuyện nghệ thuật 25/12/2020)
Ngày phát hành 11:19 | 1/11/2024
Lượt nghe: 960
Ngày xửa ngày xưa có một
người lính rất yêu lao động và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Nhưng
rồi người lính ấy đã bị thương và phải trở về quê nhà. Mụ phù thùy gian ác đã đưa ra một yêu cầu bắt buộc
người người lính phải thực hiện... (Kể chuyện và hát ru 1/11/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020
Lượt nghe: 1369
Tác giả trẻ Bảo Thương thường kể những câu chuyện vừa phải, không quá đao to búa lớn nhưng đã xây dựng được những tình huống điển hình, bộc lộ khá rõ tính cách nhân vật, qua đó gửi gắm nhiều chiêm nghiệm và thông điệp nhân văn. Lối viết tỉnh, câu văn tự nhiên như thủ thỉ truyện trò, phân tích tinh tế nội tâm nhân vật, những truyện ngắn của cô đẹp lấp lánh và ám ảnh. Truyện ngắn "Người trở về" mà các bạn nghe trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 13/04/2020 là một trong số đó
Ngày phát hành 15:55 | 13/11/2023
Lượt nghe: 1664
Nhắc đến nhà biên kịch Đoàn Tuấn là nhắc đến "nhiều vai trong một”. Ông vừa là nhà biên kịch, nhà giáo, vừa là nhà báo, nhà quản lý. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm thơ, bút ký và sách dịch được đông đảo bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Ông cũng gặt hái nhiều thành công trong vai trò là biên kịch của những bộ phim điện ảnh như "Đường thư", "Sống cùng lịch sử", "Chiếc chìa khóa vàng", “Truyền thuyết về Quán Tiên”… Trong khuôn khổ của chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ khách mời trong vai trò của một nhà biên kịch phim truyện điện ảnh. (Hành trình Sáng tạo 12/11/2023)
Ngày phát hành 10:31 | 19/12/2023
Lượt nghe: 1284
Thuộc thế hệ những người sinh ra trong thời chiến, trưởng thành trong thời bình, sáng tác của nhà thơ Hồ Minh Tâm, quê ở Quảng Bình mang cảm thức gạch nối với nhiều cảm xúc quá khứ và thời đại. Nhà thơ Hồ Minh Tâm đã có những sáng tác xúc động viết về người lính.
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2018
Lượt nghe: 1462
Không phải là bài thơ tiêu biểu nhất, được biết đến nhiều nhất trong sự nghiệp sáng tác, nhưng “Thơ tình người lính biển” gửi gắm nhiều ẩn ý, nhiều suy tư của nhà thơ Trần Đăng Khoa qua những hình ảnh như “Gió thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”, “Vòm trời kia có thể sẽ không em / Không biển nữa chỉ còn anh với cỏ”. Dù trong ca khúc, nhạc sỹ Hoàng Hiệp không đưa vào hình ảnh “vàng tang trắng”, nhưng “chỉ còn anh với cỏ” được giữ nguyên, riêng điều ấy cũng khiến nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm thấy thật ấm áp vì sự chia sẻ, đồng cảm giữa thơ ca và âm nhạc. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 13/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2019
Lượt nghe: 738
Gắn bó cả cuộc đời với quân ngũ nên hầu hết tác phẩm của nhạc sĩ Doãn Nho đều viết về người lính với những bài ca hào sảng, tha thiết, đậm âm hưởng dân tộc, như: "Tiến bước dưới Quân kỳ"; "Người con gái sông La|; "Năm anh em trên một chiếc xe tăng" v.v… Năm 2017,ông vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 20/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 9/8/2020
Lượt nghe: 2104
Cùng với “Miền xa thẳm”, các ca khúc khác tiêu biểu về người lính và chiến tranh cách mạng của nhạc sĩ Đức Trịnh như “Tình yêu người lính”, “Cám ơn mẹ”, “Hoa tím cung đường”; các bài hát sáng tác riêng cho các đơn vị, quân chủng - binh chủng như: “Những đoàn quân như sóng” bài hát về Quân khu 4, “Tình yêu lính bay” bài hát về không quân… Năm 2012, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 07/8/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2019
Lượt nghe: 1645
Tác giả Nguyễn Duy Phong từng là một người lính và nhiều năm trong quân ngũ, những câu chuyện có thật của đời lính được đồng đội kể đã khiến tác giả ghi lại bằng nỗi xúc động và trân quý. Có lẽ vì vậy mà anh cầm bút, ghi chép một cách chân thực và trân trọng. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 13/05/2019 gửi tới các bạn truyện ngắn “ Ông nội tôi là lính” của tác giả Nguyễn Duy Phong, một truyện ngắn cảm động về người lính cụ Hồ.
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2017
Lượt nghe: 2217
Phim tài liệu "Còn lại với thời gian" với những trang thư, nhật ký chiến trường đã ố vàng của những người lính đã quên thân mình vì Tổ quốc. Những trang thư ấy đã phần nào giúp thế hệ sau hình dung xác thực về những gì diễn ra trong chiến tranh, về suy nghĩ thầm kín bên cạnh lý tưởng sục sôi của người lính trẻ (Thưởng thức tác phẩm). Giai điệu khỏe khoắn hào hùng trong nhạc phẩm "Hãy yên lòng mẹ ơi" (thơ Lê Giang, nhạc Lư Nhất Vũ) đã giúp người lính vững vàng tay súng chiến đấu vì nền độc lập tự do của dân tộc. Trên bước đường hành quân của các anh luôn có ánh mắt mẹ dõi theo với bao niềm thương nhớ (Thơ phổ nhạc). 10 buổi chiếu với hơn 30 bộ phim tài liệu của 10 nước châu Âu trong khuôn khổ Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 8 được tổ chức tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương. Đây là dịp để những người làm nghề có điều kiện giao lưu, trao đổi và tiếp thu kỹ thuật dựng phim tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó khán giả ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có điều kiện xem những thước phim tài liệu chân thực, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (Câu chuyện phóng viên). (Điểm hẹn văn nghệ 17/6/2017)
Ngày phát hành 10:51 | 31/7/2021
Lượt nghe: 2552
Hình tượng người lính đã trở thành một đề tài gần gũi, thân thuộc, phong phú và đa dạng, không thể thiếu được trong các tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung và sân khấu nói riêng. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, phóng viên VOV6 trao đổi với NSND Đào Lê và nhà thơ Hồng Thanh Quang xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 28/07/2021)
Ngày phát hành 9:47 | 27/12/2020
Lượt nghe: 491
“Hai người lính” của tác giả Xanh Nguyên là câu chuyện cảm động về tình đồng chí, đồng đội của những người đã từng kề vai sát cánh trong chiến trường năm xưa. Hòa bình lập lại, dù mang trong mình những vết thương, họ vẫn nhẫn nại vượt lên những khó khăn, luôn xứng danh là bộ đội cụ Hồ... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 22/12/2020)
Ngày phát hành 15:17 | 6/5/2024
Lượt nghe: 1786
Thiếu tá Kim Dung, Phó đoàn trưởng Đoàn Diễn 1, Nhà hát Kịch nói Quân đội là nữ nghệ sĩ tài năng, có nhiều thành tích trên sân khấu kịch nói. Mỗi lần nhập vai chị lại làm sân khấu sống động và tràn đầy cảm xúc, cuốn người xem vào từng câu thoại, nét diễn. Để có được những thành công như hôm nay là cả sự nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của chị. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ nghệ sĩ Kim Dung. (Hành trình sáng tạo 5/5/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2015
Lượt nghe: 1542
Điểm sáng của kỳ Liên hoan phim Tài liệu châu Âu-Việt Nam lần thứ Bảy; Những thước phim tài liệu chân thực xúc động về cuộc sống của những chiến sĩ đảo Trường Sa những năm đất nước ta mới giải phóng; Nhà văn Bùi Binh Thi đãng trí trong việc nhớ tên như thế nào... là nội dung Điểm hen văn nghệ 27/06
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2017
Lượt nghe: 3983
Chúng ta có vô tư quá không, có vô tình quá không khi chỉ biết tới cá nhân mình mà bàng quan với bao lặng thầm, hy sinh, nhẫn nhịn của người lính. Ngày họ trở về đã không được chào đón mà còn mắc phải trái ngang từ sự ích kỷ, hiếu thắng, lưu manh - thứ tội ác vốn đang tồn tại, đang ẩn nấp ở mọi ngả đường con phố. Ác mà không biết là mình đang ác thì hậu quả của nó rất nghiêm trọng, khó lường... (Đọc truyện đêm khuya 18/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2020
Lượt nghe: 1113
Mỗi năm cứ đến ngày 22/12, ngày quân đội nhân dân Việt Nam, chúng ta lại dành tình cảm hướng về những chiến sĩ, những người lính miệt mài ngày đêm không nghỉ, đang hy sinh hạnh phúc cá nhân để sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, hình ảnh người lính, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ đã đi vào biết bao tác phẩm thơ nhạc đặc sắc, làm nên những ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người đọc, người nghe. Với ý nghĩa đó chương trình Đôi bạn văn chương phát 16/12 sẽ có chủ đề “Trái tim người lính”...
Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2019
Lượt nghe: 1198
Bốn mươi năm đã trôi qua kể từ ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và tình nguyện làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn thoát khỏi họa diệt chủng. Những người lính tình nguyện năm xưa, có người đã được rèn luyện trong môi trường quân ngũ, có người mới rời ghế nhà trường, còn trẻ măng, nhập cuộc với bao ngỡ ngàng. Nhưng rồi, họ đã vượt qua thời khắc vô cùng khắc nghiệt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tổ quốc đã trao cho thế hệ mình. Không ít người mang trong mình phẩm chất thi sỹ, nhiều người sau này trở thành thi sỹ, viết tiếp bài thơ tuổi trẻ của mình và đồng đội… (Tiếng thơ phát 2/1/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2019
Lượt nghe: 892
Mặc dù vấp phải nhiều khó khăn khi tìm chỗ đứng trên thị trường, truyện tranh Việt vẫn từng bước khẳng định vị thế của mình. Các họa sĩ đã không ngừng tìm tòi đổi mới về nội dung, hình thức để tăng sức cạnh tranh với truyện tranh Hàn, Nhật trên sân nhà. Gần đây, bộ truyện tranh "Twins - Con nhà lính” của họa sĩ RED, do thương hiệu sách trẻ Wings Books, NXB Kim Đồng phát hành cũng tạo ra một dấu mốc đáng nể khi thu hút được đông đảo sự quan tâm của độc giả trẻ. Tác giả của bộ truyện đã hai lần nhận giải thưởng sáng tác Silent Manga Audition của Nhật Bản và nhiều giải thưởng từ các cuộc thi truyện tranh trong nước. RED – Một cô gái 9x có suy nghĩ như thế nào khi chọn con đường trở thành họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp? Tác giả của “Con nhà lính” đã có sự chủ động ra sao khi cho ra mắt tác phẩm của mình? Mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện của phóng viên chương trình với nữ họa sĩ tài năng này...
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2015
Lượt nghe: 3049
Nhân vật chính là cựu chiến binh đã từng một thời vào sinh ra tử. Cuộc đời ông trải qua rất nhiều thăng trầm: những vinh quang và cả những khoảng lặng mà ông giấu kín trong lòng.Kết thúc giống như một chuyện cổ tích có hậu khi người lính năm xưa tìm thấy hạnh phúc và niềm vui đoàn tụ sau bao mất mát, chia ly.
Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2018
Lượt nghe: 1538
Hồng Phúc tuy thuộc quân số của đội quân “Lê Anh Nuôi” - như tên một bài hát về các chiến sĩ nuôi quân, nhưng có nhiều tài, nhất là vẽ tranh và điêu khắc. Cũng dễ hiểu vì chàng binh nhì nguyên là sinh viên năm thứ ba của một trường cao đẳng mỹ thuật. Bên cạnh việc đảm bảo “cơm dẻo canh ngọt” cho đơn vị thì đam mê lớn nhất của anh lính binh nhì là được sáng tạo nghệ thuật, thả hồn vào ý tưởng và thể hiện tác phẩm. Tác phẩm là cái nhìn tươi tắn, mới mẻ về người lính trẻ hôm nay. (Đọc truyện đêm khuya 19/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2017
Lượt nghe: 5619
Nếu chỉ dừng lại ở chi tiết nhân vật Hậu qua đời, Na tình cờ gặp vợ con của người yêu cũ thì truyện ngắn này cũng giống với nhiều tác phẩm viết về thân phận người lính trong chiến tranh và hậu chiến. Điểm khác biệt đáng kể nằm ở hình tượng “bức tranh trên đá”, nói chính xác là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt được Hậu kì công tạo dựng, tái hiện cảnh bờ suối nơi rừng Trường Sơn năm xưa. Bức tranh trên đá ẩn chứa tất cả tâm tình người lính, là tài sản tinh thần anh để lại cho vợ con, cũng là thông điệp kết nối quá khứ với hiện tại và cả tương lai. (Đọc truyện đêm khuya 09/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2015
Lượt nghe: 3026
Mối tình lãng mạn, trẻ trung, tươi mới của người lính hải quân và cô ca sĩ miền Kinh Bắc. Cũng có thể coi đây là "Tình yêu sét đánh" chăng? Nhưng có lẽ, chính cái "Duyên quan họ" với sự đồng điệu, đồng cảm từ tâm hồn đến lời ca tiếng hát đã gắn kết họ với nhau. (Đọc truyện đêm khuya-24/2/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 7/11/2017
Lượt nghe: 4696
Bạn đọc hiện nay nhất là những người trẻ quan tâm tới đề tài chiến tranh không phải là những chiến dịch, trận đánh mà là số phận người lính, tâm tư tình cảm của người lính cả hai bên trong cuộc chiến như thế nào. Tác phẩm là cái nhìn khách quan và nhân văn về người lính bên kia chiến tuyến. Bác sĩ Long là sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa bị lạc đường tại chiến trường Trường Sơn. Khi Long sắp chết vì kiệt sực thì gặp được An Nhàn và được cô cứu giúp. Từ lòng biết ơn, Long yêu An Nhàn nhưng vì nhiều lý do Long phải ra đi. Chiến tranh kết thúc mấy chục năm, bác sĩ Long vẫn đi tìm người con gái năm xưa. (Đọc truyện đêm khuya 02/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2016
Lượt nghe: 5639
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ, thế nhưng với những cựu chiến binh, ký ức về đồng đội, về những năm tháng gian khổ vẫn như còn hiển hiện đâu đây. Trở về với cuộc sống đời thường, họ vẫn đau đáu nỗi niềm về những người đã ngã xuống. Truyện ngắn "Khi người lính trở về" dựng nên chân dung người cựu chiến binh với những nét chấm phá khá ấn tượng. (Đọc truyện đêm khuya 22/12/2016).
Ngày phát hành 0:0 | 24/5/2018
Lượt nghe: 1717
Truyện ngắn giàu cảm xúc về cuộc sống đời thường của ba gia đình người lính là hàng xóm với nhau. Vì tình cách, nếp sống khác biệt mà Yến, vợ của Trúc và bà Xinh, vợ thủ trưởng Tâm không ưu nhau. Thế nhưng mối quan hệ của ba người phụ nữ Yến, Xinh và Thu bỗng thay đổi khi 3 ông chồng phải đi công tác đột xuất. Ba người phụ nữ cảm thấy gần gũi, cảm thông với nhau khi cùng tình cảnh khát khao, lo lắng, mong ngóng chờ đợi chồng về. Truyện được nhà văn Đỗ Tiến Thụy viết hóm hỉnh với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau thể hiện sinh động cuộc sống đời thường của người lính. (V0V6 Đọc truyện đêm khuya 21/5/2018 )
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2019
Lượt nghe: 1611
Qua lời kể của nhân vật người lính trẻ Hạnh, tác giả đưa người đọc, người nghe trở lại chiến trường Trường Sơn những năm bom đạn. Trong không khí căng thẳng, ác liệt của chiến tranh, mối tình giữa Hạnh và Liêm hiện lên đẹp như bông hoa lạ của núi rừng. Nhưng chưa kịp hưởng hết vị ngọt ngào của tình yêu thì nỗi đau mất mát đã chia xa 2 người. Cái chết của Liêm, mối tình mới chớm nở đã bị vùi dập thể hiện một phần nỗi mất mát người dân Việt Nam trải qua trong chiến tranh...
Ngày phát hành 0:0 | 24/1/2018
Lượt nghe: 2258
Bên cạnh một nhân vật Trần Đình Tấn “Anh hùng” còn là một nhân vật Tấn đời thường, tính tình phóng khoáng nhiệt thành, cũng ham nhậu ham vui và nặng tình với quê hương và đồng đội. Anh biết nghĩ suy sau trước, biết dằn vặt và xấu hổ với những gì không thuộc về mình hoặc do mình cố tạo ra trước đây. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 22/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 10/6/2016
Lượt nghe: 7754
Hảo là người lính từ mặt trận về phép cưới vợ. Những tưởng hạnh phúc ngọt ngào mong đợi bấy lâu sẽ thành hiện thực. Nhưng việc bất ngờ xảy ra...Trong tình huống “đâm lao phải theo lao”, Hảo đã đóng trọn vai diễn bất đắc dĩ của mình qua đám cưới "giả" với Đào. Hảo không thể ngờ việc anh đóng kịch giải quyết tình thế cho Đào lại khiến tình yêu và hạnh phúc của anh tan vỡ. (Đọc chuyện đêm khuya 06/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2018
Lượt nghe: 939
Anh lính trẻ Yoshiharu sau quãng thời gian sống cùng với đồng bào dân tộc Tày trên đỉnh Mẫu Sơn đã tỉnh ngộ và trở thành người lính Việt Minh. Từ một kẻ đi xâm chiến đất nước khác, sau khi cảm nhận tấm lòng đôn hậu của những người dân Mẫu Sơn, Yoshiharu bỗng thấy yêu quý con người và đất nước Việt Nam...(Đọc truyện đêm khuya phát 03/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 28/2/2019
Lượt nghe: 1549
Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 25/2/2019, các bạn đã nghe phần đầu truyện ngắn “Giao thừa bình yên” của nhà văn Xuân Thiều. Câu chuyện kể về một cái tết Nguyên Đán đáng nhớ trong cuộc đời người lính Trường Sơn. Trong thời điểm chiến tranh ác liệt của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, cán bộ chiến sĩ trạm 17 bận rộn chuẩn bị một cái Tết đầy đủ cho anh em chiến sĩ. Trong không khí hân hoan của ngày xuân, ngày Tết thì trạm phó Hàn lại được giao một việc khó xử. Đó là cố gắng không để cô gái giao liên tên Mơ biết tin chồng cô đã hy sinh. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya 26/2/2019, giọng đọc NSUT Việt Hùng sẽ gửi tới các bạn phần cuối truyện ngắn này
Ngày phát hành 0:0 | 28/2/2019
Lượt nghe: 1193
Những năm kháng chiến gian khổ trên chiến trường Trường Sơn có nhiều hy sinh, mất mát đau thương nhưng cũng ghi dấu biết bao tình cảm đồng đội, đồng chí và tình yêu đôi lứa. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 25/2/2019, các bạn cùng nghe phần đầu truyện ngắn “Giao thừa bình yên” của nhà văn Xuân Thiều qua giọng đọc NSUT Việt Hùng
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2016
Lượt nghe: 3965
Người lính đảo hiện lên đời thường, nhưng ẩn chứa đời sống nội tâm đầy phức tạp. Có lúc anh phải trải qua những giây phút đấu tranh tư tưởng quyết liệt, tưởng như không thể cân bằng giữa nhiệm vụ và tình yêu. Cuối cùng anh đã dâng hiến trái tim mình cho biển đảo quê hương. Bằng niềm tin yêu, sự tần tảo của người mẹ và cảm thông, bao dung,lòng thương yêu chân thành của nhân vật Thủy- người yêu của anh, đã giúp anh vững tin cầm chắc tay súng và cặp bến bờ hạnh phúc sau bao sóng gió.(Đọc truyện đêm khuya 20/02/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2016
Lượt nghe: 1674
Một trong những lực lượng vẫn phải thực thi nhiệm vụ trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, đó là những người lính hải quân. Chương trình Điểm hẹn Văn nghệ này xin dành để nói về các anh, như một cánh thư gửi gắm tình cảm của hậu phương luôn hướng về các anh. Chúc các anh dồi dào sức khỏe, chắc tay súng để mang về những mùa xuân bình yên cho Tổ quốc (Điểm hẹn văn nghệ 8/2)